Chuyện dọc đường xứ sở Mặt trời (VI)

       
    6. Món mì & sự đa dạng văn hóa Nhật Bản.


        
       Sau khi thăm đền Fushimi Inari-taisha, chúng tôi tìm bữa trưa ăn nhanh để kịp ra ga đáp tàu shinkansen về Tokyo trước chiều muộn. Và như vậy, không gì tiện lợi, ngon, nhiều, bổ, rẻ hơn bằng đi ăn mì. 
         Có thể nói, món mì của Nhật bản cũng phổ biến, phong phú và quốc hồn như món Phở ở xứ ta. Nhưng đối với tôi, bằng mắt thường và vị giác ăn uống, tôi chỉ phân biệt rõ rệt theo tính chất nóng lạnh của món ăn, thành hai loại chính là mì lạnhmì nóng. Chắc hẳn, mỗi loại mì ấy lại có nhiều loại khác nhau, nhưng ở đây, tôi không chủ định bàn riêng về món mì, mà chỉ mượn chuyện món mì để bàn về ẩm thực và văn hóa Nhật Bản nói chung. 
         Mì lạnh, lần đầu nếm món mì này, ấy là năm 2005, khi tôi là khách mời của Bộ Y tế, cùng mấy nhà báo khác tham gia đoàn công tác sang Trung tâm Y tế Quốc tế Nhật Bản tại Tokyo để tìm hiểu vào khảo sát một số bệnh lây nhiễm do vi-rus đặc biệt,… Trên chuyến bay đêm của Vietnameirlines từ Nội Bài sang Narita, xem thực đơn, tôi đã bị hấp dẫn bởi món mì lạnh, nhưng khi ăn, nếm phải sự nguộn lạnh và nhạt nhẽo của món này, mà bỏ dở không tài nào ăn nổi. Vì thế, suốt những ngày ở Nhật Bản, tôi đã ngại và không đụng đũa vào món này nữa. Còn lần sang Nhật thứ hai, vào năm 2014, với sự hướng dẫn của dân sành món Nhật, tôi đã ăn lại món này, và khi đó đã biết trộn vào đó thứ nước sốt chuyên dụng, thì cũng vẫn là để bớt nhạ nhẽo mà thôit. Riêng lần này, mọi người chủ trương đi thưởng thức món mì lạnh thượng thặng, ở một nhà hàng chuyên mì gần làng cổ du lịch Cỏ may, cách trung tâm cố đô Kyoto ba chục cây số, nên tính chất bữa ăn có khác.
         Đường quanh co như lút vào vùng rừng núi thuần một loại thông ôn đới thân cao thẳng tắp. Núi rừng trùng điệp nhưng sạch sẽ phong quang  như thành phố. Thỉnh thoảng xe lại chui qua một đoạn đường hầm xuyên núi, dân cư thưa thớt, lâu lâu mới có một điểm dân cư đông đúc hơn. Quán mì lạnh nằm gần đường đi, phía sau nhà một một dòng suối nhỏ, uốn lượn theo chân rừng thông, nước trong vắt róc rách chảy với đôi bờ sỏi cát rất sạch, làm cho cảnh quan của quán ăn khá nên thơ. Quán làm theo kiểu nhà truyền thống Nhật Bản, khách ngồi bàn caohay bàn thấp tùy chọn. Thực khách khồng đông lắm, và trong lúc chờ dọn món, có thể ra bờ suối chụp ảnh, hoặc tha thẩn ngắm các đồ cổ như guồng quay tơ, đồng hồ, bàn ghế, đồ gốm sứ cổ mỹ nghệ được bày biện khá trang nhã. Ở đây, phòng vệ sinh nam nữ cũng được thiết kế, trình bày hình ảnh rất ngộ nghĩnh, khiến thực khách phải bật cười…
         Món mì lạnh dọn ra, mỗi người riêng một khay gỗ với đủ đồ gia giảm cho món ăn. Mặc dù tôi không thực sự khoái khẩu món mì lạnh, song sự đầy đủ gia vị, món phụ và sự cầu kỳ, tinh tế trong món ăn, đã làm tăng lên sự ngon miệng…
Còn mì nóng, đặc biệt nhất là món mì trứng quán Tarezo mà tôi đã kể ở phần đầu phóng sự này, nên xin không nhắc lại. Mòn mì hải sản kiểu như lẩu mì hải sản ở xứ ta, chúng tôi cũng đã ăn ở quán Cua Đỏ nổi tiếng Osaka, là một dạng, tuy nhiên nó không có gì độc đáo về nơi ăn và dịch vụ bồi bàn. Tôi muốn kể ở đây, ấy là món mì bò nóng ở một quán ăn nhanh gần Đền vạn cổng ở Kyoto. 
         Hôm ấy, vì cần ăn nhanh, lại phải ngon miệng và no bụng để còn kịp ra ga đáp tàu shinkansen về thủ đô Tokyo, nên cô phiên dịch kiêm hướng dẫn viên đã đưa chúng tôi đến quán ăn này. Cửa vào hẹp, cầu thang bộ lên như kiểu nhà phố cổ ở Hà Nội. Chọn món, mua vé ăn thì khách hàng tự sử dụng máy bán hàng tự động. Nhân viên phục vụ nhận phiếu đặt món rồi đưa thực khách vào bàn ăn. Đó là những phòng hẹp kiểu hành lang, ghế ăn cao như bar rượu Tây, mỗi người một ca-bin riêng. Đồ dùng tiện nghi ăn uống được treo trước mặt mỗi thực khách kiểu như chạn hay tủ bếp. Thức ăn được đưa từ bên trong, ấy là bếp của nhân viên, một người riêng một khay ăn, qua ô cửa tròn như lỗ tò vò ấy. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên và thích thú với kiểu bố trí hợp lý đến từng chi tiết nhỏ của các phòng ăn kiểu ca-bin này. Mì bò khá ngon, có thể gọi kèm thêm trừng gà luộc lòng đào cho ấm bụng. Thật ấn tượng và không có gì chê trách về sự tiện lợi và chất lượng phục vụ. Quả thật, tưởng đơn giản vậy thôi, chứ ngẫm nghĩ, ở đó là chất lượng của sản phẩm văn hóa rất cao, ấy là sự kết hợp một cách hài hòa nhằm phục vụ con người đến mức cao nhất trong không gian hạn hẹp hữu dụng. 
         Dồn tụ lại những lần đi ăn món mì ở Nhật Bản, tuy không nhiều, song có thể rút ra, hàm lượng văn hóa rất cao. Dù không muốn so sánh, chỉ qua việc ăn món mì ở Nhật Bản, có thể thấy, sự lịch sự và tinh tế trong hoạt động dịch vụ ẩm thực của họ cao hơn xứ ta nhiều lắm, và không hề bóng dáng của sự nhếch nhác, lộn xộn thường thấy ở những quán phở, bún, miến, hủ tiếu ở xứ ta. 
         Suy ngẫm cho đến cùng, thì vẫn là văn hóa mà thôi ?! ... ./.

Nhận xét