Lê gia xuất thành minh
Cạnh đầu đa hoành tử
Đạo lộ tuyệt nhân thành
Thập nhị xưng đại vương
Thập ác vô nhất thiện
Thập bát tử đăng tiên
Kế độ nhị thập niên
Dương
là phóng viên của một tờ báo ngành, nhưng xuất thân là một giáo viên dạy sử. Bạn
bè hay trêu Dương là người bốc mùi thư tịch cổ. Ấy vậy mà kiến thức về sử giúp
Dương rất nhiều trong nghề làm báo. Đầu xuân, Dương đi một chuyến công tác, gọi
là xuất hành đầu năm cầu may. Xuất hành hướng nam, đoàn của Dương nhằm cố đô
Hoa Lư thẳng tiến. Tối trước ngày lên đường, Dương củng cố lại vốn hiểu biết lịch
sử của mình về vùng đất này bằng cách gặm nhấm lại mấy chương trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Anh cán bộ văn phòng Ủy ban sở tại sốt sắng động viên:
Đầu năm, các anh nên du xuân, thăm thú danh lam thắng cảnh, viếng đền chùa, còn công việc thì cứ thư thả tính sau, vả lại còn cả những một năm để làm cơ mà, đi đâu mà vội. Các anh nên viếng đền vua Đinh, vua Lê trước, rồi sau thăm Tam Cốc, Bích Động.
Được lời như cởi tấm lòng, mọi người nhận lời ngay. Anh cán bộ văn phòng Ủy ban tỏ vẻ thông thạo, giới thiệu sơ qua về xuất thân của vua Đinh, điều đó gãi vào đúng chỗ ngứa trong vốn sử của Dương, anh lập tức lên tiếng:
Anh cán bộ văn phòng Ủy ban sở tại sốt sắng động viên:
Đầu năm, các anh nên du xuân, thăm thú danh lam thắng cảnh, viếng đền chùa, còn công việc thì cứ thư thả tính sau, vả lại còn cả những một năm để làm cơ mà, đi đâu mà vội. Các anh nên viếng đền vua Đinh, vua Lê trước, rồi sau thăm Tam Cốc, Bích Động.
Được lời như cởi tấm lòng, mọi người nhận lời ngay. Anh cán bộ văn phòng Ủy ban tỏ vẻ thông thạo, giới thiệu sơ qua về xuất thân của vua Đinh, điều đó gãi vào đúng chỗ ngứa trong vốn sử của Dương, anh lập tức lên tiếng:
Sử tuy viết rằng vua Đinh
là con của thứ sử Hoan châu Đinh Công Trứ, mà ông này vốn là nha tướng của
Dương Đình Nghệ. Nhưng dân gian lại tồn tại một nghi vấn, vì thế mới có truyền
thuyết rằng vua Đinh là con của Đàm thị với một con giao long, đúng ra là một
con rái cá. Chuyện kể rằng, thuở sinh thời còn là cậu bé chăn trâu, một lần Bộ
Linh được một thầy địa lý Tàu thuê lặn xuống đáy vực sâu của con sông ở quê (có
lẽ là sông Hoàng Long chăng?) tìm một con ngựa đá. Thấy ngựa đá rồi, thầy địa lý
yên tâm trở về quê. Bộ Lĩnh là một người tinh ý, đoán biết đó là một huyệt mộ tốt,
bèn nảy ra ý định để mộ cha ông mình, bèn hỏi mẹ là Đàm thị xem mộ cha mình ở
đâu. Người mẹ buồn rầu chỉ lên gác bếp bảo rằng hài cốt cha Bộ Linh để ở đó. Bộ
Lĩnh lục gác bếp lấy xuống xem thì ra là bộ xương của một con rái cá, bèn gói
vào trong một nắm cỏ, lặn xuống đáy vực, nhử con ngựa đá, và khi ngựa đá há miệng
thì nhét nắm cỏ có cốt vào trong đó để ngựa nuốt vào bụng. Mấy năm sau, khi thầy
địa lý Tàu trở lại động Hoa Lư thì nghe tin Bộ Lĩnh đã dấy binh, thắng như chẻ
tre, xưng là Vạn Thắng Vương rồi, biết Bộ Linh đã chiếm mất long huyệt, y căm lắm
bèn nghĩ cách trả thù, xin yết kiến Vạn Thắng Vương. Khi được gặp, thầy Tàu
thưa: “Nơi đó là long huyệt có thể phát Đế, Vương. Hồng phúc của Đại Vương hơn
kẻ tiểu nhân này nên có được long huyệt. Đại vương sẽ làm vua, song ngựa mà
không có kiếm thì cũng vô dụng. Đại vương nên cho đúc ngay một đôi kiếm thật sắc
bén, đeo vào cổ ngựa đá. Ngựa có kiếm sẽ tung hoành bốn cõi”. Vạn Thắng Vương
nghe lọt tai bèn làm theo đúng thế. Chỗ vực ấy nước xiết, song kiếm đeo trên cổ
ngựa đá theo thời gian cứ xiết vào hai bên cổ ngựa đá nên khi cắt đứt rời cổ ngựa
đá mới thôi. Thế là long mạch đứt, nhà Đinh đoản vận… Cứ cho rằng truyền thuyết
là hư đi chăng nữa, chín chín phần trăm là hư, thì ít ra cũng phải dựa trên một
phần trăm là thực. Như vậy, phải chăng vua Đinh là con không cha, bởi con của
giao long thì chắc chắn không phải rồi.
Chuyện dứt thì đền vua
Đinh, vua Lê đã hiện ra trước mắt. Anh cán bộ văn phòng Ủy ban nhờ chị thuyết
minh của khu di tích đưa đoàn đi thăm. Chị thuyết minh là dân học sử, kiến thức
sử chẳng kém gì Dương, song hiểu về đền hai vua này thì hơn Dương là cái chắc.
Theo đúng tục lệ, khách viếng thăm phải vào đền vua Đinh trước. Chị thuyết minh
bảo, cung điện của vua Đinh xưa chính là nền của đền vua Đinh ngày nay, bên dưới
vẫn còn dấu tích chứng minh cho một triều đại oanh liệt nhưng sớm tàn lụi.
Dương sờ tay vào những đường nét chạm khắc trên sập đá – long sàng và nghĩ, ngày
xưa vua Đinh đã ngủ ở đây ư, và còn đâu là nơi nhà vua say rượu để kẻ thất phu
là Đỗ Thích hành thích người. Dương cứ tần ngần hết ngắm bức tượng Đinh Tiên
Hoàng, lại ngắm tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn, Thái tử Đinh Hạng Lang và Vệ
vương Đinh Toàn nơi chính điện. Chẳng lẽ việc kiếm sắc cứa đứt cổ ngựa đá lại
liên quan đến việc cả bốn cha con họ Đinh đều “bất đắc kỳ tử” ư?
Song đền vua Lê cách đó
chừng một quãng, chị thuyết minh lưu ý mọi người rằng đền vua Lê có nền thấp
hơn đền vua Đinh và tượng vua Lê có khắc chữ Vương ở trán, bởi vì mặc dù về trị
quốc và đánh ngoại xâm, vua Lê Đại Hành còn được xem là xuất sắc hơn Thái tổ Lý
Công Uẩn kế sau đó, nhưng quan niệm dân gian vẫn cho rằng vua Lê được ngôi
không chính đáng, bởi thông qua con đường tình ái, đúng ra là một cuộc đảo
chính cung đình thông qua tình ái bất chính. Dương nghĩ nhanh, vậy tình ái
không làm nên một người anh hùng, bởi thế, anh rời bỏ tượng hai cha con vua Lê
mà tìm đến tượng của Đại thắng minh Hoàng hậu Dương Vân Nga. Đang mải ngắm thì anh
nghe có tiếng thở dài nhè nhẹ bên tai, liền quay đầu lại, thì ra chị thuyết
minh đã đứng ngay sau anh từ lúc nào. Chị bảo:
Bức tượng này lạ lắm,
nhìn chính diện thì nàng là một người đàn bà đoan trang, hiền thục. Nhìn từ
ngoài vào thì thấy rõ nàng khẽ cười như thể giễu cợt ai. Còn đứng từ trong nhìn
ra thì mắt nàng long lanh nước và khuôn mặt ẩn chứa một nỗi buồn thăm thẳm.
Dương lập tức làm theo và anh thấy bức tượng sống động hẳn lên, như thể nàng từ
nghìn năm trước bước lại gần anh…
Khi thấy một người đàn bà
dáng nhẹ nhàng thanh mảnh ăn mặc xiêm y cổ bước vào phòng, Dương thoáng ngỡ
ngàng, rồi anh nhanh chóng tự nhủ, thì ra cái lối kinh doanh dịch vụ theo kiểu
“cung đình” đã từ Huế lan ra đến đây rồi đấy, cơ chế thị trường có khác. Anh hỏi:
“Chị đến dọn bàn trà và thay phích nước à? Sao sớm thế?”. Không thấy trả lời
anh lại hỏi: “Phàm tất cả các khách sạn ở đây đều ăn vận theo lối cổ như thế
này hay là chỉ mỗi ở đây?”. Người đàn bà vẫn đứng ở lối ra vào, không hề động
chân động tay, khẽ cười và bảo: “Vì ta với ngươi cách nhau những ngàn năm nên
ta tha cho cái lối ăn nói xách mé đó, chứ ở vào thời ta, ngươi đã bị lôi ra
chém đầu về tội khi quân phạm thượng rồi đó. Ngươi nhìn lại đi, có phải ngươi mới
gặp ta lúc chiều và đã có lời thỉnh cầu ta không. Vì tên ngươi trùng với họ của
ta và trong lời thỉnh cầu ngươi đã đã gọi ta là Nàng, nên ta mới xuống xuất đến
ngươi!”. Dương hết sức ngạc nhiên: “Vậy bà là …Dương Vân Nga?... Chết, xin lỗi…
là Đại thắng minh Hoàng hậu thật sao?”. Người đàn bà: “ Sao lại là bà? Nàng chứ!
Đã là đàn bà thì không có gì hơn sự ngưỡng mộ của đàn ông, của thế gian đàn
ông. Dù ta có hơn ngươi hàng nghìn tuổi nhưng ta vẫn muốn được gọi là Nàng!”.
Thật là đơn giản và minh triết. Nàng đã làm Dương đi từ ngỡ ngàng này sang ngỡ ngàng khác. Dương nhận thấy vẻ chân thành và thân thiện trong giọng nói của Nàng nên anh mạnh bảo: “ Sử không thấy ghi chép gì về xuất thân của Nàng nhưng tương truyền thì Nàng là con nhà thứ dân ở động Hoa Lư, kết duyên cùng vua Đinh từ thủa còn hàn vi. Thế nhưng, điều đó chưa hẳn đúng, bởi người thông minh, nhan sắc như Nàng thì cớ gì vua Đinh lại không lập làm Hoàng hậu, trong khi đó, nhà vua lại lập năm hoàng hậu khác là Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cố Quốc và Ca-ông từ năm 970, hẳn khi đó, vua Đinh chưa kết duyên cùng Nàng, hoặc kết duyên rồi thì Nàng cũng lẫn đi giữa đám cung nữ, chưa có gì nổi bật ? Phải chẳng, mãi đến năm 974, Nàng có công sinh được hoàng tử Đinh Toàn thì Nàng mới được vua Đinh chú ý và nâng địa vị của Nàng lên?”. Nàng khẽ đung đưa người: “Đàn bà bất kể xuất thân sang hèn, chỉ cần xinh đẹp. Đã xinh đẹp tuyệt vời thì dù là hàng thứ dân hay con ở thì bậc cao nhân, ngay cả người có quyền lực tối thượng đi chăng nữa vẫn có thể quỳ gối cầu xin tình ái. Có đúng không nào? Nếu không tin, ngươi có thể về mà tra cứu lại lịch sử thì sẽ rõ, con mọt sách?”. Dương không bực mình vì bị gọi là con mọt sách, trái lại, anh càng hăng hái: “Phải chăng là từ trong thâm tâm, Nàng giận vua Đinh đã không lập Nàng làm hoàng hậu thứ sáu, và Nàng đã say mê vị thập đạo tướng quân trẻ tuổi anh hào? Phải chăng, Nàng đã tham vọng có ngày được nâng lên địa vị cao quý tột đỉnh và đã chọn vầng ngực của vị Võ quan tuấn kiệt Lê Hoàn làm chỗ dựa cho tham vọng và dục vọng của mình, bởi không có sự giúp đỡ của Nàng thì làm sai Lê Hoàn được lên ngôi báu?”.
Nàng bình thản: “Xem ra ngươi lên án ta còn mạnh hơn hai vị thần đáng kính là Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên. Hai ông ấy không bình luận gì về hành động của ta khi gỡ áo long bào từ vai con trai ta để khoác lên người Thập đạo tướng quân. Ngươi thấy đấy, trước đó, Nam Việt vương Đinh Liễn vì ghen tức đã giết em mình là Đinh Hạng Lang – người đã được vua Đinh lập làm Thái tử. Còn mẹ con ta phải biết giữ mình chứ! Con ta bé, ta là đàn bà thân cô thế cô, ai dám bảo đảm cho mẹ con ta, rằng một ngày nào đó vua Đinh không gạt ta xuống, hoặc Đinh Liễn giết mẹ con ta để đề phòng hậu họa. Vua Đinh chết vì sự bất cẩn của ngài, vì sự thỏa mãn với quyền lực và tiếng tăm lập quốc, vì sự đam mê vinh hoa, vì gặm nhấm chiến công của mình, và còn vì lực ngài đã cạn. Còn đã là người thì ai chẳng có chút tình riêng. Với vua Đinh, ta đã chung tình khi ngài còn sống, rồi ta cũng giữ đúng đạo làm vợ, chờ đoạn tang ngài mới tái giá. Vua Đinh chết rồi, cả Đinh Liễn và Đinh Hạng Lang cũng chết rồi, ta làm sao đặt niềm tin vào hai lão cáo già Đinh Điền, Nguyễn Bặc được, bởi với cả hai con người này thì khát vọng về quyền lực và phú quý cao hơn tình người. Ta phải đặt niềm tin vào Chàng, đơn giản bởi Chàng có tình người và Chàng hội đủ những phẩm chất mà ta mong muốn!".
Dương chỉ chờ cho Nàng dứt lời và anh cũng không chịu kém: “Quả là Nàng đã không lầm khi đặt niềm tin vào vị Thập đạo tướng quân. Khi được ngôi báu, ông ta đã không quên ân tình của Nàng mà lập Nàng làm hoàng hậu, vị hoàng hậu đứng đầu trong số năm hoàng hậu của ông. Với nàng thì chẳng mất mát gì, được làm vợ của hai vua đứng đầu hai triều đại. Nàng thử nghĩ lại xem, trong lịch sử nước nhà có ai được như Nàng? Họa chăng sau này có bà Trần Thị Dung là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông và sau đó được Thái Tông Trần Cảnh ưu ái vì có công phò giúp, nhưng thực ra thì vẫn chỉ là vợ của Thái sư Trần Thủ Độ. Chỉ thương cho vua nhỏ Đinh Toàn bị giáng làm Vệ Vương là sau khi nàng mất có một năm đã yểu mệnh mà “bất đắc kỳ từ” giữa tuổi xuân. Nàng đã được tất cả, việc chung và tình riêng”. Nàng nghiêm nét mặt: “Thế ngươi quên rằng ta đã phải chịu đựng búa rìu dư luận hàng ngàn năm nay và không biết sẽ còn bao lâu nữa. Song ta chấp nhận, bởi tự thâm tâm ta thấy mình không sai trái, không làm điều thất đức và lớn hơn nữa, như những người bênh vực ta, rằng ta đã biết đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của một dòng tộc. Vậy theo ngươi thì ai là người xứng đáng với cương vị tối cao hơn Thập đạo tướng quân? Và vua Lê không xứng đáng với cương vị lịch sử sao?”. Dương nhận thấy vẻ giận dữ bị kìm nén trong giọng nói của Nàng, anh vội phân bua: “Không, không… Nàng hiểu nhầm rồi, thắng Tống, bình Chiêm, dẹp loạn giữ yên bờ cõi, riêng việc đó cũng đủ để đưa vua Lê lên hàng anh hùng nhất đời rồi!”.
Thật là đơn giản và minh triết. Nàng đã làm Dương đi từ ngỡ ngàng này sang ngỡ ngàng khác. Dương nhận thấy vẻ chân thành và thân thiện trong giọng nói của Nàng nên anh mạnh bảo: “ Sử không thấy ghi chép gì về xuất thân của Nàng nhưng tương truyền thì Nàng là con nhà thứ dân ở động Hoa Lư, kết duyên cùng vua Đinh từ thủa còn hàn vi. Thế nhưng, điều đó chưa hẳn đúng, bởi người thông minh, nhan sắc như Nàng thì cớ gì vua Đinh lại không lập làm Hoàng hậu, trong khi đó, nhà vua lại lập năm hoàng hậu khác là Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cố Quốc và Ca-ông từ năm 970, hẳn khi đó, vua Đinh chưa kết duyên cùng Nàng, hoặc kết duyên rồi thì Nàng cũng lẫn đi giữa đám cung nữ, chưa có gì nổi bật ? Phải chẳng, mãi đến năm 974, Nàng có công sinh được hoàng tử Đinh Toàn thì Nàng mới được vua Đinh chú ý và nâng địa vị của Nàng lên?”. Nàng khẽ đung đưa người: “Đàn bà bất kể xuất thân sang hèn, chỉ cần xinh đẹp. Đã xinh đẹp tuyệt vời thì dù là hàng thứ dân hay con ở thì bậc cao nhân, ngay cả người có quyền lực tối thượng đi chăng nữa vẫn có thể quỳ gối cầu xin tình ái. Có đúng không nào? Nếu không tin, ngươi có thể về mà tra cứu lại lịch sử thì sẽ rõ, con mọt sách?”. Dương không bực mình vì bị gọi là con mọt sách, trái lại, anh càng hăng hái: “Phải chăng là từ trong thâm tâm, Nàng giận vua Đinh đã không lập Nàng làm hoàng hậu thứ sáu, và Nàng đã say mê vị thập đạo tướng quân trẻ tuổi anh hào? Phải chăng, Nàng đã tham vọng có ngày được nâng lên địa vị cao quý tột đỉnh và đã chọn vầng ngực của vị Võ quan tuấn kiệt Lê Hoàn làm chỗ dựa cho tham vọng và dục vọng của mình, bởi không có sự giúp đỡ của Nàng thì làm sai Lê Hoàn được lên ngôi báu?”.
Nàng bình thản: “Xem ra ngươi lên án ta còn mạnh hơn hai vị thần đáng kính là Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên. Hai ông ấy không bình luận gì về hành động của ta khi gỡ áo long bào từ vai con trai ta để khoác lên người Thập đạo tướng quân. Ngươi thấy đấy, trước đó, Nam Việt vương Đinh Liễn vì ghen tức đã giết em mình là Đinh Hạng Lang – người đã được vua Đinh lập làm Thái tử. Còn mẹ con ta phải biết giữ mình chứ! Con ta bé, ta là đàn bà thân cô thế cô, ai dám bảo đảm cho mẹ con ta, rằng một ngày nào đó vua Đinh không gạt ta xuống, hoặc Đinh Liễn giết mẹ con ta để đề phòng hậu họa. Vua Đinh chết vì sự bất cẩn của ngài, vì sự thỏa mãn với quyền lực và tiếng tăm lập quốc, vì sự đam mê vinh hoa, vì gặm nhấm chiến công của mình, và còn vì lực ngài đã cạn. Còn đã là người thì ai chẳng có chút tình riêng. Với vua Đinh, ta đã chung tình khi ngài còn sống, rồi ta cũng giữ đúng đạo làm vợ, chờ đoạn tang ngài mới tái giá. Vua Đinh chết rồi, cả Đinh Liễn và Đinh Hạng Lang cũng chết rồi, ta làm sao đặt niềm tin vào hai lão cáo già Đinh Điền, Nguyễn Bặc được, bởi với cả hai con người này thì khát vọng về quyền lực và phú quý cao hơn tình người. Ta phải đặt niềm tin vào Chàng, đơn giản bởi Chàng có tình người và Chàng hội đủ những phẩm chất mà ta mong muốn!".
Dương chỉ chờ cho Nàng dứt lời và anh cũng không chịu kém: “Quả là Nàng đã không lầm khi đặt niềm tin vào vị Thập đạo tướng quân. Khi được ngôi báu, ông ta đã không quên ân tình của Nàng mà lập Nàng làm hoàng hậu, vị hoàng hậu đứng đầu trong số năm hoàng hậu của ông. Với nàng thì chẳng mất mát gì, được làm vợ của hai vua đứng đầu hai triều đại. Nàng thử nghĩ lại xem, trong lịch sử nước nhà có ai được như Nàng? Họa chăng sau này có bà Trần Thị Dung là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông và sau đó được Thái Tông Trần Cảnh ưu ái vì có công phò giúp, nhưng thực ra thì vẫn chỉ là vợ của Thái sư Trần Thủ Độ. Chỉ thương cho vua nhỏ Đinh Toàn bị giáng làm Vệ Vương là sau khi nàng mất có một năm đã yểu mệnh mà “bất đắc kỳ từ” giữa tuổi xuân. Nàng đã được tất cả, việc chung và tình riêng”. Nàng nghiêm nét mặt: “Thế ngươi quên rằng ta đã phải chịu đựng búa rìu dư luận hàng ngàn năm nay và không biết sẽ còn bao lâu nữa. Song ta chấp nhận, bởi tự thâm tâm ta thấy mình không sai trái, không làm điều thất đức và lớn hơn nữa, như những người bênh vực ta, rằng ta đã biết đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của một dòng tộc. Vậy theo ngươi thì ai là người xứng đáng với cương vị tối cao hơn Thập đạo tướng quân? Và vua Lê không xứng đáng với cương vị lịch sử sao?”. Dương nhận thấy vẻ giận dữ bị kìm nén trong giọng nói của Nàng, anh vội phân bua: “Không, không… Nàng hiểu nhầm rồi, thắng Tống, bình Chiêm, dẹp loạn giữ yên bờ cõi, riêng việc đó cũng đủ để đưa vua Lê lên hàng anh hùng nhất đời rồi!”.
Dương vừa dứt lời, anh chợt
thấy phía sau Nàng xuất hiện bóng một người đàn ông, mờ tỏ… Dương định hỏi thì
người đó nói: “Ta đã nghe hết câu chuyện của ngươi với Hậu của ta. Không phải đợi
đến ngày hôm nay, ngươi – một kẻ hiểu biết nông cạn đưa những lời nhận xét về
thời đại của chúng ta. Sử thần Ngô Sĩ Liên cho rằng, ta lên ngôi không chính
danh, lợi dụng tình ái của Nàng, dùng bọn Phạm Cự Lang hiếp vua bé và quần thần
bằng binh lực, rồi kiêu ngạo và xa xỉ trong việc dùng vàng bạc dát cột lợp mái
cung điện. Lời bình của ông ta đã đóng đinh ta vào lịch sử”. Dương sững sờ,
trong khi đó Nàng lánh người sang một bên nhường lối cho người đàn ông tiến lên
phía trước, và Nàng khuất ở phía sau, khoanh tay, khẽ cúi đầu lặng lẽ, đúng với
đạo phu phụ theo Tam cương.
Dương nhìn chòng chọc vào người đàn ông khi đó đã rõ hình hài lẫm liệt và hỏi: “Ngài có đúng là Đại Hành Hoàng đế thật không?”. Người đàn ông: “Vậy ngươi còn nghi ngờ à? Đó là thụy hiệu của ta. Nhưng há ngươi chẳng biết việc ông Lê Văn Hưu chê rằng, Ngọa Triều con ta ít học và bất hiếu đã không biết cách đặt thụy hiệu để đời sau chê cười đó sao?”. Dương nổi máu anh hào bảo: “Ngài là bậc quân tử sao không xuất đầu lộ diện mà đứng nghe lỏm chuyện Nàng là cớ làm sao?”. Đại Hành Hoàng đế cả cười mà rằng: “Ngươi là kẻ vô tình, chỉ khéo trách người. Nàng là mỹ nhân, ta là đàn ông và ngươi cũng là đàn ông. Nếu ta xen chuyện, cướp lời thì chẳng phải ngươi sẽ cho rằng ta hẹp hòi sao? Vì ngươi cũng theo đòi người xưa ca ngợi ta là anh hùng nhất đời nên ta mới xuất đầu lộ diện để nói cho ngươi biết rằng, để có được sự nghiệp và giữ vững giang san, ta cũng đã phải trả một cái giá khá đắt hay sao! Miệng thế khôn lường, tiếng thơm khôn rửa, tiếng xấu còn lưu, dù vẫn lập đền thờ ta, nhưng như ngươi thấy đấy, đền của ta thấp hơn đền của vua Đinh, còn trán ta thì hằn sâu chữ Vương. Thế vẫn chưa đủ hay sao? Lũ con ta thì bất chấp tình cốt nhục, cẳng đậu đun hạt đậu, huynh đệ tương tàn, ăn chơi sa đoại để đến mức vong gia bại quốc. Thế vẫn chưa đủ hay sao? Với vua Đinh, ta hằng tôn kính ngài, bời ngài là anh hùng lập quốc, biết trọng dụng người tài. Ngài anh minh tài trí hơn người song ngài cũng có phần kém của ngài, còn kém như thế nào thì Hậu của ta đã nói cho ngươi biết rồi. Riêng ta thì ta chỉ lưu ý ngươi rằng, hãy về mà xem kỹ lại sử, sự khuynh bại của nhà Đinh là do chính vua Đinh gieo mầm loạn bằng cái việc bỏ trường lập thứ. Chẳng phải, năm Thái Bình thứ 9 – Mậu Dần, vua Đinh lập con nhỏ là Hạng Lang làm Hoàng thái tử, thì ngay năm đó, tháng giêng – động đất, tháng hai – mưa đá, còn mùa hạ tháng sáu thì đại hạn, thế là lòng trời không thuận đó sao?”.
“Thưa Đại Hành Hoàng đế" - Dương kính cẩn – " Quả là ngài đúng, nhưng sao đến lượt mình, ngài lại đi vào đúng cái vệt xe đổ ấy, Ngài cũng đã lập hoàng tử thứ Long Đĩnh làm Hoàng thái tử, để rồi sau này Long Đĩnh giết vua Trung Tôn và tự lập mình làm vua?”. Đại Hành Hoàng để ngậm ngùi: “Đó là nỗi đau của ta, cũng là phần kém của ta!... Nhưng lỗi trước hết là do con trưởng ta là Kình thiên vương yểu mệnh mất sớm ngay sai cái chết của Hậu yêu của ta. Có lẽ cái chết của nàng làm lòng ta đau xót mà kém minh mẫn chăng!” Dương vẫn chưa chịu: “Vậy còn Vệ Vương Đinh Toàn thì sao?”. Đại Hành Hoàng đế khẽ chau mày: “Thì ta vẫn trọng dụng đó thôi. Ta đã để cậu bé ấy được sống ở trong cung với mẹ. Dù sao cậu ta cũng có một thời làm vua, vả lại đó là núm ruột yêu của Hậu ta. Sau này đi đâu, ta cũng mang cậu ta theo bên mình”. Dương kêu lên: “ Vậy là kìm giữ nhiều hơn yêu quý. Ai đã gây nên cái chết của Đinh Toàn. Giặc Cử Long chỉ là loài giặc cỏ vô danh, cớ gì ngài phải thân chinh đi dẹp? Thì cứ cho là ngài thích, xông pha nơi chiến trận để làm gương cho tướng sĩ đi, song cớ gì ngài phải mang theo cả Vệ vương Đinh Toàn? Một mũi tên đã giết chết mầm mống cuối cùng của vua Đinh, vậy mũi tên ấy bắn ra từ phía nào, và do ai bắn? Có phải là giặc Cử long bắn không hay do một tay chân nào đó của ngài đã làm việc đó, thực hiện sứ mệnh mà ngài ủy thác. Ngài nghe đây nhé, để xem ngài nói như thế nào, về đoạn sử mập mờ này: Tân Sửu, năm Ứng Thiên thứ 8 Vua thân đi đánh giặc Cử Long. Chúng thấy Vua giương cung bắn thì tên bị rơi, lại giương cung lần nữa thì dây đứt, tự lấy làm sợ mà rút lui. Vua mới đi thuyền theo dọc sông để đuổi. Giặc bẫy trận hai bên bờ để chống lại quan quân bị hãm ở sông, vua cũ nhà Đinh là Vệ vương Toàn trúng phải tên chết tại trận. Vua kêu trời ba tiếng rồi thúc quân đánh giặc tan vỡ”. Vậy ngài là thần thánh hay sao mà giặc bắn ngài hết tên rơi thì dây lại đứt?”. Đại Hành Hoàng đế chau mày: “Ngươi biết một mà không biết mười. Cùng là người cả nhưng mỗi người đều mang một số mệnh riêng. Người có uy lực, kẻ lại không…”
Dương nhìn chòng chọc vào người đàn ông khi đó đã rõ hình hài lẫm liệt và hỏi: “Ngài có đúng là Đại Hành Hoàng đế thật không?”. Người đàn ông: “Vậy ngươi còn nghi ngờ à? Đó là thụy hiệu của ta. Nhưng há ngươi chẳng biết việc ông Lê Văn Hưu chê rằng, Ngọa Triều con ta ít học và bất hiếu đã không biết cách đặt thụy hiệu để đời sau chê cười đó sao?”. Dương nổi máu anh hào bảo: “Ngài là bậc quân tử sao không xuất đầu lộ diện mà đứng nghe lỏm chuyện Nàng là cớ làm sao?”. Đại Hành Hoàng đế cả cười mà rằng: “Ngươi là kẻ vô tình, chỉ khéo trách người. Nàng là mỹ nhân, ta là đàn ông và ngươi cũng là đàn ông. Nếu ta xen chuyện, cướp lời thì chẳng phải ngươi sẽ cho rằng ta hẹp hòi sao? Vì ngươi cũng theo đòi người xưa ca ngợi ta là anh hùng nhất đời nên ta mới xuất đầu lộ diện để nói cho ngươi biết rằng, để có được sự nghiệp và giữ vững giang san, ta cũng đã phải trả một cái giá khá đắt hay sao! Miệng thế khôn lường, tiếng thơm khôn rửa, tiếng xấu còn lưu, dù vẫn lập đền thờ ta, nhưng như ngươi thấy đấy, đền của ta thấp hơn đền của vua Đinh, còn trán ta thì hằn sâu chữ Vương. Thế vẫn chưa đủ hay sao? Lũ con ta thì bất chấp tình cốt nhục, cẳng đậu đun hạt đậu, huynh đệ tương tàn, ăn chơi sa đoại để đến mức vong gia bại quốc. Thế vẫn chưa đủ hay sao? Với vua Đinh, ta hằng tôn kính ngài, bời ngài là anh hùng lập quốc, biết trọng dụng người tài. Ngài anh minh tài trí hơn người song ngài cũng có phần kém của ngài, còn kém như thế nào thì Hậu của ta đã nói cho ngươi biết rồi. Riêng ta thì ta chỉ lưu ý ngươi rằng, hãy về mà xem kỹ lại sử, sự khuynh bại của nhà Đinh là do chính vua Đinh gieo mầm loạn bằng cái việc bỏ trường lập thứ. Chẳng phải, năm Thái Bình thứ 9 – Mậu Dần, vua Đinh lập con nhỏ là Hạng Lang làm Hoàng thái tử, thì ngay năm đó, tháng giêng – động đất, tháng hai – mưa đá, còn mùa hạ tháng sáu thì đại hạn, thế là lòng trời không thuận đó sao?”.
“Thưa Đại Hành Hoàng đế" - Dương kính cẩn – " Quả là ngài đúng, nhưng sao đến lượt mình, ngài lại đi vào đúng cái vệt xe đổ ấy, Ngài cũng đã lập hoàng tử thứ Long Đĩnh làm Hoàng thái tử, để rồi sau này Long Đĩnh giết vua Trung Tôn và tự lập mình làm vua?”. Đại Hành Hoàng để ngậm ngùi: “Đó là nỗi đau của ta, cũng là phần kém của ta!... Nhưng lỗi trước hết là do con trưởng ta là Kình thiên vương yểu mệnh mất sớm ngay sai cái chết của Hậu yêu của ta. Có lẽ cái chết của nàng làm lòng ta đau xót mà kém minh mẫn chăng!” Dương vẫn chưa chịu: “Vậy còn Vệ Vương Đinh Toàn thì sao?”. Đại Hành Hoàng đế khẽ chau mày: “Thì ta vẫn trọng dụng đó thôi. Ta đã để cậu bé ấy được sống ở trong cung với mẹ. Dù sao cậu ta cũng có một thời làm vua, vả lại đó là núm ruột yêu của Hậu ta. Sau này đi đâu, ta cũng mang cậu ta theo bên mình”. Dương kêu lên: “ Vậy là kìm giữ nhiều hơn yêu quý. Ai đã gây nên cái chết của Đinh Toàn. Giặc Cử Long chỉ là loài giặc cỏ vô danh, cớ gì ngài phải thân chinh đi dẹp? Thì cứ cho là ngài thích, xông pha nơi chiến trận để làm gương cho tướng sĩ đi, song cớ gì ngài phải mang theo cả Vệ vương Đinh Toàn? Một mũi tên đã giết chết mầm mống cuối cùng của vua Đinh, vậy mũi tên ấy bắn ra từ phía nào, và do ai bắn? Có phải là giặc Cử long bắn không hay do một tay chân nào đó của ngài đã làm việc đó, thực hiện sứ mệnh mà ngài ủy thác. Ngài nghe đây nhé, để xem ngài nói như thế nào, về đoạn sử mập mờ này: Tân Sửu, năm Ứng Thiên thứ 8 Vua thân đi đánh giặc Cử Long. Chúng thấy Vua giương cung bắn thì tên bị rơi, lại giương cung lần nữa thì dây đứt, tự lấy làm sợ mà rút lui. Vua mới đi thuyền theo dọc sông để đuổi. Giặc bẫy trận hai bên bờ để chống lại quan quân bị hãm ở sông, vua cũ nhà Đinh là Vệ vương Toàn trúng phải tên chết tại trận. Vua kêu trời ba tiếng rồi thúc quân đánh giặc tan vỡ”. Vậy ngài là thần thánh hay sao mà giặc bắn ngài hết tên rơi thì dây lại đứt?”. Đại Hành Hoàng đế chau mày: “Ngươi biết một mà không biết mười. Cùng là người cả nhưng mỗi người đều mang một số mệnh riêng. Người có uy lực, kẻ lại không…”
Một giọng đàn ông khác
vang lên, át cả giọng Đại Hành Hoàng đế, đầy vẻ sát khí: “Khá khen thay cho sự
biện bạch. Vậy trong lòng, có bao giờ ngươi lo lắng rằng Vệ vương Toàn con ta đến
một ngày nào đó đủ lông đủ cánh sẽ giành lại ngôi báu mà ngươi cướp của nó, của
triều đại ta không?”. Dương ngạc nhiên lắm nhưng anh cũng đủ nhận thấy cái rùng
mình dù rất nhẹ của Đại Hành Hoàng đế khi nghe lời nói đó, rồi sau đó ngài lặng
người đi. Dương nhận thấy rằng anh phải là người phá tan bầu không khí tĩnh lặng
đến ngạt thở, anh cúi đầu thưa: “Kẻ thường dân hậu sinh này kính chào Đinh Tiên
Hoàng đế! Thật may mắn được ngài xuống xuất và chỉ bảo cho đôi điều!”. Đinh
Tiên Hoàng đế ôn tồn: “Ta biết ngươi là người đam mê sử, vậy thì hãy lắng nghe
và tích cóp thêm vào cái vốn hiểu biết sử còn nông cạn của ngươi. Ngài dừng lời
và quay sang nói với Đại Hành Hoàng đế và Nàng – Thế nào, miệng lưỡi hai ngươi
để đâu, không đáng chào ta một tiếng hay sao?”. Đại Hành Hoàng đế kính cẩn:
“Xin bậc tiền bối có lời chỉ bảo”.
Còn Nàng vẫn đứng lặng, chắp tay trên trán cúi đầu. Đinh Tiên Hoàng đế khẽ gật đầu mà bảo: “Ta xuất thân cũng chẳng phải cao sang, nhưng vốn chí khí, nhờ làm con nuôi Minh Công Trần Lãm xứ Bố Hải Khẩu và được ngài gây dựng cho mà dẹp được loạn sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt hùng cường. Có được giang san này một phần ta nhờ có người tài phò giúp, quân dân một lòng, Nguyễn Bặc, Đinh Điền là con nhà thường dân theo ta từ thủa cờ lau tập trận. Còn ông, Lê Hoàn chỉ là tiểu tướng của Đinh Liễn con ta, song vì mến tài mà ta đưa lên làm Thập đạo tướng quân thống lĩnh ba quân, vậy mà không vì ta phò giúp con ta lại cam tâm lấy ngôi của nó. Ông có điều gì để nói với ta?”. Đại Hành Hoàng đế không hề nao núng trước câu hỏi đó, ngài thưa: “Bậc tiền bối thử đặt mình vào hoàn cảnh ấy thì mới hiểu, ngoài bờ cõi giặc ngoại xâm lăm le, còn trong nước thì sau khi ngài mất, có bao kẻ rắp ranh đoạt ngôi bởi cái mộng cuồng danh của Đỗ Thích đã vô tình xới lên lòng hám địa vị của bao người, trong khi đó thì vua bé còn ấp vú mẹ, nên nguy cơ đã là một sớm một chiều. Ngài có nghĩ là Đinh Điền, Nguyễn Bặc trung thành với ngài, phò giúp vua bé hay là cấu kết với nhau để chiếm ngôi mà chẳng lo gì đến chống ngoại xâm? Giết Điền, Bặc, dẹp loạn là Hoàn này chiểu theo thánh chỉ của Dương Thái Hậu khi đó đang nhiếp chính. Rồi phò mã Ngô Nhật Khánh rước giặc Chiêm xâm phạm bờ cõi phíaNam .
Hoàn này cũng gắng công đánh đuổi. Những kẻ đó chỉ biết thỏa lợi riêng mà không
đếm xỉa gì đến quyền lợi quốc gia, cam tâm làm việc xằng bậy. Họ há không phải
là tôn thân ngoại thích của ngài sao? Song dẹp loạn vẫn là chuyện nhỏ, nơi biên
giới Lạng - Châu giặc mạnh lăm le thì Hoàn này không thể không lên ngôi để thống
lĩnh ba quân, tập trung lực lượng, quyết đoán việc quốc gia đại sự… Có dám làm
như vậy thì mời giữ được giang san bền vững, mới tỏ được cái chí, cái công của
bậc tiền bối mà còn hợp lòng dân, giữ yên bình cho mọi nếp nhà! Khấu kiến bậc
tiền bối minh xét kẻo để tiếng oan cho Hoàn này!”.
Đinh Tiên Hoàng đế dường như dịu đi, ngài đi đi lại lại một hồi như để tĩnh tâm rồi bảo: “Lý lẽ minh bạch lắm. Thật đáng khẩu khí của một bậc anh hào!... Nhưng… nghe nói trước khi chém Bặc, ông còn hạch tội là bội nghĩa, phản loạn. Chẳng lẽ trước khi chết, Bặc không nói điều gì à? Chỗ này sử không chép và sau này Ngô Sĩ Liên cũng ngờ?”. Đại Hành Hoàng đế thoáng chau mày, liếc nhìn Nàng, ôn tồn: “Hoàn này chỉ làm việc bắt Bặc giải về kinh sư, còn quyền phán là thuộc vua bé Đinh Toàn và Dương Thái Hậu nhiếp chính quyết định. Chém Bặc là việc của quan chấp pháp, Hoàn này không được biết và cũng không nghe nói gì đến Bặc, có hay không cũng không can gì, bởi con chim trước khi chết thì hót hay, nhưng chó dại trước khi chết lại cắn càn… Hoàn này thiết tưởng bậc tiền bối thấu hiểu!” Đinh Tiên Hoàng đế khẽ phẩy tay: “Thôi được rồi!... Còn Vân Nga ái phi, nàng nói gì với ta đi chứ?". Nàng vẫn cúi đầu, Đinh Tiên Hoàng đế tiếp lời: “Chẳng lẽ, nàng trách ta không lập nàng làm hoàng hậu mà phải nhờ đến ông ta? Với năm hậu ta đã đủ nẫu người bởi những mâu thuẩn đàn bà, những đỏng đảnh nữ nhi, nữa là thêm nàng, nhất là họ lại biết ta yêu chiều nàng… Nàng đã trả ơn ta thế nào vì ta đã gây dựng cho nàng?”. Thấy không thể chối từ. Nàng cung kính thưa: “Khấu hiến tiền bối, tiện thiếp rất biết ơn người đã gây dựng cho mẹ con thiếp và cũng không phụ Người. Trước đó, mẹ con thiếp luôn ý thức thân phận thê thứ, nhưng tình thế lịch sử đã đẩy mẹ con thiếp vào cảnh ngộ này. Nếu Người không lập Hạng Lang làm Hoàng thái tử thì Nam Việt vương Liễn cũng đâu vì ghen tức và cậy công hãm hại Hạng Lang. Liễn không hại Hạng Lang thì Đỗ Thích cũng đâu dám làm càn. Bi kịch của triều Đinh là ở chỗ đó. Vệ vương Toàn thơ bé đâu biết gì đến việc làm vua, nhưng khổ cho nó lại là mầm mống duy nhất còn lại của Người nên không thể không lên ngôi, và là mẹ đẻ ra nó, thiếp phải chấp nhận trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Thế là từ chỗ muốn nấp bóng cả cây cao hưởng thanh nhàn thì mẹ con thiếp bị đẩy ra chính trường. Giữa bối cảnh ấy, thiếp còn biết dựa vào ai? Điền, Bặc ư? Hai lão ấy nhìn thiếp hau háu như cú vọ… Thiếp đành dựa vào Thập đạo tướng quân… Ở vào địa vị của thiếp, thưa bậc tiền bối, Người sẽ dựa vào ai?”… Giọng Nàng vỡ ra thành nước mắt.
Dương cảm động và anh thấy không thể không xen vào: “Thưa các bậc tiền bối, kẻ hậu sinh này thiển nghĩ, lịch sử hàm chứa các quy luật. Cái gì đã qua rồi không thể làm lại được nữa. Nếu Đinh Tiên Hoàng đế trách Đại Hành Hoàng đế lấy ngôi của dòng họ mình thì Đại Hành Hoàng đế lại có thể trách Thái tổ nhà Lý là Lý Công Uẩn; rồi Lý Thái Tổ cũng lại trách Trần Thủ Độ giúp Thái tổ Trần Cảnh lấy ngôi từ tay Lý Chiêu Hoàng, và cứ thế mãi về sau…. Thế thì còn đâu là lịch sử nữa! Sinh tử là quy luật, hưng phế cũng là quy luật, rồi hợp tan – tan hợp cũng vẫn là quy luật cả. Có một nhãn quan lịch sử thì tất cả những việc ấy đâu nghiêm trọng làm vậy. Chuyện cũ qua đi, việc còn lại là của các nhà chép sử, của nhân gian hậu thế và của nghệ thuật… các nhà thi ca, nhạc họa sẽ tha hồ tô vẽ từ cảm hứng lịch sử. Việc ấy có sai lệch ít nhiều với lịch sử thì dễ hiểu và có thể tha thứ được. Có đúng vậy không, thưa các bậc tiền bối?”.
Còn Nàng vẫn đứng lặng, chắp tay trên trán cúi đầu. Đinh Tiên Hoàng đế khẽ gật đầu mà bảo: “Ta xuất thân cũng chẳng phải cao sang, nhưng vốn chí khí, nhờ làm con nuôi Minh Công Trần Lãm xứ Bố Hải Khẩu và được ngài gây dựng cho mà dẹp được loạn sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt hùng cường. Có được giang san này một phần ta nhờ có người tài phò giúp, quân dân một lòng, Nguyễn Bặc, Đinh Điền là con nhà thường dân theo ta từ thủa cờ lau tập trận. Còn ông, Lê Hoàn chỉ là tiểu tướng của Đinh Liễn con ta, song vì mến tài mà ta đưa lên làm Thập đạo tướng quân thống lĩnh ba quân, vậy mà không vì ta phò giúp con ta lại cam tâm lấy ngôi của nó. Ông có điều gì để nói với ta?”. Đại Hành Hoàng đế không hề nao núng trước câu hỏi đó, ngài thưa: “Bậc tiền bối thử đặt mình vào hoàn cảnh ấy thì mới hiểu, ngoài bờ cõi giặc ngoại xâm lăm le, còn trong nước thì sau khi ngài mất, có bao kẻ rắp ranh đoạt ngôi bởi cái mộng cuồng danh của Đỗ Thích đã vô tình xới lên lòng hám địa vị của bao người, trong khi đó thì vua bé còn ấp vú mẹ, nên nguy cơ đã là một sớm một chiều. Ngài có nghĩ là Đinh Điền, Nguyễn Bặc trung thành với ngài, phò giúp vua bé hay là cấu kết với nhau để chiếm ngôi mà chẳng lo gì đến chống ngoại xâm? Giết Điền, Bặc, dẹp loạn là Hoàn này chiểu theo thánh chỉ của Dương Thái Hậu khi đó đang nhiếp chính. Rồi phò mã Ngô Nhật Khánh rước giặc Chiêm xâm phạm bờ cõi phía
Đinh Tiên Hoàng đế dường như dịu đi, ngài đi đi lại lại một hồi như để tĩnh tâm rồi bảo: “Lý lẽ minh bạch lắm. Thật đáng khẩu khí của một bậc anh hào!... Nhưng… nghe nói trước khi chém Bặc, ông còn hạch tội là bội nghĩa, phản loạn. Chẳng lẽ trước khi chết, Bặc không nói điều gì à? Chỗ này sử không chép và sau này Ngô Sĩ Liên cũng ngờ?”. Đại Hành Hoàng đế thoáng chau mày, liếc nhìn Nàng, ôn tồn: “Hoàn này chỉ làm việc bắt Bặc giải về kinh sư, còn quyền phán là thuộc vua bé Đinh Toàn và Dương Thái Hậu nhiếp chính quyết định. Chém Bặc là việc của quan chấp pháp, Hoàn này không được biết và cũng không nghe nói gì đến Bặc, có hay không cũng không can gì, bởi con chim trước khi chết thì hót hay, nhưng chó dại trước khi chết lại cắn càn… Hoàn này thiết tưởng bậc tiền bối thấu hiểu!” Đinh Tiên Hoàng đế khẽ phẩy tay: “Thôi được rồi!... Còn Vân Nga ái phi, nàng nói gì với ta đi chứ?". Nàng vẫn cúi đầu, Đinh Tiên Hoàng đế tiếp lời: “Chẳng lẽ, nàng trách ta không lập nàng làm hoàng hậu mà phải nhờ đến ông ta? Với năm hậu ta đã đủ nẫu người bởi những mâu thuẩn đàn bà, những đỏng đảnh nữ nhi, nữa là thêm nàng, nhất là họ lại biết ta yêu chiều nàng… Nàng đã trả ơn ta thế nào vì ta đã gây dựng cho nàng?”. Thấy không thể chối từ. Nàng cung kính thưa: “Khấu hiến tiền bối, tiện thiếp rất biết ơn người đã gây dựng cho mẹ con thiếp và cũng không phụ Người. Trước đó, mẹ con thiếp luôn ý thức thân phận thê thứ, nhưng tình thế lịch sử đã đẩy mẹ con thiếp vào cảnh ngộ này. Nếu Người không lập Hạng Lang làm Hoàng thái tử thì Nam Việt vương Liễn cũng đâu vì ghen tức và cậy công hãm hại Hạng Lang. Liễn không hại Hạng Lang thì Đỗ Thích cũng đâu dám làm càn. Bi kịch của triều Đinh là ở chỗ đó. Vệ vương Toàn thơ bé đâu biết gì đến việc làm vua, nhưng khổ cho nó lại là mầm mống duy nhất còn lại của Người nên không thể không lên ngôi, và là mẹ đẻ ra nó, thiếp phải chấp nhận trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Thế là từ chỗ muốn nấp bóng cả cây cao hưởng thanh nhàn thì mẹ con thiếp bị đẩy ra chính trường. Giữa bối cảnh ấy, thiếp còn biết dựa vào ai? Điền, Bặc ư? Hai lão ấy nhìn thiếp hau háu như cú vọ… Thiếp đành dựa vào Thập đạo tướng quân… Ở vào địa vị của thiếp, thưa bậc tiền bối, Người sẽ dựa vào ai?”… Giọng Nàng vỡ ra thành nước mắt.
Dương cảm động và anh thấy không thể không xen vào: “Thưa các bậc tiền bối, kẻ hậu sinh này thiển nghĩ, lịch sử hàm chứa các quy luật. Cái gì đã qua rồi không thể làm lại được nữa. Nếu Đinh Tiên Hoàng đế trách Đại Hành Hoàng đế lấy ngôi của dòng họ mình thì Đại Hành Hoàng đế lại có thể trách Thái tổ nhà Lý là Lý Công Uẩn; rồi Lý Thái Tổ cũng lại trách Trần Thủ Độ giúp Thái tổ Trần Cảnh lấy ngôi từ tay Lý Chiêu Hoàng, và cứ thế mãi về sau…. Thế thì còn đâu là lịch sử nữa! Sinh tử là quy luật, hưng phế cũng là quy luật, rồi hợp tan – tan hợp cũng vẫn là quy luật cả. Có một nhãn quan lịch sử thì tất cả những việc ấy đâu nghiêm trọng làm vậy. Chuyện cũ qua đi, việc còn lại là của các nhà chép sử, của nhân gian hậu thế và của nghệ thuật… các nhà thi ca, nhạc họa sẽ tha hồ tô vẽ từ cảm hứng lịch sử. Việc ấy có sai lệch ít nhiều với lịch sử thì dễ hiểu và có thể tha thứ được. Có đúng vậy không, thưa các bậc tiền bối?”.
Dương mải hùng biện, đến
lúc anh dừng lời thì chẳng còn ai. Anh ngơ ngác rồi gào lên: “Đi đâu hết cả rồi?
Ấy ấy các vị!... Xin hãy nán lại chút đã!” Dương xô cửa phòng vùng đuổi theo…
Anh choàng mở mắt. Có bóng người đang cúi xuống người anh. Định thần thì ra là
cậu lái xe ngủ cùng phòng, điện sáng choang. Cậu lái xe bảo:
- Anh mê ngủ gì mà khiếp
thế, hết lảm nhảm lại cười rồi còn hét lên. Lúc đầu em nghĩ là anh uống nhiều
rượu say xỉn nên mặc kệ, nhưng một lát thì biết là anh mê nên đánh thức anh dậy.
Mê thế là mệt người lắm!
Dương vẫn chưa hết bàng
hoàng, hồ nghi hỏi:
- Thế cậu vẫn ở phòng từ
tối đến giờ à? Tớ không đi đâu và cũng không có ai vào đây chứ?
-Thì em chờ nước nóng tắm
cho nhẹ người. Xong việc đã thấy anh úp quyển sách lên ngực mà ngủ. Em chờ tóc
khô, bật ti vi xem bóng đã mãi. Hết bóng đá, em vừa mới tắt ti vi xong, ngả
lưng còn chưa kịp ngủ. À, lúc anh mới ngủ có cô nhân viên nhà khách gõ cửa hỏi
xem bình nóng lạnh chữa lúc chiều đã được chưa.
-Thế cô nhân viên ấy ăn vận
thế nào?
-Anh hỏi vậy là làm sao?
– Cậu lái xe ngạc nhiên – ý anh muốn nói là ăn mặc có hở hang hay không chứ gì?
Bố ơi, Nghị định 87 dẹp hết những cái đó rồi!?
-Không, không!... À mình
mơ…
Cậu lái xe cười trêu
Dương. Anh không thể giải thích và cũng không thể kể ra giấc mơ cho cậu ta được.
Sau chuyến xuất hành đầu
xuân về cố đô Hoa Lư mấy ngày. Người bạn đồng nghiệp ở một tờ báo khác gọi điện
cho Dương bảo rằng, toàn bộ pô ảnh chụp trong chuyến đi ấy không được một kiểu
nào, và anh ta than thở kêu tiếc. Dương gào lên trong máy:
-Sao lại thế? Lọt sáng à?
Hay là không đủ ánh sáng?
-Không phải! Phim không
quay tý nào thành ra toàn chụp không!... Mà này, bao giờ chụp ảnh ở đình, chùa,
đền miếu gì thì mình cũng thắp hương xin phép. Hôm ấy mình cũng thắp hương khấn
các vị, xin được chụp mấy kiểu ảnh. Thế mà các vị không cho.
-Mình hiểu rồi – Anh trả
lời bạn mà như tự nói với mình.
Tự thâm tâm, Dương hiểu
là mình đã may mắn!.....
2004
Nhận xét
Đăng nhận xét