Chữ Nhượng


Anh em đồng nghiệp trong cơ quan tôi, biết tôi võ vẽ thư pháp, nên mỗi dịp năm mới có thói quen xin chữ. Tôi biết, mọi người xin chữ cũng là để động viên mình chịu khó học hỏi tập luyện, nên bản thân không nề hà gì... 

Thường thì các chữ : Phúc-Lộc-Thọ-Đức-Tài-Tâm-Nhẫn-Đạt-Tiến... hay được mọi người yêu cầu. Có một đồng nghiệp nữ đàn em, vốn người cùng phòng biên tập cũ với tôi, nay đang giữ cương vị cấp Phó một ban biên tập lớn, lại khẩn khoản xin chữ NHƯỜNG.

Cô bảo "Bên nhà chồng thì chồng em là trưởng, còn bên nhà em thi em cũng là trưởng. Mà đã là trưởng thì việc ứng xử với cha mẹ và anh em trong nhà hai bên thôi cũng khó lắm. Làm sao cho vẹn toàn đây? Hai vợ chồng em tính rồi, chỉ có cách dùng phương châm chữ Nhường thôi thì may ra mới được"... 

Ngẫm ra, thấy cô bạn đồng nghiệp nghĩ phải .

Trong âm Hán Việt, chỉ có một chữ NHƯỢNG, có nghĩa là nhường, nhún nhường, nhường cho nhau (cái gì, việc gì đấy). Còn chữ NHƯỜNG là âm Việt. Chữ Nôm thì cũng đọc là NHƯỜNG và mẫu tự giống hệt chữ NHƯỢNG. Như vậy, NHƯỢNG (Hán)- NHƯỜNG (Nôm) là một- chỉ khác nhau ở cách đọc. Trong đời sống, văn bản hàng ngày, nói Nhượng, hoặc Nhường thì đều được cả. 

Trong mẫu tự Hán, nhiều chữ thuộc về bản tính, tâm tính (hoặc về hành xử của con người ) thường trong cấu trúc có bộ Ngôn ( ngôn ngữ) . Ví như : chữ Huấn ( rao giảng ), Kế ( mưu kế ), Thác ( ủy thác, nhờ cậy ), Hân (hân hoan, vui mừng ), Phóng ( đến tận nơi để xem xét, phóng sự ), Tụng ( kiện tụng ), Hứa ( lời hứa ), Tố ( tố cáo ), Chú ( chú thích ), Trá (man trá, giả dối ), Chẩn ( xem xét, chẩn bệnh ), Vịnh (ngâm vịnh ).v.v... Ngay chữ Khiêm ( nêu ở trên ), hay chữ Nhượng ( nhường ) thì cùng đều có bộ Ngôn.

Nhận xét