Phạm Duy Đức, hàng sau, thứ 2 từ trái sang
Vậy là người thơ đã đi xa.
Nhớ lời người xưa bảo, "sống thì lâu, chết giỗ đầu nay mai...". Vừa mới đọc tin nhà văn Trịnh Tuyên báo, Phạm Duy Đức mất vì ung thư, chớp mắt đã thấy Trịnh Tuyên bảo, sắp 49 ngày Phạm Duy Đức rồi đấy... Cái hẹn với nhà văn Trịnh Tuyên và Phạm Duy Đức, cùng bạn bè văn chương Xứ Thanh từ mùa xuân năm trước, vậy mà sang xuân Kỷ Hợi này, còn chưa kịp vô Thanh thì ông đã xa rồi...
1. Rủm rỉm người thơ,
Tôi biết đến người thơ Phạm Duy Đức đã ngót bảy năm nay, thông qua mạng xã hội là Blogtiengviet.net mà mọi người quen gọi bằng cái tên dân dã thân thương là Xóm Lá...
Thoạt đầu, ông không để lại ấn tượng gì nơi tôi. Đơn giản, bởi Xóm Lá ở thời điểm ấy có đã những tên tuổi lấy lừng như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lâm Cẩn ... hay những người năng nổ, hoạt bát như Nguyễn Vĩnh Tuyền, Chử Thu Hằng, Nguyễn Cao Thâm, Lê Văn, Lu Bim, Thúy Tím,... Ngay xứ Thanh, cùng quê với Phạm Duy Đức thì cũng đã có Trịnh Tuyên, Nguyễn Trọng Liên, Đinh Ngọc Diệp, Đào Phan Toàn... là những người kiến thức, văn thơ đầy mình.
Khác với những nhà thơ nhà văn chuyên nghiệp, là hội viên của Hội nọ Hội kia, thì có số đông người vì yêu văn thơ mà lập blog cá nhân, để lấy cớ mà viết, để có chỗ mà giao lưu bè bạn với nhau... Với riêng Phạm Duy Đức, đến với Xóm Lá là một người như vậy.
Đã dăm năm nay, nhóm blogger Hà Nội gồm có tôi (Nguyễn Chu Nhac), nhà thơ Trần Đăng Khoa và các nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, Nguyễn Thanh Vân, nhà văn Nguyễn Trọng Huân, nhạc sĩ Phạm Quang Hiển, họa sĩ Lã Minh Kính, cùng Nhà giáo nhân dân-Gs Nguyễn Lân Dũng, nhà báo Nguyễn Thịnh... hầu như năm nào cũng làm một chuyến du xứ Thanh. Khi đủ bộ sậu, khi thiếu vắng người này người nọ, song năm nào cũng vào dịp mùa xuân, sau tết Nguyên đán, chúng tôi vô Thanh, điểm tụ hội là nhà riêng của nhà văn Trịnh Tuyên, tại Cẩm Thủy. Nhóm blogger xứ Thanh đón khách văn chương Hà thành, ngoài chủ nhà Trịnh Tuyên, thường có khá đông dân văn nghệ, chữ nghĩa quanh vùng là Ngô Xuân Tiếu, Đào Phan Toàn, Trịnh Phú Đa, Nguyễn Trọng Nghĩa (giờ đã là cố nhân), nữ bác sĩ Trương Thị Mầu, Phạm Mai, Phùng Hương Nhu, và Phạm Duy Đức v.v... Hằng năm, cuộc hội ngộ văn chương ở xứ Thanh cũng ít khi đầy đủ, thường thiếu vắng người này kẻ nọ, song Phạm Duy Đức thì không bao giờ vắng mặt. Cứ theo lời nhà văn Trịnh Tuyên, cùng với ông là hạt nhân cho việc tổ chức các cuộc vui, thì luôn có vài người thân thiết trợ giúp mình là Phạm Duy Đức và Trương Thị Mầu...
Tư gia nhà văn Trịnh Tuyên khá rộng rãi, vườn tược, ao chuôm đủ cả, nên sản vật của nhà như gà vịt, cua cá, rau cỏ thừa sức đãi khách. Tuy nhiên, hầu như năm nào cùng có những món ngon thuộc hàng sản vật địa phương được bác sĩ Trương Thị Mầu mang từ Bá Thước xuống và đặc biệt là món bánh răng bừa ngon nổi tiếng do Phạm Duy Đức thửa từ Cẩm Vân quê ông mang sang góp vui, đãi bạn văn chương Thủ đô ... Đấy là cái ý, cái tình của nhà thơ Phạm Duy Đức...
Cuộc vui, gặp gỡ năm một lần, đều tưng bừng náo nhiệt. Các vị tên tuổi như Nguyễn Lân Dũng, Trần Đăng Khoa thường là trung tâm của sự chú ý. Náo nhiệt có gia chủ Trịnh Tuyên và nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, thích ảnh ót chụp choẹt của phái nữ, hoặc chốc chốc cao hứng chữ nghĩa của Nguyễn Trọng Nghĩa, Trịnh Phú Đa, thì trái ngược, Phạm Duy Đức lẳng lặng kín tiếng, rủm rỉm thủng thẳng buông ra một câu hài hước khiến mọi người bật cười. Ấy là cái duyên nói chuyện của ông...
Tiệc vui, đông người, rượu vào lời ra, khi cả hội chung một chuyện, lúc thì từng nhóm vài ba người với nhau, mặc ai huyên náo thơ phú, riêng Phạm Duy Đức vẫn rủm rỉm vậy. Nhiều lần quan sát, tôi thấy ông chăm chút rót rượu cho những người kế bên, gắp món này món nọ, kèm theo lời giới thiệu từng món, từng vị ngon quê Thanh cho bạn xa cùng thưởng thức... Ân cần, chu đáo, tinh tế, ngẫm nghĩ để lâu lâu lại tung ra một câu hài... Phạm Duy Đức rất vui khi ai cũng khen món bánh răng bừa Cẩm Vân quê ông, song ông cũng chỉ mủm mỉm, chứ không bao giờ sảng khoái cười to...
Quả là, người làm sao, của chiêm bao làm vậy. Ấy là cái duyên rủm rỉm của con người Phạm Duy Đức thấm cả vào thơ ông...
Tôi biết đến người thơ Phạm Duy Đức đã ngót bảy năm nay, thông qua mạng xã hội là Blogtiengviet.net mà mọi người quen gọi bằng cái tên dân dã thân thương là Xóm Lá...
Thoạt đầu, ông không để lại ấn tượng gì nơi tôi. Đơn giản, bởi Xóm Lá ở thời điểm ấy có đã những tên tuổi lấy lừng như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lâm Cẩn ... hay những người năng nổ, hoạt bát như Nguyễn Vĩnh Tuyền, Chử Thu Hằng, Nguyễn Cao Thâm, Lê Văn, Lu Bim, Thúy Tím,... Ngay xứ Thanh, cùng quê với Phạm Duy Đức thì cũng đã có Trịnh Tuyên, Nguyễn Trọng Liên, Đinh Ngọc Diệp, Đào Phan Toàn... là những người kiến thức, văn thơ đầy mình.
Khác với những nhà thơ nhà văn chuyên nghiệp, là hội viên của Hội nọ Hội kia, thì có số đông người vì yêu văn thơ mà lập blog cá nhân, để lấy cớ mà viết, để có chỗ mà giao lưu bè bạn với nhau... Với riêng Phạm Duy Đức, đến với Xóm Lá là một người như vậy.
Đã dăm năm nay, nhóm blogger Hà Nội gồm có tôi (Nguyễn Chu Nhac), nhà thơ Trần Đăng Khoa và các nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, Nguyễn Thanh Vân, nhà văn Nguyễn Trọng Huân, nhạc sĩ Phạm Quang Hiển, họa sĩ Lã Minh Kính, cùng Nhà giáo nhân dân-Gs Nguyễn Lân Dũng, nhà báo Nguyễn Thịnh... hầu như năm nào cũng làm một chuyến du xứ Thanh. Khi đủ bộ sậu, khi thiếu vắng người này người nọ, song năm nào cũng vào dịp mùa xuân, sau tết Nguyên đán, chúng tôi vô Thanh, điểm tụ hội là nhà riêng của nhà văn Trịnh Tuyên, tại Cẩm Thủy. Nhóm blogger xứ Thanh đón khách văn chương Hà thành, ngoài chủ nhà Trịnh Tuyên, thường có khá đông dân văn nghệ, chữ nghĩa quanh vùng là Ngô Xuân Tiếu, Đào Phan Toàn, Trịnh Phú Đa, Nguyễn Trọng Nghĩa (giờ đã là cố nhân), nữ bác sĩ Trương Thị Mầu, Phạm Mai, Phùng Hương Nhu, và Phạm Duy Đức v.v... Hằng năm, cuộc hội ngộ văn chương ở xứ Thanh cũng ít khi đầy đủ, thường thiếu vắng người này kẻ nọ, song Phạm Duy Đức thì không bao giờ vắng mặt. Cứ theo lời nhà văn Trịnh Tuyên, cùng với ông là hạt nhân cho việc tổ chức các cuộc vui, thì luôn có vài người thân thiết trợ giúp mình là Phạm Duy Đức và Trương Thị Mầu...
Tư gia nhà văn Trịnh Tuyên khá rộng rãi, vườn tược, ao chuôm đủ cả, nên sản vật của nhà như gà vịt, cua cá, rau cỏ thừa sức đãi khách. Tuy nhiên, hầu như năm nào cùng có những món ngon thuộc hàng sản vật địa phương được bác sĩ Trương Thị Mầu mang từ Bá Thước xuống và đặc biệt là món bánh răng bừa ngon nổi tiếng do Phạm Duy Đức thửa từ Cẩm Vân quê ông mang sang góp vui, đãi bạn văn chương Thủ đô ... Đấy là cái ý, cái tình của nhà thơ Phạm Duy Đức...
Cuộc vui, gặp gỡ năm một lần, đều tưng bừng náo nhiệt. Các vị tên tuổi như Nguyễn Lân Dũng, Trần Đăng Khoa thường là trung tâm của sự chú ý. Náo nhiệt có gia chủ Trịnh Tuyên và nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, thích ảnh ót chụp choẹt của phái nữ, hoặc chốc chốc cao hứng chữ nghĩa của Nguyễn Trọng Nghĩa, Trịnh Phú Đa, thì trái ngược, Phạm Duy Đức lẳng lặng kín tiếng, rủm rỉm thủng thẳng buông ra một câu hài hước khiến mọi người bật cười. Ấy là cái duyên nói chuyện của ông...
Tiệc vui, đông người, rượu vào lời ra, khi cả hội chung một chuyện, lúc thì từng nhóm vài ba người với nhau, mặc ai huyên náo thơ phú, riêng Phạm Duy Đức vẫn rủm rỉm vậy. Nhiều lần quan sát, tôi thấy ông chăm chút rót rượu cho những người kế bên, gắp món này món nọ, kèm theo lời giới thiệu từng món, từng vị ngon quê Thanh cho bạn xa cùng thưởng thức... Ân cần, chu đáo, tinh tế, ngẫm nghĩ để lâu lâu lại tung ra một câu hài... Phạm Duy Đức rất vui khi ai cũng khen món bánh răng bừa Cẩm Vân quê ông, song ông cũng chỉ mủm mỉm, chứ không bao giờ sảng khoái cười to...
Quả là, người làm sao, của chiêm bao làm vậy. Ấy là cái duyên rủm rỉm của con người Phạm Duy Đức thấm cả vào thơ ông...
2. Chút tình thơ gửi lại,...
Hơn một lần, tôi bày tỏ suy nghĩ của mình với Phạm Duy Đức như vậy. Ông nghe, mặt rạng lên, nhưng cái cười nơi ông vẫn chỉ khúc khích mà thôi. Nhưng nhìn kỹ, thấy ánh mắt ông ánh lên sự tinh nghịch, hóm hỉnh. Tôi đùa "Thơ anh mà mang ra tán gái là ăn lắm đó", ông mủm mỉm "Thế à... vậy mà mình không biết đấy... Tiếc nhỉ?...". Miệng nói vậy, song vẻ mặt tinh quái gian gian là. Tôi hiểu, ông ý thức điều này...
Chuyện là thế, cửa miệng đùa vui lúc trà dư tửu hậu rồi thôi, nhưng nay, Phạm Duy Đã đã là cố nhân, vân du về cõi ngàn thu, mới lần giở từng trang blog của ông, đọc chậm và ngẫm nghĩ, càng thấy sự rủm rỉm duyên ngầm, nhất mực đôn hậu đậm nét trong thơ ông...
Tính từ bài thơ đầu tiên là Qua sông đăng ngày 18.8.2013 đến bài thơ cuối cùng là Đông về đăng ngày 13.12,2018, tổng cộng 127 bài, toàn thơ. Tôi đồ rằng, rất có thể, trong sự cố sập mạng Blog Tiếng Việt cách đây vài năm, Phạm Duy Đức mất một số bài thơ lưu trử trên mạng, bởi khi đó, cá nhân tôi và một số blogger bạn hữu khác cùng từng bị mất khá nhiều bài, nếu không lưu trữ bằng file độc lập. Không rõ, Phạm Duy Đức còn bài thơ nào ngoài những bài đã đăng trên Blog Tiếng Việt, và nếu không, thì trong vòng hơn 5 năm, với ngần ấy cũng là con số không hề nhỏ.
Có một điều, giờ đây xem lại thơ Phạm Duy Đức, thì ngay bài thơ đầu tiên, của ngày đầu tham gia Blog Tiếng Việt, ông đã chọn đề tài về sự vĩnh hằng. Xin trích ra đây "Chiều nay anh qua sông trên một con thuyền/ Soi bóng mình giữa dòng nước biếc/... Xa xa là những cánh đồng/ Mấy nghìn năm phận người như cánh cò cánh vạc/ Dáng mẹ thân cò, dáng cha mình hạc/ Lại hiện về trong những khúc ca dao/ Đất nước mình thân thiết biết bao/ Muôn kiếp người hòa vào lòng đất/ Ta cứ sống với tâm hồn chân chất/ Một đời người mê mãi một dòng sông..." ...
Rẩm riu, như một dự cảm về sự sớm ra đi, ngay từ lúc trình làng với tư cách là một người làm thơ, Phạm Duy Đức đã luôn bị ám ảnh bởi đề tài này. Trong bài thơ cuối cùng Đông về, mặc dù không u hoài như bài thơ đầu tiên, vẫn có chút lạc quan, hóm hình câu chữ, song dự cảm vĩnh hằng vẫn ám ảnh nỗi lòng ông "Đông về cái lạnh nó tê tê/ Mỏi mắt trông em chẳng thấy về/ Con Sáo rủ nhau tìm chỗ ẩn/ Bầy cò nhao nhác rúc bờ tre/ Đêm khuya thanh vắng cu gù đợi/ Chạng vạng vừng đông gáy té te/ Tính đến mùa ni đà mấy độ/Dòng còn hay cạn nẻ bờ khe". Hai câu kết của bài thơ, như một sự tính sổ với cuộc đời. Hay đâu như bài thơ ngay trước đó, Chuyến đò cuối cùng, ông viết câu mở "Người lái đò đưa chuyến cuối cùng" thì câu kết buông xuôi "Mặc con đò trôi xuôi chưa biết đậu bến nào...". Trong thơ của Phạm Duy Đức, dự cảm về sự vĩnh hằng nhiều lắm, hoặc trong tứ thơ hoặc vài ba câu thơ, lại có khi ở ngay tên bài... Ví như: "...Em là dòng sông suốt đời anh mơ ước/ Em lở về đâu anh cũng chẳng cần bồi/ Hãy cho anh nhập dòng sông em nhé/ Đợi đến một ngày anh sẽ bay hơi..." (Đến với dòng sông, 10,2017) . Và đây, ông viết "...Những người xưa đã chết/ Chỉ vài chục năm đầu/ Nhiều người giờ quên hết/ Nên có gửi gì đâu?/ Thôi thì đành chịu vậy/ Có gì vĩnh cửu đâu/ Dẫu có là vua chúa/ Thời gian cũng xóa nhàu..." (Rằm tháng bảy 2016). "...Đời người như giấc chiêm bao/ Cuối cùng rồi cũng trôi vào hư không..." (Tự sự); "... Xương da máu thịt... tan vào đất/ Hồn phách thăng đường ngấm vào mưa," (Sâu); "...Người ta sắm đồ lễ tạ/ Cho người ở dưới đất sâu// Khói hương bên trời lã tã/ Chết rồi mới biết thương nhau..." (Chẳng biết em về tháng mấy)... Còn nữa, song thôi, để trở về các đề tài khác trong thơ Phạm Duy Đức...
Mùa thu và Em, mảng đề tài này chiếm già nửa thơ ông. Cũng đúng thôi, mùa thu là mùa của xúc cảm thi ca, và Em thì cùng vậy, nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn. Trong thơ mình, Phạm Duy Đức thường mượn cớ mùa thu để nói về em, để gửi gắm tình yêu thương vô bờ bến. Mùa thu và Em nhập vào nhau, hòa quện, không thể tách rời. Có thể kể tên hàng loạt bài thơ như thế: Vẫn đợi thu em, Thao thức, Em cứ hẹn, Một nửa, Hằng mong, Thu, Đừng đợi em về, Đi bên mùa thu, Gió ngày xưa, Mùa thu và em, Không chăn, Mấy nhịp cầu phao, Tình em, Ngủ đi em, Thêm một mùa thu.v.v...
Tôi nhặt nhạnh một số câu thơ hay và gợi trong màng đề tài này, như "Trời thu thì dày/ Lá thu thì mỏng/ Đường thu thì xa/ Chân em bé bỏng/ Thuyền em nhỏ nhoi/ Hồ thu thì rộng/ Anh đi bên em/ Tình thu mơ mộng.../ Em là tiếng lá/ Anh là tiếng gió / Ta cuốn trong nhau/ Bay trong mùa thu..." (Đi bên mùa thu); "Em đi nắng dạt về chiều/ Hoàng hôn rụng xuống lần theo gót người/ Lòng anh gió cuộn, mây vùi/ Con tim nuốt nghẹn nói lời đơn côi/ Thôi đừng đi nữa người ơi/ Để anh mắc cạn một đời sông em!" ( Mắc cạn); "Sét đánh từ lâu/ Không thể chết/ chính là điều bất hạnh/ Em bỏ anh đi / khác gì sét đánh/ Lưỡi tầm sét em nằm/ trong lồng ngực anh đây!" ( Sét đánh); "Theo gót ông Nghè Yên Đổ đi câu/ Chỉ thấy lá vàng bay vèo trong gió/ Ô nhiễm môi trường, suối sông ngầu đỏ/ Cá chết hết rồi, ta đi câu mùa thu" (Đi câu mùa thu) ; "...Sáng sáng mình ta trở dậy/ Sân vườn hoa cỏ xác xơ/ Chăn gối phồng như rơm rạ/ Xác những nỗi buồn đêm qua..." (Thêm một mùa thu); "...Cái rét giêng hai, rét thì con gái/ Nắng thì non non tựa phấn mầu/ Đêm hai đứa, hai phương trời gần lại/ Ta mãi còn rét ngọt ở trong nhau..." (Rét ngọt); "...Cứ ngỡ lòng thành cuội trắng/ Trở về với bến Hoàng Giang/ Tình xưa giờ thành quá vãng/ Người xưa đã chết vội vàng/ Cứ ngỡ lòng thành hoa gạo/ Đỏ trong cái rét Nàng Bân/ Đã qua những ngày ảo nảo'/ Tháng ba ngực núi xanh dần..." (Cứ ngỡ); "...Vần mờ - em gió heo may/ Vần sờ - sương khói mây bay trắng lòng/ Vần bờ - duyên phận đèo bòng/ Vần hờ hững lắm chờ mong chi nhiều..." (Lục bát chấm com); "Ao đời giờ chẳng còn em/ Tôi như con ếch im lìm bóng cây/ Bao giờ cho đến heo may/ Tôi chui vào lỗ đọa đầy qua đông..." (Ao đời)...
Phạm Duy Đức là người có khiếu hài hước, trong đời sống và trong thơ. Để ý, người xứ Thanh, quê hương của Trạng Quỳnh, các văn nghệ sĩ như Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh, Định Ngọc Diệp, Trịnh Tuyên... ít nhiều đều có chất uy-mua trong mình. Đối diện chuyện trò hay đọc thơ Phạm Duy Đức, cảm giác qua gương mặt tỉnh queo, như chẳng có gì quan trọng cả, lại ẩn chứa sự tinh ranh, hóm hỉnh... Cứ rủm rỉm, khúc khích không thành tiếng, ông tửng tưng buông ra. "...Trời mà còn lúc thoáng qua/ Huống chi anh, mới xa nhà đã quên" ( Chợt ). Ông nói về nỗi đau khổ mà thế này đây: "Em biết không, có con diều đang lộn/ Sợi dây mong manh phía cuối trời/ Ở nơi ấy có một người đau khổ/Khóc con diều kỳ diệu đang rơi. Con diều ấy một thời ta khao khát/ Anh cầm giây mắt em hướng lên trời/ Cứ tưởng gió cứ đưa diều lên mãi/ Có ai ngờ diều lộn thế em ơi..." (Diều giấy); Và đây nữa, về nỗi buồn: "Bướm vàng say trái mù u/ Người xa nhau cũng gật gù nhớ mong/ Gió buồn thổi những đường cong/ Ta buồn cám cảnh ăn đong xế chiều.../ Tình giờ còn có bao nhiêu/ Mà em đỏng đảnh mỹ miều làm cao/ Một khi bạn với trăng sao/ Là vênh gẫy cả con sào đẩy đưa.../ Về đi em để mây mưa/ Sấm lòng anh lại mới vừa nổi lên." (Hình như). Cũng có khi Phạm Duy Đức cười, cái cười không ra tiếng: "Các cụ thi nhau đánh bóng hơi/ Nắng Thu nhuộm đỏ cả khung trời/ Trộ nơi khe hở …Ôi! ông dúi/ Thấy quả nâu non…Úi! mụ bồi/ Phi mạnh sâu luôn gồng sức đẩy/ Ưỡn thân hất ngược cũng thường thôi/ Bao lần cọ sát mồ hôi đẫm/ Trái bóng chuyền hơi lắm chuyện cười " ( Chiều nay)...
Ngay cả khi ông buồn thật, muốn trải lòng cho nhẹ bớt, như than thở đôi câu, nhưng rồi, chất uy-mua ấy vẫn len vào: "Mùa thu chưa rụng xuống hiên nhà/ Nỗi lòng man mác chốn trời xa/ Thương đôi cánh vạc gầy guộc nhỏ/ Nửa này làm vợ, nửa kia bà.../ Đêm đêm tai mắt luôn thao thức/ Một mình một bóng độc ẩm trà/ Hình như hàng xóm ai vừa dậy/ Quyét ngõ chi mà sớm quá ta?" ( Thao thức); và đây cũng vậy: "Đêm khuya vắng lặng bóng nguyệt mờ/ Tà tà tây trúc dáng lửng lơ/ Chú Cuội ỉu xìu như đuối nước/ Chị Hằng mơn mởn vẫn đương tơ' Trần gian giam hãm thằng cu gáy/ Thượng giới mở tung cái gà lờ " ( Trăng tà ).
Rồi có khi, lại thấy Phạm Duy Đức nhẩn nha dạo quanh ngõ xóm, xem làng nước ra sao, mà bông lơn: "Đa làng/ Đổ bóng giếng làng/ Rễ / bậc thang xuống/ cho nàng rửa rau/ Bãi làng tằm nhấm lá dâu/ Giếng làng tôi nhấm một câu tỏ tình/ Cái duyên/ cái phận/ cái tình / Giếng làng/ ôm cái tỉnh tinh của làng..." (Giếng làng); Và đây : "Em vào vụ cấy chổng mồng mông/ Lận đận cả ngày ai biết không .../ Xoạc cẳng lăm xăm mươi ngày ngấm/ Lăn dài cả vụ ngước mặt trông..." ( Vụ cấy); Thêm nữa: "Họ đi đánh dậm mãi cũng quen/ Bùn đục, nước trong dẫm thành đen/ Khom lưng, gò ruột thì thụp nhún/ Ưốn cật, oằn mình cố nhấc lên / Lươn dài xục sát bờ hang tối/ Trạch ngắn lê xem rọi ánh đèn / Chỉ biết quên thân tìm chỗ níu/ Cảnh đời luồn lách thế mà nên.." (Cũng quen), v.v...
Lại có lúc, Phạm Duy Đức tự nhủ lòng mình, rằng cứ thản nhiên cho qua, cứ xem như một tiếng cười nhẹ, rồi ra việc gì cũng quaa hết: "Hôm qua chân bước qua cầu/ Bỏ rơi mất cả nỗi sầu đang đeo/ Tình giờ ai giữ mà neo/ Đáy sông góc bể thả vèo cho xong/ Tình giờ ai đợi mà mong/ Ôm chi cho nặng cõi lòng ai đây/ Mai sau qua khúc sông này/ Thương con mắt đỏ cá Chày không em? " (Tình rơi); và "Cứ đợi mãi/ Qua đêm/ lại sáng/ Rồi đêm sau/ Chạng vạng/ đêm sau.../ Chờ em/ bạc cả mái đầu/ Bài thơ/ móm mém/ ngàn câu/ sai vần/ Đời anh/ Đã lệch cán cân/ Còn bao trọng lượng/ đổ dần/ cho em! " (Lệch cán cân)...
Cứ thế, bằng cái phép thắng lợi tinh thần kiểu AQ này, Phạm Duy Đức đã chiến thắng. Mới hay rằng, tinh thần là quan trọng hơn cả, một khi đầu óc đã thông, cái lòng cũng sẽ yên và mọi chuyện đều qua tuốt!... Phạm Duy Đức đầu trí với bản thân mình, khác nào khi xưa Trạng Quỳnh đấu trí với Nhà Chúa?!...
Có thể nói, Phạm Duy Đức đã chơi thơ và ông tự chủ được cuộc chơi này, Nhưng, với bệnh tật thì lại khác, ông đã không chiến thắng được nó. Đúng ra, ông không thắng được số mệnh để ở lại trần gian mà rong ruổi cùng cuộc chơi với thơ ca ...
Song tôi nghĩ, người thân và bạn bè xứ Thanh, cùng bạn văn chương, có thể lựa chọn trong vốn liếng thơ ca của ông, làm thành một tuyển tập thơ Phạm Duy Đức, để những bài thơ ấy, không chỉ tồn tại ở không gian ảo. mà hiện hữu trong đời sống dưới dạng ấn phẩm, đặng lưu giữ chút tình thơ Phạm Duy Đức gửi lại ?!...
Hơn một lần, tôi bày tỏ suy nghĩ của mình với Phạm Duy Đức như vậy. Ông nghe, mặt rạng lên, nhưng cái cười nơi ông vẫn chỉ khúc khích mà thôi. Nhưng nhìn kỹ, thấy ánh mắt ông ánh lên sự tinh nghịch, hóm hỉnh. Tôi đùa "Thơ anh mà mang ra tán gái là ăn lắm đó", ông mủm mỉm "Thế à... vậy mà mình không biết đấy... Tiếc nhỉ?...". Miệng nói vậy, song vẻ mặt tinh quái gian gian là. Tôi hiểu, ông ý thức điều này...
Chuyện là thế, cửa miệng đùa vui lúc trà dư tửu hậu rồi thôi, nhưng nay, Phạm Duy Đã đã là cố nhân, vân du về cõi ngàn thu, mới lần giở từng trang blog của ông, đọc chậm và ngẫm nghĩ, càng thấy sự rủm rỉm duyên ngầm, nhất mực đôn hậu đậm nét trong thơ ông...
Tính từ bài thơ đầu tiên là Qua sông đăng ngày 18.8.2013 đến bài thơ cuối cùng là Đông về đăng ngày 13.12,2018, tổng cộng 127 bài, toàn thơ. Tôi đồ rằng, rất có thể, trong sự cố sập mạng Blog Tiếng Việt cách đây vài năm, Phạm Duy Đức mất một số bài thơ lưu trử trên mạng, bởi khi đó, cá nhân tôi và một số blogger bạn hữu khác cùng từng bị mất khá nhiều bài, nếu không lưu trữ bằng file độc lập. Không rõ, Phạm Duy Đức còn bài thơ nào ngoài những bài đã đăng trên Blog Tiếng Việt, và nếu không, thì trong vòng hơn 5 năm, với ngần ấy cũng là con số không hề nhỏ.
Có một điều, giờ đây xem lại thơ Phạm Duy Đức, thì ngay bài thơ đầu tiên, của ngày đầu tham gia Blog Tiếng Việt, ông đã chọn đề tài về sự vĩnh hằng. Xin trích ra đây "Chiều nay anh qua sông trên một con thuyền/ Soi bóng mình giữa dòng nước biếc/... Xa xa là những cánh đồng/ Mấy nghìn năm phận người như cánh cò cánh vạc/ Dáng mẹ thân cò, dáng cha mình hạc/ Lại hiện về trong những khúc ca dao/ Đất nước mình thân thiết biết bao/ Muôn kiếp người hòa vào lòng đất/ Ta cứ sống với tâm hồn chân chất/ Một đời người mê mãi một dòng sông..." ...
Rẩm riu, như một dự cảm về sự sớm ra đi, ngay từ lúc trình làng với tư cách là một người làm thơ, Phạm Duy Đức đã luôn bị ám ảnh bởi đề tài này. Trong bài thơ cuối cùng Đông về, mặc dù không u hoài như bài thơ đầu tiên, vẫn có chút lạc quan, hóm hình câu chữ, song dự cảm vĩnh hằng vẫn ám ảnh nỗi lòng ông "Đông về cái lạnh nó tê tê/ Mỏi mắt trông em chẳng thấy về/ Con Sáo rủ nhau tìm chỗ ẩn/ Bầy cò nhao nhác rúc bờ tre/ Đêm khuya thanh vắng cu gù đợi/ Chạng vạng vừng đông gáy té te/ Tính đến mùa ni đà mấy độ/Dòng còn hay cạn nẻ bờ khe". Hai câu kết của bài thơ, như một sự tính sổ với cuộc đời. Hay đâu như bài thơ ngay trước đó, Chuyến đò cuối cùng, ông viết câu mở "Người lái đò đưa chuyến cuối cùng" thì câu kết buông xuôi "Mặc con đò trôi xuôi chưa biết đậu bến nào...". Trong thơ của Phạm Duy Đức, dự cảm về sự vĩnh hằng nhiều lắm, hoặc trong tứ thơ hoặc vài ba câu thơ, lại có khi ở ngay tên bài... Ví như: "...Em là dòng sông suốt đời anh mơ ước/ Em lở về đâu anh cũng chẳng cần bồi/ Hãy cho anh nhập dòng sông em nhé/ Đợi đến một ngày anh sẽ bay hơi..." (Đến với dòng sông, 10,2017) . Và đây, ông viết "...Những người xưa đã chết/ Chỉ vài chục năm đầu/ Nhiều người giờ quên hết/ Nên có gửi gì đâu?/ Thôi thì đành chịu vậy/ Có gì vĩnh cửu đâu/ Dẫu có là vua chúa/ Thời gian cũng xóa nhàu..." (Rằm tháng bảy 2016). "...Đời người như giấc chiêm bao/ Cuối cùng rồi cũng trôi vào hư không..." (Tự sự); "... Xương da máu thịt... tan vào đất/ Hồn phách thăng đường ngấm vào mưa," (Sâu); "...Người ta sắm đồ lễ tạ/ Cho người ở dưới đất sâu// Khói hương bên trời lã tã/ Chết rồi mới biết thương nhau..." (Chẳng biết em về tháng mấy)... Còn nữa, song thôi, để trở về các đề tài khác trong thơ Phạm Duy Đức...
Mùa thu và Em, mảng đề tài này chiếm già nửa thơ ông. Cũng đúng thôi, mùa thu là mùa của xúc cảm thi ca, và Em thì cùng vậy, nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn. Trong thơ mình, Phạm Duy Đức thường mượn cớ mùa thu để nói về em, để gửi gắm tình yêu thương vô bờ bến. Mùa thu và Em nhập vào nhau, hòa quện, không thể tách rời. Có thể kể tên hàng loạt bài thơ như thế: Vẫn đợi thu em, Thao thức, Em cứ hẹn, Một nửa, Hằng mong, Thu, Đừng đợi em về, Đi bên mùa thu, Gió ngày xưa, Mùa thu và em, Không chăn, Mấy nhịp cầu phao, Tình em, Ngủ đi em, Thêm một mùa thu.v.v...
Tôi nhặt nhạnh một số câu thơ hay và gợi trong màng đề tài này, như "Trời thu thì dày/ Lá thu thì mỏng/ Đường thu thì xa/ Chân em bé bỏng/ Thuyền em nhỏ nhoi/ Hồ thu thì rộng/ Anh đi bên em/ Tình thu mơ mộng.../ Em là tiếng lá/ Anh là tiếng gió / Ta cuốn trong nhau/ Bay trong mùa thu..." (Đi bên mùa thu); "Em đi nắng dạt về chiều/ Hoàng hôn rụng xuống lần theo gót người/ Lòng anh gió cuộn, mây vùi/ Con tim nuốt nghẹn nói lời đơn côi/ Thôi đừng đi nữa người ơi/ Để anh mắc cạn một đời sông em!" ( Mắc cạn); "Sét đánh từ lâu/ Không thể chết/ chính là điều bất hạnh/ Em bỏ anh đi / khác gì sét đánh/ Lưỡi tầm sét em nằm/ trong lồng ngực anh đây!" ( Sét đánh); "Theo gót ông Nghè Yên Đổ đi câu/ Chỉ thấy lá vàng bay vèo trong gió/ Ô nhiễm môi trường, suối sông ngầu đỏ/ Cá chết hết rồi, ta đi câu mùa thu" (Đi câu mùa thu) ; "...Sáng sáng mình ta trở dậy/ Sân vườn hoa cỏ xác xơ/ Chăn gối phồng như rơm rạ/ Xác những nỗi buồn đêm qua..." (Thêm một mùa thu); "...Cái rét giêng hai, rét thì con gái/ Nắng thì non non tựa phấn mầu/ Đêm hai đứa, hai phương trời gần lại/ Ta mãi còn rét ngọt ở trong nhau..." (Rét ngọt); "...Cứ ngỡ lòng thành cuội trắng/ Trở về với bến Hoàng Giang/ Tình xưa giờ thành quá vãng/ Người xưa đã chết vội vàng/ Cứ ngỡ lòng thành hoa gạo/ Đỏ trong cái rét Nàng Bân/ Đã qua những ngày ảo nảo'/ Tháng ba ngực núi xanh dần..." (Cứ ngỡ); "...Vần mờ - em gió heo may/ Vần sờ - sương khói mây bay trắng lòng/ Vần bờ - duyên phận đèo bòng/ Vần hờ hững lắm chờ mong chi nhiều..." (Lục bát chấm com); "Ao đời giờ chẳng còn em/ Tôi như con ếch im lìm bóng cây/ Bao giờ cho đến heo may/ Tôi chui vào lỗ đọa đầy qua đông..." (Ao đời)...
Phạm Duy Đức là người có khiếu hài hước, trong đời sống và trong thơ. Để ý, người xứ Thanh, quê hương của Trạng Quỳnh, các văn nghệ sĩ như Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh, Định Ngọc Diệp, Trịnh Tuyên... ít nhiều đều có chất uy-mua trong mình. Đối diện chuyện trò hay đọc thơ Phạm Duy Đức, cảm giác qua gương mặt tỉnh queo, như chẳng có gì quan trọng cả, lại ẩn chứa sự tinh ranh, hóm hỉnh... Cứ rủm rỉm, khúc khích không thành tiếng, ông tửng tưng buông ra. "...Trời mà còn lúc thoáng qua/ Huống chi anh, mới xa nhà đã quên" ( Chợt ). Ông nói về nỗi đau khổ mà thế này đây: "Em biết không, có con diều đang lộn/ Sợi dây mong manh phía cuối trời/ Ở nơi ấy có một người đau khổ/Khóc con diều kỳ diệu đang rơi. Con diều ấy một thời ta khao khát/ Anh cầm giây mắt em hướng lên trời/ Cứ tưởng gió cứ đưa diều lên mãi/ Có ai ngờ diều lộn thế em ơi..." (Diều giấy); Và đây nữa, về nỗi buồn: "Bướm vàng say trái mù u/ Người xa nhau cũng gật gù nhớ mong/ Gió buồn thổi những đường cong/ Ta buồn cám cảnh ăn đong xế chiều.../ Tình giờ còn có bao nhiêu/ Mà em đỏng đảnh mỹ miều làm cao/ Một khi bạn với trăng sao/ Là vênh gẫy cả con sào đẩy đưa.../ Về đi em để mây mưa/ Sấm lòng anh lại mới vừa nổi lên." (Hình như). Cũng có khi Phạm Duy Đức cười, cái cười không ra tiếng: "Các cụ thi nhau đánh bóng hơi/ Nắng Thu nhuộm đỏ cả khung trời/ Trộ nơi khe hở …Ôi! ông dúi/ Thấy quả nâu non…Úi! mụ bồi/ Phi mạnh sâu luôn gồng sức đẩy/ Ưỡn thân hất ngược cũng thường thôi/ Bao lần cọ sát mồ hôi đẫm/ Trái bóng chuyền hơi lắm chuyện cười " ( Chiều nay)...
Ngay cả khi ông buồn thật, muốn trải lòng cho nhẹ bớt, như than thở đôi câu, nhưng rồi, chất uy-mua ấy vẫn len vào: "Mùa thu chưa rụng xuống hiên nhà/ Nỗi lòng man mác chốn trời xa/ Thương đôi cánh vạc gầy guộc nhỏ/ Nửa này làm vợ, nửa kia bà.../ Đêm đêm tai mắt luôn thao thức/ Một mình một bóng độc ẩm trà/ Hình như hàng xóm ai vừa dậy/ Quyét ngõ chi mà sớm quá ta?" ( Thao thức); và đây cũng vậy: "Đêm khuya vắng lặng bóng nguyệt mờ/ Tà tà tây trúc dáng lửng lơ/ Chú Cuội ỉu xìu như đuối nước/ Chị Hằng mơn mởn vẫn đương tơ' Trần gian giam hãm thằng cu gáy/ Thượng giới mở tung cái gà lờ " ( Trăng tà ).
Rồi có khi, lại thấy Phạm Duy Đức nhẩn nha dạo quanh ngõ xóm, xem làng nước ra sao, mà bông lơn: "Đa làng/ Đổ bóng giếng làng/ Rễ / bậc thang xuống/ cho nàng rửa rau/ Bãi làng tằm nhấm lá dâu/ Giếng làng tôi nhấm một câu tỏ tình/ Cái duyên/ cái phận/ cái tình / Giếng làng/ ôm cái tỉnh tinh của làng..." (Giếng làng); Và đây : "Em vào vụ cấy chổng mồng mông/ Lận đận cả ngày ai biết không .../ Xoạc cẳng lăm xăm mươi ngày ngấm/ Lăn dài cả vụ ngước mặt trông..." ( Vụ cấy); Thêm nữa: "Họ đi đánh dậm mãi cũng quen/ Bùn đục, nước trong dẫm thành đen/ Khom lưng, gò ruột thì thụp nhún/ Ưốn cật, oằn mình cố nhấc lên / Lươn dài xục sát bờ hang tối/ Trạch ngắn lê xem rọi ánh đèn / Chỉ biết quên thân tìm chỗ níu/ Cảnh đời luồn lách thế mà nên.." (Cũng quen), v.v...
Lại có lúc, Phạm Duy Đức tự nhủ lòng mình, rằng cứ thản nhiên cho qua, cứ xem như một tiếng cười nhẹ, rồi ra việc gì cũng quaa hết: "Hôm qua chân bước qua cầu/ Bỏ rơi mất cả nỗi sầu đang đeo/ Tình giờ ai giữ mà neo/ Đáy sông góc bể thả vèo cho xong/ Tình giờ ai đợi mà mong/ Ôm chi cho nặng cõi lòng ai đây/ Mai sau qua khúc sông này/ Thương con mắt đỏ cá Chày không em? " (Tình rơi); và "Cứ đợi mãi/ Qua đêm/ lại sáng/ Rồi đêm sau/ Chạng vạng/ đêm sau.../ Chờ em/ bạc cả mái đầu/ Bài thơ/ móm mém/ ngàn câu/ sai vần/ Đời anh/ Đã lệch cán cân/ Còn bao trọng lượng/ đổ dần/ cho em! " (Lệch cán cân)...
Cứ thế, bằng cái phép thắng lợi tinh thần kiểu AQ này, Phạm Duy Đức đã chiến thắng. Mới hay rằng, tinh thần là quan trọng hơn cả, một khi đầu óc đã thông, cái lòng cũng sẽ yên và mọi chuyện đều qua tuốt!... Phạm Duy Đức đầu trí với bản thân mình, khác nào khi xưa Trạng Quỳnh đấu trí với Nhà Chúa?!...
Có thể nói, Phạm Duy Đức đã chơi thơ và ông tự chủ được cuộc chơi này, Nhưng, với bệnh tật thì lại khác, ông đã không chiến thắng được nó. Đúng ra, ông không thắng được số mệnh để ở lại trần gian mà rong ruổi cùng cuộc chơi với thơ ca ...
Song tôi nghĩ, người thân và bạn bè xứ Thanh, cùng bạn văn chương, có thể lựa chọn trong vốn liếng thơ ca của ông, làm thành một tuyển tập thơ Phạm Duy Đức, để những bài thơ ấy, không chỉ tồn tại ở không gian ảo. mà hiện hữu trong đời sống dưới dạng ấn phẩm, đặng lưu giữ chút tình thơ Phạm Duy Đức gửi lại ?!...
Nhận xét
Đăng nhận xét