1. Bài thơ Tĩnh dạ tư của Lý Bạch.
Hầu như, những ai yêu thơ Đường, hay đơn giản mang
chút máu giang hồ, thích lang thang đây đó, đều có lúc chạnh lòng, mà "cúi đầu nhớ cố hương". Còn hết thảy
những ai tha phương, rời quê đi lập nghiệp nơi khác, thì hẳn nỗi nhớ quê hương
thường trực trong người.
Từ gần một ngàn năm trăm năm trước,
Thi Tiên-Lý Bạch đời Đường đã nói hộ cõi lòng những kẻ tha hương : "Ngẩng đầu nhìn trăng sáng/Cúi đầu nhớ cố
hương".
Các thi nhân, hình như ai cũng hơn một
lần trong thơ bộc lộ nỗi niềm thương nhớ quê hương bản quán. Có biết bao tuyệt
bút về chủ đề này, tự cổ chí kim, từ đông sang tây. Xứ Việt mình cũng vậy. Chỉ
riêng với Chế Lan Viên, thi sĩ này cũng có những câu thơ rất hay, và không
những thế, quê hương và tình yêu quê hương còn được mở rộng ra, với mảnh đất mà
ta đã sinh sống một khoảng thời gian nào đó:
"… Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương…"
Trở lại với Lý Bạch và bài thơ nổi tiếng của ông - Tĩnh dạ tư. Bài thơ này thuộc thể Ngũ ngôn tuyệt cú. Ngôn từ chắt lọc, hàm súc, song tình ý lại mênh mông, vô bờ bến.
Trở lại với Lý Bạch và bài thơ nổi tiếng của ông - Tĩnh dạ tư. Bài thơ này thuộc thể Ngũ ngôn tuyệt cú. Ngôn từ chắt lọc, hàm súc, song tình ý lại mênh mông, vô bờ bến.
@ Nguyên tác:
靜夜思
床前 明月光,
疑是地上霜。
舉頭望明月,
Bản âm Hán Việt :
Sàng
tiền minh nguyệt quang,
Nghi
thị địa thượng sương.
Cử
đầu vọng minh nguyệt,
Đê
đầu tư cố hương.
Dịch
nghĩa :
Đầu giường thấy ánh trăng sáng
Ngỡ là sương phủ đầy
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê cũ.
Bản
dịch thơ của Tương Như:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Hiện có nhiều bản dịch thơ, song bản
dịch của Tường Như được nhiều người nhớ, bởi 2 câu kết rất hay “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng/Cúi đầu nhớ cố
hương".
Bài thơ Tĩnh dạ tư này, có một
chi tiết cần nói thêm. Đó là một từ trong câu thơ đầu : "Sàng tiền MINH nguyệt quang". Bản
chữ Hán và Hán Việt sách Đường Thi của
Trần Trọng Kim, thay vì từ MINH ( sáng ), là từ KHÁN ( xem, nhìn ). Còn
các bản khác ở sách " Đường thi tam
bách thủ " của Hành Đường Thoái Sĩ và " Thơ Lý Bạch " do Ngô Văn Phú sưu tầm, biên soạn, dịch thơ -
thì đều chép là MINH..
Đã có nhiều người kiến giải khác nhau về sự khác biệt
này. Ở đây, tôi không sa đà vào việc đi tìm từ này hoặc từ kia là đúng với
nguyên bản, mà chỉ nêu ra để mọi người cùng biết và suy ngẫm thôi.
2. Một số
bản dịch khác của người yêu thơ Đường :
Đầu
giường thấy trăng tỏ
Ngỡ
ngập tràn sương buông
Ngẩng
lên vầng trăng sáng
Cúi
đầu nhớ quê hương...
( Đặng Đình Nguyễn dịch )
Đầu
giường sáng ánh trăng soi
Hay
là sương phủ chơi vơi đất bằng
Ngẩng
đầu vọng ngắm bóng trăng
Cúi
đầu da diết nặng oằn nỗi quê
( Yên Ba Ngô Đình Miên dịch )
Đầu
giường muôn sắc nguyệt buông
Bao
la mặt đất màn sương phủ dầy
Ngẩng
mặt lên trăng sáng đầy
Bâng
khuâng quê cũ đâu đây nao lòng
( Nguyễn Vĩnh Tuyền dịch ).
2009
Lang thang trên mạng ngẫu nhiên gặp lại bài viết này của đại huynh Chu Nhạc .Cũng cảnh tha hương vì mưu cầu cuộc sống nên LB đọc với 1 tâm thức cộng hưởng . Cảm xúc chung là rất thú vị !
Trả lờiXóaCũng nhân dịp ngẫu hứng xin phép đại huynh cho đc góp vui vài ý xung quanh bài thơ rất nổi tiếng này của "Thánh Thi" Lý Bạch .
Trong bài thơ trên, câu: “Sàng tiền minh nguyệt quang. Nghi thị địa thượng sương” (Đầu giường ánh trăng sáng, ngỡ là sương trên mặt đất) thì chữ “Sàng” (床) ở đây bị hiểu lầm thành “giường ngủ”.
Thực tế, điều đó hoàn toàn không phải như vậy. Căn cứ theo khảo chứng của nhiều học giả, chữ “床 – Giường” có tới 5 kiểu giải thích:
1. Là nói về “Đài giếng” (井台), tức là mặt bệ thành giếng.
2. Là nói về Thành giếng (井栏). Thời cổ đại thành giếng còn được gọi là “Ngân giường” (银床). Căn cứ theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, vào thời Trung Quốc cổ đại, khi đào giếng nước, người ta thường dùng gỗ để ghép lại làm thành giếng. Hơn nữa, thành giếng được làm cao hơn 1 mét, giống như một cái tủ gỗ hình vuông vây quanh miệng giếng, đề phòng không may có người ngã xuống. Ngoài ra về cách thiết kế thành giếng này cũng có phần giống với giường ngủ đương thời. Chính vì vậy mà nó còn được gọi là “Ngân giường”.
3. Là một cách gọi thông thường để chỉ “Cửa sổ” (窗).
4. Là cách gọi của “Chõng tre” (坐卧).
5. Là cách gọi của “Hồ sàng” (胡床), một loại ghế ngồi có thể gấp lại thời xưa. Nó còn một tên gọi khác nữa là “Giao sàng” (交床) hay “Giao kỷ” (交椅). Cho đến tận thời nhà Đường chữ “床 – Giường” vẫn được mọi người hiểu là “Hồ sàng” (胡床).
Do vậy, đa số các học giả đều nhận định chữ “床 – Giường” trong thơ Lý Bạch nên hiểu là “Mặt thành giếng”. Vậy nên, ý nghĩa chính xác của câu thơ này là trong một đêm trăng thu sáng tỏ, thi nhân đứng bên giếng nước ngẩng đầu ngắm ánh trăng, tức cảnh sinh tình viết ý thơ.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaÝ kiến này của LUBIM khá thú vị và mở ra một cách hiểu khác vi bài thơ này. Nếu hiểu theo nghĩa này của từ "Sàng" thì cầu đầu có thể dịch: Thành giếng ánh trăng sáng/... tuy vị trí có khác, nhưng 3 câu sau vẫn nguyên và ý của bài thơ vẫn không thay đổi.
Trả lờiXóa