Ai đưa tôi đến nơi đây
Bên kia Suốt Rút bên này Sơn La
Buồn lòng một thuở câu ca
Rừng hoang người vắng biết là ra sao
Em đây duyên phận má đào
Hạt mưa sa xuống biết vào tay ai,
Làng quê vắng bóng con trai
Đàn ông ra trận, bỏ phai môi hồng
Lên đây mong kiếm tấm chồng
Nào ngờ hoang lạnh người không thấy người,
Vậy chăng duyên phận khép rồi
Nay là mồng một, mai thôi đã rằm
Thêm năm ở, mất đêm nằm
Cứ lần lữa mãi rau răm cũng bùi,
Bao nhiêu nước mắt lén chùi
Bấy nhiêu khao khát chôn vùi vào đêm
Chỉ đêm đồng lõa thương em
Người ơi có xót cho đêm thiếu người,
Đành thôi hoang phí phận giời
Đã không danh phận duyên thời cũng không
Sá chi một tiếng gọi chồng
Một liều, ba bảy liều, trông đợi gì,
Đêm hoang chưa sáng, người đi
Nuôi mầm khôn dại biết khi nào về
Thương con lòng dạ tái tê
Mai ngày ai thấu ê chề đa mang,
Má đào duyên phận lỡ làng
Hạt mưa sa xuống mang mang cõi người...
2011
Cảm nhận từ: mimosadn [Bạn đọc] Email 25.12.11@10:38
Trả lờiXóaEm đây duyên phận má đào
Hạt mưa sa xuống biết vào tay ai
Đàn bà như gọt mưa sa
Sa đâu ấm đấy biết là đâu hơn...
Cảm nhận từ: PHAN THỊ HOÀI THỦY [Blogger] 25.12.11@11:57
Trả lờiXóa" Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao"
Cảm nhận từ: thanhvan2812 [Blogger] Email 25.12.11@14:05
Trả lờiXóaGiá như lão làm được bài thơ này từ năm 1980 thì hay biết bao. Hồi đấy lão làm cho bao cô gái ở nông trường Mộc Châu thèm yêu trộm nhớ. Rồi một mạch lão chuồn về Hà Nội, lão trốn vào An Giang. Bao nhiêu em vì lão mà duyên phận lỡ làng. Vừa rồi lão qua Mộc Châu lão than thân trách phận, em lấy chồng rồi để anh nỗi nhớ mồ côi? Ta là bạn lão nên ta hiểu, thơ lão hay nhưng ta từ chối khen...
Phản hồi từ: THÚY TÍM [Blogger] Email 26.12.11@13:51
Trả lờiXóa"thơ lão hay nhưng ta từ chối khen..."
Nghe câu này khoái quá
Cảm nhận từ: Việt An [Bạn đọc] Email 25.12.11@14:26
Trả lờiXóa@Chu Nhạc!
Đọc thơ, thấy lão CN cũng thương cái duyên phận má hồng lắm. Chắc là Lão cũng phải "làm từ thiện" một chút gì đó "hữu ích" với các nàng chứ nhỉ. Chẳng lẽ chỉ "từ thiện"bằng thơ thôi sao?
Hỏi vui thế thôi! Người làm "từ thiện" vốn "vô tư". Ai lại "khoe ra" bao giờ.
Cảm nhận từ: bachhuong2 [Blogger] Email 25.12.11@16:08
Trả lờiXóaXót xa, cảm động wá. Tuổi này mà bác đi đến đâu, tình củm "ra riết" đến đấy nhẩy.
Cảm nhận từ: Kim Cúc [Blogger] Email 25.12.11@16:32
Trả lờiXóa"Đàn ông ra trận bỏ phai má hồng
....
Đã không danh phận duyên thời cũng không.
...
Nuôi mầm hoang dại biết khi nào về."
Những câu thơ thật là hàm xúc và đầy day dứt, cám ơn anh đã cho thưởng thức.
Cảm nhận từ: vuongvana [Bạn đọc] Email 25.12.11@16:48
Trả lờiXóaAnh Thanh Van. Anh không thấy sao? Lão Chu giờ tiến bộ nhiều rồi:
Đêm hoang chưa sáng, người đi
Nuôi mầm hoang dại biết khi nào về
Thương con lòng dạ tái tê
Mai ngày ai thấu ê chề đa mang.
Kính Lão
Cảm nhận từ: hoaitohanh [Blogger] Email 25.12.11@19:14
Trả lờiXóaCảnh núi rừng yên lành, đẹp nhưng phận người cõi này tồn tại qua ngày vất vả như cõi ta xưa...
Hồi xưa chiến tranh quê tôi cả làng vắng đàn ông vì nam nhi ra trận hết. Nhưng cả làng chỉ có một người chửa hoang và cô gái này bị gia đình cạo đầu bôi vôi như một tội đồ. Ai nấy ghẻ lạnh khinh miệt cô này tội lắm. Cả nhà cô gái ấy cũng bị cả làng nghỉ chơi thật tội nghiệp lắm thay. Đứa con hoang chào đời sau này là cháu đích tôn duy nhất của một bà mẹ có 2 con là liệt sĩ. Họ yêu nhau gia đình đôi bên ngăn cản. Thương người ra trận cũng là thương chính mình, và thế là...
Cảm nhận từ: bichthuyhn [Blogger] Email 25.12.11@21:01
Trả lờiXóaAnh Chu Nhạc ạ,
Chẳng qua vì nền văn hóa truyền thống của mình thôi, ở các nước tiến tiến và ngay ở nước mình, đặc biệt là với những người nổi tiếng, làm mẹ đơn thân đôi khi là một lựa chọn của người phụ nữ. Em đã gặp một số phụ nữ như vậy, họ hài lòng với cuộc sống lắm anh ạ.
Chúc anh một buổi tối tốt lành và một tuần lễ vui nhé!
Em Thủy
Cảm nhận từ: trinhtuyen [Blogger] 25.12.11@21:34
Trả lờiXóa"Thêm năm ở, mất đêm nằm
Cứ lần lữa mãi rau răm cũng bùi,"
Ôi trời ôi! Câu này hay quá đi mất! Đúng là thấm đẫm giá trị nhân văn!
Cảm nhận từ: Nguyễn Vĩnh Tuyền [Blogger] Email 25.12.11@21:51
Trả lờiXóaKiếp má đào – hạt mưa sa
Sướng một bận, đau câu ca mòn đời
Chẳng liều cũng thể cuộc chơi
Tủi buồn khổ nỗi phận người… rong rêu
Trăm năm người – thoảng chút yêu
Nhận về mần sống mà nhiều lắm ư?...
Gia phong, tập tục… hình như
Không dao xiết cổ… Gái hư, lăng loàn…
Tình Thơ Người – Suối Giải oan
Đồng lõa Giời - Đất… Đêm hoang giãi bầy…
*
Má đào duyên phận em đây
Lọt tay trắc ẩn… vơi đầy chiêm bao!…
Cảm nhận từ: Truong Huu Loi [Bạn đọc] Email 25.12.11@21:55
Trả lờiXóaHoan nghênh một bài lục bát giàu lòng nhân ái .Nhạc mà về các lâm trường, nông trường là các cô gái túm tóc đấy.
Cảm nhận từ: dao-nguyen [Blogger] 26.12.11@09:58
Trả lờiXóaKhuyên son Anh,
Thương thiên hạ vừa tới thôi !
Cảm nhận từ: Nguyễn [Blogger] Email 26.12.11@20:16
Trả lờiXóa"Má đào duyên phận lỡ làng
Hạt mưa sa xuống mang mang cõi người..."
Bài thơ thật xúc động!
Đúng là vậy- trong bao nỗi khổ có nỗi khổ nào hơn thân phận người con gái trong thời kỳ chiến tranh...
Cảm nhận từ: VANLY [Blogger] Email 26.12.11@22:16
Trả lờiXóaChú ạ!
Bài thơ hay nhưng số phận sót xa,ngậm ngùi quá.
Chúc chú mọi việc tốt lành ạ.
Cảm nhận từ: ngodinhmien [Blogger] Email 27.12.11@07:07
Trả lờiXóa@ Chu Nhạc!
Bài lục bát như một bài ca dao thở dài cho số phận long đong của những người đàn bà không may mắn...
Năm mới, chúc Chu Nhạc và gia đình sức khoẻ, may mắn và hạnh phúc!
Cảm nhận từ: songlam58 [Blogger] Email 27.12.11@09:02
Trả lờiXóaThưa anh Chu Nhạc!
Bài thơ của anh mang nặng nỗi niềm! Thương cho cô gái xinh đẹp mà duyên phận bẽ bàng anh ạ.
Thật là:
"Má đào duyên phận lỡ làng
Hạt mưa sa xuống mang mang cõi người..."!
Chúc anh ngày mới nhiều vui!
songlam
Cảm nhận từ: quynhgiao106 [Blogger] Email 27.12.11@09:07
Trả lờiXóaCháu thăm chú được nghe thêm một tấm lòng thương cảm cho thân phận người phụ nữ như đại thi hào Nguyễn Du.
Cảm nhận từ: Trọng Hoài [Bạn đọc] Email 27.12.11@14:48
Trả lờiXóaTiên sinh ơi!
Những vần thơ này khác nào Nguyễn Du tái thế. Thấm đẫm sự cảm thương!
Cảm nhận từ: Banhgai [Bạn đọc] Email 27.12.11@18:50
Trả lờiXóaCảm ơn sự hiểu và cảm thông của anh CN . Đó là sự thật của một thời . Chẳng phải núi rừng xa vắng , ngay nhà máy dệt ND giũa phố phường đông đúc cũng hàng trăm cô thợ dệt không chồng bây giờ mới thấm thía nỗi cô đơn.
Bây giờ mới thấy biết ơn các bác nam nhi thầm lặng giúp đỡ chị em có một đứa con (ít nhiều trong số hàng trăm người đó ) Conkhông bố , chỉ có mẹ nhưng thế cũng quý lắm rồi , chị em chẳng đòi hổi gì hơn .
Cảm nhận từ: nguyentronglien [Blogger] Email 27.12.11@22:20
Trả lờiXóaVẫn là kiếp núi, kiếp rừng
Vẫn lại là nỗi rưng rưng! Kiếp người
Khổ thơ:
"Vậy chăng duyên phận khép rồi
Nay là mùng một, mai thôi đã rằm
Thêm năm ở, mất đêm nằm
Cứ lần lữa mãi rau răm cũng bùi"
Người ta cứ tưởng có một sân chèo chênh vênh trên dốc núi Sơn La! Thật nhuần nhuyễn giữa ca dao với dân ca, giữa dân ca với thơ
Chúc mừnh anh Chu Nhạc
Cảm nhận từ: nguyenlamcan [Blogger] Email 28.12.11@17:57
Trả lờiXóaĐêm hoang chưa sáng, người đi
Nuôi mầm khôn dại biết khi nào về
Thương con lòng dạ tái tê
Mai ngày ai thấu ê chề đa mang,
Chậm chân một chút, nhà đã chật ních rồi.
May mà chưa ai cuốm bài lục bát mang phong điệu dân gian này đi.
Vần còn kịp ôm được mấy câu
Thương ơi là thương