Đường sang quê ngoại,




Đường sang quê ngoại,...
Ấy là con dường từ quê nội sang quê ngoại.
Với tôi, quê nội luôn đau đáu trong lòng những ngổn ngang chuyện nhân tình thế thaai, thì quê ngoại lại là nỗi nhớ nhung hoài niệm tràn đầy xúc cảm yêu thương, như một niềm an ủi, vỗ về mỗi khi nghĩ đến... 
Sao vậy, tôi đã tự vấn mình để rồi tự trả lời,...
Ngày nhỏ ở thành phố, trong các câu chuyện của bố mẹ, quê hương đã được song thân nhắc đến. Tuy nhiên, cả bố lẫn mẹ tôi, hay kể chuyện về quê ngoại, thi thoảng lắm mói có chuyện vè quê nội. Trẻ con nên chỉ biết nghe chuyện và háo hức được về thăm quê. Lên 5 tuổi, lần đầu tiên tôi được theo các chị gái về quê dịp nghỉ hè, và đó là quê ngoại. Ngày ấy tàu xe khó khăn, nhưng về quê ngoại cũng khá tiện lợi. Bố tôi dắt mấy chị em chúng tôi ra Bến Nứa, mua vé xe khách chạy tuyến đường số 5, đến Chợ Đường Cái thì xuống. Thêm đoạn ngắn nữa là về đến nhà bà ngoại rồi. Sau lần đầu, tôi còn thêm vài lần về quê ngoại nữa, nhưng quê nội thì vẫn chưa. Bố tôi bào, quê nội tôi chỉ cách quê ngoại chừng dăm bảy cây số thôi. 
Ở quê ngoại, mấy chị em chúng tôi vô cùng thích thú vì được sống trong không gian vườn tược ao chuôm rộng rái, đầy cây cối hoa quả. Thêm nữa, các bác và cậu dì tôi cũng hay cho con cài về quê nghỉ hè, nên có thời điểm, đám trẻ con chúng tôi ở nhà bà ngoại tôi lên đến hàng chục đứa, tha hồ vui chơi...
Còn quê nội, sau đấy vài năm, tôi mới biết đến, khi gia đình tôi rời Hà Nội về quê nội sinh sống ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Lúc ấy, đang học vỡ lòng, nhưng tôi cũng lờ mờ biết chuyện, để quyết định việc về quê nội sống, bố mẹ tôi đã bất đồng ý kiến nhau, khi mẹ tôi kiên quyết đòi về sống ở quê ngoại, đến mức ông bà to tiếng, dỗi bõ nhau... Sau này, lớn lên chút, tôi đã hiểu nguyên nhân vì sao ngày đó, song thân bất đồng việc chọn về quê nào để sinh sống thời tao loạn ấy....
Trong khi bố tôi không muốn bị mang tiếng sống nhờ bên quê vợ và ông tin tưởng vào lời hứa của anh em họ hàng bên nội giúp đỡ dựng nhà cửa, thì mẹ tôi lại bày tỏ sự bực tức về hết thảy những gì bà phải chịu đựng, ê chề ở quê nội thời cải cách ruộng đất, những lời tố điêu toa của anh em, họ hàng đối với bà nội tôi, và cả những ngày bị đội cải cách giam lỏng ở chuồng trâu..., thêm nữa, ở quê ngoại có sẵn đầy đủ tình cảm yêu thương chở che của đại gia đình đang chờ đợi... Và cái lý "thuyền theo lái, gái theo chông" đã buộc mẹ tôi, cực chẳng đã, đồng ý về quê chông sinh sống. Và thế là, một ngày đầu đông, trên chuyến xe cam-nhông, gia đình tôi rời bỏ phố phường thủ đô về quê nội sinh sống với nghề làm ruộng mà tất cả các thành viên trong nhà không ai thạo...
Thôi, chẳng buồn nói những khó khăn, vất vả, cục nhọc mà gia đình tôi đã chịu đựng và gắng sức vượt qua ở quê, để trở về với ký ức đường sang quê ngoại như một hoài niệm an ủi, êm dịu...
Quê nội và quê ngoại tôi cùng huyện nhưng đầu huyện, cuối huyện. Tình theo đường chim bay thì chỉ chừng 7 cây số thôi, và có hai lối sang. Lối thứ nhất, ấy là tắt cánh đồng làng Chùa, đến thị trấn Bần Yên Nhân, chừng 3 cây số, rồi từ đây đi ô tô tuyến theo đường số 5 đến Chợ Đường Cái thì xuống bến. Còn cách thứ hai, đi bộ tắt qua cánh đồng làng Chùa, làng Khách rồi Hoàng Nha, Thanh Đặng, sang đất Lạc Hồng và đến quê ngoại tôi thuộc Thị Trung, Đình Dù. Ngày ấy, xe đạp là của quý hiếm, nhà tôi không có xe, bởi chiếc xe đạp duy nhất của bố tôi đã bị đem bán, để lấy tiền mua miếng đất vườn, làm nhà ở quê. Đi đâu, quanh gần xa, đều đi bộ cả.
Thường thì mỗi khi về quê ngoại, nhất là vào mỗi mồng hai Tết, nhà tôi chọn lối thứ hai, tuy đi bộ mệt hơn, nhưng chủ động, chứ không phụ thuộc vào ô tô. Tôi nhớ, đã có lần, hai bố con tôi chờ cả nửa buổi chiều mồng hai tết ở bến xe Bần mà không có xe, cuối cùng đành đi bộ dọc đường 5 đến chập tối mới đến quê ngoại. Hằng năm, có hai dịp để về quê ngoại, ấy là ngày giỗ ông ngoại tôi, và nữa là mồng 2 tết theo truyền thống "mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thày". Bố mẹ tôi cũng phân công, giỗ ông ngoại tôi, ưu tiên để mẹ tôi về, có ý để bà vừa được khấn cha vừa được thăm sức khỏe của mẹ, còn dịp mồng 2 tết thì bố mẹ tôi thay nhau xen kẽ. Riêng tôi, được cả nhà ưu tiên, dịp tết nào cũng được về quê ngoại, còn hai chị gái trên tôi thì thay nhau từng năm...
Ngay năm đầu tiên khi về quê sinh sống, tết năm 1964 sang 1965, tôi lúc ấy, 7 tuổi, đã được bố tôi cho về quê theo lối tắt cánh đồng. Lúc đường lớn, khi bờ sông, rồi cả bờ ruộng, cứ theo lối người làm đồng đã đi thành lối mòn trắng cỏ. Tôi sợ nhất, mỗi khi phải đi ngang qua cửa quán Chuột của làng Thái Lạc. Quán cổ lại thêm cây si rậm rạp, nên bề ngoài quai quái thế nào ấy. Biết tôi sợ, bố tôi chấn an, bảo "Như quán Táo làng mình, chẳng có gì đáng sợ, con ạ". Là nói thế thôi, chứ nhìn nó âm u, rờn rợn, như có cả bầy ma quái ẩn náu...Tôi mường tượng, trong góc tối mờ mờ của quán, hàng đàn ma quái đầu người, mình chuột, leo trèo thoăn thoắt lên các hàng cột và vòm mái của quan. Bình thường, nhìn con chuột còn thấy siwj nữa là ma mình chuột đầu nhân... Và cũng nhờ chuyến đi đầu tiên băng đồng sang quê ngoại, tôi đã mang máng thuộc đường, để sau đó, trong một lần đi thi học sinh giỏi môn toán lớp Một ở trường cấp I Lạc Hồng, thày giáo bỏ quên không đón tôi, mặc dù sợ hãi, nhưng tôi lần hồi nhớ đường một mình cuốc bộ băng đồng về đến nhà mình. Sau này, nhớ lại, tôi cười thầm nghĩ, ngày ấy mình đã biết cách "tự cứu mình trước khi trời cứu".
Một lần khi ngang cánh đồng Thái Lạc, Lạc Hồng, bố tôi chỉ tay vào những lũy tre xanh bìa làng bảo là, làng này có một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý, cổ gần bằng ngôi chùa Lạng (Viên Giác tự) ở quê nội. Chùa Lạng quê tôi thì tôi từng nghe bố tôi kể chuyện nhiều lần, nhất là chuyện Thần Sấm đá gầm lên tức giận mỗi khi trong vùng có chuyện gì đó kinh thiên động địa. Khi về quê, bố tôi đã dắt tôi lên chùa Lạng, chỉ từng phê tích và giảng giải cho tôi biết, nên mường tượng chùa Thái Lạc cũng có gì đó giống chùa Lạng quê mình. Gợi ý của bố tôi ngày đó kích thích trí tò mò, nhưng không hiểu sao mãi sau này tôi mới đến thăm viếng chùa này, mặc dù cách quê ngoại tôi chừng non cây số và khá tiện đường. Chùa được xây dựng vào đời Lý Nhân Tông (m Đại Định thứ 2, 1162) và thuộc hệ thống chùa Tứ pháp ở nước ta. Vì thờ Pháp Vân (Thần Mây) nên có tên chữ là Pháp Vân tự, và được biết, những bức vì gian giữa thượng điện có kiến trúc thời Trần, mà kiểu này hiện chỉ còn ở chùa Bối Khê (Thanh Oai) và chùa Dâu (Thuận Thành). Bức chạm khắc gỗ chạm hình thiên nữ Càn Thát Bà, là một trong Thiên Long bát bộ của Phật giáo, nên thuộc diện cổ nhất, quý hiếm của nước ta... 
Thấy nhà tôi sáng, mọi người mừng lắm. Bố tôi bảo, bà ngoại tôi quý các con, nhưng mẹ tôi được bà quý nhất, là bởi, mẹ tôi chịu nhiều thiệt thòi, từ nhỏ đã sớm cùng bà ngoại tôi buôn bán, bươn chải giúp bà ngoại nuôi các em... Bữa cơm chiều mồng 2 tết ở nhà bà ngoại tôi là vui nhất và ấn tượng nhất đi suốt tuổi thơ tôi cho đến tận giờ, khi mái đầu đã bạc. Ngoài sân vườn hồng tươi xác pháo tép xen lác đác cánh hoa đào, trong nhà bên mâm cỗ tết là bà ngoại tôi, các cậu di út và các bác, các cậu từ Hà Nội về, thêm đám trẻ con mươi đứa. Câu chuyện râm ran như chẳng bao giờ dứt.. Không khí đầm ấm gia đình ngày ấy sau này tôi hiếm thấy... Câu chuyện như không dứt ấy nối tiếp vào đêm, chuyện nọ dọ chuyện kia, buồn vui có cả...
Sáng mồng ba, tôi lại được theo người lớn đi chúc tết họ hàng bên quê ngoại. Niềm vui con trẻ cứ nhân lên cùng những hào, xu mới tiền mừng tuổi. Sau bữa cơm trưa mồng ba, bác và cậu tôi ra Hà Nội. tôi chào bà ngoại về lại quê nội.
Cũng con đường ấy, khác hắn chiều hôm trước sang với sự háo hức, lòng tôi thoáng buồn, theo chân bố, mẹ và chốc chốc ngoảnh lại nhìn dặng cây xanh bìa làng che khuất, thầm tìm nơi nhà bà ngoại. Lại ước ao vầ chờ đợi mồng 2 tết năm sau!... 

Nhận xét