9. Thăm bảo tàng Ermitage,
Đây chính là Cung điện
Mùa Đông xưa của bao đời Sa hoàng Nga.
Về sự đồ sộ và tráng lệ của
Bảo tàng Ermitage vào loại bậc nhất thế giới, không ai nghi ngờ. Chính
vì thế, trong ký sự này, tôi phải dành riêng cho nó một mục, mặc dù, tôi chỉ có
2 giờ đồng hồ để thăm thú theo cách nói cửa miệng, ấy là “cưỡi ngựa xem hoa”.
Trên thế giới có hàng ngàn,
hàng vạn bảo tàng, song khi nói đến tầm cỡ hàng đầu, thì có hai cái tên được
nhắc đến ngay, đó là Bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp) và Bảo tàng Etmitage
ở Saint Petersburg
(Nga).
Và may mắn cho tôi, đã hai
lần thăm bảo tàng Louvre, và giờ đây, thêm bảo tàng Ermitage. Nhân đây, trước
khi bày tỏ cảm xúc của mình khi thăm thú bảo tàng Ermitage, tôi lan man một chút
chuyện về bảo tàng Louvre.
Ấy là, năm 1996, lần đầu
tiên tôi sang Pháp, cũng là chuyến đi châu Âu đầu tiên trong đời, theo học một
khóa nghiệp vụ báo chí chừng tháng rưỡi. Cứ cuối tuần là mấy đứa trong nhóm ba
lô trên vai, chui rúc, luồn lách khắp Paris
bằng metro. Vào bảo tàng Louvre, háo hức lắm, cả ngày lang thang hết phòng nọ
đến phòng kia, say sưa ngắm nghĩa những hiện vật, đặc biệt là tranh, tượng của
các danh họa trứ danh thế giới, đặc biệt là phòng trưng bày các hiện vật liên
quan đến Napoléon III. Vậy mà, khi về Việt Nam, có người hỏi “vào bảo tàng Louvre
có đến xem bức họa nổi tiếng La Gioconda của Leonardo da Vinci không ?”,
thì lúc ấy mới ngớ người ra, rồi thầm tự trách mình ngu dốt vì thiếu thông tin.
Chao ôi, từ bao năm nay, chân dung nàng Mona Lisa với nụ cười nửa miệng
được danh họa Da Vinci vẽ từ thế kỷ 16 trở thành nổi tiếng bậc nhất thế giới
này, mình đã từng xem qua sách báo, phim ảnh bao lần rồi, thế mà khi ở bên cạnh
nó, mình lại lướt qua như một kẻ ngốc nghếch chẳng biết gì. Đáng trách làm sao.
Vậy nên, mùa thu năm 2013, trong chuyến sang Pháp học khóa hành chính ngắn hạn
tại trường L’ ENA (Trường Hành chính Quốc gia Pháp), khi thăm lại bảo
tàng Louvre, điểm đầu tiên tôi tím đến là phong trưng bày bức La Gioconda
bậc nhất thế giới này, đặng chụp một bức ảnh lấy bức tranh làm phông nền để
giải quyết khâu oai.
Và giờ đây, dạo chân trong
bảo tàng trứ danh Ermitage mênh mông này, dù đã có ít nhiều kinh nghiệm, song
vẫn chỉ như “kẻ mù” vì thiếu thông tin chi tiết về nó. Có thể bám theo một đoàn
nào đó có thuyết minh, song tiếng Nga của mình lại bập bõm không đủ hiểu, còn
như, dựa vào phóng viên Điệp Anh thuyết minh cho thì kiến thức của cô nàng về
bảo tàng này cũng không mấy tốt. Thôi thì, đành “mục sở thị” trước đã rồi tìm
hiểu sau. Tuy nhiên, lang thang đây đó, tôi cũng đã được nhìn ngắm các kiệt tác
của các danh họa lừng danh thế giới như: Rafael, Giorgio, Tiziano, Rembrandt, Monet,
Renoir, Degas, Picasso... Và đặc biệt, có một phòng danh riêng trưng bày các
họa phẩm của Leonardo
da Vinci. Về hội họa, có thể nói là phong phú nhất. Người Nga đã dành riêng một
khu vực để trưng bày tranh nhằm vinh danh những người anh hùng dân tộc của mình
đã từng đánh bại đội quân bánh chiến bách thắng của Napoléon vào năm 1812 dưới
sự chỉ huy của nguyên soái Kutuzov, với hơn hơn ba trăm bức cả thảy, còn riêng
Kutuzov thì chân dung lớn của ông đước trưng bày ngay phòng phía cửa chính vào.
Nói trộm vía, ông này, nghe nói bị hiếng một mắt và tầm vóc thường thôi, chứ
không mấy oai phong lẫm liệt như chân dung trưng bày ở đây. Sau phòng tiền sảnh có chân
dung nguyên soái Kutuzov, là mấy căn phòng chính điện, nơi có ngai vàng của các
Sa hoàng, ấy là cặp vợ chồng Sa hoàng-Hoàng hậu Pyoth Đại Đế và Ekaterina rồi
Nữ hoàng Elizabeth .
Lịch sử hình thành Cung điện Mùa Đông khởi thảo từ thời Pyoth Đại Đế (năm
1711) và tiếp đó là Nữ hoàng Ekaterina. Các công trình kiến trúc thành phần
được xây dựng tiếp các đời Nữ hoàng Elizabeth
và Ekaterina II để có diện mạo ngày nay.
Thăm bảo tàng Ermitage,
không thể bỏ qua chiếc đồng hổ Chim Công. Đây là chiếc đồng hồ được đặt
làm từ Anh quốc mà Nữ hoàng Ekaterina II tặng cho một trong những sủng thần của
mình là Quận vương Potemkin-Tavrichesky (
ông này còn được xem là một trong những người tình của Nữ hoàng ). Trải qua
hơn ba trăm năm, mặc dù ngay từ ngày đầu đã phải sửa chữa hỏng hóc do quá trình
vận chuyển, đến giờ nó vẫn chạy tốt, và nghe nói hàng tuần được lên giây cót
một lần vào chính Ngọ ngày thứ Tư.
Quả thật, với khoảng 60
ngàn hiện vật được mang trưng bày ở ngót một nghìn căn phòng lớn nhỏ, trong
tổng số 3 triệu hiện vật, mới thấy bảo tàng Emitage đồ sộ thế nào. Nếu có thời
gian, dành cả tuần để thăm thú, chiêm ngưỡng cũng chẳng xuể, huống chi chỉ vài
giờ đồng hồ như chúng tôi đây. Cũng cấn phải nói thêm về quảng trường Cung điện
Mùa Đông bao la với Cây cột lớn Aleksandry. Cây cột này được dựng vào năm 1834
nhằm tôn vinh chiến thắng của quân đội Nga trước đội quân viễn chinh của
Napoléon, ở chính giữa quảng trường. Nghe nói, nó cao gần năm chục mét, bằng đá
nguyên khối, tự trọng khoảng 600 tấn, và được dựng với sức người rất lớn, cùng
kỹ thuật tinh vi, chuẩn xác khi người ta không cần bất cứ thứ ốc vít, dây chằng
nào. Những tòa nhà, công trình phụ cận xung quanh quảng trường cân xứng, hài
hòa góp phần làm cho Cung điện Mùa
Đông-Bảo tàng Ermitage càng thêm
tuyệt mỹ...
Và nữa, dòng Neva từ
bao đời nay vẫn ngày đêm dạt dào sóng nước vỗ về, ru ngủ Emitage và những trầm
tích, di sản văn hóa vậy chất, tinh thần, và tính cách Nga sống mãi,... Bên ô
cửa sổ Phòng Leonardo da Vinci của bảo tàng Emitage, nhìn ra dòng Neva,
khi một con tàu thủy du lịch trắng muốt chạy ngang, bờ kia sừng sững Pháo
đài Petropavlovsk và Chiến hạm Rạng Đông, tôi đã nghĩ như thế !...
( còn nữa )
Nhận xét
Đăng nhận xét