Phải chăng lỗi từ hệ thống ?
Chuyện sai phạm trong khâu chấm thi, kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển
Đại học, cao đẳng năm 2018 ở Hà Giang đang gây nên xôn xao và bức xúc xã hội.
Tôi định không viết gì, bởi báo chí và mạng xã hội đã nói quá nhiều rồi. Song
ngẫm nghĩ, thấy cần thiết phải kiến giải đôi điều, bởi đây là suy nghĩ nung nấu
của tôi về một số vướng mắc của ngành giáo dục nước ta từ lâu nay. Chuyện sai
phạm ở Hà Giang hiện tại, chỉ là hệ lụy, là giọt nước làm tràn ly, từ những lỗi
cơ bản mang tính hệ thống. tôi cho là vậy...
Đương
nhiên, sai phạm trong sự việc ở Hà Giang, trước hết, cá nhân Vũ Trọng Lương,
người trực tiếp có hành vi sai phạm, phải chịu trách nhiệm, nhưng tôi nghĩ, còn
có những người khác liên đới, cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cùng. Nhưng thôi,
xin không bàn cụ thể sự việc này, để bàn việc lớn hơn, mà tôi muốn nhắm tới
trong bài viết này, ấy là, lỗi hệ thống trong ngành giáo dục ở nước ta.
Lỗi hệ
thống ấy của ngành Giáo dục ở xứ ta, được dán một cái nhãn là “loay hoay”. Thực ra, có thể hình tượng
hóa chính xác nhất, là tình trạng “gà mắc
tóc”, ấy là sự loanh quanh, lúng túng, vướng vứu, loay loay mãi không gỡ
chân ra được. Nói như vậy, không phải là tôi phủ nhận những bước tiến lớn và
thành tích không nhỏ của ngành Giáo dục trong hơn nửa thế kỷ qua. Song việc nêu
công trạng của ngành Giáo dục không thuộc phạm vi đề cập của bài viết này, xin
không bàn ở đây.
Khi
còn chiến tranh phân miền, mỗi miền Bắc-Nam theo một hệ thống giáo dục phổ
thông khác nhau, Miền Bắc, vốn theo hệ 10/10 được dụng ở Liên Xô cũ và các nước
XHCN, còn miền Nam, theo hệ 12/12 như các nước Âu Mỹ. Sau năm 1975, sự cần
thiết phải thống nhất một chương trình giáo dục phổ thông, được đặt ra. Khi có
sự lựa chọn thống nhất cả nước theo hệ 12/12, thì vấn đề đặt ra tiếp theo, là
chương trình học và bộ sách giáo khoa cho các bậc học phổ thông thế nào cho hợp
lý, nghĩa là tích hợp được những điểm ưu và hạn chế điểm khuyết của hai hệ
thống cũ. Từ đây, ngành Giáo dục ở ta bắt đầu bộc lộ rõ sự lúng túng, loay hoay
trong giải quyết vấn đề …
Cụ
thể, với các môn học thuộc khoa học tự nhiên, nhất là Toán học, chương trình
học lại quá cao, quá khó, đến mức không cần thiết. Tuy nhiên, khoa học tự nhiên
cơ bản, là những định lý, định luật, công thức mang tính nguyên lý, vấn đề lựa
chọn phù hợp khi cần cài cách, đơn giản là giảm tải đến mức nào thôi. Còn với
các môn khoa học xã hội, nhất là Văn học, Lịch sử, lựa chọn tác giả, tác phẩm
nào, giai đoạn văn học nào, văn học trong nước ngoài ta sao; và với
Lịch sử thì tiến trình và việc nhìn nhận, đánh giá các giai đoạn thế nào cho
khách quan, công yaam… là cả một câu chuyện dài và phức tạp, khó
thống nhất được ý kiến. Kể từ đó, việc thay sách giáo khoa liên tục được thực
hiện, vừa gây sự xáo trộn, bất ổn, lại tốn kém một khoản kinh phí khổng lồ cho
lĩnh vực này. Người ta còn cho rằng, việc giao khoán, trúng thầu dự án, đề án
biên soạn sách giáo khoa ít nhiều chịu sự chi phối của nhóm lợi ích, hơn là
việc quan tâm đến tính khoa học nghiêm cẩn của công việc? Các nhà nghiên cứu và
quản lý giáo dục của ta được cử đi tham quan, học hỏi các nước có nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới, song dường như việc học hỏi nước ngoài lại làm cho
tình hình phức tạp hơn, bởi mỗi vị một kiểu, ai cũng cho rằng việc mình được
học hỏi ở đâu đó, tốt hơn, tiến bộ hơn, đáng được áp dụng hơn. Thật đúng là
cảnh “sư khen thầy giỏi, vãi nói vãi tài”.
Cứ thế, loay hoay một hồi, đã “gà mắc tóc”
lại càng rối rắm, khó gỡ rối hơn… Đấy là, còn chưa tính đến cái tội tày đình,
ấy là có một thời gian, ngành giáo dục đùng đùng áp đặt việc cải cách chữ viết
tiếng Việt, khiến cả xã hội bày tỏ sự không đồng tình…
Thời
chúng tôi đi học, các môn thi tốt nghiệp THPT tùy theo năm, tất cả thi bằng
hình thức tự luận, và đương nhiên để vào bậc đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, phải qua một kỳ thi nữa. Đã như thế nhiều năm, thành nếp, và để
duy trì như vậy, hẳn người ta phải thấy được tính ưu việt của nó. Xã hội phát
triển trong thời mở cửa, việc cử các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục ra nước
ngoài học hỏi kinh nghiệm, rồi việc sinh viên đi du học tăng lên, khiến người
ta phải nhìn nhận lại nền giáo dục nước nhà một cách nghiêm túc, đặng cải cách
giáo dục cho phù hợp với xu thế hội nhập. Đương nhiên là vậy, và cũng không có
gì đáng chê trách tư tưởng cầu tiến bộ. Tuy nhiên, học hỏi rồi, đề xuất và
quyết sách ra sao, mới là vấn đề đáng bàn. Việc lấy cái gì của Tây để áp vào Ta
thật không phải là chuyện automatic
là xong, vậy nên, mới có cái sự để mà bàn, ấy
là phần lớn việc cải cách, cứ “vừa áp
dụng đã bất cập” ngay rồi. Vì thế, miệng lưỡi nhân gian gọi là “cải tiến-cải lùi” và người ta lại ước ao
“bao giờ cho đến ngày xưa”. Hoài cổ
ư, ở đây không có ý đó, bởi sự tiến bộ luôn luôn đươc chào đón, khi mà nó thaaj
sự hợp lý, hữu ích cho cộng đồng xã hội, mà lại phù hợp với xu thế chung thế
giới.
Lỗi hệ thống trong
ngành Giáo dục ở xứ ta còn biểu hiện rõ sự cực đoan, nhất là trong việc thi cử.
Để lý giải việc này, có lẽ phải dài dòng chút ít. Ấy là, việc thi cử ở xứ ta
vốn xuất phát điểm từ quan niệm “học để
làm quan” từng tồn tại nhiều thế kỷ ở một số quốc gia chịu sự ảnh hưởng của
nền khoa bảng Trung Hoa, như Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan. Vậy nên, hình thức
thi tự luận ở tất cả các môn không những được áp dụng cho các kỳ thi, mà còn
được sử dụng trong việc làm các bài kiểm tra kiến thức lấy điểm để đánh giá
trình độ, khả năng tiếp nhận các môn học hàng ngày ở tất cả các cấp học. Phải
thừa nhận, với hình thức thi này, để đạt được kết quả cao, ngoài kiến thức, học
sinh-sinh viên còn phải có khả năng diễn đạt vấn đề một cách mạch lạc. Như vậy,
cho thấy, hình thức thi tự luận không hoàn toàn là ưu việt tuyệt đối, còn có
những khiếm khuyết nhất định. Việc thi tự luận, lâu ngày cũng nảy sinh thói
quen giáo điều, tầm chương trích cú và sáo mòn… và với những học sinh có kiến
thức tốt nhưng khả năng diễn đạt yếu thì chịu không ít thiệt thòi ; thêm nữa,
còn đó là sự tốn kém về kinh phí và sự chi phối cảm tính ít nhiều trong khâu
chấm thi…
Cải tiến trong thi
cử, thay hình thức thi tự luận bằng hình thức trắc nghiệm có những ưu điểm của
nó. Đó là, xét về tổng thể, cơ bản đánh giá được kiến thức của học sinh, và có
thể áp dụng được công nghệ hiện đại vào việc chấm thi, nên tiết kiệm được thời
gian và tài chính, cũng khắc phục được yếu tố cảm tính trong khâu chấm thi. Tôi
nghĩ, chắc đây là lý do để Bộ Giáo dục & Đào tạo sau một vài năm thử
nghiệm, đã quyết định thi bằng hình thức trắc nghiệm các môn thi với toàn bộ
nội dung bài thi (trừ môn Văn vẫn thi tự luận).
Tuy nhiên, kể cả
những môn khoa học tự nhiên, điển hình là môn Toán, mỗi bài còn có các cách
giải khác nhau, và chỉ có tư duy tốt mới đưa ra được phép giải ngắn gọn và chặt
chẽ nhất, cái mà người ta gọi là “vẻ đẹp
của toán học”. Sự cực đoan ở đây, ấy là từ thái cực tất cả thi tự luận, thì
nay chạy tuột sang thái cực kia thì trắc nghiệm (trừ môn Văn). Thi trắc nghiệm, chấm máy, tôi cho rằng, sự may rủi
vẫn nhiều, vì theo xác suất, vẫn có rất nhiều thí sinh không có kiến thức thật,
lại đạt kết quả cao. Và đây cũng là kẽ hở, lỗ hổng để người ta trục lợi bằng
việc can thiệp vào hệ thống máy móc một cách dễ dàng (như vừa xảy ra ở Hà Giang trong kỳ thi THPT 2018)... Những câu hỏi,
được dư luận xã hội đặt ra, là liệu cùng với Hà Giang, có còn xảy ra với Lạng
Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Bạc Liêu và địa phương nào khác; rồi liệu có phải chỉ
xảy ra ở kỳ thi năm nay, hay đã có từ năm trước? Một mất mười ngờ, là lẽ đương
nhiên. Và hậu quả, việc bắt buộc phải tổ chức thanh kiểm tra, chấm khảo sát là
một sự “ cực chẳng đã”, và “lợi bất cập hại”. Song sự tốn kém về công sức, tiền
bạc không lớn bằng sự bất an về mặt xã hội, sự “sang chấn về tâm lý”, nhất là với các học sinh liên quan v.v...
Theo tôi, là nên tính
tới việc kết hợp cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm trong kỳ thi này, với
tất cả các môn thi (kể cả Văn và Toán),
nhưng tỷ lệ phần thi trắc nghiệm không được vượt quá 50% khối lượng nội dung
mỗi bài thi. Như vậy, khâu chấm thi có thể phức tạp hơn một chút, nhưng tôi
tin, sẽ đánh giá khá chính xác hơn cả kiến thức và năng lực của học sinh. Còn
việc tiêu cực, gian lận trong thi cử, thì có tổ chức thi theo cách nào, khi
muốn, người ta cũng sẽ tìm cách để lợi dụng. Vấn đề đặt ra là lợi ích kép, vừa
đủ cơ sở để đánh giá đúng kiến thức và trình độ học sinh, mà lại hạn chế đến
thấp nhất sự tiêu cực, gian lận.
Thêm nữa, tôi nghĩ,
cũng nên cân nhắc một cách nghiêm túc và khoa học, để đưa ra quyết định, việc
tích hợp kỳ thi như hiện nay, hay tách riêng thành hai kỳ thi như trước đó? Thậm chí, bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT và chỉ còn duy nhất kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng mà thôi?
Con người ta, ở bất
cứ quốc gia nào, thì sau chuyện miếng ăn, cái mặc để tồn tại, thì kế ngay đó,
là sức khỏe (Y tế) và học hành (Giáo dục). Với suy nghĩ vậy, xin có mấy
lời bàn !?...
Nhận xét
Đăng nhận xét