Hàng ngày, công việc ở cơ quan, sau những lúc họp hành, bận rộn, muốn xả stress, tôi thường xuống tầng 4, gõ cửa vào phòng Trần Đăng Khoa, hoặc lại thang máy lên tầng 10, tán gẫu với Nguyễn Trọng Huân cho nhẹ đầu...
Chiều nay, theo thói quen, tôi bấm thang máy định lên tầng 10 thì chợt nhớ l Nguyễn Trọng Huân đã đi nhiệm sở Văn phòng VOV Tây Bắc tận Sơn La hôm qua rồi... Bần thần, quay trở về phòng mình, tự nhiên một câu thơ của Vương Duy vang lên trong đầu "Hạ mã ẩm quân tửu/ Vấn quân hà sở chi ?"...
Thế là mang tuyển thơ Đường ra xem, nhẩn nha với "Tống biệt" của Vương Duy. Mặc dù, hiểu lão Trọng Huân đi Tây Bắc là đi lập nghiệp, không giống cảnh của người xưa trong bài thơ ... Song giờ đây, vắng lão ở cơ quan, cũng thấy nhơ nhớ, thiêu thiếu...
Nói đến thơ Đương, thiên hạ thường nhắc đến 3 nhà : Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Song với riêng tôi, còn có Vương Duy, và tôi xem 4 nhà này là Tứ trụ Đường thi.
Về thân thế và sự nghiệp của Vương Duy khá phức tạp, song có thể tìm được những dòng tóm tắt về nhà thơ này như sau :
"Vương Duy: 王维 (701-761), tự Ma Cật, người huyện Kỳ, Tấn Trung, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà viết thư pháp và một chính khách nổi tiếng đời Đường. Ông còn được người đời gọi là Thi Phật. Cùng với Lý Bạch (Thi Tiên) và Đỗ Phủ (Thi Thánh) và Bạch Cư Dị là bốn người nổi tiếng về tài thơ ca thời Đường. Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một họa sĩ nổi tiếng. Ông cũng là người tinh thông về Phật học và theo trường phái Thiền tông. Trong Phật giáo có Duy Ma Cật kinh, là kinh sách do Duy-ma-cật dùng để giảng dạy cho môn sinh. Vương Duy là người kính trọng Duy-ma-cật do ông có tên là Duy, tự là Ma Cật.
Năm Khai Nguyên thứ 9 (721) thời Đường Huyền Tông, Vương Duy đỗ tiến sĩ, nhận chức quan đại nhạc thừa, sau phạm điều cấm, bị khiển trách và phải đến Tế Châu làm tham quân[1]. Năm Khai Nguyên thứ 14 (726), ông từ bỏ quan chức, nhưng sau đó lại nhận chức hữu thập di, thăng tới giám sát ngự sử. Năm 40 tuổi, được thăng lên điện trung truyền ngự sử. Năm Thiên Bảo thứ 14 (755), An Lộc Sơn chiếm Trường An. Vương Duy bị An Lộc Sơn bức bách ra làm quan, nhưng sau không được như ý, ông đã lui về ở tại biệt thự Lam Điền, sáng tác thơ ca để biểu đạt lòng mình. Sau khi An Lộc Sơn thất bại, nhờ có em trai là Vương Tấn khi dó đang giữ chức quan cao nên Vương Duy được miễn tội và được phong chức thái tử trung doãn, sau thăng tới thượng thư hữu thừa, vì thế người đời còn gọi ông là Vương hữu thừa...".
Bài thơ Tống biệt là một trong số bài thơ tiêu biểu nhất của Vương Duy.
Nguyên bản chữ Hán
送別
下馬飲君酒,
問君何斫之?
君言不得意,
歸臥南山陲。
但去莫復問,
白雲無盡時。
Phiên âm
Tống biệt
Hạ mã ẩm quân tửu,
Vấn quân hà sở chi ?
Quân ngôn bất đắc ý,
Quy ngọa Nam Sơn thùy.
Đản khứ mạc phục vấn,
Bạch vân vô tận thì!
Dịch nghĩa
Tiễn biệt
Xuống ngựa mời nhau rượu
Hỏi anh định về đâu
Anh bảo đời đã ngán ngẩm
Thôi thì về ẩn núi Nam
Bạn ơi xin đừng hỏi nữa
Mây trắng chẳng ngừng trôi....
Hiện có nhiều bản dịch thơ, nên tôi không đưa ra đây, có ý để anh em, bạn bè xem và dịch thơ theo ý của riêng mình...
____________________
Bản dịch của chủ bút:
Xuống ngựa, nâng chén rượu,
Ngỏ lòng, bạn về đâu ?
Bạn rằng, đời ngán ngẩm,
Núi Nam, chờ đợi nhau,
Mà thôi, đừng hỏi nữa,
Mây trắng trôi trên đầu...
21. Cảm nhận từ: nguyenngoc [Blogger] Email 06.08.13@14:36
Trả lờiXóa@ Chu Nhạc
Sang thăm và đọc bản dich hay
Tiễn biệt
Xuống ngựa mời nhau rượu
Hỏi anh định về đâu
Anh bảo đời đã ngán ngẩm
Thôi thì về ẩn núi Nam
Bạn ơi xin đừng hỏi nữa
Mây trắng chẳng ngừng trôi....
25. Cảm nhận từ: nguyentronglien [Blogger] Email 07.08.13@10:44
Phiên âm
Tống biệt
Hạ mã ẩm quân tửu,
Vấn quân hà sở chi ?
Quân ngôn bất đắc ý,
Quy ngọa Nam Sơn thùy.
Đản khứ mạc phục vấn,
Bạch vân vô tận thì!
Dịch nghĩa :
Tiễn biệt
Xuống ngựa mời nhau rượu
Hỏi anh định về đâu
Anh bảo đời đã ngán ngẩm
Thôi thì về ẩn núi Nam
Bạn ơi xin đừng hỏi nữa
Mây trắng chẳng ngừng trôi....
Xin góp một lời "dịch thơ" của tôi cho bài "TỐNG BIỆT"
TIỄN NHAU
Ngựa dừng, rượu đắng mời nhau
Hỏi rằng, anh sẽ về đâu bây giờ?
Đời buồn ngán cả giấc mơ
Núi Nam xa lắc đang chờ bước chân
Im câu, vó ngựa tần ngần
Mây trôi trắng cõi phù vân giữa trời...
Nguyễn Trọng Liên