Chuyện
cha con người đốt than.
1.
Tôi còn nhớ, khi ấy, từ mấy chục năm trước,
trên đường từ Long Xuyên, Châu Đốc về
Thất Sơn, ngồi trong chiếc xe khách cà tang nhày chồm chồm trên con đường đá
long lở với trạng thái như bị xảy, tôi vẫn cố ngoi đầu ra ngoài cửa xe, để hóng
gió đồng và cũng là để ngắm quang cảnh vùng đất mà mình sẽ phải sống Người phụ
nữ nạ dòng ngồi bên cạnh tôi cứ bứt dứt không yên, hết khậm khoạc trong cổ lại
buông lời ta than, chốc chốc đưa bịch cà phê đã ướt nhẹp lên miệng mút chùn chụt.
Chị ta hỏi tôi:
-
Chắc cậu từ vùng khác đến đây, ha ?
-
Vâng,
-
A… cậu người Bắc, mới dô hả? Chèng đéc
ơi, thảo nào ngắm trời đát dữ quá ha- Chị ta nói liền một mạch chẳng buồn xem
tôi trả lời gì. Tui quê Long Xuyên, lên Sài Gòn từ nhỏ, thỉnh thoảng mới về
quê.Lần này, trời đất biên giới yên hàn rồi, tui có thể đi lễ chùa Bà Chúa Xứ
và các chùa khác ở Thất Sơn…Này cậu, hẳn là cậu không hiểu gì về vùng đất này
phải không? Linh thiêng và huyền bí lắm đó, chỗ nào cùng chùa chiền, vẫn còn
người sống ở trên núi, lẫn với trăn và rắn rít… Ui chao, mới nghe mà đã muốn sởn
cả xương sống…
-
Thế ạ…-Tôi nghe và trỏa lời cho qua
quýt, nhưng cũng thấy mên mến cái tinh xởi lởi của chị ta.
Từ
phút đó, tiếng của chị ta chỉ còn loáng thoáng bên tai, câu được câu maatsm bởi
trí óc tôi cứ mông lung vô định, lúc nghĩ về nhà, về người thân, lúc lại lo lắng
cho những ngày tới đây mình sẽ sống ra sao ở cái nơi mà người ta cho là “linh
thiêng và đầy bí ẩn này”. Dẫu sao, những lời bô lô ba la của người đàn bà ngồi
bên cũng cho tôi một khái niệm mơ hồ về cái chốn mình sẽ đến và phải sống ở đó,
nhất là với người sẵn có trong mình chút lãng mạn phiêu bạt và tập tòng càm bút
văn chương như tôi. Linh thiêng và huyền bí ư, những cái đó đâu có làm tôi sợ,
chỉ chút ái ngại xen lẫn trí tò mò mà thôi.
Và
rồi, tôi chẳng còn đâu thời gian mà suy nghĩ bởi chiếc xe khách cà tang chết
máy, máy không nổ máy lại được, tôi và cả đám hành khách được chủ xe chuyển
sang mấy chiếc xe thổ mộ. Bị lèn chặt giữa đám phụ nữ người Khmer lẫn đám quang
gánh và sọt lợn gà, tôi chỉ còn biết bám chặt lấy thành ghế mỗi khi chiếc xe thổ
mộ đổ dốc ngoằn ngoèo, bên tai ù ù tiếng gió pha lẫn tiếng Khmer líu ríu. Lại
thêm một cuốc xe lôi nữa, tôi mới đến được nơi mình cần đến, là Trung tâm ý tế
huyện. Khi ấy, bộ dạng tôi thật lôi thôi bởi không chỉ quần áo mà cả chiếc va
ly của tôi đều dính phân gà. Cô nhân viên Trung tâm y tế chào đón, tiếp tôi khá
niềm nở và miệng cô như đáng nén một nụ cười, chắc vì nhìn bộ dạng nhếch nhác của
tôi. Dẫu sao, thái độ ấy của cô cũng làm cho tôi thấy mạnh bạo và tự tin hơn.
2.
Và
rồi, kể từ cái buổi đặt chân đến đây, tôi luôn bị chúc mừng, bị chuốc, thậm chí
bị ép uống rượu cho tới say mèm, đến mức phải thổ ra hết những gì mình đã nuốt
vào, không những thế, còn lỗ vốn chút mật xanh mật vàng lẫn trong đống thức ăn
hổ lốn. Mấy lần, trong lúc say, cô gái đón tôi hôm đầu tiên, có tên là Thư, khi
bôi vôi vào gan bàn chân tôi, vừa lẩm bẩm: “Tội
nghiệp cho ảnh quá ta”. Tôi say đấy, nhưng trí óc vẫn tỉnh táo, nên mỗi lần
như vậy, tôi thầm nghĩ: “Cô bé ơi, say rượu
mà được người xinh xắn. dễ thương như cô bé săn sóc thì tôi đây sẵn sang say
sưa cả một đời”. Là nghĩ đùa thế thôi chứ thực lòng tôi mệt và sợ những trận
say như vậy.
Đấy
là vào những dịp rồi rãi, khi Trung tâm ý tế ít bệnh nhân, và cũng không phải
mùa dịch bệnh. Một hôm, Thư bảo tôi:
-
Anh mới vô, còn chưa rõ đấy thôi, chỉ ít
bữa nữa là bà con ở đây sốt rét lia chia, mọi người lại bận tối tăm mắt mũi đến
mức không còn thời gian uống nước, lùa chén cơm vào miệng đâu, chứ đứng nói đến
chuyện nhậu nhẹt say sỉn.
Quả như lời Thư nói, người bị chứng sốt
rét từ các xã, các phum sõ Khmer trong vùng ùn ùn kéo đến trung tâm y tế huyện
cấp cứu, chữa trị. Có ngày tiếp nhận vài chục ca, một giường bệnh nằm hai bệnh
nhân không xuể. Cả Trung tâm ý tế như cũng lên cơn sốt theo. Đâu đã hết, ngoài
việc trực suốt ngày ở bệnh viện, Trung tâm phải chia người thành từng tốp, xuống
tận xã, ấp giúp y tế cơ sở hướng dẫn bà con cách phòng bệnh và chữa trị các ca
bệnh nhẹ. Tôi và Thư được phân thành một nhóm. Cô gái còn quá trẻ và mới chỉ
qua lớp sơ cấp y tế, khi được điều đi cơ sở chữa bệnh, chẳng thấy lo lắng gì,
trái lại cứ hơn hớn như đi hội vậy. Cả hai an hem tôi lủng củng những quần áo,
trang bị đồ nghề và thuốc men, choán hết cả một góc xe đò. Thư chỉ tay vào một
dải núi nằm xoải ra như một con rắn đang trườn, bảo:
-
Anh Tuấn nè, mình sẽ phải đến cụm nhà
bên chân dãy núi kia. Đáy là một điểm sốt rét. Núi này có cái tên rất hay, là
Ngọc Long, thé nhưng nước suối ow3r đấy lại chứa đầy ấu trùng sốt rét thôi à.
Ba em giải thích tên núi có nghĩa là con rồng ngậm viên ngọc quý… Rồi nghe nói
còn có cả chuyện sự tích về tên núi nữa, nhưng mà em hổng nhớ…
Câu chuyện của Thư gợi cho tôi một ý
nghĩ hay hay về sự tích ten núi, nhưng công việc đang chờ đón chúng tôi chưa rõ
sẽ nặng nhẹ thế nào, nên tôi chỉ ừ hữ qua chuyện. Quả thaatjm hai an hem tôi
không còn lòng dạ nào để nghĩ đến chuyện gì khác bởi chúng tôi đều choáng khi
bước chân vào Trạm Y tế xã chưa đày chục giường bệnh mà đã có gần hai chục bệnh
nhân nằm ngổn ngang, mỗi giường hai người trở đầu đuôi. Lại thêm người nhà bệnh
nhân nữa nên cái trạm xá bé nhỏ và sơ sài nhồi đặc những người là người làm
không khí ngột ngạt. Người y sĩ trạm trưởng và mấy cô y tá đang cuống lên, khi
thấy chúng tôi thì mừng ra mặt. Thế là chẳng kịp uống hớp nước, hỏi han gì nhiều,
tôi và Thư lấy đồ nghề ra, bắt tay vào công việc luôn.
Đến
chiều muộn thì công việc khám chữa bệnh cũng bớt căng thẳng, các bệnh nhân nặng
được chỉ định chuyển lên tuyến trên, số còn lại đã được thăm khám, thuốc men,
lúc ấy, tôi và Thư cùng các đồng nghiệp mệt mỏi, được nghỉ chút, ngồi xuống mâm
cơm. Bụng đã đói meo. Cơm cá lóc kho tộ, canh chua cá rô bông sung ngon là thế
mà ai cũng nhai nuốt uể oải vì kiệt sức. Tôi vừa bưng bát cơm thứ hai lên thì một
người đàn bà nạ dòng ùa tới, vừa kêu la, thở hổn hển, nói lắp bắp. Tôi nghe,
không mấy hiểu. song cứ nhìn gương mặt căng thẳng của mọi người là phần nào hiểu
được sự tình. Thư nói lại cho tôi rõ, đại ý là đang có một người ở đâu đó bị sốt
rét nặng, nguy hiểm đến tính mạng, phải đi đến tận nơi để cấp cứu gấp, may ra
còn kịp cứu chữa. Thư hỏi người đàn bà nạ dòng:
-
Thế ổng đang ở đâu? Là chồng dì à?
-
Không phải chồng tui… Ổng ở mãi trong
núi ấy, ngay cạnh lán củi nhà tui. Tội nghiệp cho ổng, bệnh nặng lắm, mà chỉ có
hai cha con, con gái ổng thì cứ khờ khờ làm sao… Xin các ông bà làm phước, gắng
vô trỏng cứu ổng… Ổng chết mất.
Người đàn bà mếu máo, lấy tay quệt nước
mắt trên má. Mọi người lung túng, nhìn tôi như dò hỏi, cầu cứu. Thư nhìn trời
đang dần tối, lại nhìn vào sâu trong núi, rồi nhìn tôi như hỏi, sao đây anh?
Tôi buông bát cơm ăn dở xuống mâm, quả quyết:
-
Ta đi ngay thôi, may ra còn kịp…
Như chỉ chờ có vậy, một y tá của Trạm nhận
việc cầm đèn pin đưa đường. Tôi nhắc Thư chuẩn bị gấp dụng cụ thuốc men, và chỉ
kịp uống miếng nước rồi cả ba lên đường, theo chân người đàn bà nọ. Đường đi
hút sâu vào trong núi, quanh co, leo trèo, tôi bước thập thõm cố bám theo mọi
người như vô thức. Thu tinh ý, tụt lại đi sau tôi canh chừng. Ánh sang đèn pin
loang loáng, chập chờn, ánh lửa lập lòe từ các lều trại trong núi gây cho tôi cảm
giác khó tả, cứ như là trở về thời hồng hoang… Sương núi mờ mịt, tôi như thấy
những mỏm núi nhô lên, rồi dài ra như đám vẩy rồng và cả dải núi bỗng thành con
rồng khổng lồ khẽ rung mình, quẫy cựa… Không, đúng như một con khùng long thời
tiền sử bừng trỗi dậy. Và tôi, cùng mấy người cùng đi chỉ là những sinh linh bé
nhỏ, bất lực, lồm cồm như sâu kiến trên lung khủng long. Chẳng ai trong chúng
tôi đáng mặt là Thạch Sanh cả. Tôi bừng dứt khỏi cơm mê muội như thế…
Hơi
lạnh tỏa ra từ các hõm núi, cùng với hơi ẩm mốc lẫn mùi sắn nướng, cá khô chiên
mằn mặn ngầy ngậy, đưa tôi trở lại với hoàn cảnh thực tại, và tôi cảm thấy miệng
mình đắng nghét như người sốt rét ngậm ký ninh vậy. Thư sốt ruột, phá tan sự im
lặng rờn rợn, hỏi người đàn bà dẫn đường:
-
Dì ba, sao đi hoài? Tới chưa dì?
-
Rồi. Vài chục bước nữa thôi à.- Người
đàn bà chỉ tay vào một hẻm núi ngay trước mặt, nơi trong ánh sang lờ mở tỏa ra
từ bếp lửa, tôi có thể nhận ra là một túp lều hay lán trại gì đấy, bảo- Đó đó –
rồi cất tiếng gọi to:
-
Út Thiệt à… ra mà đón mấy ổng đến chữa bệnh
cho ba con đây nè… Đó, mấy cô chú dô đi. Cha con ổng ở trỏng… Thiệt là tội nghiệp
cho ổng.
Người đàn bà rẽ ngoặt đi rồi mất hút ngay
trong bóng tối. Chúng tôi dò dẫm đến được cửa lán thì một cô gái tóc buộc đuổi
gà, vận bộ bà ba đen nhô ra, vẻ mặt lo âu xen lẫn mừng rỡn, nước mắt chùi vội
còn hoen trên má. Trái với sự phỏng đoán của tôi rằng khi thấy chúng tôi thì cô
sẽ kêu lên vì mừng có người đến cứu giúp cha mình, đằng này, cô có vẻ bẽn lẽn,
cúi đầu lễ phép, lí nhí trong miệng:
-
Mời mấy chú, cô dô nhà… mấy chú cô ngồi
tạm, để con đi châm bình trà…
Thư ngọ ngậy, bấu nhẹ vào tay tôi, ý ám chỉ
và tỏ vẻ khó chịụ trước thái độ vô sự của cô gái. Tôi lừ mắt, cô đành thôi,
nhưng lại tỏ thái độ bằng cách bưng chén nước lên, thổi nguội phù phù và xì xụp
uống. Cô gái chủ nhà tên gọi Út Thiệt cứ loanh quanh như tìm một cái gì đó. Lúc
này, tôi đã quen với ánh sang trong lán, đưa mắt quan sát và nhận ra mình đang
ngồi trong một căn nhà thì đúng hơn, chứ không phải lán trại hay lêu củi chi
đó. Căn nhà tuy nhỏ, sơ sài, được thưng vách bằng lá dừa nước, nhưng cũng được
ngăn thành mấy khu vực, buồng chính nơi chúng tôi ngồi rộng rãi hơn cả, bên
trong là một buồng nhỏ để chừa lối đi ra phía bếp ở sau cùng.
-
Cô ơi… Nghe nói ba cô đang bị sốt rét nặng?
Tôi gọi,
-
Dạ, ba cháu bệnh nặng… Ổng nằm ở trỏng.
-
Vậy mà nãy giờ, cô cứ đủng đỉnh, chúng
tôi đến đây lúc đêm hôm thế này không phải để ngồi nhâm nhi trà, mà để cứu ba
cô, cô hiểu chứ- Thư không nén được bực dọc. hơi sẵng giọng.
-
Này cô Út… Út Thiệt à- Tôi lên tiếng át
going Thư đi- Giờ cô đưa tôi vào khám bệnh cho ba cô, kẻo trế quá là nguy hiểm
lắm đó nghe…
Út
Thiệt thấy thái độ của chúng tôi như vậy, cô sợ và cuống, chân tay như thừa, miệng
há ra dịnh nói gì đấy nhưng chỉ nghe hấm hứ trong cổ… Chợt tôi nghe có tiếng
rên khe khẽ nơi buồng trong, đoán là của người bệnh, tôi quyết định bèn giất lấy
cây đèn dầu trong tay Út Thiệt, lệnh:
-
Mọi người ngồi ngoài này cả, riêng Thư
mang túi thuốc theo tôi.
Tôi
soi đèn bước vào buồng trong. Quả nhiên, ba của Út Thiệt, một người đàn ông
thân thể cường tráng khó đoán tuổi, nằm mien man trên chiếc cây tự đóng trải nệm
bàng. Có lẽ do sốt cao, ông ta đã tự cởi bỏ áo, tấm mền mỏng đắp ngang bụng,
bên dưới trần trụi với chiếc quần xà lỏn. Trên trán, ấp chiếc khăn mặt ướt gấp
lại đã gần khô. Tôi sờ tay vào người ông ta và giật mình vì sức nóng của cơ thể
hầm hập. Dễ phải ngót 40 độ C. Tình thế thật nguy hiểm, tôi thầm nghĩ, may ông
ta là người có sức vóc nếu không thì đã đi rồi. Người lớn chịu sốt cao kém trẻ
em. Trong lúc tôi soi đèn xem bệnh trạng thì Thư đã hiểu ý, cô nhanh chóng chuẩn
bị dụng cụ thuốc men. Sauk hi tôi tiêm thuốc, Thư lấy đá cục mang theo trong
phích lạnh, bọc khan mặt chườm khắp người và đắp lên trán nhằm hạ nhiệt cho bệnh
nhân. Út Thiệt nước mắt ướt nhèm mặt, cứ loanh quanh bên ngoài không biết phảu
làm gì. Tôi bảo cô:
-Đã
bớt nguy kịch rồi, Út Thiệt nên ra bên ngoài, để không khí ở đây thoáng hơn.
Để
Thư lại trong buồng theo dõi, tôi trở ra bên ngoài. Út Thiệt rót cho tôi chén
trà nóng. Bấy giờ, anh nhân viên Trạm xá xã trách nhẹ:
-Ba
cô bệnh năng vậy, sao cô không đưa ra Trạm y tế xã. Nếu anh Tuấn đây không cắp
cứu kịp là ba cô chết oan đó nghen.
-Ủa,
mà sao cô Út không đưa ba cô đi bệnh viện? Tôi bảo- Cô Út không rõ đấy thôi,
phàm những người khỏe mạnh, khi bị sốt rét lại hay sinh ác tính. Như ba cô đây
là nguy hiểm lắm đấy.
-Dạ,
dạ… ba cháu… em… à ba cháu mới bệnh hôm qua. Trước đó, thỉnh thoảng ổng cũng vậy,
nhưng chỉ sơ sơ, lá lẩu xì xằng mấy bữa khỏi liền à. Cháu đâu có ngờ là lần này
lại dữ vậy. Lúc chiều, thấy sốt dữ, cháu ngỏ ý muốn nhờ người đưa ba cháu ra
ngoải, để đi chữa trị nhưng ổng nhất định không chịu. Ổng còn gắt cháu: “Tiền
đâu mà thuốc men tốn kém. Bệnh khắc đến khắc đi. Tau không chết đâu mà sợ”.
Cháu lo lắm, nhưng hổng biết sao…
-
Và chỉ biết khóc thôi, phải hông? Anh nhân viên y tế xã cười trêu- Út Thiệt nè,
đừng xưng cháu nữa, quê lắm… Bác sĩ Tuấn đây còn trẻ lắm, chỉ hơn Út Thiệt dăm
tuổi thôi à. Gọi ảnh bằng chú, xưng cháu ảnh không chịu, không vui đâu… Phải vậy
không bác sĩ Tuấn?
Anh
nhân viên y tế xã cười làm Út Thiệt ngớ ra, đần mặt, tay chân lung túng. Tôi cười
giải nguy:
-
Đúng đấy, Út Thiệt à… Tôi chỉ tuổi anh
cô thôi.
Dạ,
là cháu… à em… là tại em cứ nghĩ… bác
sĩ… phải là người giỏi giang và nhiều tuổi…
Tôi
bật cười vì ý nghĩ thật thà dễ thương của cô gái, bèn đùa:
-Thì
cô nhìn kỹ lại tôi coi…Tôi đâu có dán chữ bác sĩ lên trán, cũng đâu cos khác gì
anh đây… chưa có râu, tóc chưa bạc… và còn chưa có… Tôi nheo mắt cười, giọng
bông ve trai lơ, bỡn cợt hơn – Nào, cô Út có đoán ra không?
Liền
đó, tôi nghe rõ tiêng Thư nói nhỏ, vọng từ buông trong bởi tôi ngồi sát với tấm
thưng vách: “ Thật rõ là khéo tán…Xung cháu cũng được chứ bộ… Anh, anh cái
gì…”. Tôi ngưng bặt, còn anh nhân viên y tế xã thì cười phá lên, đùa hùa theo,
át đi, nên có thể Út Thiệt không nghe được, hoặc không hiểu câu nói vẻ bực bội
vừa rồi của Thư.
Út
Thiệt e lệ, tìm cớ đứng lên, lui vào trong bếp và chỉ ít phút sau, mùi cá khô
nướng thơm lựng tỏa ra, khiến tôi chảy nước miếng, bụng thì óc ách, và lúc này
tôi mới nhớ ra là mình mới chỉ kịp lùa vào bụng có lung cơm từ chập tối. Út Thiệt
bưng ra một đĩa khô cá nướng, xoài xanh cắt lát mỏng, nước mắm chế với đường thốt
nốt. Lại thêm một đĩa nhỉ thịt khô nướng mà tôi không đoán được thịt thú gì.
-Anh
Hai… anh chị dùng chút cho vui…- Út Thiệt cười bẽn lẽn… nếu ba em không bệnh…
thì mấy anh chị đâu có đến nhà…
Mời
rồi, cô trở lui và bê ra một hũ sành rượu đế cùng mấy chiếc ly nhỏ. Cô cười cười,
không biết nói gì, chỉ làm cử chỉ ra chiều khẩn khoản lắm. Anh nhân viên y tế
xã sà xuống ngồi, tếu táo:
-Cô
Út đã có lòng thì mấy anh em chúng tôi đây có dạ. Nhậu bậy chút đi anh Hai, …
cô Thư ơi, cho cô Út vui lòng.
Út
Thiệt lui vào bên trong chăm sóc ba và mời Thư ra ăn. Không khách sáo, tôi và
anh nhân viên y tế xã cụng ly, riêng Thư chỉ nhấp chút chút, đủ ướt môi, để ly
xuống, lặng lẽ xé khô cá nường. Tôi biết, Thư tỏ ra không vui, nếu không nói là
khó chịu, khi thấy tôi quan tâm, hỏi han Út Thiệt này nọ. Điều đó không có gì lạ,
khi mà mới quen biết nhau vài ba tháng, Thư đã tỏ ra quý mến tôi đặc biệt, nếu
không nhầm thì cô có tình cảm khác thường với tôi.
Vài
lần cụng ly, tôi đã thấy mình bông bềnh. Có lẽ mệt và đói nên nhanh say. Tôi
không nhớ là mình đã nói cười thế nào, và Thư đã tỏ vẻ khó chịu ra sao… Cùng
không nhớ rõ mình đã thập thõm bước thấp bước cao, bước xiêu bước vẹo từ nhà Út
Thiệt trở về Trạm y tế xã như thế nào nữa…
Khi
tôi mở mắt nhìn đồng hồ thì đã hơn 3 giờ sang. Định thần, tôi biết là mình đang
nằm trong phòng của người Trạm trưởng. Vậy là tối qua tôi đã quá say, đã thổ hết
những gì mình ăn ở nhà Út Thiệt. Nào có nhiều nhặn chi cho cam, chỉ dăm ly nhỏ,
nhưng chắc do thể trạng quá mệt mỏi, sức chịu đựng kém đi, lại thêm gió núi, mà
sinh vậy. Khát khô cổ, đầu thì nặng trình trịch, tôi cố gắng ngồi dậy, lần ra
bàn tim nước uống. Phía nhà bệnh nhân vẫn có tiếng người rì rầm. Không thấy người
trạm trưởng và cũng không thấy bóng dáng Thư đâu. Họ đã đi nghỉ hay chăm sóc bệnh
nhân đâu đó. Chết thật, tôi thoáng ân hận, tự trách mình, chỉ vì chút hung phấn
mà tôi để say, bỏ mất công việc chính mình xuống đây giúp họ khám chữa bệnh. Rồi
ngày mai, thế nào Thư cũng lại dỗi bõ, khó chịu. Nghĩ thế, tôi dịnh vùng dậy đi
sang nhà bên, nhưng cảm thấy quá sức nên đành nằm lại, đầu óc vẫn on gong. Thôi
thây kệ. Và rồi, tôi lại thiếp đi nặng nề…
Hắt
hơi một cái rõ mạnh, tôi choàng tỉnh, trước mặt tôi là Thư. Cô ngồi ghé bên mép
giường tôi, tay bụm miệng cười, còn tay kia loe ngoe cọng cỏ. Tôi bật dậy và điếng
người nhăn mặt vì đầu còn đau nhức. Thư nghiêm nét mặt, lên giọng, thù dai:
-Chà…
Đêm qua anh Tuấn ga lăng hết cỡ ha…Làm cho sơn nữ chết mê muốn bỏ núi theo ra…
-Ờ…
may mà sơn nữ không theo ra, chứ theo ra thì… có ối người lại khó chịu… rồi
khua gậy gộc lùa sơn nữ trở lại núi, nhỉ ?
-Hứ…-Thư
vênh mặt- Cũng không đến mức mức quý như đồ gia bảo đâu nha.- Thư ngúng nguẩy bỏ
ra ngoài.
Tôi
nhìn theo với chút tự mãn.
Lại
một ngày vất vả bắt đầu. Thư mau quên, líu ríu theo tôi thăm khám, chữa trị cho
bệnh nhân. Tầm đứng bóng, vãn việc, tôi bảo Thư là sẽ vào núi một mình, xem bệnh
tình và khám lại cho ba của Út Thiệt. Nghe vậy, Thư nổi cáu, nói dỗi, tôi đành
phải cho cô đi cùng. Thực lòng, tôi không muốn Thư vất vả, và tôi cũng đâu có
tình ý gì với cô bé sơn nữ cơ chứ. Song Thư cứ khăng khăng đòi theo nên tôi để
cô theo, biết đâu giúp được gì chăng. Hôm qua, lúc vô ra là đêm tối nên chỉ nhớ
mang mang đường, thành ra hai an hem tôi loanh quanh tìm kiếm, vừa đi vừa hỏi
đường rồi cũng tìm ra căn nhà của cha con Út Thiệt. Giữa ban ngày ban mặt,
trong căn nhà của họ nhỏ bé và tuềnh toàng hơn. Khi tôi và Thư vào nhà thì thấy
Út Thiệt đang cho ba cô ăn nước cháo. Vơi sức lực tiềm tang, lại được tiêm thuốc
chữa trị kịp thời, qua con nguy kịch, sức khỏe của ba Út Thiệt hồi phục nhanh.
Đêm qua con sốt cao mê man, thế mà hôm sau, ông đã nửa nằm nửa ngồi trên giường
để cô con gái bón cho từng thìa nước cháo. Ông khẽ gật đầu với chúng tôi đầy vẻ
biết ơn, cái nhìn chậm chạp thiện cảm. Ông lẩm bẩm trong miệng như nói điều gì
đó với con gái, tôi phóng đoán là sai Út Thiệt lo việc tiếp khách, liền vội gạt
đi:
-Cô
Út cứ cho bác Hai ăn cháo đi. Cần phải có chất gạo vào người thì mới có sức mà
chống bệnh được. Bác Hai còn mệt, cô Út không phải câu nệ gì, cứ xem chúng tôi
như người nhà…
-Ba…
ba em tên gọi Tư Thà – Út Thiệt nhỏ nhẹ.
Tiêm
thuôc xong cho ông, tôi để lại chút thuốc uống cho Út Thiệt và dặn:
-Bác
Tư à, tuy đã qua cơn nguy kịch song bệnh của bác rất dễ biến chứng. Bác Tư nhớ
nghe lời cô Út, uống hết số thuốc tụi cháu để lại, với lại cũng phải kiêng
chút, nhất là rượu, bệnh sẽ khỏi thôi.
Tôi
gọi Út Thiệt ra ngoài để căn dặn và chỉ cho cô phân biệt từng loại thuốc, liều
uống ra sao. Cô nghe chăm chú nhưng căng thẳng như cô bé con lần đầu đi học được
thầy cô giáo dạy từng chữ cái. Lúc này, tôi mới có dịp ngắm kỹ cô. Dáng người
nhỏ nhắn, thon gọn, săn chắc, nước da ngăm đen nhưng mịn màng, gương mặt xinh xắn,
bầu bĩnh và có vẻ u hoài, thế nhưng cái trán hơi dô và cái cằm chẻ khiên gương
mặt dịu hiền ấy pha chút bưởng bỉnh. Út Thiệt có dáng vẻ của một người mang
trong mình dòng máu Khmer thường thấy ở vùng này. Trong tôi dâng lên một cảm
xúc là lạ, trìu mến với người con gái trước đó hơn một ngày tôi cỏn chưa biết đến.
Dường như THư đọc được ý nghĩ ấy của tôi, cô chen vao:
-Nè…
co Út nhớ lời anh Tuấn dặn đó nhà… Chỉ mấy bữa nữa là cha cô khỏi bệnh, làm việc
lại được rồi… Thôi, ta về. Anh Tuấn, ở ngoải còn nhiều bệnh nhân đang đợi anh
em mình.
Thư
cô tình nhấn mạnh câu cuối “anh em mình” như là để nói riêng với Út Thiệt, ngầm
xác định quyền sở hữu của cô đối với tôi. Nhìn tôi rồi nhìn Thư, Út Thiệt là
người nhạy cảm, bởi thế cô mới đủ bình tĩnh trả lời nhẹ nhàng song không kém phần
thua thiệt:
-Dạ…
ba con em thật biết ơn anh… chị… đã làm phước vô đây cứu chữa… Ơn phước này…
cha con em không biết lấy gì báo đáp… Ba con em đâu dám quên. Hễ có fipj ra thị
trấn, em sẽ tìm vô nhà để tạ ơn anh… chị.
-Hứ…-Thư
cố kìm nén- Ơn phước chi đâu… Cô Út khỏi
phải tìm vô cảm ơn chúng tôi làm gì… Thế này, cô Út cũng đã trọn tình trọn
nghĩa với anh em tôi, ha… Ta đi thôi anh Tuấn.
Tôi
khó chịu vì thái độ thái quá của Thư nhưng cũng không có cớ gì để nấn ná thêm,
đành chào cha con Út Thiệt. Rời nhà Út Thiệt, tôi cố tình đi thật chậm, còn Thư
thì cứ líu ríu bên tôi, lúc trước lúc sau, khi bên cạnh. Mấy lần tôi định ngoảnh
lại nhưng ngịa Thư nên thôi. Đến khúc ngoặt, tôi ngoái nhanh nhìn lại căn nhà
Út Thiệt, bắt gặp cô đứng nép bên của nhà nhìn theo, và khi bắt gặp ánh nhìn của
tôi, cô liền thụt hẳn người vào trong mất hút. Từ bấy, đi mấy bước tôi lại ngoảnh
nhìn về phía đó nhưng Út Thiệt không hề xuất hiện ở khung của nữa. Tôi thầm
đoán, biết đâu cô vẫn núp đâu đó trong nhà ngó theo tôi. Còn Thư, cô đã hết bực
dọc, vô tư cất lời ca một câu vọng cổ về tinh yêu đôi lứa. Tôi nghe mà cảm thấy
khó chịu…
-Vậy Út Thiệt ở nhà một mình không thấy sợ… thấy
buồn à?
- Em quen rồi, anh Hai – Cô cười- Với lại,
em làm rẫy tối ngày… đêm về mệt muốn chết, ngủ như heo ấy, có đâu mà buồn… Em lớn
lên, nhà có hai cha con, ba em cũng phải làm đây đó, ở nhà thì lấy gì mà ăn, xa
nhà liền à… lâu thành quen, anh Hai… Với lại, ngày nhỏ, em hay theo ba đi làm
ăn xa, hoàn cảnh nào cũng chịu được… Thường thì, những chuyến ngắn ngày, em
theo phụ giúp ba, còn chuyến nào lâu ngày, vất vả thì em ở nhà, tranh thủ coi
rãy, làm cơ mì… Bữa nay, anh Hai vô chời nhà, anh Hai là khách quý đặc biệt đó…
Anh Hai là ân nhân của ba con em… nên anh Hai phải ở lại ăn cơm đó.
- Xin sẵn lòng… nhưng anh chỉ dám nhận là khách quý thôi…
chứ không dám nhận là ân nhân đâu… Út nhận vậy, anh mới ở lại ăn cơm. Chịu
không?- Tôi đùa- với lại, nhà có gì ăn nấy, không bày vẽ chợ búa gì thêm nghe…
Út Thiệt bắt tay làm cơm, tôi lăng xăng phụ giúp, thấy vui
như hồi còn là sinh viên, ngày nghir về nhà giúp mẹ và chị làm cơm. Bữa cơm giản
dị, toàn những thứ tự kiếm, tự tạo như măng chấm mắm, khô cá chiên, canh chua bạc
hà và thịt con mang rừng khô nướng. Khi Út Thiệt bê ra hũ rượu đế, tôi vội gạt
đi vì ớn người nghĩ đến trận say rượu thổ ta mật xanh mật vàng hôm đầu đến nhà
cô. Thế nhưng, Út Thiệt không chịu, cô nói sẽ thay ba tiếp rượu tôi để tỏ lòng
hiếu khách theo phong tục bà con ở vùng này. Thế là hai anh em cụng ly. Cô chỉ
nhấp môi gọi là. Tôi uống nhè nhàng từ tốn, vừa ăn vừa kể chuyện, huyên thuyên
đủ thứ, nhảy cóc từ chuyện này sang chuyện khác. Út Thiệt chỉ nghe, cười hiền
đáp lễ, thỉnh thoáng mới đế vào, hỏi thêm gợi chuyện. nhưng tôi đang hung phấn
nên cảm giác là cô hứng thú với những điều tôi nói. Gương mặt cô rạng lên, sinh
động, ánh nhìn hiền dịu, chan chứa một nỗi niềm. Còn tôi, cứ như một triết gia,
nhà thông thái đi khai hóa…
Buổi trưa, Út Thiệt giăng chiêc võng dù bộ đội để tôi nằm
nghỉ cho mát. Nằm trên võng đung đưa, đầu óc tôi lơ mở vù men, lặng ngắm dáng
hình uyển chuyển linh hoạt của Út Thiệt, tôi thấy mình như một vị hoàng tử
trong các câu chuyện cổ tích xưa, đi săn bị lạc rừng, được sơn nữ đưa về nhà
chăm sóc, nâng giấc. bởi thế, tôi cũng náy sinh mong ước đến một ngày nào đó, vị
hoàng tử trở về chốn hoàng cung lộng lẫy của mình, đột ngột tuyên bố với vua
cha và quần thần được đón sơn nữ về làm vợ… Tôi như trôi đi trong giấc mộng, tỉnh
dậy, định thần, nghe tiếng nước róc rách đâu đây. Tôi nhẹ nhàng đi ra sau nhà,
linh cảm như mách bảo, rằng Út Thiệt đang tắm… Tự nhiên, tôi chùn chân,tim đập
nhanh và mặt bừng nóng. Người như nặng trịch, lún sâu xuống đất, nhấc không nổi
chân, cứ dung dằng tfrong trạng thái vừa muốn trở lui, vừa muốn dấn thêm… Út
Thiệt ngồi tắm xây lung lại, cả mảng lung trần trắng ngà, mịn màng và bóng nước,
tóc cuốn cao búi lại trên đỉnh đầu càng làm tôn thêm vẻ thanh mảnh cho cần cổ,
dôi bàn tay cô thoăn thoắt vừa kỳ cọ vừa không ngừng múc nước từ chiếc khạp đất
nung dội lên người. Tôi đắm mình trong xúc cảm mê hoặc, hơi thở gấp gáp, và cảm
thấy sao hơi thở của mình to thế… Hình như, Út Thiệt cũng cảm giác có gì không
bình thường, cô ngừng tay, như bất động, nghe ngóng trong giây lát… rồi cô khẽ
lắc đầu vẻ bắt cần, tiếp tục việc tắm táp của mình Tôi chới với mất đà, người
chúi về phía trước, tù người vào bức vách thưng lá… Út Thiệt hấp tấp choàng tấm
khan rằn lên mình, kêu nhỏ:
-Anh…Anh Hai…
-Tôi… tôi… tỉnh rượu… khát nước quá…
-Bình trà còn đó… anh Hai… Em vô ngay đây…
Tôi trở lui, với bình trà, rót ra ly, uống lấy uống để. Lát
sau, Út Thiệt trở vào nhà trong bộ đồ bà ba mới, xúng xính đi lại, cô liếc
nhanh tôi và lờ chuyện ban nãy…
-Ôi,,, anh Hai ngủ ngon quá… cứ như cả tuần rồi không được
ngủ…lại còn mơ, nói lẩm bẩm cái gì đó… và cười nữa, heng…- Út Thiệt che miệng
cười khẽ, khiến tôi tự nhiên trở lại…
-Thế à…Tôi vờ gãi đầu – Út Thiệt à, tôi đoảng quá, lần nào
vô nhà Út, tôi cũng quá chén, say sỉn… Xấu hổ quá đi thôi… Út bỏ qua cho anh
nghen?...
-Anh Hai có vầy… em mới vui… Bởi anh Hai thiệt lòng, không
làm khách… Nếu anh Hai khác,… em buồn…
- Này… thế ba vắng nhà lâu vậy… để Út một mình… ba không thấy
lo sao? Tôi hỏi làng sang chuyện khác.
- Có chớ… -Út Thiệt cười- nhưng mà lo vừa thôi à… bởi ba biết
ở nhà, em cớ có bà con chòm xóm đây… Anh Hai, có biết hông, mọi người sống ở
hém núi này thương nhau lắm, như người một nhà vậy…Đó, bữa nọ, ba của Út bệnh nặng,
em nói sao ba cũng không chịu vô bệnh viện… thế là dì Ba, nhà cách đây chút, đến
thẳng Trạm xá xa, kêu các anh chị vô đây cứu chữa …
-Được, việc ăn ở không đáng lo …cứ cho là thế đi, nhưng… ổng
không lo cánh đàn ông… đại loại như anh đây chẳng hạn… tìm đến nhà bắt cóc cô
con gái rượu của ổng à? –Tôi cười trêu,
Út Thiệt cười đỏ mặt, lườm tôi và nguýt rõ dài, kêu lên:
-Em hổng thích anh Hai đùa vậy đâu… Mà có ai vô bắt cóc con
gái ổng đi thì càng tốt chứ bộ… Ổng đang phát rồ lên vì chẳng có ma nào ngó
ngàng gì đến cô con gái rượu của ổng đó. Sống mãi ở hẻm núi này… anh Hai ơi, có
ma nó cũng chẳng buồn vô…
-Vậy anh hơn cả ma xó rồi… Với lại, anh đâu có đùa… nói thiệt
đó…anh đang nuôi ý đồ bắt cóc cô con gái rượu của ông đi đây…
Út Thiệt củng nhẹ lên đầu tôi, vùng vằng ra sân trước bảo:
-Em đi làm cỏ rấy mì đây… Anh Hai có đi hổng, hay ở nhà?
Chiều ấy, tôi và Út Thiệt cùng xới cỏ rẫy khoai mì phía sau
nhà. Chiều muộn, không thấy tôi nhắc gì chuyện về hay ở, cảm thấy tôi dùng dằng,
Út Thiệt nhắc chủ động nhắc khéo:
-Thôi, để em làm nốt… anh Hai về đi kẻo muộn…Mai anh Hai
còn phải làm việc nữa mà… vài bữa nữa, nếu rảnh… và không chê nhà em nghèo khó…
thì anh Hai lại vô thăm… À, cũng sắp đến tết Cholchnamthmay của người Khmer rồi
đó, anh Hai vô đây, Út sẽ đưa anh Hai đi xem hội đua bò, coi hát Yuke,… vui và
hay lắm đó, anh Hai à… Em có mấy đứa bạn ở trong Sóc Khmer gần đây… Neus anh
Hai ưng… cô cười trêu… em sẽ làm mai cho anh Hai một đứa thật xinh…
-Ừ… vậy nhé… nhưng Út phải hứa đưa anh đi chơi cùng… thì
anh mới chịu về… mấy hôm nữa, rảnh anh vô… Nếu không, anh sẽ ăn vạ, lăn ra rấy
đây này…
-Út hứa… nhưng anh Hai cũng không được sai hẹn… với lại, Út
chỉ muốn anh Hai vô chơi một mình thôi à…
-Xin hứa…à, còn chuyện làm mai… thì chưa vội… để xem mấy cô
bạn của Út… có xinh hơn… cô con gái rượu của ổng không đã?...
Tôi cười tinh ranh, ra về. Út Thiệt nhìn tôi, cô nũng nịu nửa
trẻ con nửa thiếu nữ…
5. Đúng hẹn, tôi
đến nhà Út Thiệt từ mờ sớm Cô đợi tôi cớ vẻ bồn chồn vì lo tôi sai hẹn. Men
theo chân núi, chúng tôi đi một thôi đường, rồi băng qua một cánh đồng không rộng
lắm. Đang mùa khô, mặt ruộng nứt nẻ trơ gốc rạ nên chúng tôi cứ cắt mặt ruộng
mà đi. Thỉnh thoảng lại bắt gặp một khoảnh ruộng, mặt đất bị đốt khô nám đen và
lổn nhổn những tro than củi. Lúc đầu do không biết nên tôi vô tình giẫm lên,
nhưng sau để ý thấy Út Thiệt thường đi tránh những chỗ như vậy, tôi hồ nghi, cảm
thây có gì đó khác thường nên hỏi, thì cô bảo:
-Đó là chỗ bà con sóc Khmer thiêu người chết. Anh Hai để ý
kỹ, xem có còn sót những mẩu xương nhỏ không? Có khi, vẫn còn xương chưa cháy hết
đấy…
- Vậy à…-tôi lè lưỡi- Thế mà Út chẳng nói cho anh biết để
anh tránh. Giẫm lên thế… ngộ nhỡ làm sao?...
-Anh Hai chớ lo… không việc chi đâu…Là em theo thói quen cứ
đi tránh vậy thôi… Vơi lại, người Khmer theo phong tục hỏa táng… như vầy là
lành lắm đó… người chết sớm siêu thoát mà… không làm con ma đi hành người ta
đâu…- Út Thiệt chỉ tay vào nơi xanh um những vòm cây thốt nốt, thấp thoáng bên
dưới những mái nhà- Đó, mình vô đó… Bữa nọ, em gặp Chau Khon, một người quen, ở
trên rẫy, em đã hẹn bữa nay đón anh em mình đi chơi tết Khmer. Năm nay tết nhuận,
có đến bốn ngày lận… Bữa nay là ngày Vonbat
đầu tiên, bớt lễ rước mà vui chơi thôi… Anh em mình vô tha hồ mà vui…
-Ôi, không ngờ Út thông thạo ghê.
-Thì… ba con em sống ở đây lâu rồi, Năm nào em cũng vô chơi
tết nên biết thôi… Với lại, Chau Khon chu đáo lắm, hay giảng giải cho em những
gì em chưa biết…
-Này, thế cái cô tên Chau Khon, bạn em ấy…cô ấy đã lấy chồng
chưa? Có đẹp… như Út không? Hay là…Út làm mai cho anh đi?...
-Ô,… Chau Khon là tên con trai… -Út Thiệt cười thành tiếng-
Nếu anh Hai muốn làm rể Khmer thiệt… thì để em nhờ Chau Khon, tìm xem trong sóc
có cô nào xinh đẹp thì làm mai giùm anh Hai?...
-Vậy à…-Tôi xao động-Hay là…Chau Khon là… người thương của Út
?
- Ô…hổng phải… Anh Hai nhầm rồi. Chau Khon có người thương
rồi… Neang Hên đó. Hai người thương nhau lâu rồi… nhưng chưa làm đám cưới được…
Là vì, nhà Neang Hên giàu lắm… nhưng nhà Chau Khon thì nghèo, má của Chau Khon
bệnh hoài, mấy đứa em còn nhỏ, nên Chau Khon phải đi làm thuê, lúc rành thì vô
núi kiếm củi, đốt than. Ba má Neang Hên chê, không cho cưới… Nhưng hai người vẫn
thương nhau lắm… Chau Khon đẹp trai và tốt bụng lắm đó. Nghe nói, Neang Hên hăm
ba má cổ là nếu không cho lấy Chau Khon thì cổ sẽ không lấy ai nữa, thà ở giá
còn hơn…
-Rồi xem đấy,… họ sẽ lấy được nhau thôi… Người ta có câu “Đất không chịu trời thì trời phải chịu đất
thôi”…Tôi hùn vào-Thế nào ba má Neang Hên cũng phải chịu cho họ lấy nhau mà…
-Em cùng nghĩ vậy hà…Đã có lần, Chau Khon nói với em, là nếu
ba má Neang Hên nhất định không cho hai người cưới nhau, thì sẽ cùng nhau bỏ
nhà sang miệt Sóc Trăng sinh sống…Nghe nói, Chau Khon có bà con ở bển, họ hứa sẽ
giúp vợ chồng họ sinh sống ở đó…Nhưng mà…em can… Anh Hai à, em bảo Chau Khon
không được bỏ sóc, vì ở đây còn có má đang đau bệnh và mấy đứa em nhỏ… Anh Hai
thấy như vậy có phải hông?...Vậy là, Chau Khon nghe em, không trốn nữa…
Út Thiệt lặng thinh sau câu chuyện tình dang dở của người bạn
Khmer. Cô đi cúi đầu lặng lẽ. Nhanh đến mức bỏ tôi tui lại đằng sau. Chợt nhận
ra, cô dừng lại đợi tôi. Khi bắt kịp, tôi dịnh buông lời trêu đùa thì nhận thấy
gương mặt cô thảng thốt khác thường, ngân ngấn nước trên khóe mi. Tôi nói lảng:
-Sắp tới rồi… Anh nghe tiếng chiêng trống rừ sóc vọng ra mà
lòng dạ nôn nao làm sao ấy…
Chau Khon không có nhà. Má của cậu ta nói là Chau Khon đã
rang đợi nhưng chưa thấy chúng tôi đến, đành phải ra nơi đua bò trước vì câu ta
tham gia cuộc đua. Cận thận, cậu ta đã dặn em gái mình là Neang Mai khi nào
chúng tôi đến thì đưa hai người ra trường đua xem.
Thế là tôi và Út Thiệt có mặt ở hội đua bò. Người đông nghịt,
chen chúc nhau, có cảm giác là cả phum sóc tụ về đây. Tôi như bị thu hút bởi
trang phục rực rỡ ngày hội của người Khmer, ngơ ngẩn ngó nhìn, khiến Út Thiệt cứ
phải nắm tay tôi lôi đi xềnh xệch như chị gái đưa cậu em đi chơi hội lo bị lạc
nhau.
Trường đua là một mảnh ruộng rộng chừng già nửa hec-ta ,
hình chữ nhật, được cày bữa vỡ và giữ mức nước xăm xắp. Các cặp bò đua được
đóng bừa đứng dàn hàng ngang ở mép đường đua, nơi được chọn làm điểm xuất phát.
Các tay đua ăn vận giống hệt nhau, đóng săm-pốt, một kiểu khố con trai, đầu
chit khăn gọn gàng, tay cầm chà-lun, là một cây gậy có đầu bịt sắt nhọn và đầu
kia uốn móc câu như đầu ba-toong. Út Thiệt kiễng chân nhìn khắp lượt, rồi chỉ
cho tôi biết Chau Khon. Đó là một chàng trai cao lớn, săn chắc, da đen bóng,
tóc xoăn, gương mặt rất đàn ông, ưa nhìn. Út Thiệt dẫn tôi men dần đến chỗ các
tay đua đứng, cô tìm cách ra hiệu và rồi Chau Khon cũng nhận ra sự có mặt của
chúng tôi. Chàng ta khẽ cười gật gật đầu bày tỏ niềm vui. Khi trống lệnh xuất
phát vang lên, các cập bò đua thứ tự phi lướt tạo thành một vòng xoay gần khép
kín trên mặt ruộng. Tôi nhìn loang loáng, chẳng còn nhận biết đâu là Chau Khon
nữa. Mười vòng đầu đua thử, vậy mà đã có đến mấy cặp bò bỏ cuộc. Bây giờ mới là
lúc các cặp bò và tay đua trổ tài cao thấp. bùn đất bắn tung tóe, những tiếng
thúc bò, tiếng chiêng trống và tiếng hò hét cổ vũ của người xem rộn lên. Kia rồi,
cặp bò của Chau Khon chạy thứ hai, cậu chàng đứng vững trên chạc bừa, mặt đanh
lại căng thẳng. Chốc chốc mọi người lại rồ lên, khi có một tay đua nào đó bị vằng
khỏi chạc bừa xuống ruộng. Và cuối cùng, chỉ còn lại hai cặp bò đua đang phi
nhanh trên đường đua, trong đó có Chau Khon, nhưng cặp bò của chàng ta tụt phía
sau chút. Vi bò chạy nhanh và cũng phần nào thấm mệt, nên cậu ta chốc chốc lại
chúi người tưởng ngã, nhưng rồi lại trụ vững trên chạc bừa. Tôi thầm nghĩ, cổ
vũ “Nào cố lên. Cố lên nào. Như trong
tình yêu của cậu ấy. Thế nào cũng chiến thắng”. Tôi hiểu, thời khắc này, một
chiến thắng để trở thành quán quân của cuộc đua có thể sẽ thay đổi được quyết định
của ba má Neang Hên, họ sẽ chấp nhận chàng rể tương lai… Nhưng kia, Chau Khon lại
xuýt ngã và một lần nữa cậu ta lại đứng vững… Nếu chiến thắng, cậu ta có quyền
hãnh diện và trong mắt của bà con Phum sóc, và hình ảnh cậu ta sẽ khác đi, được
tôn trọng, nể vì hơn. Quan trọng nữa, ấy là Neang Hên sẽ tự hào về sự lựa chọn
đúng người thương mà kiên quyết không thay lòng đổi dạ, và rất có thể, ba má cô
đồng ý cho hai người cưới nhau… Và bỗng, tay đua phía trước giật mình vì cặp bò
chồm lên, đột ngột bị ưỡn người ra phía sau, mất trụ, văng khỏi chạc bừa ngã xuống
mặt ruộng đường đua. Tôi thót tim, chút nữa hét lên vì lo cặp bò của Chau Khon
đang chạy hăng bứt tốc ngay phía sau sẽ ập tới và có thể chèn lên người ạnh
chàng bị ngã. Nhưng may mắn và khéo léo sao, Chau Khon điều khiển cặp bò lượn
nép vào phía trong tránh được. Đến lúc này, không cần phải vội, Chau Khon cho cặp
bò chạy chậm dần về đích, rồi dừng hẳn. Cậu ta bước ra giữa trường đua, hướng mặt
về phía Ban giám khảo, cúi người chào, rồi vươn ngửa người, giơ hai tay lên làm
dấu hiệu của kẻ chiến thắng. Chiêng trống, thanh la rộ lên, nhưng tiếng reo hò
còn vang dội hơn. Chau Khon đi một vòng quanh trường đấu chào mọi người. Đến chỗ
tôi và Út Thiệt đứng, cậu ta khẽ nháy mắt tinh nghịch. Tôi bấm nhẹ vào tay Út
Thiệt hỏi:
-Neang Hên đâu? Cô ta không có ở đây à?
-Ô… Út Thiệt đưa mắt tìm quanh- Em hổng thấy… Chắc Neang
Hên sợ Chau Khon thua, xấu hổ, nên tránh, ở nhà…
Trưa ấy, tôi và Út Thiệt ăn tết với gia đình Chau Khon. Phần
thưởng cho giải nhất cuộc đua bò của Chau Khon là một đôi khăn karma, một chiếc
săm-pốt, một xa-rông và một vò sra-thnốt, loại rượu truyền thống của người
Khmer được lên men từ nước thốt-nốt. Chau Khon rót sra-thnốt cho mọi người cùng
uống. Tôi cảm thấy ngon, phần vì vui, phần vì vừa uống vừa ngẫm nghĩ, chiêm
nghiệm. Neang Mai, em gái của Chau Khon, chừng mười hai, mười ba tuổi gì đó, cô
bé ăn nhanh, loáng một cái đã xong. Cô bé đi ra đi vào, nhìn chúng tôi, rồi
nhìn anh trai mình, nhấm nhẳng hát một bài dân ca Khmer. Chau Khon nghe, mỉm cười
rồi nói gỉ đó với cô bé, tôi không hiểu, nhưng quan sát thái độ của hai anh em
họ, tôi đoán là Chau Khon đùa hay mắng yêu em gái mình. Út Thiệt biết tiếng
Khmer, nói chuyện với hai anh em họ, cô cười rất tươi, rồi ghé sát tai tôi dịch
nghĩa cho tôi hiểu lời Neang Mai vừa hát trêu anh trai mình. Đại loại: “Anh đi tìm mỏi mắt/ Anh tìm người anh yêu/
Và anh chộp được em/ Ơi cô nàng xinh đẹp”… Hiểu nôm na lời bài hát, tôi
trêu đùa Chau Khon:
-Cô nàng xinh đẹp là Neang Hên phải không?
-Vậy… anh Tuấn cũng biết chuyện?... Út Thiệt kể cho anh à?
Tôi cười trừ. Út Thiệt giải thích:
-Anh Hai Tuấn khen ngợi tình yêu của Chau Khon và Neang Hên
lắm đó… Ảnh bảo,- Yêu như thế mới là yêu chứ!...
Nghe vậy, Chau Khon có vẻ hãnh diện. Chiều ấy, Út Thiệt và
Neang Mai háo hức, cứ đòi mọi người cũng ra sân chơi chung của trai gái trong
sóc, nhưng Chau Khon không đồng ý, bắt mọi người phải ra chùa trước đã. Tôi ngạc
nhiên vì thấy hành làng và khắp sân chùa nhan nhản những đống cát nhỏ sạch
bong. Chau Khon giải thích, đây là một tập tục cổ của người Khmer, có tên gọi
là Pun-Phnôm-Khsach, hiểu nôm na là tục
đắp núi cát. Theo thông tục của Phật giáo Tiểu thừa, tục này bắt nguồn từ một sự
tích lâu đời với ý nghĩa là nhằm tránh tiền oan nghiệp chướng, tránh mang nợ
oan khiên theo thuyết luân hôi nhân quả. Năm nào cũng vậy, mọi nhà đều làm với
hy vọng năm ấy nhà họ sẽ may mắn, lành ở dữ đi… Cũng như mọi người, hai anh em
Chau Khon, Neang Mai tiến hành những thủ tục hành lễ rất thành kính. Thế nhưng,
khi tham gia trò chơi dân gian tập thể, hai anh em họ hào hứng lắm, hò hét đến
khản cả giọng. Để ý, trong khung cảnh đầy náo nhiệt đó, mặc dù hăng hái tham
gia trò chơi, nhưng thỉnh thoảng, Chau Khon sững người như mất hồn, rồi ngơ
ngác nhìn quanh quất như tìm ai. Út Thiệt ngầm cho tôi biết, có lẽ Chau Khon
không thấy bóng dáng Neang Hên đâu, nên sinh lo lắng? Ừ nhỉ. Sự vắng mặt của
Neang Hên có thể báo hiệu sự không vui, không may chăng?...
Thế
nhưng, tôi ấy, tôi được biết mặt Neang Hên. Cô là một người có nhan sắc. Nếu
chí thoáng gặp, người ta dễ nghĩ cô là một người lạnh lung, pha chút kiêu kỳ.
Song khi hát Aday, một kiểu đối đáp huê tình thì Neang Hên là người đầu trò,
nhiệt tình và khá sắc sảo trong các câu đối đáp của bè nữ. Neang Hên tham gia
bè nữ, nhưng Chau Khon lại không có mặt trong bè nam. Hình như hai người có thỏa
thuận ngầm với nhau là không cùng tham gia bất cứ một trò chơi chung nào. Một
chàng trai, không biết có phải là tình địch của Chau Khon hay không, cất lờ át
trêu ghẹo Neang Hên, mà Út Thiệt dịch cho tôi nghe: “Này em gái xinh tươi kia ơi/ Có người bảo là da em nứt nẻ/ Nhưng anh chỉ
cần em chăm chỉ, vui tươi/ Thốt nốt nhà anh nhiều đủ tắm da em đẹp…”. Ngay lập tức, Neang Hên cất lời hát đối lại: “Em nết na, chăm chỉ nhất phum/ Nhiều chàng
trai khen em xinh nhất sóc/ Ap-sa-ra đều ghen em múa đẹp/ Anh cầu hôn chưa hẳn
em bằng lòng…”.
Tôi thầm khen cô gái đáo để. Chợt bàn tay Út Thiệt thầm tìm
và nắm chặt bàn tay tôi. Còn Châu Khon cố ghìm mình, môi mắm lại và hai bàn tay
nắm chặt.
Nhận xét
Đăng nhận xét