1. Người đi
giữa thực và mơ.
Có
thể, nhiều người sẽ tự nhận mình như vậy. Song người tôi ám chỉ ở đây là nhà
thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền,
Mặc dù cho đến nay, Nguyễn Vĩnh Tuyền
chưa từng xuất bản một tập thơ nào, nhưng anh đã từng sáng tác hàng nghìn bài
thơ, và khi vui đâu đó với anh em, bạn bè, thi hữu, anh xuất bản miệng vài ba bài, hăng lên thì dăm bảy bài là thường.
Nguyễn Vĩnh Tuyền, tuổi Ất Dậu, sinh
năm 1945, hơn tôi vừa đúng một giáp, nhưng chúng tôi chơi với nhau là bạn vong
niên. Tôi biết anh và lập túc thân ngay với Nguyễn Vĩnh Tuyền từ thời điểm mùa
thu năm 2009, khi đó tôi đang phụ trách Văn phòng VOV miền Trung, đóng tại
thành phố Đà Nẵng, và là người mới tò te của Xóm Lá (tên gọi nôm na thân mật của cộng đồng blogger, Blog Tiếng Việt). Lúc ấy, Nguyễn Vĩnh Tuyền đã là người cũ, và
thuộc hàng đại ca của Xóm Lá rồi. Rón rén bước chân vào Xóm Lá, tôi thấy anh
tung tẩy thơ phú, xướng họa, đùa rỡn khắp Xóm. Có lẽ, với tính cách như vậy,
anh nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết với khá nhiều người, trong đó
có tôi. Tôi xa nhà, từ Hà Nội luân chuyển công tác vào Đà Nẵng, nên ngoài công
việc, tôi dành nhiều thời gian rảnh rỗi đặng giao du với bà con Xóm Lá giải
khuây. Nguyễn Vĩnh Tuyền là một trong số ít người ở Xóm Lá, hiểu hoàn cảnh và
chia sẻ cùng tôi sự trống vắng đó. Thêm nữa, tôi biết anh là cha đẻ của Nguyễn
Vĩnh Tiến, một kiến trúc sư trẻ có tài thơ nhạc, là tác giả của ca khúc Bà tôi, và trước đó là bài thơ Chiếc roi tre được trao giải cao nhất
một cuộc thi thơ, nên có phần nể trọng anh. Phải vậy, mà hai chúng tôi nhanh
chóng kết thần, rồi coi nhau như anh em ruột thịt từ ngày ấy?
Đầu năm 2010, tôi ra lại Hà Nội, văn
phòng làm việc của tôi ngay tại trụ sở 58 Quán Sứ. Cùng thành viên. Xóm Lá ở
đấy còn có nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Trọng Huân, rồi sau nữa, thêm
nhà thơ Trương Hữu Lợi, nhạc sĩ Quang Hiển, họa sĩ Lã Minh Kính, nhà thơ Nguyễn
Thanh Vân, nhà thơ Chử Thu Hằng nhà văn
Nguyễn Cao Thâm, nhà văn Lưu Quốc Hòa… nên tháng đôi lần, hễ có điều kiện là à
ới tụ họp, chuyện văn chương thơ phú rroom rả. Bầu không khí ấp cúng như thế,
Nguyễn Vĩnh Tuyền càng có cớ để ra thơ…
Công việc của tôi hay phải đi đây đó,
bản tính lại yêu thích miền núi, nên nhiều chuyến đi, tôi hay rủ Nguyễn Vính
Tuyền đi cùng, và thế là, anh em chúng tôi lại trên từng cây số… Tây Bắc thì
Hòa Bình-Sơn La-Điện Biên-Lai Châu-Lào Cai-Yên Bái; Việt Bắc thì Tuyên Quang-Hà
Giang-Cao Bằng-Bắc Cạn; Đông Bắc thì Bắc Giang-Lạng Sơn-Quảng Ninh…Mỗi năm mới,
chúng tôi thường thu xếp về Phủ Lý thăm nhà văn Lưu Quốc Hòa, hoặc vào xứ Thanh
thăm nhà văn Trịnh Tuyên, cùng các blogger miền Thanh-Nghệ… Lang thang đây đó,
vui nhiều và viết cũng nhiều…
Tiếng là có trong tay gia tài hàng
ngàn bài thơ, nhưng nói đến việc tập hợp thành tập thì Nguyễn Vĩnh Tuyền lại
ngại. Đúng ra, anh lười. Trước hết, Nguyễn Vĩnh Tuyền lười việc tìm lại thơ
mình. Mỗi cao hứng, hay mất ngủ, anh đều viết được. Viết như thể, cuộc đời anh
chỉ có Thơ là trọng, ấy vậy, viết xong là quăng quật ngay. Thơ anh rải rác đâu
đó, anh chẳng nhớ, và cũng không thuộc. Anh thuộc khá nhiều thơ của con trai
mình, nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, song với thơ mình, tôi cam đoan, anh
thuộc không nổi chục bài. Lười tìm lại thơ, và cả lười biên tập. Viết ra đấy,
nhưng có khi chẳng thèm đọc lại, quẳng lên blog hoặc Facebook cá nhân là xong,
và hầu như không biên tập lại bao giờ. Cứ như anh chẳng chịu trách nhiệm gì,
đúng ra, là anh vô trách nhiệm với những đứa con tình thần của mình. Và coi đó
là việc của người khác,,, Ứng xử với thơ mình như vậy, nhưng trong đời sống,
anh lại là người rất chăm chỉ việc nhà, chu toàn chăm sóc vợ,con, các cháu nội
ngoại mình. Không những thế, anh chu đáo và trách nhiệm với quê hương, họ hàng
và bạn bè gần xa…
Có hai người hay giục anh tập hợp thơ
thành tập, ấy là Nguyễn Vĩnh Tiến, và tôi. Nguyễn Vĩnh Tiến thì giành việc đặt tên tập
thơ, còn tôi, biên tập bài và viết chút gì đấy, xem như phác họa chân dung
Nguyễn Vĩnh Tuyền.
Lâu nay, âm âm trong suy nghĩ của tôi,
nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền là người đi
giữa thực và mơ,…
( còn nữa )
Nhận xét
Đăng nhận xét