4.
Phòng bệnh y nằm, không phải là loại dịch vụ tốt nhất, dạng trung, 350 nghìn đồng/ ngày giường. đi vệ sinh chung, trong phòng ngoài một va-la-bô thì có một chiếc tivi treo tường đầu kỹ thuật số, chỉ có chế độ bật công tắc, mặc định mức âm thanh và kênh VTV1. Ấy vậy, từ hôm y vào đến nay, tivi bật đi bật lại, vẫn đứng hình, cảnh nữ phóng viên cầm mic đứng ngoài phổ gì đấy. trông rõ vô duyên. Còn cái chậu rửa thì bị tắc, ứ tràn cả xuống nền nhà, vậy cũng chẳng thấy ai ngó ngàng sửa chữa gì cả.
Chiều thứ bảy, phòng bệnh vắn, mấy chàng ngườu nhà cũng bàn chuyện chán rồi. Một ai đó, nhìn cái chậu rửa ứ tắc thở ngắn than dài. Thấy vậy, Q nổi máu bực lên, bèn rủ X, “Thua cái tivi rồi, còn cái chậu rửa này, chả lẽ anh em mình cũng thua nốt? Anh em mình thử tháo ra xem sao”. Thế là hai người hì hục tháo vặn một hồi, cuối cùng cũng được. Họ lôi ra cả một cái rẻ rửa bát lọt xuống chèn tắc ở họng dưới. Vậy là chậu rửa thông tắc, khiến cả phòng bệnh sung sướng. Bữa cơm chiều ấy, ba anh chàng Q-X-T rủ nhau ra quán ngoài phố ăn cơm với ý đồ cụng ly có chút cay cho nó máu, gọi là chút mừng công. Họ có rủ y và bác H nhưng cả hai đều từ chối. Thế là ba tay kéo nhau đi sẩm tôi mới về.
Y khen Q là người tháo vát, lại chịu khỏ và hay giúp người. Th, vợ Q bảo “Vâng, nhà em tính vậy đấy, nhưng mà... việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng... Bộ đội mà, ra ngoài giúp dân quen rồi, nhưng đi vắng biền biệt thế, bao nhiêu việc nhà, trông cả vào tay em... Khi nghỉ hưu, ở nhà vẫn quen tính vậy, bác ạ.... Lại thêm, hễ rảnh tay, là mấy ông hưu với rủ nhau bài cây, tá lả hết ngày hết buổi bác ơi”. Lúc Q về, thấy vợ đang rôm chuyện với y, đùa vui “Chắc nhà em lại kể tội em với bác chứ gì”. Y đùa lại “Anh em chúng tôi đang nói xấu chú đây”. Q toét miệng cười “Vâng, em biết tội em rồi... Sau đận này, em sẽ ngoan, tu chí đây, bác ạ”. Th. cười mắng yêu chồng “Được thế thì mừng quá. Em chỉ mong có thế bác ạ. Với lại, chân tay cứ đau khớp thế này, em có tham công tiếc việc thì cũng đành chịu. Nhà em không làm thì ai đây”.
Sau mấy ngày, vợ y mang cơm vào cho y, thấy vợ chồng Q-Th hay chuyện, cũng hỏi han chuyện trò, biết bệnh của Th, nói là Th nên tập một số động tác yoga, hy vọng tập luyện lâu dài sẽ cải thiện được sự vận động. Chiều hôm ấy, vợ y mang cơm sớm hơn mọi ngày, dành thời gian dạy cho Th dăm động tác yoga đơn giản, dễ tập và có thể đem lại hiệu quả. Về cái khoản này, vợ y đã theo lớp tập bảy, tám năm nay, nhờ thế mà việc nhà quần quật vẫn dẻo dai. Điều đó, cho thấy tác dụng nhãn tiền của yoga. Vợ y còn “đe’ sẽ dạy cho y tập yoga, y ầm ừ nhưng rồi bỏ qua. Có lẽ, sau đận này, cũng phải tập yoga thôi.
Về sức khỏe, người ta hay bảo nhau “Lúc còn trẻ, bán sức khỏe đi để lấy tiền. Khi về già, lại bỏ ra bao nhiêu tiền để mua sức khỏe, nhưng đâu có được”. Ngẫm nghĩ thấy quá đúng. Giờ đây, các điểm công cộng, phấn đông chỉ thấy người già luyện tập thể dục, trong khi cánh trẻ thì đêm thức rõ khuya, sáng thì dậy muộn, thậm chí ngày nghỉ có thể ngủ cả ngày.
Nói vậy, y cảm thấy ái ngại, khi biết bệnh nhân giường 60B, cạnh giường gã Trọc, ấy là cô gái trẻ mới 22 tuổi, mặt non choẹt như học sinh phổ thông, vậy mà đã lấy chồng, có con 6 tháng tuổi, nhập viện trước y cả tuần vì chứng thấp khớp chạy vào tim. Cu cậu chồng cô bé, cũng non, ăn mặc như thằng cu bơ cù bất. Đôi vợ chồng trẻ chăm nhau, nhõng nhẽo như trẻ con. Mà đúng, vợ chồng trẻ con. Nghe nói, đầu tuần, cô bé xuất viện, nhưng không phải khỏi bệnh về nhà, mà chỉ về nhà tạm thời ít ngày, để sau đó nhập viện Tim mạch chữa bệnh tiếp. Rõ khổ.
Bệnh nhân, vào đây, mỗi người mỗi bệnh, có thể na ná như nhau, nhưng không giống nhau; hoàn cành gia đình cũng mỗi người mỗi khác, tự mình chăm mình, người nhà đi theo chăm sóc, hoặc giả thuê người chăm sóc. Dịch vụ y tế tăng chóng mặt, nằm giường phổ thông thì phải chấp nhận 2-3 người nằm chung. Giường hẹp, phòng đông người ngột ngạt, đến người khỏe cũng nhược người, huống chi người bệnh. Lại thêm người đi theo, tối trải chiếu, ni-lông, tấm bìa các-tông xuống nền, ngủ la liệt như lợn. Còn thuê phòng dịch vụ tự nguyện thì bét nhất cũng 350 ngàn đồng/ ngày giường, mà số giường cũng có hạn, không có mà thuê. Ai ở tỉnh xa, đi viện mươi ngày, kèm người chăm sóc là đi tong vài chục triệu, bay số tiên còm cõi kiếm cả năm cũng nên. Y đã chứng kiến, nhiều người không dám ăn suất cơm viện, bởi mỗi suất là 30 ngàn đồng, trong khi chịu khó đi ra phố, quán cơm bình dân chỉ giá 20 ngàn. Mỗi lần đi ăn về, có người ngồi đếm mớ tiền lẻ nhàu nát, vuốt cho phẳng rồi xếp lại với nhau, mặt mũi cứ tần ngần, nhẩm tính từng ngày. Đấy là chỉ tính tiền ăn, tiền thuốc thôi, chứ chiếu chụp hình ảnh mới tốn kém nhiều. Ai không có bảo hiểm thì thật khốn nạn cái thân, bao nhiêu tiền cho đủ. Mà bây giờ, miễn bàn, đi khám bệnh, bác sĩ hỏi dăm câu chiếu lệ, hỏi cho phải phép, mang tính đinh hướng, còn lại, cứ chiếu chụp cái đã ...
Phòng bệnh y nằm, không phải là loại dịch vụ tốt nhất, dạng trung, 350 nghìn đồng/ ngày giường. đi vệ sinh chung, trong phòng ngoài một va-la-bô thì có một chiếc tivi treo tường đầu kỹ thuật số, chỉ có chế độ bật công tắc, mặc định mức âm thanh và kênh VTV1. Ấy vậy, từ hôm y vào đến nay, tivi bật đi bật lại, vẫn đứng hình, cảnh nữ phóng viên cầm mic đứng ngoài phổ gì đấy. trông rõ vô duyên. Còn cái chậu rửa thì bị tắc, ứ tràn cả xuống nền nhà, vậy cũng chẳng thấy ai ngó ngàng sửa chữa gì cả.
Chiều thứ bảy, phòng bệnh vắn, mấy chàng ngườu nhà cũng bàn chuyện chán rồi. Một ai đó, nhìn cái chậu rửa ứ tắc thở ngắn than dài. Thấy vậy, Q nổi máu bực lên, bèn rủ X, “Thua cái tivi rồi, còn cái chậu rửa này, chả lẽ anh em mình cũng thua nốt? Anh em mình thử tháo ra xem sao”. Thế là hai người hì hục tháo vặn một hồi, cuối cùng cũng được. Họ lôi ra cả một cái rẻ rửa bát lọt xuống chèn tắc ở họng dưới. Vậy là chậu rửa thông tắc, khiến cả phòng bệnh sung sướng. Bữa cơm chiều ấy, ba anh chàng Q-X-T rủ nhau ra quán ngoài phố ăn cơm với ý đồ cụng ly có chút cay cho nó máu, gọi là chút mừng công. Họ có rủ y và bác H nhưng cả hai đều từ chối. Thế là ba tay kéo nhau đi sẩm tôi mới về.
Y khen Q là người tháo vát, lại chịu khỏ và hay giúp người. Th, vợ Q bảo “Vâng, nhà em tính vậy đấy, nhưng mà... việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng... Bộ đội mà, ra ngoài giúp dân quen rồi, nhưng đi vắng biền biệt thế, bao nhiêu việc nhà, trông cả vào tay em... Khi nghỉ hưu, ở nhà vẫn quen tính vậy, bác ạ.... Lại thêm, hễ rảnh tay, là mấy ông hưu với rủ nhau bài cây, tá lả hết ngày hết buổi bác ơi”. Lúc Q về, thấy vợ đang rôm chuyện với y, đùa vui “Chắc nhà em lại kể tội em với bác chứ gì”. Y đùa lại “Anh em chúng tôi đang nói xấu chú đây”. Q toét miệng cười “Vâng, em biết tội em rồi... Sau đận này, em sẽ ngoan, tu chí đây, bác ạ”. Th. cười mắng yêu chồng “Được thế thì mừng quá. Em chỉ mong có thế bác ạ. Với lại, chân tay cứ đau khớp thế này, em có tham công tiếc việc thì cũng đành chịu. Nhà em không làm thì ai đây”.
Sau mấy ngày, vợ y mang cơm vào cho y, thấy vợ chồng Q-Th hay chuyện, cũng hỏi han chuyện trò, biết bệnh của Th, nói là Th nên tập một số động tác yoga, hy vọng tập luyện lâu dài sẽ cải thiện được sự vận động. Chiều hôm ấy, vợ y mang cơm sớm hơn mọi ngày, dành thời gian dạy cho Th dăm động tác yoga đơn giản, dễ tập và có thể đem lại hiệu quả. Về cái khoản này, vợ y đã theo lớp tập bảy, tám năm nay, nhờ thế mà việc nhà quần quật vẫn dẻo dai. Điều đó, cho thấy tác dụng nhãn tiền của yoga. Vợ y còn “đe’ sẽ dạy cho y tập yoga, y ầm ừ nhưng rồi bỏ qua. Có lẽ, sau đận này, cũng phải tập yoga thôi.
Về sức khỏe, người ta hay bảo nhau “Lúc còn trẻ, bán sức khỏe đi để lấy tiền. Khi về già, lại bỏ ra bao nhiêu tiền để mua sức khỏe, nhưng đâu có được”. Ngẫm nghĩ thấy quá đúng. Giờ đây, các điểm công cộng, phấn đông chỉ thấy người già luyện tập thể dục, trong khi cánh trẻ thì đêm thức rõ khuya, sáng thì dậy muộn, thậm chí ngày nghỉ có thể ngủ cả ngày.
Nói vậy, y cảm thấy ái ngại, khi biết bệnh nhân giường 60B, cạnh giường gã Trọc, ấy là cô gái trẻ mới 22 tuổi, mặt non choẹt như học sinh phổ thông, vậy mà đã lấy chồng, có con 6 tháng tuổi, nhập viện trước y cả tuần vì chứng thấp khớp chạy vào tim. Cu cậu chồng cô bé, cũng non, ăn mặc như thằng cu bơ cù bất. Đôi vợ chồng trẻ chăm nhau, nhõng nhẽo như trẻ con. Mà đúng, vợ chồng trẻ con. Nghe nói, đầu tuần, cô bé xuất viện, nhưng không phải khỏi bệnh về nhà, mà chỉ về nhà tạm thời ít ngày, để sau đó nhập viện Tim mạch chữa bệnh tiếp. Rõ khổ.
Bệnh nhân, vào đây, mỗi người mỗi bệnh, có thể na ná như nhau, nhưng không giống nhau; hoàn cành gia đình cũng mỗi người mỗi khác, tự mình chăm mình, người nhà đi theo chăm sóc, hoặc giả thuê người chăm sóc. Dịch vụ y tế tăng chóng mặt, nằm giường phổ thông thì phải chấp nhận 2-3 người nằm chung. Giường hẹp, phòng đông người ngột ngạt, đến người khỏe cũng nhược người, huống chi người bệnh. Lại thêm người đi theo, tối trải chiếu, ni-lông, tấm bìa các-tông xuống nền, ngủ la liệt như lợn. Còn thuê phòng dịch vụ tự nguyện thì bét nhất cũng 350 ngàn đồng/ ngày giường, mà số giường cũng có hạn, không có mà thuê. Ai ở tỉnh xa, đi viện mươi ngày, kèm người chăm sóc là đi tong vài chục triệu, bay số tiên còm cõi kiếm cả năm cũng nên. Y đã chứng kiến, nhiều người không dám ăn suất cơm viện, bởi mỗi suất là 30 ngàn đồng, trong khi chịu khó đi ra phố, quán cơm bình dân chỉ giá 20 ngàn. Mỗi lần đi ăn về, có người ngồi đếm mớ tiền lẻ nhàu nát, vuốt cho phẳng rồi xếp lại với nhau, mặt mũi cứ tần ngần, nhẩm tính từng ngày. Đấy là chỉ tính tiền ăn, tiền thuốc thôi, chứ chiếu chụp hình ảnh mới tốn kém nhiều. Ai không có bảo hiểm thì thật khốn nạn cái thân, bao nhiêu tiền cho đủ. Mà bây giờ, miễn bàn, đi khám bệnh, bác sĩ hỏi dăm câu chiếu lệ, hỏi cho phải phép, mang tính đinh hướng, còn lại, cứ chiếu chụp cái đã ...
( còn nữa )
Nhận xét
Đăng nhận xét