8.
Ít ngày sau, tôi trở lại nhà Út Thiệt.
Cửa đóng then cài vắng hoe. Chú chó vàng dường như đã quen hơi, thấy tôi, nó
không xồ ra sủa, vẫn nằm sân ve vẩy đuôi ta chiều thân, nhưng cũng không mừng
quấn quýt như những lần tôi đến mà có em ở nhà. Tôi ngó nghiêng, bần thần, và
lưỡng lự chờ đợi hay ra về? Chợt có tiếng gọi từ nhà bên:
-Cậu Hai vô đấy à ?
Thì radif Ba gọi với từ nhà mình sang. Tôi
hơi chột dạ, bà này đã biết chuyện giữa mình và Út Thiệt rồi, không khéo là
sinh phiền, đàn bà là hay lắm chuyện, thêm thắt này nọ. Nhưng trái lại với suy
đoán của tôi, dì Ba vẫn bình thường, vui vẻ, giải thích,
-Ba con nhà con Út sang bên Bạc Liêu mấy
bữa nay rồi. Nghe đâu cha con về bển để sửa sang lại phần mộ của má nó. Bận rộn
công việc, vài năm nay không về bển mà…
Thấy tôi có vẻ băn khoăn, như muốn hỏi
điều gì, dì Ba bảo:
-Ba con nó nhờ tui coi nhà giùm… À,
con Út nó còn nhờ tui là nếu thấy cậu Hai tới, thì nói với cậu Hai là chỉ mấy bữa
là nó về thôi. Bữa nào rảnh, đi chợ thị trấn, nó sẽ vô thăm cậu Hại…
Tôi nấn ná, ngắm quanh cảnh trước sau
căn nhà của cha con Út Thiệt. Con chó vàng đã thân thiện hơn. Nó lẵng lẵng bám
theo chân tôi, ve vẩy đuôi, thỉnh thoảng sủa nhấm nhẳng vu vơ đâu đó. No theo
chân tôi ra tận ngoài ngõ, đi một quãng, ngoảnh lại, tôi vẫn thấy nó đâu đó đằng
sau… Không gặp em, con đường và hẻm núi như hoang vu hơn…
Quả nhiên, mấy hôm sau, khi tôi ở phòng
trực bệnh viện về căn phòng trong khu tập thể của mình thì thấy Út Thiệt ngôi đợi
ngoài cửa. Em cố nói cười vui vẻ, nhưng tôi vẫn đọc từ nét mặt đến ánh mắt chút
buồn buồn. Cũng như lần trước, Út Thiệt chuẩn bị sẵn mang cho tôi ít khô cá để
ăn và khô nai để nhậu. Em chào hỏi vài câu xã giao thông thường, hỏi tôi ăn ra
ra sao, tuyệt nhiên không đả động gì đến chuyện của hai chúng tôi. Rồi loanh
quanh dọn dẹp căn phòng của tôi, như công việc của một người vợ tần tảo. Không
nén được, tôi ướm:
-Thế ba em… đã biết chuyện của chúng
mình chưa ?
-Em hổng biết… Vẫn thấy ba em bình thường
nhu nọi khi…cũng không nói năng, mắng mỏ gì em…
-Hay là… ba em chưa biết chuyện. Cũng
có thể, hôm ấy, dì ba cũng chỉ ngờ ngợ thôi nên không nói gì với ba em? Hôm rồi,
anh đến nhà em, có gặp dì Ba, dì ấy cũng nói chuyện vui vẻ, bình thường… không
thấy nhắc gì đến chuyện đêm nọ… Nhưng mà,…
-Gì,
anh Hai?... Anh tính… hôm nào anh sẽ chủ động thưa chuyện với ba em về tình cảm
của chúng mình… Nếu ba em không phản đối, anh sẽ nhờ bác giám đốc bệnh viện của
anh, sẽ thay mặt cơ quan và gia đình anh, đến đặt vấn đề với gia đình em? Vì
gia đình anh mãi ngoãi Bắc, nên đành thế trước đã ?...
-Đừng…anh Hai. –Út Thiệt lắc đầu quầy quậy-
Lúc này, ba em đang rối bời… không phải chuyện của an hem mình đâu, mà là chuyện
của ổng… Anh biết dì Ba nhà bên rồi đấy… lâu nay bả thương yêu ba em… Ba em hình
như cũng cảm động, nhưng không rõ ổng có thương bả không? …Song từ ngày má em mất,
em lớn lên ngần ấy năm, tuyệt nhiên em không thấy ba em để tâm đến bất cứ người
đàn bà nào nữa… Nay ba em cao tuổi, cũng nên có người chăm sóc… với lại, dì Ba
cũng là người tốt, bả khổ lắm, đời chồng trước của bả chẳng ra gì, lão ta thường
say xỉn, chửi nhiếc, đánh đập bả thâm tím cả người, may cho bả là lão ta lăn
đùng ra chết trước… Trước đây, biết chuyện dì Ba thương ba em, em ngầm đồng
tình… là bởi, em lo, khi em đi lấy chổng, ba em sẽ cô đơn, nên cần có người đỡ
đần ba em, chăm sóc ổng, làm nơi cho ổng nương tựa… Ổng mạnh mẽ vậy, nhưng thực
ra cũng yếu đuối lắm… Mấy hôm theo ba em sang Bạc Liêu, em có rỉ rả với ổng
chuyện này, nhưng ổng chỉ ậm ờ, chưa biết rồi sẽ ra sao? …Em có thắp hương cho
má, khấn khứa xin với má tha lỗi ba em để ba lấy dì Ba,… và còn khấn cho em…
Nhưng giờ, thì tùy duyên phận… em thấy cũng không cần nữa… Có gì, em sẽ ở cùng
ba em, chăm sóc cho ổng…
Út Thiệt rân rấn nước mắt. Tôi lựa lời
an ủi và đồng ý với em là để thư thư mới thưa với ba em chuyện của hai đứa. Em
chào đòi về, chợt nhớ ra, bảo:
-Ba em nhắn anh Hai, nói là chủ nhật
này, nếu anh Hai rảnh thì vô nhà em ổng muốn rủ anh Hai cùng mấy người bạn làm
than của ổng, lên núi săn một chuyến, cho biết…
Nghe Út Thiệt nói, tôi vui lắm, nhận lời,
cố gắng thu xếp công việc, đổi ca trực miễn sao được tham gia buổi đi săn. Chưa
từng biết đi săn là thế nào, nhưng đọc sách, nghe kể chuyện về săn bắn, tôi
thích lắm.
Tôi đến y hẹn, Nước nôi, xã giao qua
quýt, ba Út Thiệt lấy súng săn khoác lên vai, giục đi. Tôi hỏi những người đi
săn cùng đâu thì ông bảo họ ở sẵn trên núi rồi, vì họ còn phải trông coi lán chứa
than nữa. Khi hai người ra đến đường, chợt ông bảo tôi dừng đợi ông chút vì ông
phải quay vào dặn dò con gái gì đó. Vừa nói với con gái, ông vừa hất đầu về
phía tôi đứng, còn Út Thiệt chỉ thấy cúi đầu, khẽ gật ra chiều vâng lời. Lúc
ông quay lung đi ra cổng, em ngẩng đầu tìm mắt tôi. Ánh mắt tôi và em gặp nhau,
chỉ thoáng thôi, nhưng tôi đọc được ở em sự cô đơn, u buồn, da diết, bất lực và
có gì đó ám ảnh… Tôi như bị đóng đinh chặt xuống đất bởi một luông điện nội
sinh đánh nhoằng từ đỉnh đầu the dọc sống lung xuống chân vào đất, người ớn lạnh
ròi nóng bừng…
Leo trèo một hồi, mệt vã mồ hôi hột,
tôi cố bám theo ông để không bị rớt lại, mới tới được lán chứa than ở mãi sườn
núi bên kia. Thấy ở đó hai người đàn ông, vẻ ngoài đều ít tuổi hơn ba Út Thiệt.
Tôi chào thì họ chỉ gật đầu khẽ mỉm cười đáp lễ, nhưng gương mặt thì vẫn lạnh lìng,
thản nhiên như không. Ba Út Thiệt hỏi:
-Chuẩn
bị xong chưa, mầy chú?
-Rồi… chỉ chờ anh Tư đến…
Tôi hiểu, anh Tư ở đây là ba Út Thiệt, Ba
người trao đổi với nhau bằng lối khẩu ngữ địa phương cộc lốc, tôi nghe chỉ hiểu
loáng thoáng. Khi thấy hai người kia bưng ra đồ nhậu và một sũ sành rượu, tôi
ngạc nhiên, vì cứ tưởng mọi người chuẩn bị xong đồ nghề đi săn, chứ không phải
đồ nhậu. Mọi người tuần tự ngồi xuống chiếc chiếu bàng bày đồ nhậu, ba Út Thiệt
bảo tôi:
-Cậu Hai dô đi. Nhậu bậy miếng cho vui…
Mùa này không phải là mùa săn, để khi khác… Tôi nói vầy… là muốn có cớ riêng để
có câu chuyện với cậu Hai đây…
-Dạ… Chú… chú Tư có chuyện gì hỏi cháu ạ?...Tôi
nhói ở tim, chột dạ, nhẩm bụng, chắc ông già hỏi tội mình đây – Thâm tâm, tôi
thấy lo thật sự, nhưng cố trấn tĩnh, tự biện hộ rằng mình thương yêu Út Thiệt,
cô con gái cưng của ông thật lòng, chứ không phải là kẻ chơi bời, lăng nhăng,
tán gái. Và nếu, cần để xử lý mình vì cho là mình tội nọ kia thì ông cũng đâu cần
phải đưa mình lên tận đây với mấy người hỗ trợ thế này?- Tôi cố làm ra cứng cỏi-
Con sẵn sang nghe chú Tư dạy bảo ạ…
-Hừ…-Ly đây…Cậu Hai là người nhỏ tuổi
nhất ở đây, phiền cậu rót rượu ra ly đi.
Ông đưa cho tôi chiếc ly duy nhất.
Tôi long ngóng rót đầy, bưng hai tay để trước mặt ông.
-Con mời chú Tư!...
Ông
không khách khí, cầm ly lên ngửa cổ làm một hơi cạn sạch, trả ly lại cho tôi, bảo:
-Các
chú và cậu Hai theo thứ tự dô đi.
Theo luật bất thành văn của người Nam
Bộ, tôi hiểu đây là mệnh lệnh, nên đến lượt mình, tôi cố bình thản một hơi cạn
ly, uống sao cho không để sặc, dù chất rượu trong miệng và cổ họng tôi đắng như
bọ nẹt. Chờ tôi uống xong, ba Út Thiệt hắng giọng:
-Có hai chú em đây làm chứng, cậu Hai
phải trả lời tui thành thật nghe…-Ông húng hắng ho mấy tiếng, ừa à mãi vẫn
không thành lời, làm tôi càng hồi hộp-…Tui đã đã biết chuyện của cậu Hai với
con Út nhà tui… Cậu Hai làm như thế là không phải rồi đó…Thương nhau thì tui
không cấm, nhưng không được làm cái chuyện bậy bạ đó… khi chưa cười hỏi gì… Con
gái tui, nó dại dột… Đáng ra, là người có học, hiểu biết lẽ đờì, cậu Hai thay
tui dạy dỗ, bảo ban nó chớ… Đằng này…
-Thưa chú Tư… thưa mấy chú. Chàu và Út
Thiệt thương yêu nhau thật lòng… chúng cháu còn trẻ nên dại dột, nhưng tình cảm
của cháu chân thành… Cháu đã nói với em Út, xin thưa chuyện với chú, rồi nhờ cơ
quan cháu đến gặp gia đình ta xin phép cho hai đứa chúng cháu được quan hệ lâu
dài, để đi đến hôn nhân… Thế nhưng, em Út chưa đồng ý việc này, bảo là để thư
thư đã… Nhân đây, chú đã hởi chuyện, thưa chú Tư… cháu xin phép được…
-Không! Không được -Ông ngắt lời tôi-Cậu
Hai nói hay lắm, nhưng tui không tin… Con Út nhà tui nghèo hèn, vô học, không xứng
với người có học như cậu Hai… Lấy nhau, nó mang bụng bầu, sanh vài đứa con, người
ngợm lôi thôi, rồi cậu Hai chán mà bỏ nó à? Con Út Thiệt nhà này chỉ nên lấy những
người làm than như tụi tui đây…
Tôi nói nhiều lắm. Không hiểu sao đầu
óc tôi tỉnh táo lạ thường và tôi cố gắng dùng mọi lời lẽ để thuyết phục, nhưng
vô ích, ông già nhất định không nghe. Hồi lâu, ông nổi cáu, dường như để chấm dứt
sự lải nhải của tôi, hoặc đã có chủ động trước, ông tợp nhanh một ngụm rượu, đứng
phắt lên, lấy cây súng săn treo trên vách lán, lên đạn đánh rốp, rồi đặt ngay
xuống giữa chiếu nhậu.
-Thôi,
đủ rồi!... Ông dằn giọng- Với cái tội của cậu, đáng lý tôi có thể xử theo luật
của những người đi săn, làm than trên núi này, là cho cậu một phát đạn… Vì cái
tội gì, cậu biết không?... Ấy là cái tội không xin phép, vẫn lấy đi cái… của
người khác…- Vì nể cái ơn cậu chữa bệnh cứu mạng tui… Tui biết, nếu tui bắn chết
cậu thì con Út cả đời này nó sẽ không tha thứ cho tui… Vì nó thương yêu cậu hơn
thương yêu tui… hơn cả chính nó…- Mắt ông đẫm nước, cố nuốt khan cục giận, xẵng
giọng- Tui tha cho cậu đó… Có hai chú ở đây làm chứng… Tui tha….
Tôi
chuyển từ nỗi sợ hãi sang trạng thái cảm động, cảm thông với ông, nhưng đau thắt
lòng vì biết mình sẽ mất em vĩnh viễn. Sẽ chẳng còn có gì nữa giữa tôi với em,
khi ba em kiên quyết như vậy. Song tôi cố cứu vãn tình thế, đứng lên, nhìn mọi
người khắp lượt như cầu cứu.
-Một
lần nữa… cháu xin chú Tư… cho cháu và em Út Thiệt đươc gắn bó với nhau.
- Đi đi-ông gầm lên trọng họng, chạm
tay vào khẩu súng- Cậu đi mau đi, kẻo tui đổi ý!...
Tôi tê tái, cúi đầu lặng lẽ chui ra khỏi
lán trại Ra bên ngoài, tôi liếc nhanh vào trong, thấy hai người làm bạn làm
than im lặng nhấp rượu. Còn ba Út Thiệt, đầu cúi gắm, vai rung lên, nức nở. Ông
khóc…
Tôi
đi như người mộng du, vô định, bước thấp bước cao, phập phõm, mấy lần vấp ngã,
xước cả chân tay mặt mày. Xuống gần tời chân núi, nơi có lối rẽ vào sóc Khmer,
tôi suýt đâm sầm vào một người. Cả hai đều giật mình, định thần, nhận ra nhau.
Đó là Chau Khon, người bạn Khmer của Út Thiệt, mà cách đây không lâu, tôi còn cùng
em vào tận sóc người bạn này ăn tết cổ truyền với gia đình họ. và đươc nghe câu
chuyện tình duyên trắc trở của anh ta với cô nàng Neang Hên. Nhận ra tôi, nắm
chặt tay tôi xiết mạnh đau nhới, hồn nhiên bảo:
-Anh Hai ơi… Tui quên chưa báo cho Út
Thiệt biết, nhưng giờ tình cờ gặp anh Hai ở đây, báo để anh Hai và Út Thiệt
vui, mừng cho chuyện của tụi tui êm đẹp rồi. Khi nào cưới, tui sẽ gừi Út Thiệt
và anh Hai thiệp mời… Nhất định hai bạn phải đến dự đám cưới của tụi tui đấy.
Chau Khon cười thật tươi, khuôn mặt rạng
rỡ, anh mắt đầy niềm vui, chứa chan hạnh phúc. Chắc là lúc ấy mặt tôi nhìn khác
lạ lắm, khiến cậu ta nhận ra, thôi cười, hỏi:
-Ủa, bộ anh Hai bệnh sao?... Mặt anh
Hai tái nhợt, lại có mấy vết xước nữa?...
-Ừ… Tôi nhăn nhó-Có lẽ tôi bị số rét….Mấy
bữa rồi tôi theo chú Tư, ba Út Thiệt lên rãy làm than… không may bị…
-Anh Hai là bác sĩ… chắc biết cách chữa
trị… Nhưng giờ anh Hai đang mệt… đường về nên ghé vô nhà Út Thiệt nghỉ chút…
Anh Hai có mệt lắm hông? Hay để tui đưa anh Hai về?...
Tôi gạt phắt. Cảm ơn Chau Khon và giục cậu
ta cứ việc đi công chuyện của mình, tôi tự lo được. Chia tay nhau, cậu ta cứ nhắc
đi nhắc lại là thế nào tôi và Út Thiệt cũng phải thu xếp đến dự đám cưới của cậu
ta. Châu KHon còn không quên hỏi, xem đến chừng nào thì tôi và Út Thiệt làm đám
cưới. Tôi cố làm vui, cười như mếu. Đợt cho câu ta đi một quâng xa, qua sức chịu
đựng, tôi mệt mỏi ngồi bệt xuống một tảng đá ven đường, thở dốc. Nhìn dangs
Chau KHon vừa đi vừa vung vẩy con dao đi rừng, thoaw3n thoắt lên dốc núi, thỉnh
thoảng lại dừng, hét lên một tiếng vang động cả hẻm núi vì cảm xúc hạnh phúc,
tôi thấy thèm. Giá như lúc này, tôi cũng thét lên tiếng gọi hoang dã như tổ
tiên tôi thời nguyên thủy mỗi khi săn được con mồi, hay mỗi khi có đôi!...
Nhận xét
Đăng nhận xét