Tôi đã từng cân nhắc có nên đưa bài thơ này lên hay
không. Đơn giản, bới đây là một bài thơ rất nổi tiếng, nhiều người đã dịch, đã
bàn luận chán chê về nó. Nhưng nay, đọc lại một số tài liệu, thấy có những điểm
khác nhau, vậy nên đưa lên đây, ngõ hầu, mọi người cùng biết và chia sẻ.
Thứ nhất, về tên bài thơ: Đa số các bản in về thơ Đường đều có
tên là Hành cung ( 行宮 ), nhưng cũng có bản là Cổ hành cung ( 古行宮 ); lại có bản là Cố hành cung ( 故行宮 ).
Thứ hai, về tác giả: Hầu hết các sách biên soạn về thơ Đường
đều ghi tác giả là Nguyên Chẩn, song cũng có tài liệu lại cho là của Vương
Kiến; thậm chí có tài liệu lại nói là của Bạch Cư Dị. Cá nhân tôi nghĩ, là của
Nguyên Chẩn.
Về thân thế,
sự nghiệp, các tài liệu cho biết:
Nguyên Chẩn (元稹), 779-831, tự là Vi Chi (微之); người Lạc Dương, (nay thuộc tỉnh Hà Nam ,
Trung Quốc), là nhà thơ Trung Quốc thời Trung Đường. Ông thông minh dĩnh
ngộ, đi thi đỗ khoa Minh kinh, được bổ làm quan. Trong cuộc đời làm quan của
mình, Nguyên Chẩn từng giữ nhiều chức tước khác nhau, cũng gặp nhiều thăng trầm
do hiềm khích, tranh giành quyền lực triều chính, song cũng có thời kỳ ông lên
đến đỉnh cao danh vọng, giữ chức Tể tướng dưới triều Đường Mục Tông. Ông mất
năm 831, thọ 52 tuổi.
Về văn chương, ngoài sự nổi tiếng về thơ, Nguyên Chẩn còn là tác
giả của Hội chân ký (会真記) tức Oanh Oanh truyện (鶯鶯傳), là cảm hứng và nền móng cho kịch Tây
Sương ký sau này ( 西廂記, Truyện Mái Tây, tác giả
Vương Thực Phủ, đời Nguyên )... Nguyên
Chẩn, sinh thời cùng Bạch Cư Dị, và giữa hai người có mối thâm giao với
nhau. Ấy cũng là cái may mắn của cuộc đời Nguyên Chẩn...
Hành cung
là một bài thơ hay của Nguyên Chẩn và của cả nên thi ca Đường nói chung. Đã có
không biết bao nhiêu người từng thử sức dịch bài thơ này:
@ Bản chứ
Hán:
行宮
寥落古行宮,
宮花寂寞紅。
白頭宮女在,
閒坐說玄宗。
@ Bản âm Hán
Việt:
Hành cung
Liêu lạc cổ
hành cung,
Cung hoa tịch
mịch hồng.
Bạch đầu cung
nữ tại,
Nhàn tọa
thuyết Huyền Tông.
@ Dịch
nghĩa:
Hành cung cũ thật hoang tàn
Hoa nở hồng trong nỗi hiu quạnh
Có một cung nữ đầu bạc
Ngồi rồi lẩn thẩn chuyện Huyền Tông.
@ Bản dịch
thơ của người yêu thơ Đường:
Lạc bước nơi cung tàn
Hồng hoa chẳng hân hoan
Nhuốm bạc đầu cung nữ
Ngồi nhớ thưở Huyền Tông.
( Nguyễn Kim
Chi dịch )
Hành cung cũ tan hoang
Hiu quạnh hoa nở hồng
Một cung nữ đầu bạc
Lẩn thẩn chuyện Huyền Tông.
( Trần Mỹ
Giống dịch )
Đơn côi rệu rã cổ hành cung
Lặng lẽ buồn thiu một cánh hồng
Cung nữ trăng tàn còn rớt lại
Ngồi rồi lẩm nhẩm chuyện Huyền Tông
( Trần Khẩu
dịch )
1.
Tàn tạ cổ hành cung
Hoa hiu quạnh sắc hồng
Cung nga đầu bạc trắng
Lẩn thẩn chuyện Huyền Tông
2.
Hành cung xưa, cảnh tiêu điều
Âm thầm hoa nở, quạnh hiu sắc hồng
Cung nga đầu bạc ngồi không
Dông dài kể chuyện Huyền Tông thuở nào.
( Nguyễn Hữu
Thăng dịch )
Lưu lạc chốn cung xưa
Hoa sắc hồng cung vắng
Bạc đầu cung nữ ơi!
Ngồi nhớ truyện Huyền Tông.
( Ngô Văn
Chiến dịch )
Cố cung hoang lạnh hơi người
Hồng hoa tự thắm tự cười thế gian
Bạc đầu cung nữ trông trăng
Dưới khuya lần dở Huyền Tông ghập ghềnh.
( Phan Lan
Hoa dịch )
Hành cung hoang phế từ lâu
Trớ trêu hoa nở một màu hồng tươi
Cung nhân tóc bạc da mồi
Ngồi buồn nhớ lại cái thời Huyền Tông.
( Hoa Mai
dịch )
Hành cung bụi bám màu hoang phế
Hoa nhuộm tịch liêu lạc bóng hồng
Có nữ cung hoàng phai tóc tọa
Ngồi buồn lẩn thẩn chuyện Huyền Tông.
( Sáu Miệt
Vườn dịch )
Lang thang lạc bước chốn hoàng cung
Vắng vẻ vườn hoa sắc kém hồng
Lẻ bóng vương phi đầu bạc trắng
Ngồi buồn tưởng nhớ chuyện Huyền Tông.
( Hương Đất
Bãi dịch )
Hoàng thành hoang phế có buồn không
Hiu quạnh vườn hoa nhạt sắc hồng
Cung nữ già nua đầu bạc trắng
Ngồi buồn lại nhớ chuyện Huyền Tông
( Miền Mây
Trắng dịch )
Tiêu điều xơ xác chốn hành cung
Giữa cảnh hoang liêu trổ nhánh hồng
Cung nữ âm thầm soi tóc bạc
Ngồi buồn nhớ lại thuở Huyền Tông.
( Thái Xuân
Nguyên phỏng dịch )
2015
Nhận xét
Đăng nhận xét