Những ngày này, Miền Trung oằn mình trong lũ dữ. Đã gần 2 năm cắm chốt ở miền Trung, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến lũ, lũ dữ dằn, lũ vượt lũ lịch sử.

Thực ra, từ gần ba mười năm trước, tôi đã nếm mùi mưa lũ miền Trung. Ấy là váo mùa thu năm 1981.Sau khi cầm cái bằng kỹ sư canh nông, chờ đợi thêm gần nửa năm, tôi cầm quyết định về Sở nông nghiệp An Giang. Mẹ tôi gói bánh chưng làm thức ăn đường,khâu cho cái túi vải (kiểu như túi của mấy mẹ lái buôn nhà quê) có thể rắt trong quần (vì nghe đồn tàu xe dọc đường đầy cắp vặt). Thêm một chiếc va-ly sinh viên, một ba-lô của người anh rẻ vốn là lính phục viên cho, đựng bầy sách vở. Cùng vài người bạn,tôi hăm hở lên đường, với khát vọng "cải biến" ĐBSCL thành vựa lúa khổng lồ như cái viễn cảnh mà nhà quy hoạch chính sách Trần Quang và ký giả Phan Quang vẽ vời trong trên sách báo. 


Tầu Thống nhất hành trình 72h xuất phát từ ga Hàng Cỏ trong cơn mưa tầm tã.Đến Vinh, trời vẫn mưa. Tàu năm lại một ngày vì có thông tin đường sắt đoạn qua miền Trung bị mưa lũ đe dọa. Rồi đến được Huế, tiếp tục nằm lại ga thêm một ngày nữa. Ì ạch nhích mãi cũng tới được Diêu Trì. Đến đây thi dừng hẳn. Hành khách được tăng-bo bằng ô tô đến đoạt bị đất đá sạt lở chặn nghẽn trên đèo Cù Mông, rồi tự cuốc bộ chừng vài cây số qua được đoạn sạt lở. Anh bạn đi cùng tôi sáng kiến mua một chiếc đòn gánh, gánh chiếc va-li của tôi và chiếc rương gỗ của anh ta qua đèo. Xe đón đưa tới gần chân đèo Cả lại xuống cuốc bộ qua đoạn sạt lở trên đèo Cả. Vừa ì ạch, vừa nghĩ đến bài thơ Đèo Cả của nhà thơ Hữu Loan cho quên mệt. Rồi lại xe đón đưa về Nha Trang. Chơi thêm môt ngày, ngủ đủ một đêm trên tấm ni-lông trải sàn ga Nha Trang, mới lên được tàu để vào Sài Gòn. Đặt chân xuống ga Bình triệu thì vừa tròn một tuần kể từ khi rời ga Hàng Cỏ. Quấn áo lấm lem hôi hám, bộ dạng nhếch nhác sau một tuần lăn lóc ê chề, mấy đứa chúng tôi như đám khất thực,mất hết cả dánh vẻ, phong độ của những kỹ sư trẻ đi chinh phục miền Tây.

Rồi thêm 7 năm trời ở đồng bằng sông Cửu Long, 7 mùa lũ hiền lũ đẹp-mùa sa mưa-mùa nước nổi ở miệt vườn Tây Nam Bộ qua đi, với tôi thêm những kỹ niệm khó quên. Cả cả trận mưa lũ miền Trung năm 1981 ấy, với tôi, nó cũng thật hiền hòa,có gì đó êm ái du dín tâm hồn con người ở miền ký ức. Song cũng là lũ mùa thu miền Trung, giờ đây lại hung đồ đến làm vậy. Người ta đi tìm nguyên nhân, đổ lỗi cho phá rừng, khai thác cát lòng sông, rồi thủy điện xã lũ vô tội vạ...Vâng. Đều đúng cả. Những bao trùm lên tất cả, là sự tận thu, tận diệt, là cái cách con người chúng ta đã ứng xử thô bạo, vô lối với thiên nhiên!?... Bao giờ cho đến ngày xưa ? Lũ mùa, lũ hiền, lũ đẹp ?!...

Nhận xét