Nguyễn Hiếu, nhà văn người làng Chèm,




1. Dấu ấn làng Chèm

Nhà văn Nguyễn Hiếu. luôn tự hào là người làng Chèm.
Vậy cái làng Chèm ấy là làng nào?

Làng Chèm có tên chữ là Thụy Phương, thuộc Từ Liêm, Hà Nội, kề bên đê hữu ngạn sông Hồng đoạn đầu cầu Thăng Long. Làng Chèm mổi tiếng bởi được liệt vào diện làng cổ Việt, với ngôi đình có lịch sử hơn ngàn năm, được công nhận là di sản văn hóa. Tương truyền, đình Chèm được xây dựng từ năm 715 sau CN và cho đến năm 866, Cao Biền, quan đô hộ xứ đồng thời là thầy địa lý nổi tiếng đã cho tu sửa lại và tạc tượng Lý Ông Trọng ( tên thật là Lý Thân), một vị võ tưởng tài giỏi thời An Dương Vương Thục Phán. có nhiều chiến công hiển hách, và còn được cử sang giup Nhà Tần chống giặc Hung Nô. Sau này, Lý Ông Trọng được người đời tôn thờ như vị Thánh, thờ phụng ở nhiều nơi cả Việt Nam và Trung Hoa. Đương nhiên, vì quê gốc Lý Ông Trọng ở làng Chèm, nên  được thờ phung ở đình Chèm (nay gọi Đền Chèm) với tư cách Thần Hoàng làng, và có ý nghĩa hơn bất kỳ nơi thờ phụng ông nào khác. Vùng đất với bề dày trầm tích lịch sử văn hóa như vậy, Nguyễn Hiếu tự hào là người con của làng Chèm cũng đúng thôi.
       Tuy nhiên, Nguyễn Hiếu không phải gốc làng Chèm, quê nội ông là Phùng Khoang, cũng thuộc đất Từ Liêm, và sinh ra ở Vũ Ẻn, Phú Thọ, nhưng ngay từ thuở lọt lòng, đã về sống ở quê mẹ, làng Chèm và lớn lên từ đấy, rồi lấy làm quê vậy. Tuổi thơ, trẻ trâu, Nguyễn Hiếu hít thở bầu dưỡng khí, ăn cơm, uống nước làng Chèm, nên máu thịt ông cũng mang mùi vị làng Chèm vậy. Nhà văn Nguyễn Quang Huy, một đồng nghiệp cùng đơn vị công tác với Nguyễn Hiếu ở Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), khi còn sống, mỗi lúc cao hứng trà dư tửu hâu, cười đùa Nguyễn Hiếu rằng "Tay này, văn chương của hắn ngai ngái mùi cỏ và vị hoai hoai phân trâu làng Chèm. Viết lách, hắn vơ víu, cấm bỏ sót cái gì, từ bãi cứt chó làng Chèm trở đi...". Nghe vậy, Nguyễn Hiếu chỉ cười khì, không giận, bởi ông hiểu, ngoài sự tếu táo, đùa cợt cửa miệng cho vui ấy, là một sự thật, ấy sự thấu hiểu ngọn ngành, chân tơ kẽ tóc, từ lịch sử văn hóa đến phong tục tập quán và đời sống dân sinh của làng Chèm, một làng mang tính điển hình cho làng quê Bắc bộ xưa nay. Và như thế, khác nào việc thấu hiểu văn hóa làng quê Việt cổ truyền vậy ?...
      Trong văn chương của Nguyễn Hiếu, dường như để tránh những phiền toái không cần thiết, mà cũng dễ bề bịa chuyện trong sáng tạo, ông gán cho làng Chèm của mình cái tên làng Chiện. Vậy là, cái gì trong thực tế đời sống, làng Chèm có thì hầu như làng Chiện có cả, song bao nhiêu chuyện làng Chiện có, làng Chèm lại không. Ấy vậy, làng Chèm là mảnh đất, là không gian sáng tạo của Nguyễn Hiếu mà thôi. 
       Thế là cái làng Chiện ấy, khi thì hiện hữu bằng cái tên của mình, để Nguyễn Hiếu dàn trận, bày biện các sự kiện, con người thành các tuyến nhân vật này nọ, khi lại chỉ xuất hiện lẻ tẻ đâu đó, hoặc chỉ phảng phất bóng dáng trong các sáng tác của ông. 


2. Nguyễn Hiếu, phu chữ.

3. Hài, người và văn.



Nhận xét