10. Chuyện nhặt dọc đường Nga,
Với thiên nhiên mênh mông,
tuyệt vời như vậy, với những di sản lịch sử-văn hóa vật thể và phi vật thể như
vậy, nước Nga thật tuyệt vời, khó có gì chê trách. Tuy nhiên, dù chỉ một tuần
trên đất nước Nga bao la rộng lớn ấy, vẫn có những chuyện buồn, chuyện đáng lo
ngại... và cả chuyện đáng học hỏi. Tạm
nhặt ra đây vài chuyện...
Thứ nhất: Ấy là nạn trộm cắp vặt.
Trước khi rời Moskva đi
Saint Petersburg, phóng viên Điệp Anh của Văn phòng VOV-Moskva, người chịu
trách nhiệm dẫn đoàn kiêm phiên dịch cho đoàn công tác của chúng tôi, cảnh báo
về nạn trộm cắp vặt ở Saint Petersburg. Cô nhắc mọi người nên để tiền bạc, đồ
vật quý, các loại giấy tờ quan trọng tại nhà cô ở Moskva. Chỉ nên mang hộ chiếu
tùy thân và tiền bạc đủ tiêu, nhất thiết cũng phải giữ rất cẩn thận.
Từ lúc đặt chân xuống ga xe
lửa Saint Petersburg
trở đi, mọi người trong đoàn đếu tâm niệm để ý, cẩn trọng, nhất là ở chỗ đông
người, chen chúc. Và sau gần hai ngày ngao du ở thành phố này, mọi chuyện đều
an toàn, vui vẻ, suôn sẻ. Nửa buổi chiều, trước bữa cơm tối để rồi ra fa xe lửa
trở lại Moskva, chúng tôi tranh thủ vào một siêu thị lớn ở ngay trung tâm thành
phố, đặng ngó nghiêng mua sắm chút ít. Lúc ngồi đợi nhau trong siêu thị, tự
nhiên, anh T.-một thành viên trong đoàn bảo:“Ùi, cứ bảo ở đây trộm cắp vặt
kinh lắm, chẳng kém gì Paris, vậy mà mấy hôm rồi, lang thang đây đó, đâu thấy
chi. Chỉ thấy thành phố tuyệt đẹp và yên bình. Vậy đâu có đến nỗi...”. Mọi
người đều gật gù tán thưởng câu nhận định của T.
Chúng tôi xuống một ga meto
gấn nhất di chuyển đến quán ăn Pagoda (quán Chùa Một Cột) của người
Việt. Khi đổi tuyến, lúc lên tàu, đang giờ cao điểm đông khách, chợt có mọt xô
đảy chen chúc. Vừa yên vị, T. thất thần sờ quanh người và bảo tôi “Anh à, em
mất ví tiền rồi”. Lúc ấy, tôi mới hình dung lại vụ chen lấn xô đẩy khi lên
tàu vừa rồi, và hiểu rằng, tình huống đó là kẻ gian tạo ra để nhân sự rối loạn
móc túi, lấy đồ của khách. Biết là, kẻ gian không chỉ một mà là một nhóm, có
thể vẫn đang ở ngay toa tàu đó, hoặc chúng chuyển tay nhau cất giấu đồ ăn cắp,
hoặc đã di chuyển sang toa tàu khác, không bắt quả tang, lại bất đồng ngôn ngữ,
nên mất cắp ngay trước mắt mà đanh cam chịu mất. Xuống tàu rồi, không riêng T.
mà cả đoàn đều ngơ ngác, hỏi han nhau, đồ đoán này nọ, âu cũng là sự chia sẻ,
an ủi nhau mà thôi. Lỗi ở T. là chủ quan, lại thêm quá sơ hở khi anh để ví ở
túi quần sau, cộm hẳn lên, lại quên cài khuy an toàn. Bình tĩnh kiểm lại, tiền
mất không nhiều nhưng cũng không ít. May mà giấy tờ quan trọng và hộ chiếu
không sao, thêm nữa mấy cái thẻ visa cũng cất cả ở Moskva, nên không có gì
phiền toái. Chỉ đơn thuần mất tiền. Lúc ấy, mới giá này giá nọ, rằng khi ở siêu
thị đã định mua thứ này đồ kia nhưng lại thôi, nếu mua thì đâu còn tiền mà mất.
Ôi thôi, thì lắm chuyện... Giờ mới bảo nhau, chẳng kém gì Paris , có khi còn siêu hơn.
Riêng chuyện trộm cắp vặt ở
Paris thì tôi
đã từng bị, đã từng chứng kiến nên ít nhiều hiểu rõ. Chuyện ấy, tôi chưa từng
kể trong vài thiên ký sự về nước Pháp trước đây. Nhân chuyện này, lan man tý
chút. Năm 1996, khi học nghiệp vụ báo chí ở Paris, một người trong nhóm chúng
tôi bị móc túi mất chút tiền vặt; Năm 2013, trong một lần dạo chơi, mua sắm
trên một đại lộ gần quảng trường Concord, tôi bị một ả bohemieng ăn diện áo
choàng lông như một bà hoàng, kéo khóa ba lô đeo vai định chôm đồ, may mà tôi
kịp phát hiện, mụ ta tảng lờ chuồn vào một cửa hàng vờ mua sắm; Năm 2014, một
thành viên trong đoàn chúng tôi khi đi meto bị đám trẻ con người di-gan móc ví,
may mà chúng tôi bắt quả tang, quây chúng và lấy lại được ví. Đấy là mấy chuyện
vặt ở Paris ...
Trở lại nạn trộm cắp vặt ở
Nga. Có thể nói, đây là một biểu hiện xấu của xã hội Nga phải chấp nhận. Nếu là
xã hội Liên Xô trước đây, người dân chỉ ở mức sung túc, khó có chuyện ai đó làm
giàu được, song nền tàng xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa, những chuyện
trộm cắp vặt hoành hành và nhiều biểu hiện xã hội tiêu cực khác ít có đất để mà
tồn tại. Xã hội chuyển đổi, năng động hơn lên, cái tốt nhiều, nhưng cái xấu
cũng không ít. Gì thì gì, nước Nga cũng phải chấp nhận cả mặt tốt và mặt xấu, đặng
tự tìm cách giải quyết thôi !...
Chuyện thứ hai: Ấy là cách giải quyết những va chạm và xung đột
giao thông.
Theo những phóng viên VOV,
nước Nga giàu có lên, ngoài hệ thống phương tiện giao thông công cộng vốn sớm
phát triển và tiện lợi như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu hỏa, tàu thủy, song
phương tiện ô tô cá nhân cũng tăng rất nhanh. Ở các thành phố lớn như Moskva, Saint Petersburg ... nạn
ách tắc, ùn xe xảy ra như cơm bữa hàng ngày. Và như vậy, sự va chạm, xung đột
giao thông cũng thường có. Tuy nhiên, khi xảy ra chuyện va quyệt phương tiện,
các bên đều tìm cách giải quyết rất ôn hòa, nhẹ nhàng, lịch sự, theo chiều
hướng hỗ trợ, cùng nhau giải quyết, còn việc phân giải đúng sai, bồi thường
thiệt hại, ấy là việc của các lực lượng chức năng là cảnh sát và bảo hiểm.
Trong khi ở ta, phần lớn, hoặc trốn tránh trách nhiệm, hoặc sửng cồ, cãi cọ,
đánh đấm, thậm chí sau đó còn gây thù oán, truy sát lẫn nhau... Thêm nữa, các
cơ quan chức năng, hoặc liên đới. nhiều khi cũng xử lý thiếu mạch bạch, không
công bằng... Riêng việc này, ta phải học nước Nga nhiều.
Chuyện thứ ba: Ấy là chuyện thay máy bay trước giờ cất cánh,
Hôm về, lo tắc đường chậm
giờ nên đoàn chúng tôi xuất phát trước giờ bay những 4 tiếng. Mọi việc đều suôn
sẻ, hàng họ không vấn đề gì, check-in cũng nhanh chóng. Thời gian còn, chúng
tôi lang thang trong khu vực xuất cảnh, tìm mua thêm chút hàng lưu niệm. Đúng
giờ, lên máy bay, an tọa. Cũng đúng giờ, máy bay lăn bánh ra đường băng chờ cất
cánh. Nhẩm bụng, vậy là chỉ khoảng 9 giờ bay là xuống Nội Bài...
Vậy mà, chiếc Airbus
330-300 không cất cánh, lại chầm chậm chạy vào khu vực đỗ. Mọi người ngơ ngác
hỏi nhau xem có chuyện gì? Tôi nhẩm trong đầu, tự tìm nguyên nhân: trục trặc kỹ
thuật, đón thêm khách vip, có vấn đề về nhân thân hay hàng hóa, thậm chí, đe
dọa khủng bố? Rồi cửa bên hông máy nay mở ra, thang áp vào, và một tốp nhân
viên dăm người lên, họ trao đổi với phi công. Một hành khách người Việt nói
chuyện với nhau trong nhóm, nhưng to đủ để nhiều người xung quanh nghe rõ, rằng
sẽ thay máy bay khác. Quả nhiên, sau chừng 20 phút chi đó, tiếp viên trưởng
thông báo, mời tất cả hành cảnh xuống ô tô về khu vực phòng đợi chờ thay máy
bay. Mọi người tỏ ta chán nản, hoặc lo lắng, phàn nàn này nọ. Lại một nữ hành
khách Việt ngao ngán: “ Đã bảo là đừng có đi vào ngày mười ba “ ( hôm ấy
nhằm ngày 13 tháng 5 âm lịch, ứng vào câu cửa miệng “chớ đi ngày bảy chớ về
ngày ba” ). Lại vạ vật gần 2 giờ đồng hồ ở phòng chờ trong trạng thái, đói mệt
và có phần lo lắng. Nhiều người gọi điện, nhắn tin, chát với người thân về tinh
trạng chậm chuyến thay máy bay nay.
Sau cùng, xe lại đưa hành
khách ra một chiếc máy bay cùng chủng loại đỗ lẻ loi ở một góc xa của sân bay.
Mừng vì không bị chậm sang ngày hôm sau, song cũng vẫn lo vì không hiểu tình
trạng kỹ thuật an toàn bay của chiếc máy bay mới, kể cả việc chưa rõ nguyên
nhân thay máy bay. Hàng không Nga mấy năm gần đây, trở thành điểm nóng của việc
trục trặc kỹ thuật và thiếu an toàn bay, kể cả chuyện đe dọa khủng bố...
Máy
bay lên đủ độ cao, đèn tín hiệu thắt dây an toàn đã tắt, bữa cơm đêm muộn được
dọn ra. Vì quá bữa và có phần lo lắng, cố ăn một chút cho đỡ đói. Rồi thiếp đi
trong giấc ngủ chập chờn...
( còn nữa )
Nhận xét
Đăng nhận xét