Hồi hương ngẫu thư, nếp quê khó đổi,


Phàm xưa nay, người quê ly hương đi học hành rồi lập nghiệp nơi xa xôi, chốn phồn hoa đô hội, đông lắm. Nếu công thành danh toại, thì xênh xang áo gấm về làng, khoe danh vọng; còn như, không thành đạt gì, thậm chí thất bại, đói kém thì biệt tăm, thói đời xưa nay vẫn vậy. Về mặt tâm lý chúng, thì khi đã cao tuổi, tóc đã bạc, mắt mờ chân chậm, người ta hay nhớ đến quê hương bản quán. Công thành danh toại mà làm chi, khi thiếu thốn tình cảm mộc mạc của người quê chốn cũ ?!

Giật mình, ngộ ra, bấy lâu nay, ta đã mải mê ham hố, bon chen, đeo đuổi, phù du…, vô tình để mất đi một thứ tình cảm quý giá đã từng nâng bước ta, nuôi dưỡng tâm hồn ta thành người … Hạ Tri Chương, một nhà thơ nổi tiếng đời Đường đã ngộ ra điều ấy, bằng bài thất ngôn tứ tuyệt Hồi hương ngẫu thư :

@ Bản chữ Hán:


@ Bản âm Hán Việt :
         
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
          Hương âm vô cải mấn mao tồi
          Nhi đồng tương kiến bất tương thức
          Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai.
          @ Dịch nghĩa :

Lúc còn nhỏ rời quê ra đi, khi đã già mới trở lại
Chất giọng quê còn chưa mấy đổi mà tóc đã bạc trắng cả rồi
Trẻ con ở làng trông thấy mình nào biết mình là ai
Chúng cười hỏi, rằng khách từ nơi đâu đến đây.
Đã có nhiều người dịch bài thơ này, mỗi người mỗi vẻ.

Nay xin nôm na mà dịch như sau :
                  
                   Xưa nhỏ rời quê, già lại hồi
                   Giọng quê chưa đổi, tóc đà vôi
                   Trẻ làng trông thấy nào đâu biết
                   Hỏi khách nơi nao, rồi bật cười.
                   ( Nguyễn Chu Nhạc dịch )




          @ Bản dịch thơ của người yêu thơ Đường:

Lúc nhỏ xa nhà, già lại quay
Giọng quê vẫn thế, tóc đà phai
Trẻ con ngơ ngác... nào ai nhớ!
Hỏi khách xa về- Chẳng biết ai.
( Đặng Đình Nguyễn dịch )

Xưa nhỏ rời quê già hồi hương
Giọng quê chưa đổi tóc đã hường
Trẻ làng trông thấy nào đâu biết
Chỉ trỏ rồi cười: Khách thập phương???
( Khuyết danh )
                  
                   1.
Từ nhỏ đi xa, già lại về
Tóc bạc, vẫn tròn chất giọng quê
Lũ trẻ đứng nhìn đâu có biết
Cười chào hỏi phải khách sơn khê ?

                   2.
Đi xa từ nhỏ, già quay về
Tóc bạc, vẫn nguyên chất giọng quê
Lũ trẻ đứng nhìn đâu có biết
Cười chào hỏi phải khách sơn khê ?"
( Nguyễn Xuân Sinh dịch )

1.
Lúc nhỏ rời quê… lão trở về
Tiếng quê còn đó tóc bạc ghê
Lạ kẻ hồi hương trẻ tròn mắt
Cười trêu khách lạ nhóc ven đê…

2.
Thiếu thời đi, già mã hồi
Lời quê chưa đổi… da mồi tóc mây
Trẻ làng hỏi cụ nào đây
Lão nơi nào đến?... cười ngây ngất cười!...


( Nguyễn Vĩnh Tuyền dịch )

2009

Nhận xét