11. Vĩ thanh,
Có một chuyện, cũng là chuyện vặt, tôi định kể ở mục Chuyện nhặt dọc đường Nga, nghĩ lại thôi.
Thôi rồi, vẫn thấy băn khoăn, cân nhắc mãi, đặng chẳng đừng, bèn kể ra đây, xem
như bài học về sự ứng xử giữa con người, giữa nếp văn hóa, và rộng ra là giữa
các quốc gia với nhau..
Ấy
là, khi đến Moskva, đoàn chúng tôi đặt chỗ trước ở khách sạn Salut, một khách
sạn thuộc hàng 4 sao, và là thương hiệu khá nổi tiếng trên thế giới. Tiện nghi
ở khá tốt, song đến khâu ăn thì có chuyện. Số là. sáng ngày đầu tiên, chúng tôi
tìm chỗ ăn điểm tâm, hỏi nhân viên khách sạn, breakfast ở đâu, thì họ chỉ hướng lên tầng trên. Theo chỉ dẫn ấy,
chúng tôi gặp cả đoàn khách du lịch người Trung Quốc, rồng rắn cỡ trăm người
kéo nhau đi ăn sáng. Phòng ăn rộng, để ý chỉ thấy thuần khách Trung Quốc kín đặc
phòng, có lẽ chỉ lẻ loi dăm khách Việt chúng tôi thôi. Khi ăn, chúng tôi thử hỏi
han giao lưu với những khách du lịch Trung Quốc, bằng tiếng Anh, song gần như
họ không hiểu, dẫu sao cũng vui vẻ. Để ý, thấy họ ăn xong bữa, bảo nhau lấy
trứng luộc, bánh mì nhỏ, pho-mát, nước uống có ở đây, bỏ vào túi xách tay hoặc
túi áo khoác đang mặc trên người. Có chút buồn cười, nhưng thôi, kệ họ. Sáng
hôm sau, chúng tôi lại đến phòng ăn hom trước. Cũng muộm rồi mà còn chua chưa
mở, thực khách người Trung Quốc đã tập trung ở ngoài rất đông. Khi cửa mở, mấy
nhân viên người Nga của khách sạn đứng chặn cửa ra vào, yêu cầu mọi người cởi
bỏ hết áo khoác lạnh bên ngoài trên hết những chiếc mắc để sẵn, rồi từng người
một vào phòng ăn, bất biết nhiệt độ ngoài trời khá lạnh (dưới 10 độ C), mặc ai
đó giải thích rằng như thế họ sẽ rét. Chúng tôi rất ngạc nhiên, đứng ra xa quan
sát, thấy ái ngại và phản cảm làm sao. Hỏi ra, mới biết nhân viên khách sạn
nghĩ ra cách này, nhằm chống các thực khách lấy đồ ăn mang đi. Ôi, người xưa
bảo, miếng ăn là miếng nhục cũng phải. Chán nản, chúng tôi bỏ về định trở lại
phòng lấy mì tôm mang theo từ Việt Nam ra ăn, thì thấy ở tầng dưới,
một phòng ăn sáng khác mở cửa. Ở đây, hầu hết là khách người châu Âu, cũng có
các khách châu Á như chúng tôi, khách người Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả những
khách người Trung Quốc đi lẻ. Phòng ăn sang trọng, thực đơn phong phú. Ngồi ăn
ở đây, chúng tôi mới nghĩ lại, thì ra, khách sạn họ bố trí phoàng ăn sáng riêng
cho khách du lịch Trung Quốc đi đoàn đông, số khách còn lại, được bố trí ở
phòng ăn này. Lại nghĩ, vậy là có sự phân biệt rồi. Vẫn biết, người Trung Quốc
phần đông có thói quen ăn uống ồn ào, nói cười to, ưa náo nhiệt, và ăn cũng rất
khỏe. Cùng với đó, người Trung Quốc còn ít nhiều mang nếp sống đầy chất “quê mùa“, chưa biết hoặc chưa thích nghi
với nếp ăn châu Âu, đi nhẹ nói khẽ và nếp ăn uống là ăn vào bụng thì bao nhiêu
cũng được, nhưng tuyệt đối không được lấy thừa, bó phí, lại càng không được lấy
mang đi, bởi vậy là hành thiếu văn hóa ... Chắc hôm trước, nhân viên khách sạn không
phân biết được, tưởng chúng tôi là khách đoàn du lịch Trung Quốc, nên chỉ chung
vào một chỗ. Nghĩ thêm, lễ tân Trung Hoa là bậc nhất thiên hạ, điều này thì tôi
từng nhiều lần chứng kiến và được hưởng thụ sự tận tình chu đáo của họ, chứ đâu
có nhếch nhác thế này. Nghĩ về cách ứng xử chưa lấy làm văn hóa của cả khách du
lịch Trung Hoa và nhân viên khách sạn mà buồn. Từ miếng ăn, thành chuyện văn
hóa ứng xử giữa con người, thậm chí, quốc gia với nhau, nếu không có một sự cảm
thông. Song, âu cũng là sự muôn màu muôn vẻ của cuộc sống.
Dẫu rằng, đọc nẻo đường Nga, vẫn gặp đây đó những
chuyện buồn, chuyện không hay, song cảm quan chung, nước Nga vẫn là một quốc
gia hùng cường, có thiên nhiên bao la tuyệt vời, có lịch sử oanh liệt và bề dày
văn hóa vô cùng phong phú và phát triển...
Thiên nhiên đẹp cả bốn mùa, mỗi mùa đẹp
riêng một vẻ, tài nguyên khoàng sản giàu có, khỏi phải bàn, song bề dày lịch sử
và sự đa dạng văn hóa, thiết nghĩ, cũng cần nhấn mạnh đôi chút.
Nước Nga vô cùng rộng lớn, trải dài từ
Đông sang Tây, từ châu Á sang châu Âu, khoảng cách giữa hai cực đến 8 múi giờ,
đa sắc tộc, đa tôn giáo, vậy nên sự đa dạng phong phú về văn hóa là đương
nhiên. Gạt đi những vấn đề xung đột về sắc tộc và tôn giáo, thì sự đa dạng về
văn hóa là một lợi thế rất lớn trong phát triển. Hơn thế, lịch sử đã để lại cho
nước Nga ngày nay, kể cả Liên Xô cũ, một nguồn vốn di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể khổng lồ. Vấn đề là việc bảo tồn, bảo tàng và phát huy những lợi
thế từ nguồn di sản quý giá đó vào sự phát triển-phát triển bền vững, như thế
nào? ...
Về tinh thần, tâm hồn và tính cách
Nga, cũng là một đặc sắc, một lợi thế lớn lao!...
Nhận xét
Đăng nhận xét