Sầm Tham 岑參 (715-770) gốc ở Nam Dương, sau di cư tới Giang Lăng, dòng dõi của tể tướng Sầm Văn Bản 岑文本 (595-645), thi nhân đời Đường đại biểu cho thơ biên tái, cùng với Cao Thích 高適. Tác phẩm có "Sầm Gia Châu thi tập" ( 岑嘉州詩集 )...
Về thân thế: Sử sách tóm
lược như sau: " Cha của Sầm Tham
từng hai lần làm Thứ sử , và đã qua đời lúc Sầm Than còn nhỏ. Nhà nghèo, ông
phải tìm cách tự học. Năm 744 đời Đường Huyền Tông, Sầm Than thi đỗ Tiến sĩ lúc
29 tuổi, được bổ làm một chức quan nhỏ là Binh tào Tham quân. Năm 749, ông theo
tướng Cao Tiên Chi đến An Tây (ra biên ải lần thứ nhất), nhưng chẳng bao lâu
lại trở về kinh đô Trường An. Năm 754, ông ra biên ải lần thứ hai, làm Phán
quan cho Tiết độ sứ An Tây là Phong Thường Thanh. Thời kỳ này, ông sáng tác rất
nhiều thơ về chủ đề biên tái. Sau loạn An Sử (755-763), từ Tửu Tuyền (nay thuộc
Cam Túc), Sầm Tham đến Phượng Tường (nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây) là nơi Đường
Túc Tông đang ở. Được bạn thân là nhà thơ Đỗ Phủ và Phòng Quân tiến cử, ông
được giữ chức Hữu bổ khuyết. Thời Đường Đại Tông, Sầm Than lại ra biên ải (lần
thứ ba). Năm 766, ông được bổ làm Thứ sử Gia Châu (nên ông xưng là Sầm Gia
Châu), nhưng sau đó bị bãi chức. Lâm cảnh đói nghèo, năm 770, Sầm Than mất trong quán trọ tại Thành Đô (nay là tỉnh
lỵ tỉnh Tứ Xuyên) lúc 55 tuổi “.
Về sự nghiệp văn chương:
Được đời sau ghi lại: Tác phẩm của ông để lại có Sầm
Gia Châu thi tập (Tập thơ của họ
Sầm ở Gia Châu) gồm 8 quyển. Thời niên hiệu Thiên Bảo (từ 742 đến 756), dân
tộc Hán đánh nhau liên miên với các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và
Tây Nam. Đây là một sự kiện lớn và là một đề tài lớn lúc bấy giờ, được nhiều
nhà thơ (có Sầm Tham) khai thác.
Sầm Tham, nhờ sống ở biên ải tương đối lâu, nên làm
được rất nhiều thơ biên tái. Qua sự miêu tả sinh động, ông đã làm cho người đọc
hình dung được phong cảnh, phong tục, cuộc sống với nhiều dạng vẻ nơi biên ải,
tinh thần chiến đấu và nhớ quê của các tướng sĩ biên phòng. Tiêu biểu là những
bài: "Tẩu Mã xuyên hành phụng tống Phong đại phu xuất sư tây chinh"
(Bài hành Sông Tẩu Mã tiễn đại phu họ
Phong xuất quân đánh giặc phương Tây), "Bạch tuyết ca tống Võ Phán quan
quy kinh" (Bài ca Tuyết
trắng tiễn Võ Phán quan về kinh), "Luân Đài ca phụng tống Phong đại
phu xuất sư tây chinh" (Bài
ca Luân Đài tuân lệnh tiễn Phong đại phu tây chinh), "Đề Mục Túc phong ký gia
nhân" (Trên ngọn Mục Túc gửi
người nhà), "Phùng nhập kinh sứ" (Gặp sứ vào kinh), "Sơn
phòng xuân sự" (Cảnh xuân
nhà trên núi), v.v...Bên cạnh đó, Sầm Tham còn làm một số thơ thù tạc, cảm
hoài; nhưng không hay bằng thơ biên tái.
Ở một số sách văn học sử Trung Quốc, Sầm Tham thường
được xếp cạnh Cao Thích (高適,
702-765), vì cả hai cùng nổi danh về thơ biên tái. Song, thơ biên tái của Sầm
Tham phong phú và nhiều vẻ hơn thơ biên tái của Cao Thích, rất có thể vì Sầm
Tham sống ở biên ải lâu hơn. Sầm Tham quả là nhà thơ tiêu biểu, xuất sắc nhất
trong các nhà thơ biên tái đời Đường. Thơ Sầm Than thì âm điệu dồn dập, cao
vút, với phong cách lạ và đẹp, miêu tả cảnh biên cương tráng lệ, kỳ khôi, biến
ảo khôn lường...
Với cá nhân tôi, vốn có chút máu văn chương, lại cộng
thêm lấy nghề báo làm nghiệp, nên thường nay đây mai đó. Gốc gác nông thôn,
nhưng sinh ra ở thành phố, đến tuổi đi học lại sơ tán chiến tranh về với quê
hương bản quán. Tốt nghiệp đại học, phiêu bạt tới 7 năm nơi châu thổ Mê-kông;
đến tuổi ngũ niên lại thêm vài năm trấn thủ lưu đồn suốt dải đất ven biển miền
Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa... Giờ thì vẫn phải lang thang đó đây do yêu
cầu của công việc. Thế nên, khi đọc những bài thơ thuộc dòng thơ biên tái của
các nhà thơ đời Đường ( Trung Hoa ) lấy làm yêu thích. Thể thơ niêm luật chặt
chẽ, câu chữ thì chắt lọc súc tích, ý tứ lại dạt dào mênh mông, và chẳng bao
giờ là cũ cả...
Bài thơ Đề Bình Dương quận Phần kiều biên liễu thụ,
của Sầm Tham là một bài thơ như vậy, thuộc hàng kinh điển của dòng thơ biên tái
đời Đường ...
@ Bản chữ
Hán:
題平陽郡汾橋邊柳樹
此地曾居住,
今來宛似歸。
可憐汾上柳,
相見也依依。
@ Bản âm Hán
Việt:
Đề Bình Dương
quận Phần kiều biên liễu thụ,
Thử địa tằng
cư trú,
Kim lai uyển
tự quy.
Khả liên Phần
thượng liễu,
Tương kiến dã
y y.
@ Dịch
nghĩa:
Đề bên gốc liễu cầu Phần quận Bình Dương.
Ta đã từng sống ở nơi này
Nên giờ đây khi quay trở lại
Thương cho phận cây liễu trên bờ sông Phần
Gặp lại nhau thấy như năm nao,
@ Bản dịch
thơ của người yêu thơ Đường:
Đã trãi đời ta sống ở đây
Quay về ngắm
lại chốn quê này
Thương cho phận liễu bên sông đợi
Một dạ tình son mãi vẫn đầy,
( Giác Minh
Nguyễn Đình Diệm dịch )
Ngày xưa đã sống nơi đây
Sông Phần còn đó, hôm nay ta về
Thương cho cây liễu bên bờ
Gặp nhau thấy vẫn gầy như năm nào,
( Nguyễn Vạn
An dịch )
Ngày xưa vốn ở nơi này
Bâng khuâng trở lại lòng đầy xót thương
Sông Phần phận liễu vấn vương
Nét gầy dương liễu vẫn dường như xưa...
( Lê Hà Ngân
dịch )
Lưu luyến nơi đây đã một thời
Hôm nay trở lại để mà chơi
Gặp thân liễu rủ thời xa khuất
Sông Phần tâm đắc hội nhân xưa !
( Kiều Thiện
dịch )
Một thời sinh sống chính nơi đây
Ngày về thăm lại lòng vui đầy
Góc Liễu sông Phần bao năm cũ
Vẫn như ngày ấy giữa mai nay…
( Nguyễn Vĩnh
Tuyền dịch )
Ta đã từng sống - ở nơi này
Nay về gặp lại
- hỡi cố nhân
Bên sông Phần
- Liễu yên phận rũ
Vẫn nguyên như cũ - khác gì đâu.
( Trương Thị
Mầu dịch )
Lâu quá ta về thăm chốn cũ
Nghe như chừng lạ lối mòn xưa
Giang Phần bóng liễu soi niềm cảm
Kỉ niệm năm nao như mới vừa.
( Sáu Miệt
Vườn dịch ).
2015
Nhận xét
Đăng nhận xét