Căn phòng ấy rộng vừa 9 m2, ở
khu tập thể P16 Thụy Khuê, Hà Nội. Nó thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp tồn
tại từ hơn ba chục năm trước. Vậy đâu phải là quá vãng “ngày xưa”, nhưng tôi vẫn
gọi thế, là bởi, cái quá khứ ấy, đáng xem như chuyện của ngày xưa !...
Căn phòng rộng vừa 9 m2 ấy là
nơi ở nhà báo Trịnh Bá Ninh.
Về nhà báo Trịnh Bá Ninh, tôi
đã nhiều lần nhắc đến tên anh, trong những câu chuyện của tôi. Thiết tưởng,
cũng nên nhắc lại đôi chút, để bạn đọc lưu tâm nhà báo nổi tiếng này. Nguyên
là, nhóm ba người, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà báo Trịnh Bá Ninh, và tôi, là bạn
học thời phổ thông với nhau, lứa học cấp 3 thời cuối cùng của cuộc chiến chống
đế quốc Mỹ (1972-1975). Trần Đăng Khoa và Trịnh Bá Ninh cùng học ở Trưởng cấp 3
Nam Sách (Hải Dương), cho đến khi, được tập trung về Trường cấp 3 Hồng Quang,
thị xã Hải Dương (cũ) để luyện thi, kỳ thi học sinh giỏi Văn lớp 10 (hệ 10/10)
toàn miền Bắc (tháng 4.1975), thì có thêm tôi, và Việt An (Nguyễn Xuân Sinh),
cùng một số người khác nữa. Sau này, thân thành nhóm riêng với nhau cho đến giờ,
chỉ có 4 người (Trần Đăng Khoa-Trịnh Bá Ninh-Nguyễn Chu Nhạc- Nguyễn Việt An).
Trở lại câu chuyện căn phòng
9 m2 ở khu tập thể Bộ Nông nghiệp P16 Thụy Khuê, chỗ chiu ra chiu vào của nhà
báo Trịnh Bá Ninh. Số là, sau khi chia tay nhau ở Đội tuyển học sinh giỏi văn lớp
10 của tỉnh Hải Hưng (cũ), Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngay, còn lại chúng tôi trở
về trưởng mình, ôn thi tốt nghiệp, đúng vào những ngày tháng hào hùng của Chiến
dịch Hồ Chí Minh, tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đại
thắng mùa xuân 1975. Tôi và Trịnh Bá Ninh học Đại học Nông nghiệp, Việt An theo
học chuyên ngành Điện. Khi tốt nghiệp, tôi nhận quyết định vào tỉnh An Giang
công tác, Việt An thì nhập ngũ và được điều vào đơn vị phụ trách điện của sân
bay quân sự Tân Sơn Nhất, riêng Trịnh Bá Ninh được tuyển dụng về công tác ở Báo
Nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp) và trở thành người làm báo chuyên nghiệp rất
sớm. Còn Trần Đăng Khoa thì vẫn mải miết việc quân, chuyển tiếp qua nhiều đơn vị,
cả khi theo chân các đơn vị quân đội tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam, giải
phóng Campuhia khỏi nạn diệt chủng của Khmer Đỏ.
Vậy là, những tháng năm ấy, trụ lại thủ đô và công việc tương đối ổn định là Trịnh Bá Ninh, còn ba chúng tôi đều phiêu dạt phương xa. Và đương nhiên, Trịnh Bá Ninh trở thành một cây cọc đóng trụ, để ba chúng tôi và một số bạn bè khác nữa tìm đến, mỗi khi về Hà Nội.
Để có được căn phòng riêng vừa
9 m2 đó, Trịnh Bá Ninh cũng khá vất vả về chỗ ăn ở. Ngày ấy, khó khăn mọi bề,
ăn thiếu, mặc thiếu, nhưng khổ nhất là ở thiếu. Khu tập thể dành cho cán bộ
nhân viên các bộ ngành trung ương ở Hà Nội rất ít, nên nhiều người không có nhà
riêng, hoặc gia đình ở Hà Nội, thì ở tập trung vài ba người một tại khu tập thể
cơ quan. Vẫn không đủ, nhiều người ở luôn phòng làm việc, đêm nằm bàn cơ quan.
Trịnh Bá Ninh cũng vậy, anh ở luôn tại Tòa soạn báo ở cơ quan Bộ, số 5 Ngọc Hà.
Một thời gian, anh được về tá túc chung trong một căn phòng rộng chừng gần ba
chục m2 trên tầng 2 khu P16 Thụy Khuê, với hai nhà báo đàn anh là ông A và anh
T. Đang nằm bàn cơ quan, được như vậy, với Trịnh Bá Ninh là hạnh phúc lắm rồi… Ở
căn phòng chung rộng rãi, nhưng đâu được thoải mái, vì ở chung mấy người, thêm
nữa, ông A rất khó tính, hay càu nhàu và dạy bảo “Các cậu trẻ, phai thế này…thế
nọ”… Chỉ vào chủ nhật, ông A về thắm gia đình ở Hưng Yên, còn anh T thì thăm vợ
con đâu như Bắc Ninh, thì cánh bạn bè của Trịnh Bá Ninh mới kéo đến đấy bày vẽ
nấu nướng, ăn uống, nhưng chiều là phải dọn dẹp sạch sẽ tinh tươm. Cứ thế một
thời gian, Trịnh Bá Ninh chuẩn bị cưới vợ, là cô M, một nhân viên hành chính của
Tòa soạn, sau một hồi dàn xếp, căn phòng chung ấy được ngăn bằng vách cót ép
thành hai phần, vừa 9 m2 phía đầu hổi, có cử đi riêng cho đôi vợ chồng sắp cưới,
còn lại phần rộng gấp đôi hai người A và T ở chung. Ôi thật hạnh phúc xiết bao.
Chỉ 9 m2 riêng tư, ấy là niềm mơ ước của nhiều người ở vào thời ấy rồi.
Cũng cần phải thêm đôi chút về
gốc rễ của khu nhà P16 Thụy Khuê này. Đây là một khu rất rộng, bên số chẵn đường
Thụy Khuê, tức là về phía Hồ Tây. Cổng chính vào, chia ra làm 2 khu, bên phải
là dãy Nhà khách của Bộ Nông nghiệp, 3 tầng, khá khang trang, còn bên phải là
khu tập thể của Bộ. Cùng là kiến trúc kiểu Pháp và từ thời Pháp, song khu nhà
khách là kiến trúc nhà ở, còn khu tập thể bên trái chỉ có 2 tầng, tầng trệt
nguyên là chuồng nuôi ngựa, còn tầng trên là nhà ở cho những người chăn nuôi ngựa.
Thời Tây, đầu thế kỷ 20, chính phủ bảo hộ Pháp đóng ở khu Quảng trường Ba Đình,
nên P16 Thụy Khuê, chính là Trại ngựa phục vụ cho các quan Tây. Sau này, khi Bộ
Nông nghiệp đóng trụ sở ở số 5 Ngọc Hà, kế bên Bách Thảo, nên lấy toàn bộ khu
P16 Thụy Khuê làm Nhà khach và khu tập thể cho Bộ mình.
Cơ ngơi vừa 9 m2, ấy là cơ đồ
giang sơn của nhà báo Trịnh Bá Ninh, nếu chỉ riêng vợ chồng anh ở với nhau thì
đâu có gì đáng nói. Cái chính, đây là nơi đi lại, tá túc của không biết bao
nhiêu người thân và quen biết với cặp vợ chồng này. Họ hàng anh em ruột thịt
thì đủ hai bên quê, nhà Trịnh Bá Ninh ở Nam Sách (Hải Dương), nhà M ở Ứng Hòa
(Hà Tây); bạn bè của Ninh thì có tôi, nhà Trần Đăng Khoa, nhà báo Nguyễn Sỹ
Bình, và nhiều bạn bè cùng lớp với anh hồi Đại học Nông nghiệp … thêm bạn bè của
M cũng lắm. Có những ngày cao điểm, căn phòng 9 ấy (9 mét vuông), người ngủ đêm, trên giường dưới nền vừa đúng 9 người, bình quân mặt bằng, 1 người/1 m2, và để bớt ngột ngạt, đủ dưỡng khí cho từng ấy con người hít thở, cửa ra vào mở toang. Mở của như vậy, hoàn toàn yên tâm, không sợ trộm, bời vì, khu P16 an ninh tốt, nếu có trộm vào nhà, kiểu gì cũng đụng chạm vào người, và cuối cùng, trộm có khéo đến mức không đụng chạm vào ai thì trong nhà cũng chẳng có gì mà lấy... Có vê hài hước, nhưng sự thực là vậy...
Nhân sự thưởng xuyên hay thi thoảng tá túc căn phòng 9 của vợ chồng nhà báo Trịnh Bá Ninh cũng đáng nể lắm. Nổi tiếng và đáng nể nhất là nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa. Cặp đôi bạn bè Nình-Khoa có chút đặc biệt thân tình hơn người khác chút, ở chỗ, cùng quê Nam Sách (Hải Dương); cùng học Trưởng cấp 3 Nam Sách (tuy khác lớp); và cùng Đội tuyển học sinh giỏi Văn tình Hải Hưng (cũ) thi Kỳ thi học sinh giỏi lớp 10 (hệ 10/10) toàn miền Bắc (tháng 4.1975). Trần Đăng Khoa vốn nổi tiếng, anh quan hệ rộng và có khá nhiều người quen ở Hà Nội, và thế, anh có nhiều nơi chốn để lui tới, mỗi khi anh về Hà Nội, tuy nhiên, đến đâu thì anh cũng phải giữ kẽ, thậm chí, phải diễn chút, song khi về căn phòng 9 ấy, anh hoàn toàn tự do, tự nhiên như anh là chủ vậy, ăn uống, ngả ngốn, kềnh cang, buôn chuyện, "hồn nhiên như cô tiên"... Vi thế, mà có cả một quàng thời gian dài, dù là đi chiến trường C, dù vê Hải Quân, hay sau này đi học tại Đại học Gorky (Liên Xô), thì mỗi khi đặt chân về Hà Nội, căn phòng 9 của Trịnh Bá Ninh cũng coi như "giang sơn" của Trần Đăng Khoa vậy.
Lui tới đây thường xuyên, cũng phải kể đến, nhà báo Nguyễn Sĩ Bình (nguyên Phó Cơ quan đại diện báo Quân Đội nhân dân tại Tp. Hồ Chí Minh, vốn quen biết với tôi và Trịnh Bá Ninh từ thời cùng học ở Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội). Cùng ở báo Quân Đội nhân dân, hay lui tới căn phòng 9 ấy, có nhà thơ Mai Nam Thắng và Nguyễn Đình Xuân. Với Nguyễn Đình Xuân, khi mới về nhận công tác tại Báo QĐND và tập tọng làm thơ, vốn quê Nam Sách với Trịnh Bá Ninh, vào cuối tuần Nguyễn Đình Xuân thường đến căn phòng 9, chuyện thơ phú, gửi bài cộng tác, rồi lân la làm quen với cô con gái mới lớn xinh xắn của vị hàng xóm chung vách với căn phòng 9, và trở thành con rể của vị hàng xóm này. Nói vui, thật "lãi mẹ đẻ lãi con"...
Ngày ấy, những chàng trai chưa vợ, nói chung, đều ước muốn có được một tổ ấm bé nhỏ như thế, vậy nên, lui tới đây, để có được một chút cảm giác yên ổn, ấm áp gia đình. Những Trần Đăng Khoa, Mai Nam Thắng, Nguyễn Đình Xuân và tôi là khách thường xuyên của căn phòng này. Và đã là khách, thì cơm nước, rượu chè, thậm chí ngủ lại là chuyện thường. Vợ chống công chức, lương ba cọc ba đồng của thời bao cấp, lo đủ ăn đã vất vả rồi, lại thêm đám khách thường xuyên không mời mà đến như cánh anh em bạn bè độc thân chúng tôi, không lo sao được. Ấy vậy mà, Trịnh Bá Ninh xem như không có gì, còn M, vợ anh, thì lúc nào cũng tươi như hoa, có khách đến nhà là quý... Cỡm bữa, ngoài rau dưa, có hai món thường trực, ấy là lạc rang và đậu rán. Lạc rang, nghề nông nghiệp, xem như món "nhà giồng được". Gọi vậy cho vui, chứ thực ra, để có lạc, M phải nhận lạc củ về bóc vỏ, trả nhân, phần dôi ra thì để làm thực phẩm chính. Tiện cái, lạc nhân để cả vỏ lụa rang mặn để ăn cơm, còn khi có khách, lạc nhân rang lên, thề là có đồ nhắm, đưa cay đôi ba chén rượu quốc lủi. Thi thoảng, có trứng và cá. Cá mua tem phiếu, toàn cá biển, cá nục ướp là nhất rồi, còn lại toàn cá đồng tiên, thân mỏng toàn xương, nhưng kho nồi áp xuất, nhừ xương, chịu khó nhai kỹ, cũng bùi và ngon đáo để. Đại loại vậy. Gần như bữa cơm tối nào, nhà cũng có khách. Sau này, để thêm thắt thu nhập, M nuôi gà công nghiệp, và thế, Ninh lại phải vận dụng mối quan hệ, nhờ cậy, mua được ít cám gà. Đã có lần, thức ăn cho gà hết, Ninh bận đi công tác, nhờ tôi cầm giấy giới thiệu đi nhận cám gà thay anh...
Những năm tháng ấy, thiếu thốn và nghèo, nhưng mà vui, thứ giàu có nhất, là tình người. Tôi là người qua lại và tá túc ở đấy nhiều nhất, nên thấu hiểu điều đó. Thời kỳ tôi còn công tác ở Bảy Núi, An Giang, hầu như năm nào cùng đi phép, qua lại đây thường xuyên. Không những tá túc, ăn nhờ ở đậu nơi căn phòng 9 ấy, Trịnh Bá Ninh còn động viên và giúp tôi viết bài cộng tác các báo, anh còn đưa tôi đi gặp gỡ, làm quen với một số nhà báo, nhà văn đã thành danh, đặng đưa tôi vào bầu không khí báo chí, văn chương để tôi lấy đó mà cố gắng, không bỏ cuộc. Kể cả khi tôi đã xin được về Đài Tiếng nói Việt Nam làm báo chuyên nghiệp, thì cảnh nằm bàn cũng ái ngại làm sao. Vậy nên, qua lại đây, vẫn luôn cho tôi cảm giác tin cậy và ấm cúng gia đình. Tôi biết ơn vợ chồng anh vì tất thảy những gì họ làm cho tôi... Trịnh Bá Ninh có bản tinh hài hước, nên ảm giác, chẳng khó khăn nào là quá sức anh, chẳng có gì là không thể vượt qua. Giờ nghĩ lại những bữa cơm đạm bạc, nhớ lại những câu nói hài hước của Trịnh Bá Ninh, mà anh bạn Việt An hay lấy ra đùa, "nhà chật có cái hay, mình cứ ngồi giữa nhà, quờ tay ra là lấy được mọi thứ", mỗi khi nhắc đến thời gian khó ấy, tôi lại rân rấn nước mắt...
Cùng hay qua lại căn phòng 9 ấy, còn có Nguyễn Tuấn Phong (hiện là Phó trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương), rồi PSG.Ts Nguyễn Hữu Sơn (Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam), PGS. Ts Trịnh Bá Đĩnh (Viện Văn học VN), anh ruột của Trịnh Bá Ninh... Giờ đây, mỗi khi chúng tôi ngồi với nhau, lúc trà dư tửu hậu, khi nhiều người đã thành danh và cao tuổi cả rồi, hay nhắc lại "chuyện ngày xưa" thì hầu như, chuyện về căn phòng 9m2 ở P16 Thụy Khuê ấy luôn là trung tâm của mọi cầu chuyện. Tôi biết, còn có một vài người, ngày ấy, khi họ mới tập tọng báo chí, văn chương, nhưng ở tỉnh lẻ, mỗi khi về thủ đô, cũng ghé thăm và tá túc nơi căn phòng đó, nhưng sau này, đã thành danh, giàu có ở Hà Nội, họ đã quên chuyện về căn phòng 9 m2 ở P16 Thụy Khuê, và lẽ dĩ nhiên, cũng "quên" cả chủ nhân của nó. Chuyện đời là vậy, chẳng trách mà làm gì, nhưng chạnh buồn!... Có lần, chỉ hai người với nhau, tôi nhắc đến vài cái tên đó, Trịnh Bá Ninh phảy tay, cười bảo: "Ông vẫn còn nhớ à? Tôi thì quên lâu rồi ông ơi... Nhớ chả để làm gì...". Ừ, như vậy lại hay!...
Có một chuyện, anh bạn Việt An định cư ở thành phố Hổ Chí Minh, không biết đã từng ghé căn phòng 9 ấy chưa, hay chỉ nghe kể, cứ đùa rằng: "Căn phòng như vậy, lúc nào cũng đông người tá túc, thế mà không hiểu vợ chồng nhà này, loay hoay thế nào vẫn đẻ được cậu con trai bụ mẫm, khỏe mạnh". Là đùa vui, nghĩ cũng thấy hay hay, cu cậu bụ mẫm ấy, nay đã là tiến sĩ dược học đang làm việc ở Mỹ, và nghe đâu, đề tài nghiên cứu khoa học mà cậu ta tham gia là thuốc chữa HIV.
Căn phòng 9 m2 ấy, dường như ám ảnh và theo đuổi Trịnh Bá Ninh mãi, bởi sau dăm, bảy năm ở đây, anh đổi nhà, chuyển nhượng lại cho một cặp vợ chồng già hưu trí, mua một căn hộ khác nằm sâu tận cùng một ngõ hẹp tối om ở phố Nguyễn Khuyến, và thật trùng hợp, căn hộ này diện tích mặt bằng cũng chừng 9 m2 thôi, nhưng bù lại, nó được chồng 3 tầng, vị chi tổng diện tích dưới ba chục mét vuông... Lại thêm một lần chuyển đổi nữa, nhà mới rộng. Nhưng khi nhà rộng, lại chỉ có hai vợ chồng hưu với nhau, bởi cả hai đứa con cùng nghiên cứu và du học ở Mỹ. Thêm nữa nhà rộng thì khách lại thưa, bởi vì giờ đây, bạn bè, người thân, ai cũng có nhà cửa và gia đình riêng của mình. Thu xếp mãi, may ra, năm chỉ một đôi lần đến nhà nhau ăn cơm... Ăn uống, tiệc tùng gì thì mời nhau ra quán...
Căn phòng 9 m2 ở P16 Thụy Khuê, cùng với những vị khách không mời mà đến ngày ấy, đã là quá khứ. Dù chưa lâu, song đã thành cổ tích !?...
Nhân sự thưởng xuyên hay thi thoảng tá túc căn phòng 9 của vợ chồng nhà báo Trịnh Bá Ninh cũng đáng nể lắm. Nổi tiếng và đáng nể nhất là nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa. Cặp đôi bạn bè Nình-Khoa có chút đặc biệt thân tình hơn người khác chút, ở chỗ, cùng quê Nam Sách (Hải Dương); cùng học Trưởng cấp 3 Nam Sách (tuy khác lớp); và cùng Đội tuyển học sinh giỏi Văn tình Hải Hưng (cũ) thi Kỳ thi học sinh giỏi lớp 10 (hệ 10/10) toàn miền Bắc (tháng 4.1975). Trần Đăng Khoa vốn nổi tiếng, anh quan hệ rộng và có khá nhiều người quen ở Hà Nội, và thế, anh có nhiều nơi chốn để lui tới, mỗi khi anh về Hà Nội, tuy nhiên, đến đâu thì anh cũng phải giữ kẽ, thậm chí, phải diễn chút, song khi về căn phòng 9 ấy, anh hoàn toàn tự do, tự nhiên như anh là chủ vậy, ăn uống, ngả ngốn, kềnh cang, buôn chuyện, "hồn nhiên như cô tiên"... Vi thế, mà có cả một quàng thời gian dài, dù là đi chiến trường C, dù vê Hải Quân, hay sau này đi học tại Đại học Gorky (Liên Xô), thì mỗi khi đặt chân về Hà Nội, căn phòng 9 của Trịnh Bá Ninh cũng coi như "giang sơn" của Trần Đăng Khoa vậy.
Lui tới đây thường xuyên, cũng phải kể đến, nhà báo Nguyễn Sĩ Bình (nguyên Phó Cơ quan đại diện báo Quân Đội nhân dân tại Tp. Hồ Chí Minh, vốn quen biết với tôi và Trịnh Bá Ninh từ thời cùng học ở Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội). Cùng ở báo Quân Đội nhân dân, hay lui tới căn phòng 9 ấy, có nhà thơ Mai Nam Thắng và Nguyễn Đình Xuân. Với Nguyễn Đình Xuân, khi mới về nhận công tác tại Báo QĐND và tập tọng làm thơ, vốn quê Nam Sách với Trịnh Bá Ninh, vào cuối tuần Nguyễn Đình Xuân thường đến căn phòng 9, chuyện thơ phú, gửi bài cộng tác, rồi lân la làm quen với cô con gái mới lớn xinh xắn của vị hàng xóm chung vách với căn phòng 9, và trở thành con rể của vị hàng xóm này. Nói vui, thật "lãi mẹ đẻ lãi con"...
Ngày ấy, những chàng trai chưa vợ, nói chung, đều ước muốn có được một tổ ấm bé nhỏ như thế, vậy nên, lui tới đây, để có được một chút cảm giác yên ổn, ấm áp gia đình. Những Trần Đăng Khoa, Mai Nam Thắng, Nguyễn Đình Xuân và tôi là khách thường xuyên của căn phòng này. Và đã là khách, thì cơm nước, rượu chè, thậm chí ngủ lại là chuyện thường. Vợ chống công chức, lương ba cọc ba đồng của thời bao cấp, lo đủ ăn đã vất vả rồi, lại thêm đám khách thường xuyên không mời mà đến như cánh anh em bạn bè độc thân chúng tôi, không lo sao được. Ấy vậy mà, Trịnh Bá Ninh xem như không có gì, còn M, vợ anh, thì lúc nào cũng tươi như hoa, có khách đến nhà là quý... Cỡm bữa, ngoài rau dưa, có hai món thường trực, ấy là lạc rang và đậu rán. Lạc rang, nghề nông nghiệp, xem như món "nhà giồng được". Gọi vậy cho vui, chứ thực ra, để có lạc, M phải nhận lạc củ về bóc vỏ, trả nhân, phần dôi ra thì để làm thực phẩm chính. Tiện cái, lạc nhân để cả vỏ lụa rang mặn để ăn cơm, còn khi có khách, lạc nhân rang lên, thề là có đồ nhắm, đưa cay đôi ba chén rượu quốc lủi. Thi thoảng, có trứng và cá. Cá mua tem phiếu, toàn cá biển, cá nục ướp là nhất rồi, còn lại toàn cá đồng tiên, thân mỏng toàn xương, nhưng kho nồi áp xuất, nhừ xương, chịu khó nhai kỹ, cũng bùi và ngon đáo để. Đại loại vậy. Gần như bữa cơm tối nào, nhà cũng có khách. Sau này, để thêm thắt thu nhập, M nuôi gà công nghiệp, và thế, Ninh lại phải vận dụng mối quan hệ, nhờ cậy, mua được ít cám gà. Đã có lần, thức ăn cho gà hết, Ninh bận đi công tác, nhờ tôi cầm giấy giới thiệu đi nhận cám gà thay anh...
Những năm tháng ấy, thiếu thốn và nghèo, nhưng mà vui, thứ giàu có nhất, là tình người. Tôi là người qua lại và tá túc ở đấy nhiều nhất, nên thấu hiểu điều đó. Thời kỳ tôi còn công tác ở Bảy Núi, An Giang, hầu như năm nào cùng đi phép, qua lại đây thường xuyên. Không những tá túc, ăn nhờ ở đậu nơi căn phòng 9 ấy, Trịnh Bá Ninh còn động viên và giúp tôi viết bài cộng tác các báo, anh còn đưa tôi đi gặp gỡ, làm quen với một số nhà báo, nhà văn đã thành danh, đặng đưa tôi vào bầu không khí báo chí, văn chương để tôi lấy đó mà cố gắng, không bỏ cuộc. Kể cả khi tôi đã xin được về Đài Tiếng nói Việt Nam làm báo chuyên nghiệp, thì cảnh nằm bàn cũng ái ngại làm sao. Vậy nên, qua lại đây, vẫn luôn cho tôi cảm giác tin cậy và ấm cúng gia đình. Tôi biết ơn vợ chồng anh vì tất thảy những gì họ làm cho tôi... Trịnh Bá Ninh có bản tinh hài hước, nên ảm giác, chẳng khó khăn nào là quá sức anh, chẳng có gì là không thể vượt qua. Giờ nghĩ lại những bữa cơm đạm bạc, nhớ lại những câu nói hài hước của Trịnh Bá Ninh, mà anh bạn Việt An hay lấy ra đùa, "nhà chật có cái hay, mình cứ ngồi giữa nhà, quờ tay ra là lấy được mọi thứ", mỗi khi nhắc đến thời gian khó ấy, tôi lại rân rấn nước mắt...
Cùng hay qua lại căn phòng 9 ấy, còn có Nguyễn Tuấn Phong (hiện là Phó trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương), rồi PSG.Ts Nguyễn Hữu Sơn (Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam), PGS. Ts Trịnh Bá Đĩnh (Viện Văn học VN), anh ruột của Trịnh Bá Ninh... Giờ đây, mỗi khi chúng tôi ngồi với nhau, lúc trà dư tửu hậu, khi nhiều người đã thành danh và cao tuổi cả rồi, hay nhắc lại "chuyện ngày xưa" thì hầu như, chuyện về căn phòng 9m2 ở P16 Thụy Khuê ấy luôn là trung tâm của mọi cầu chuyện. Tôi biết, còn có một vài người, ngày ấy, khi họ mới tập tọng báo chí, văn chương, nhưng ở tỉnh lẻ, mỗi khi về thủ đô, cũng ghé thăm và tá túc nơi căn phòng đó, nhưng sau này, đã thành danh, giàu có ở Hà Nội, họ đã quên chuyện về căn phòng 9 m2 ở P16 Thụy Khuê, và lẽ dĩ nhiên, cũng "quên" cả chủ nhân của nó. Chuyện đời là vậy, chẳng trách mà làm gì, nhưng chạnh buồn!... Có lần, chỉ hai người với nhau, tôi nhắc đến vài cái tên đó, Trịnh Bá Ninh phảy tay, cười bảo: "Ông vẫn còn nhớ à? Tôi thì quên lâu rồi ông ơi... Nhớ chả để làm gì...". Ừ, như vậy lại hay!...
Có một chuyện, anh bạn Việt An định cư ở thành phố Hổ Chí Minh, không biết đã từng ghé căn phòng 9 ấy chưa, hay chỉ nghe kể, cứ đùa rằng: "Căn phòng như vậy, lúc nào cũng đông người tá túc, thế mà không hiểu vợ chồng nhà này, loay hoay thế nào vẫn đẻ được cậu con trai bụ mẫm, khỏe mạnh". Là đùa vui, nghĩ cũng thấy hay hay, cu cậu bụ mẫm ấy, nay đã là tiến sĩ dược học đang làm việc ở Mỹ, và nghe đâu, đề tài nghiên cứu khoa học mà cậu ta tham gia là thuốc chữa HIV.
Căn phòng 9 m2 ấy, dường như ám ảnh và theo đuổi Trịnh Bá Ninh mãi, bởi sau dăm, bảy năm ở đây, anh đổi nhà, chuyển nhượng lại cho một cặp vợ chồng già hưu trí, mua một căn hộ khác nằm sâu tận cùng một ngõ hẹp tối om ở phố Nguyễn Khuyến, và thật trùng hợp, căn hộ này diện tích mặt bằng cũng chừng 9 m2 thôi, nhưng bù lại, nó được chồng 3 tầng, vị chi tổng diện tích dưới ba chục mét vuông... Lại thêm một lần chuyển đổi nữa, nhà mới rộng. Nhưng khi nhà rộng, lại chỉ có hai vợ chồng hưu với nhau, bởi cả hai đứa con cùng nghiên cứu và du học ở Mỹ. Thêm nữa nhà rộng thì khách lại thưa, bởi vì giờ đây, bạn bè, người thân, ai cũng có nhà cửa và gia đình riêng của mình. Thu xếp mãi, may ra, năm chỉ một đôi lần đến nhà nhau ăn cơm... Ăn uống, tiệc tùng gì thì mời nhau ra quán...
Căn phòng 9 m2 ở P16 Thụy Khuê, cùng với những vị khách không mời mà đến ngày ấy, đã là quá khứ. Dù chưa lâu, song đã thành cổ tích !?...
Nhận xét
Đăng nhận xét