3. Shinkansen, tốc độ Nhật Bản,
Mặc dù đây là lần thứ ba đến Nhật Bản, nhưng lần này
tôi mới sử dụng phương tiện tàu nhanh Shinkansen.
Lần đầu, sang Nhật Bản vào năm 2005, tôi chỉ quanh quẩn
khu vực nội-ngoại ô thủ đô Tokyo
mà thôi, và di chuyển cũng bằng phương tiện giao thông công cộng là xe bus và metro. Lần thứ hai, vào năm 2014, tôi có đi xa hơn, đến Phú Sĩ, rồi
đến cố đô Kyoto, nhưng chỉ bằng phương tiện ô tô do cơ quan thường trú của VOV
phục vụ.
Lần này, lịch trình phức tạp hơn, bay từ Hà Nội sang
Osaka, một thành phố ở phía Nam, rồi di chuyển ngược dần lên phía Bắc, nên
chặng đường dài 513 km từ Kyoto về Tokyo, chúng tôi chọn phương tiện
Shinkansen.
Lần đầu đi Shinkansen nên có chút tò mò, háo hức. Được
biết, sự nhanh chóng và tiện lợi của loại phương tiện này, chúng tôi không cần
đặt mua vé trước, cứ lúc nào xong việc ở Kyoto
là ra ga mua vé đáp tàu về Tokyo
mà thôi. Sau khi chọn ăn nhanh ở một quán mì nóng, chúng tôi ra ga tàu. Mua vé,
được nhà ga cho biết, vẫn còn vé của chuyến tàu gần nhất, 15 phút nữa sẽ đến ga
Kyoto và chỉ dừng tại đây chừng vài phút là chuyển bánh. Tuy nhiên, trong lúc
chờ tàu, một thành viên trong đoàn gặp chuyện về tiêu hóa bụng dạ, phải cấp tốc
đi hỏi thăm nhà ngài Wyliam Cường
(WC), thế là anh ta không kịp tàu. Đoàn có 8 người thì đành phải chia đôi, 5
người lên tàu cho kịp chuyến, còn 2 người phải ở lại chờ người kia. Con tàu
băng về Tokyo .
Qua cửa kính, nhìn cảnh vật bên đường, cảm giác tốc độ không mấy nhanh, đồ đoán
tốc độ chỉ hơn trăm cây số một giờ thôi. Tôi nhớ, cách đây vài năm, đã có lần
tôi xem một phóng sự dài kỳ về sự hình thành và phát triển của Shinkansen trên
truyền hình, nhưng giờ chỉ nhớ láng máng
mà thôi.
Về loại tàu siêu tốc nói chung, năm 1996, lần đầu tiên
từ Paris đi Clermont Ferrant, một thành phố ở đồng nam nước Pháp, và ngược lại,
tôi đi tàu TGV của Pháp, và sau lần đó có những hiểu biết và trai nghiệm cơ bản
về loại phương tiện giao thông hiện đại. Tiếp đó, lần thứ hai vào năm 2009, tôi
được phía chủ nhà Trung Quốc cho đi thử tàu siêu tốc của họ, từ nhà ga trung
tâm đi sân bay Phố Đông ở Thượng Hải, vì khi ấy tôi đang tham gia một khóa học
dài 2 tháng tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh, và có chuyến đi
thực tập về Thượng Hải. Có lẽ, khi ấy, Trung Quốc đứng đầu thế giới về loại tàu
này, nên đoạn đường dài hơn bốn chục cây số, tàu chị chạy mất đúng 7 phút và
tốc độ lúc đạt tối đa là 430 km/h.
Trở lại câu chuyện đi tàu Shinkansen, hôm ấy tôi đã
nhầm khi đồ đoán tốc độ của tàu. Chỉ biết, với quãng đường dài 513 km, tính cả
thời gian 3 lần dừng ở ga, thời gian chạy tàu chỉ mất có 2h12ph. Như vậy, suy
ra, tốc độ chạy tàu trung bình phải đạt trên 250 km/h. Sở dĩ cảm giác tốc độ
tàu chậm qua quan sát cảnh vật bên đường là thứ cảm giác bị đánh lừa, bởi cửa
kính của tàu Shinkansen là loại kính giảm tốc.
Tàu về đến nhà ga trung tâm Tokyo, chúng tôi cũng chỉ
mất khoảng 15 phút chờ nhóm 3 người còn lại của đoàn, bời họ tuy không kịp
chuyến ấy, phải đổi vé đi chuyến ngay sau đó, cũng chỉ sau chúng tôi có vậy mà thôi.
Thật nhanh chóng và tiện lợi vô cùng.
Tại sao, mục này, tôi lại lấy cái tít “Shinkansen, tốc độ Nhật Bản”? Ấy là bởi,
tôi nhớ đến một câu chuyện từ năm 2008, khi ấy tôi đang theo học một khóa học
đặc biệt tại Trường Đảng trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh, theo chương trình
ký kết giữa hai vị Tổng Bí thư của hai đảng là Hồ Cẩm Đào và Nông Đức Mạnh. Một
vị giáo sư của nhà trường, khi nói về thời điểm Trung Quốc bắt đầu thực hiện
chính sách cải cách mở cửa, đã lấy vị dụ bằng cách kể một câu chuyện. Chuyện
rằng, khi ấy, ông Đặng Tiểu Bình trở lại chấp chỉnh, ông ta có chuyến sang thăm
chính thức Nhật Bản. Thủ tường Nhật muốn khoe sự phát triển nhanh chóng và hiện
đại của nước mình đã mời ông Đặng thử đi tầu Shinkansen. Sau khi đi tàu thử,
ông Đặng đã kiên quyết một cách bình thản mà rằng “Tốc độ tàu này nhanh thật.
Trung Quốc sẽ tiến nhanh như con tàu này”. Đối đáp của các nhà chính trị lão
huyện như thế đấy. Vậy nên, khi chọn cái tít này, là tôi muốn nói đến sự phát
triển hiện đại của nước Nhật.
Cũng cần phải nói thêm về hành khách đi tàu Shinkansen.
Tôi sẽ nói kỹ ở phần sau nữa của thiên phóng sự này.
Ở đây, thêm một lần nữa, tôi cảm nhận được tinh thần
của ý
thức Nhật Bản...
( còn nữa )
( còn nữa )
Nhận xét
Đăng nhận xét