Bến từng quãng,
những đứa trẻ nghịch bơi tung toé nước.
Như mình vậy chiều hè bao năm trước.
tôi đang dọc sông quê tha thẩn.
Bóng từ ngõ sâu hiện dần ra mái tóc bạc.
Một bà cụ lưng còng gần rạp đất.
có phải bà từng hai tay hai lọ nước,
bến sông lên từng bậc...
Vẫn bà ư ngày xưa ấy về đây?
bên kia sông đã vợi nắng chiều.
In thẫm hai gác chuông nhà thờ làng Móng.
Nhịp chuông vọng qua sông theo bóng chiều đổ gấp.
cậu-bé-tuổi-thơ-xưa tim hơi loạn nhịp.
Mẹ ơi đi lâu thế, sắp tối rồi sao mẹ vẫn chưa về...
muốn sang đò ngang, ra giữa dòng,
ngắm và nghe những gì thật lắng.
của mẹ của cha của tuổi thơ xa lắc
sông Châu êm lặng thế thôi mà...
Trúc Thông
Lời bình:
Đọc bài thơ Lát sông quê của Trúc Thông, tự nhiên tôi nhớ đến một câu triết lý cổ "Chẳng ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông". Minh triết về dòng sông này khái quát qui luật vận động của vật chất được ẩn giấu bởi mối quan hệ vật thể (con người và dòng sông) trong không gian bốn chiều.
Tôi mường tượng, trong con người tác giả, luôn chập chờn hai cái bóng, một nhà thơ già lão luyện và một cậu bé thơ ngây ngơ ngác với đời... Nhà thơ già - cậu bé năm xưa từng vùng vẫy trên dòng sông và sợ sệt khi trời tối mà mẹ vẫn chưa về, nay lại có bao cậu bé cũng vậy. Bà già hiện ra từ ngõ sâu bây giờ đâu như là đã từng xuống sông lấy nước với đôi lọ trên tay chầm chậm lên từng bậc cầu sông mỗi ngày từ hơn nửa thế kỷ trước, ấy vậy mà, so với tiếng chuông nhà thờ bên kia sông vọng về, với nắng chiều vợi ngày ngày thì có thấm tháp là bao!... Con người sinh ra, lớn lên, già đi với bao vui buồn, sướng khổ, với bao khúc quanh, bước ngoặt trọng đại trong mỗi kiếp người, nhưng suy cho cùng thì cũng chỉ là dòng chuyển của vật chất theo quy luật qua những cung bậc giữa cõi vũ trụ mênh mang, vô thuỷ vô chung mà thôi!...
Đi tìm tuổi thơ trong dĩ vãng xa lắc xa lơ. Tác giả - nhà thơ của chúng ta muốn thế chăng? Dù có đò ngang ra giữa dòng, hay thậm chí có trần mình vẫy vùng trên sông như cậu bé thuở nào đi chăng nữa thì chẳng qua cũng chỉ là động thái cho nguôi nỗi nhớ, cho thoả lòng yêu quê hương, bản quán sau nhiều năm tha hương, lăn lộn với đời... Và dường như để ngộ ra một điều: "Vẫn sông Châu êm lặng thế thôi mà...". Dù dáng vẻ dòng sông nay vẫn thế, song nhà thơ hiểu rằng, mình chẳng thể về lại với dòng sông hệt xưa nữa rồi. Có chăng chỉ còn trong tâm tưởng...!?
Nhận xét
Đăng nhận xét