Nhàn đàm....
1. Ngày xưa tôi đọc sách,
Chủ bút:
Tản mạn về sách, tự thân cái tít đã nói lên, điều Chủ bút định viết gì ở đây. Thực ra, những câu chuyện về sách, tôi cũng đã viết từ lâu lắm rồi và những tản mạn đó tôi đã đăng tải trong vài ba tập sách trước của tôi, là Lên núi tầm mai, Những người thắp lửa... Tuy nhiên, những chuyện ấy từ hai chục năm trước và có thể nói, đã xưa lắm rồi, bởi thời đại 4.0 thì mọi sự đều nhanh chóng thuộc về quá khứ... Lâu nay, tôi rẩm riu, định viết thêm gì đó về sách, nhưng vì bận rộn lại thôi... Nay thời gian cũng rỗi rãi hơn, nên có thể nhẩn nha mà bàn luận dăm ba điều...
Chiều nay, đi bộ thể dục ở Công viên Thống Nhất, tình cờ thấy Hội sách đang mở. Trong cái nắng đầu hè 35 độ C, người chơi hội sách khá đông, mà phần lớn lại ở độ tuổi thanh thiếu niên. Có chút ngạc nhiên và mừng thầm, vậy ra, đâu phải giới trẻ quay lưng với văn hóa đọc... Là mừng thế thôi, chứ thực ra cùng phải xem mọi người đọc sách gì và đọc như thế nào đã ?...
Có thể nói, ngày thơ bé, tôi đọc sách từ khi còn chưa biết nhận mặt chữ cái. Vô lý. Chưa biết chữ thì làm sao đọc sách được. Có đấy, đó là nghe người lớn kể chuyện sách. Cách đọc sách kiểu này, còn hiệu quả hơn là tự đọc. Bởi khi ấy, đầu óc không bị phân tán, tất cả nhăm nhăm như nuốt lấy từng lời kể, mà tình tiết câu chuyện còn được người kể diễn đạt, nhấn nhá khiến chuyện sinh động, hấp dẫn hơn. Vả lại, người giỏi kể chuyện còn biết thêm bớt cho câu chuyện hoàn thiện hợp lý hơn theo logic chuyện kể. Chình vì thế, người nghe chuyện một cách tập trung, nghe xong, có thể kể lại câu chuyện đó cho người khác được ngay... Nếu bạn không tin, bạn cứ thử mà xem, sẽ rõ điều tôi nói...
Và người kể chuyện sách cho tôi ngày thơ bé, ấy là cha tôi. Ông vốn là một kiến trúc sư từ thời Tây, biết cả chữ Nho và Pháp ngữ, đọc khá nhiều sách, Đông Tây kim cổ, ở vào thời ấy, gọi đùa ông là mọt sách cũng được.
Khi tôi đến tuổi vào học lớp Vỡ lòng (hệ 10.10 ở miền Bắc trước đây), cũng là thời điểm đất nước bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, sau sự kiện Vịnh Bắc bộ-06/4.1964. Mặc dù lúc đó, gia đình tôi ở Hà Nội, nhưng sách vở cũng không dễ có. Có lẽ, để khơi dậy lòng yêu sách trong cậu con trai út nhỏ dại, bố tôi đã nghĩ ra một cách thích hợp và vô cùng hiệu quả. Ấy là, trước lúc ngủ, khi hai bố con đã yên vị trên giường, tranh thủ lúc mẹ tôi còn dọn dẹp nhà cửa, bố tôi kể cho tôi một câu chuyện nào đó, hoặc một đoạn, một chương trong truyện dài kỳ, như Ngàn lẻ một đêm, Ngụ ngôn La-phông-ten, Truyện cổ Grim....
Sau đó, khi gia đình tôi chuyển về quê sinh sống theo lệnh giảm dân số ở thủ đô thực hiện chính sách thời chiến, thì việc đọc sách thành không tưởng. Ngày ấy, trường lớp bậc Tiểu học (cấp I) không có, toàn phải học nhờ chốn đình chùa. Trẻ con nhếch nhác. học hành chểnh mảng, chỉ muốn bỏ học, thử hỏi lấy đâu ra sách mà đọc, trong khi sách giáo khoa còn khan hiếm.
May thay, một chân trời tri thức mở ra trước mắt tôi, chuyện không tưởng lại thành hiện thức. Mấy khoa của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán về quê tôi, và họ mang theo về một phần thư viện của nhà trường. Lại may, có vài đứa con cán bộ giáo vụ và hành chính của trường cũng theo về, học cùng lớp với tôi. Thế là chúng có sách gì đọc thì tôi có sách ấy đọc ké. Chẳng là, lúc ấy, tôi thuộc diện học giỏi của lớp, lại thêm gia đình cũng từ Hà Nội về, nên mấy đứa nhanh chóng chơi thân với nhau. Thậm chí, có sách chúng không đọc nhưng cũng mượn để mang cho tôi. Thế là, mới học lớp 3, lớp 4, tôi đã đọc Thần thoại Hy Lạp, Những người khốn khổ, Không gia đình và khá nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của nền văn học Nga-Xô viết...
Lại tiếp, khi Trường Tổng hợp ra Hà Nội, thì chi vài ba năm sau, trong quãng thời gian không kích của Mỹ ra miền Bắc, một bộ phận của trường chính trị trung ương lại sơ tán về, và theo đó cũng là kho sách của họ. Lần này, sách khá nhiều, nhưng tôi có sách đọc, không phải là nhờ quen người ở trường, mà nhờ hai người chị gái. Lúc ấy, hai người chị tôi vào độ tuổi mới lớn, hinh thức khá xinh, nên là đối tượng để các chàng sinh viên để mắt, tăm tia... Các chàng hay đến nhà tôi chơi, lấy cớ uống trà đạm đạo chuyện văn chương chữ nghĩa với bố tôi, song thực ra là tìm cách tán tính các chị tôi. Các chàng mượn sách truyện mang đến cho hai chị tôi đọc, và chẳng biết các chị có nhòm ngó gì không, chứ thằng em tôi thừa nước đục thả câu, giành đọc ngốn ngấu tất cả sách gì đến tay... Thời kỳ này, tôi được tiếp cận những Tây Du ký, Thủy Hử, Hồng Lâu mộng thuộc hàng kinh điển của Trung Quốc, rồi Gia đình của Ba Kim, Rừng thẳm tuyết dày của Khúc Ba... Văn học Nga-Xô viết thì có Đội cận vệ thanh niên, Sông Đông êm đềm, Trong chiến hào Stalingrad, và cả Những linh hồn chết, Taras Bulba của Gogol... Tôi không nhớ xuể những tác phẩm thuộc hàng kinh điển của văn học thế giới mà tôi đọc ngày ấy... Chỉ biết, những tác phẩm văn học dù đọc ké, đọc vội đó đã củng cố trong tôi lòng ham mê đọc sách và tình yêu văn chương...
Và lòng đam mê sách ấy, đã cho tôi sự kiên nhẫn và khát khao tích cóp sách, xây dựng tủ sách cho riêng mình sau này...
2. Tủ sách cá nhân:
Thú đọc sách, lòng đam mê sách khi hình thành và lớn dần trong tôi, thì tôi bắt đầu nảy sinh ý muốn lập tủ sách gia đình. Đọc sách ké, sách mượn cũng phải nhờ cơ may, vậy lấy đâu ra tiền để mua sách cơ chứ? Bản thân mới học cấp 2 (như bậc THCS bây giờ), được bố mẹ nuôi ăn học đã là phúc rồi, thời chiến tranh, thiếu thốn, đói kém đủ đường, miếng ăn cho vào miệng còn không đủ thì lấy đâu ra tiền mua sách. Hoặc giả, ngày ấy có tiền đi chăng nữa, cũng không biết mua sách ở đâu.
Để có tủ sách, thì cần có tủ và sách. Tủ thì tôi sử dụng ngăn chứa chính giữa chiếc tử chè bằng gỗ gụ cũ, kê chính giữa nhà, làm bàn thờ tổ tiên của gia đình. Bố tôi kể, chiếc tủ chè thuần gỗ gụ này là bố tôi mua lại của người ta, nghe đâu, cuộc chiến ở phổ phường Hà Nội giữa quân ta với quân Pháp vào mùa đông năm 1946, nó từng là vật dụng được người dân mang ra đường chất đống làm chường ngại vật và chiến lũy ngăn quân Pháp, thế nên toàn bộ cửa tủ và lèo hoa văn bị mất hết. Khi nhà tôi còn sống ở Ngõ Trúc Lạc, Hà Nội, chiếc tủ này đã dùng làm tủ thờ, lúc chuyển về quê, nó vẫn giữ công năng ấy. Vì mất hết cánh, mẹ tôi mua một viếng vải nhựa dầy nền kẻ ô khá đẹp phủ lên, vừa trang trí lại che được phần cánh tủ bị mất. Trong tủ để ít bát đĩa cổ, ít đồ thờ tự và những vỏ hộp nhôm sữa Gi-gô của Pháp đựng lặt vặt. Tôi xếp gọn số đồ đạc ấy vào một bên, còn cỗ trống thừa ra, cũng đủ chứa vài ba chục cuốn sách...
Vậy chỉ thiếu sách. Tính sao đây? Loanh quanh, tôi tìm được sổ sách giấy tờ của người chị gái, thấy có cuốn sách dạy về kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu làm phân xanh (giờ gọi là phân hữu cơ) bón ruộng do Hợp tác xã nông nghiệp phát cho, và một cuốn sách Trong chiến hào Stalingrad, bìa dày giấy đẹp. bản tiếng Việt được xuất bản từ Liên Xô, đóng dấu thư viện đại học... Tôi biết cuốn này do một chàng sinh viên mượn từ thư viện nhà trường mang đến nịnh người đẹp (chị tôi), rồi quên không lấy lại, tôi đã đọc đi đọc lại mấy lần rồi. Vậy là có 2 cuốn làm lưng vốn ban đầu...
Và bắt đầu cuộc tìm kiếm để thiết lập tủ sách riêng cho mình. Tiền không có, và nếu có, cũng không biết mua ở đâu. Trẻ con ở quê ngày xưa, rất ít khi cha mẹ cho con cái tiền bạc, Vậy mà, tôi có cách kiếm tiền đấy. Kiếm một cách chính đáng. Trời phú cho tôi tài chơi bi. Tôi bắn bi thuộc loại giỏi nhất xóm. Khoảng cách xa mấy, tôi bắn cúng trúng, rất ít khi trượt. Bọn học sinh, chơi bi một hồi với nhau, tôi ăn hết bi của chúng. Chúng nó nể tôi lắm. Được rồi, đứa nào có tiền mua, tôi bán lại cho chúng, giả thử, mua bi mới ở bà hàng xén, một hào mua được mười viên bi, còn nếu mua bi cũ của tôi, thì được những mười lăm viên. Bán lại cho chúng được tiền, trước sau, tôi sẽ lại ăn hết số bi của chúng. Có đứa, thấy tôi chơi thì không dám chơi nữa vì sợ tôi ăn hết. Bán bi được ít tiền, tôi không ăn quà, dành để hôm nào lên thị trấn, vào hiệu sách tìm mua truyện. Cứ thế, tủ sách của tôi có thêm các quyển Số phận của chú bé đánh trống của nhà văn Liên Xô, A, Gai-đa, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Đội du kích thiếu niên Đình Bảng của Xuân Sách... Hồi học cấp 3, trường ngay thị trấn Bần Yên Nhân, vào kỳ nghỉ hè, các học sinh phải chia thành nhóm để trực trường. Đến phiên trực của tôi, mẹ tôi cho ít tiền để buổi trưa mua gì ăn. Tôi uống nước cầm hơi, nhịn ăn trưa, vào hiệu sách dốc hết tiền mua được một cuốn truyện, đọc ngấu nghiến đến chiều về nhà với cái bụng rồng, người đói lả...
Cứ dần dà, cái tủ sách ngầm trong lòng bàn thờ ấy đầy lên, và theo đó, kiến thức sách vở và mơ ước mơ hồ của tôi về một ngày kia mình trở thành người cầm bút lớn lên, rõ hình hài...
3. Truy tầm và tích cóp.
Vào đại học, tôi học ở Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đóng tại Châu Quỳ, Gia Lâm. Cùng học, có anh bạn Trịnh Bá Ninh, người chung đội tuyển học sinh giỏi văn Hải Hưng, lại thêm người bạn cùng lớp quê Thái Bình là Hoàng Gia Trình. Trình cũng là người đọc nhiều. Ngày ấy, tôi và Trình có thể nói chuyện hàng ngày về Tây Du ký, Thủy Hử, Tam Quốc diễn nghĩa... Thích đọc sách, nên cũng thích tầm mua sách. Khốn nỗi, vẫn câu chuyện tiền đâu? Hồi đó, nhà nước ta vẫn duy trì chế độ học bổng cấp đại học. Sinh viên trúng tuyển vào trường, được cấp học bổng 18 đồng một tháng, khi ấy tiễn cũ giá trị lắm, số tiền học bổng chi vừa đủ cho 2 bữa ăn mỗi ngày, và ở thì ký túc xã nhà trường. Giáo trình nhà trường cho mượn, hết năm thu lại. Còn tiêu pha gì thêm, dĩ nhiên là tiền gia đinh cho. Như vậy thì cũng chẳng có tiền, tích cóp, lâu lâu mua được một cuốn. Đời sống sinh viên, ưa ca hát và thích thơ. Đấy là đời sống tinh thần chính của sinh viên, lại chẳng mất chút phí nào. Hát nhạc đỏ, rồi cũng biết nghêu ngao dăm bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn... Còn thơ thì Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu, cũng có một số người biết thơ Puskin, Lermantov, Nhekraxov, Exenhin, Maiakovsky... Ngày ấy, tôi và Trịnh Bá Ninh chịu khó mua thơ lắm. Yêu thơ là chính, với lại, mua thơ rẻ hơn mua tiểu thuyết, nên đến khi tốt nghiệp, tôi mua được cả trăm tập thơ, chủ yếu là các nhà thơ Việt nam hiện đại.
Hâu như tuần nào, tôi cũng đảo qua hiệu sách nhân dân ở phố Châu Quỳ, đến thành thân quen chị bán hàng ở hiệu sách. Quen rồi, có cái lợi, dặn chị bán sách khi có sách văn học mới thì để dành cho mình, hoặc lúc tìm được sách hay nhưng lại không đủ tiền thì nhờ chị cất giữ đến lúc đủ tiền thì mua... Ngoài hiệu sách ấy, chúng tôi còn quen thân với mấy hiệu sách khác ở thị trấn Gia Lâm, thị trấn Bần Yên Nhân, thị trấn Nam Sách (quê Trịnh Bá Ninh). Lâu lâu sang Hà Nội, thế nào cũng phải lượn vào Hiệu sách Hà Nội-Huế-Sài Gòn ở góc cắt phố Tràng Tiền-Ngô Quyền. Vào đấy, thực ra chỉ thỏa mãn thú tầm sách thôi, chứ thực ra ít khi mua được sách. Tiếng là hiệu sách lớn nhất thủ đô, nhưng đa chủng loại, đông người mua, nên rất hiếm khi sách văn học hay, quý còn đến tay mình. Chính ở mấy hiệu sách nhỏ nhà quê kia, chúng tôi lại mua được sách hay vì có chân trong...
Nói chung, hễ đi đến đâu, thấy có hiệu sách nhân dân là mò vào. Đến các thị trấn, thị xã nào, nếu có điều kiện là hỏi thăm, tìm hiệu sách. Sau này, tôi vào nhận công tác ở mãi tận huyện Tri Tôn, thuộc vùng Bảy Núi, biên giới thuộc tỉnh An Giang. Với gần bảy năm trời làm việc ở đây, cái hiệu sách nhỏ ở trung tâm phố huyện ấy đã cung cấp cho tôi nhiều sách hay và quý của các tác giả nổi tiếng thế giới, như Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Paris của V. Hugo, Bông hồng vàng của C. Paustovsky, Chuyện núi đồi và thảo nguyên của T. Aimatov, Đỏ và đen của Standal, Bà Bovary của G. Flobert, Anakarenina của L. Tolstoi, Những vì sao của A. Đô-đê, Tuyển truyện ngắn của Sê-khốp, Truyện ngắn Turgeniev... Thời bao cấp, thiếu thốn đủ thứ, những cuốn sách hay ấy được in trên giấy đen, mặt nhẵn mặt xù xì, nhưng trẻ trung mắt tinh, khát khao hiểu biết, đọc ngấu nghiến, rồi đọc nghiền ngẫm. Mỗi chuyến đi phép ra Bắc, tư trang dồn đủ một ba-lô, để còn tha theo cả bao tải sách. Tàu xe cách rách, rong ruổi từ miền Tây lên Sài Gòn rồi đợi tàu ra Bắc, về Hưng Yên, mất cả tuần, nhưng không thấy vất vả, là vì có niềm vui, thỏa nối đam mê ...
4. Loạn sách, biết chọn gì đây.
Cuộc sống thay đổi thật nhanh. Khi có đủ cơm gạo, no cái bụng rồi, thì các phương tiện khác như radio, ti vi, tủ lạnh, xe máy cũng không mấy mà có. Sách cũng vậy, các nhà xuất bản, các đầu nậu làm sách nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu của người đọc. Và theo đó, các hiệu sách nhân dân, thuộc hệ thống phát hành sách do nhà nước quản lý từng giữ vai trò quan trọng suốt một thời kỳ, lắt lay và thui chột, rồi biến mất, thay vào đó là các cửa hàng sách tư nhân. Loạn sách. Nhưng trước khi bàn về loạn sách, tôi kể chút chuyện về một việc làm dại dột của mình...
Ấy là khi, tôi làm việc ở Hà Nội, mẹ tôi cũng ra thành phố ở với một người chị gái của tôi, ngôi nhà gianh ở quê, nơi mà ngay đi học tôi đã bắt đầu lập tủ sách cá nhân với cái hộc tủ thờ mất cánh, bị bỏ không. Sợ thất lạc và ẩm mốc, tôi chuyển toàn bộ số sách có được đến vài trăm quyển đến để nhở nhà của một người chị gái khác ở quê. Thời ấy, trên văn đàn của ta bắt đầu xuất hiện một hiện tượng mà các nhà phê bình văn học ở ta gọi là nền văn học phải đạo. Báo chí văn nghệ bàn ra bàn vào, có y kiến là đã đến lúc cáo chung cho nên văn học phải đạo. Những sáng tác mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu như "Phiên chợ Giát", "Mùa trái cóc ở miền Nam", "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành", "Cỏ lau,"... được người đọc khen ngợi này nọ... trong khi nhiều tác phẩm văn học khác, ngay cả tiểu thuyết Dấu chân người lính của chính ông, từng được khẳng định, lại bị coi nhẹ...Và đương nhiên, những điều đó ảnh hưởng đến tôi. Chẳng hiểu sao, tự nhiên tôi thấy những tập thơ mà tôi dày công tích cóp trở nên nhạt nhẽo, một chiều, rồi quy chung vào cái gọi là "nền văn học phải đạo". Khi tôi được cấp một gian nhà cấp bốn ở khu tập thể cơ quan, cùng với những vật dụng thiết yếu là giường tủ bàn ghế, tôi đặt đóng ngay một cái giá sách, bằng gỗ tốt bởi một thợ vườn. Tôi mang số sách gửi nhở nhà người chị ở quê lên trưng vào giá sách mới nhà mình. Ước mơ hai chục năm trời đã thành hiện thực. Nhưng, tôi đã cố tình bỏ lại gần trăm tập thơ ở quê, mặc người nhà chị gái sử dụng tùy ý.
Giờ nghĩ lại, thấy mình không phải. Cho dù có thế nào đi chăng nữa, thì đó cũng là công sức, sáng tạo của mỗi tác giả. Thật lòng, nghĩ mình có lỗi với sách, với các nhà thơ ấy...
Trở lại chuyện loạn sách. Bắt đầu từ việc đổi mới kinh tế, kéo theo là các kiểu đổi mới. Các nhà xuất bản không còn tự chủ được nữa, dẫn đến việc phải liên doanh với các nhà đầu tư, mà ngày đó, người ta quen gọi là "đầu nậu". Riêng tôi, lúc ấy cũng có vài ba cuốn được in theo hình thức này. Ví như, tập truyện ngắn "Đêm nguyệt thực", tập sách đầu tay của tôi dự thi ở Nhà xuất bản Hà Nội, đã được một đầu nậu nhận in, phát hành ( 1993) và may mắn đoạt giải; hay như tập truyện ngắn "Hoa tầm xuân" (Nxb Văn học) thì do Công ty Phát hành sách liên doanh với đầu nậu in; hoặc tập "Những người thắp lửa" (Nxb Lao động) và tập tản văn "Lên núi tầm mai" (Nxb Văn học) do Trung tâm Văn minh văn hóa Đông Tây in, phát hành, rồi tập truyện ngắn "Tổ ấm chim câu" (Nxb Lao Động) do một tư nhân bỏ vốn in ấn, phát hành ... Người viết sách vui vì sách được xuất bản mà mình không phải bỏ vốn. Những tập sách khác và cho đến tận bây giờ, sách của tôi vẫn xuất bản, phát hành theo cách thức này...
Hà Nội giờ đây có nhiều nhà sách tư nhân, song nổi tiếng nhất vẫn là phố Nguyễn Xí, gần khu vực Bờ Hồ. Ở đây, người tìm sách, mua sách ngày nào cũng đông nghịt. Sở dĩ đông, là bởi trước hết gần trụ sở của Tổng công ty phát hành sách trung ương có từ thời bao cấp, lại ở trung tâm, tiện cho người mua sắm nói chung. Các nhà sách liền kề nhau, chủng loại đa dạng, giá cả phải chăng (luôn có chiết khấu, giảm giá)... Người yêu sách ở Hà Nội, ai cũng biết đến bà Mão. Có thể coi, bà là một trong số ít người đưa ra hình thức bán sách theo cách thức tại nhà, không cần cửa hàng. Ngày ấy, một số nhà mặt đường ở đây cho thuê kinh doanh sách, còn nhà bà Mão lại ở sâu trong ngõ hẹp, tít trên tầng hai. Bà Mão đã nghĩ ra cách, lấy mấy phòng ở của nhà mình, bày toàn sách, trên vách, dưới sàn xếp kín đặc, người mua bỏ giày dép, dầm cả lên sách mà chọn tìm, mua gì ra ngoài bàn ở hành lang tính tiền. Vậy mà khách đông nườm nượp, hơn cả cửa hàng cửa hiệu sang trọng... Cách thức này của bà, sau rất nhiều người học theo... Bà Mão nổi tiếng đến mức, mới năm trước, bà mất, một số báo và rất nhiều trang Facebook đã đưa tin, bởi có khá nhiều phóng viên, nhà báo từng là khách hàng của bà từ ngày họ còn là sinh viên nghèo...
Lâu lâu, nhớ thú tầm sách, hoặc mỗi khi đau đầu vì công việc, tôi hay chọn đi tầm sách để giải tỏa. Sách bây giờ in đẹp, bìa bắt mắt, gợi mở. Phải công nhận, việc thị trường lĩnh vực xuất bản, người làm sách phải cạnh tranh, cùng với sự lựa chọn đầu sách, in ấn đẹp, giá cả hợp lý, giới xuất bản có nhiều chiêu độc để sách bán chạy. Thói quen của tôi, bước chân vào bất kỳ một hiệu sách nào, cũng lướt mắt đáo qua một lượt, rồi xem kỹ và quyết định mua hay không. Tôi nhớ, có lần, tại một hiệu sách trên phố Bà Triệu, Hà Nội, tình cờ, tôi bắt gặp và mua một cuốn sách mỏng ở chỗ bày sách đại hạ giá, nhưng hóa ra lại được cuốn sách quý, ấy là tập thơ "Xem đêm" của nhà văn Phùng Cung. Có lẽ, nhiều bạn đọc không biết đến cuộc đời truân chuyên của nhà văn này. Ông bị dính án văn chương, nghe nói vì cái truyện ngắn "Con ngựa già của chúa Trịnh" bị quy kết này nọ, bị cho là cạnh khóe nhân vật cao cấp nào đó. Tập thơ "Xem đêm" là tập hợp cả đời thơ của Phùng Cung gồm mấy trăm bài ngắn dài, được ông viết phần lớn trong thời gian bị tù đày hơn chục năm gì đấy. Lại nghe nói, ông Nguyễn Hữu Đang, (người từng chịu trách nhiệm tổ chức việc dựng Lễ đài cho buổi ra mắt của Chính phủ Cụ Hồ, ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình), đã trích một phần tiền lương truy lĩnh sau khi ông này được phục hồi nhân phẩm, để Phùng Cung có tiền xuất bản tập thơ đó. Theo tôi, đây là tập thơ hay nhất trong vòng mấy chục năm nay ở ta.
Loạn sách, nhưng tôi vẫn mua sách theo cái kiểu của riêng mình...
Ấy là, tìm mua loại sách thuộc hàng kinh điển, dùng làm tài liệu tra cứu khi cần thiết.
Ấy là, sách bộ mới một số tác phẩm nổi tiếng của các tác gia văn học thế giới (ví như L. Tolstoi, V. Hugo, G. Maupassant, ...).
Ấy là, sách theo thú chơi của mình. Ví như, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, tôi có những mấy bộ bản in khác nhau, Tam Quốc diễn nghĩa, cũng có mấy bộ kiểu như vậy...
Ấy là, một số tác phẩm thuộc các tác giả giật giải Nobel văn chương hằng năm, hoặc các tác phẩm được làng phê bình văn học đánh giá cao...
Cứ thế, dần dà, tủ sách của tôi lên đến vài ngàn cuốn.
5. Ps
Chiều muộn, đi bộ công viên, thủ túi quần có 100k. Ngang qua Hội sách đã tàn, hầu hết các quầy đã đóng thùng cho lên xe chở về. Còn ít quầy vẫn cố nán lại vì chiều khách, Ghé một quầy bán cả sách cũ và mới, hỏi "Có bộ BÀI CA SƯ PHẠM của Makarenko không?". Thưa rằng: "Cháu không có ở đây, nhưng ở quấy nhà cháu số... đường Giải phóng, cháu có đấy. Hôm nào chú qua, cháu bán cho"...
Khi tôi đến tuổi vào học lớp Vỡ lòng (hệ 10.10 ở miền Bắc trước đây), cũng là thời điểm đất nước bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, sau sự kiện Vịnh Bắc bộ-06/4.1964. Mặc dù lúc đó, gia đình tôi ở Hà Nội, nhưng sách vở cũng không dễ có. Có lẽ, để khơi dậy lòng yêu sách trong cậu con trai út nhỏ dại, bố tôi đã nghĩ ra một cách thích hợp và vô cùng hiệu quả. Ấy là, trước lúc ngủ, khi hai bố con đã yên vị trên giường, tranh thủ lúc mẹ tôi còn dọn dẹp nhà cửa, bố tôi kể cho tôi một câu chuyện nào đó, hoặc một đoạn, một chương trong truyện dài kỳ, như Ngàn lẻ một đêm, Ngụ ngôn La-phông-ten, Truyện cổ Grim....
Sau đó, khi gia đình tôi chuyển về quê sinh sống theo lệnh giảm dân số ở thủ đô thực hiện chính sách thời chiến, thì việc đọc sách thành không tưởng. Ngày ấy, trường lớp bậc Tiểu học (cấp I) không có, toàn phải học nhờ chốn đình chùa. Trẻ con nhếch nhác. học hành chểnh mảng, chỉ muốn bỏ học, thử hỏi lấy đâu ra sách mà đọc, trong khi sách giáo khoa còn khan hiếm.
May thay, một chân trời tri thức mở ra trước mắt tôi, chuyện không tưởng lại thành hiện thức. Mấy khoa của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán về quê tôi, và họ mang theo về một phần thư viện của nhà trường. Lại may, có vài đứa con cán bộ giáo vụ và hành chính của trường cũng theo về, học cùng lớp với tôi. Thế là chúng có sách gì đọc thì tôi có sách ấy đọc ké. Chẳng là, lúc ấy, tôi thuộc diện học giỏi của lớp, lại thêm gia đình cũng từ Hà Nội về, nên mấy đứa nhanh chóng chơi thân với nhau. Thậm chí, có sách chúng không đọc nhưng cũng mượn để mang cho tôi. Thế là, mới học lớp 3, lớp 4, tôi đã đọc Thần thoại Hy Lạp, Những người khốn khổ, Không gia đình và khá nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của nền văn học Nga-Xô viết...
Lại tiếp, khi Trường Tổng hợp ra Hà Nội, thì chi vài ba năm sau, trong quãng thời gian không kích của Mỹ ra miền Bắc, một bộ phận của trường chính trị trung ương lại sơ tán về, và theo đó cũng là kho sách của họ. Lần này, sách khá nhiều, nhưng tôi có sách đọc, không phải là nhờ quen người ở trường, mà nhờ hai người chị gái. Lúc ấy, hai người chị tôi vào độ tuổi mới lớn, hinh thức khá xinh, nên là đối tượng để các chàng sinh viên để mắt, tăm tia... Các chàng hay đến nhà tôi chơi, lấy cớ uống trà đạm đạo chuyện văn chương chữ nghĩa với bố tôi, song thực ra là tìm cách tán tính các chị tôi. Các chàng mượn sách truyện mang đến cho hai chị tôi đọc, và chẳng biết các chị có nhòm ngó gì không, chứ thằng em tôi thừa nước đục thả câu, giành đọc ngốn ngấu tất cả sách gì đến tay... Thời kỳ này, tôi được tiếp cận những Tây Du ký, Thủy Hử, Hồng Lâu mộng thuộc hàng kinh điển của Trung Quốc, rồi Gia đình của Ba Kim, Rừng thẳm tuyết dày của Khúc Ba... Văn học Nga-Xô viết thì có Đội cận vệ thanh niên, Sông Đông êm đềm, Trong chiến hào Stalingrad, và cả Những linh hồn chết, Taras Bulba của Gogol... Tôi không nhớ xuể những tác phẩm thuộc hàng kinh điển của văn học thế giới mà tôi đọc ngày ấy... Chỉ biết, những tác phẩm văn học dù đọc ké, đọc vội đó đã củng cố trong tôi lòng ham mê đọc sách và tình yêu văn chương...
Và lòng đam mê sách ấy, đã cho tôi sự kiên nhẫn và khát khao tích cóp sách, xây dựng tủ sách cho riêng mình sau này...
2. Tủ sách cá nhân:
Thú đọc sách, lòng đam mê sách khi hình thành và lớn dần trong tôi, thì tôi bắt đầu nảy sinh ý muốn lập tủ sách gia đình. Đọc sách ké, sách mượn cũng phải nhờ cơ may, vậy lấy đâu ra tiền để mua sách cơ chứ? Bản thân mới học cấp 2 (như bậc THCS bây giờ), được bố mẹ nuôi ăn học đã là phúc rồi, thời chiến tranh, thiếu thốn, đói kém đủ đường, miếng ăn cho vào miệng còn không đủ thì lấy đâu ra tiền mua sách. Hoặc giả, ngày ấy có tiền đi chăng nữa, cũng không biết mua sách ở đâu.
Để có tủ sách, thì cần có tủ và sách. Tủ thì tôi sử dụng ngăn chứa chính giữa chiếc tử chè bằng gỗ gụ cũ, kê chính giữa nhà, làm bàn thờ tổ tiên của gia đình. Bố tôi kể, chiếc tủ chè thuần gỗ gụ này là bố tôi mua lại của người ta, nghe đâu, cuộc chiến ở phổ phường Hà Nội giữa quân ta với quân Pháp vào mùa đông năm 1946, nó từng là vật dụng được người dân mang ra đường chất đống làm chường ngại vật và chiến lũy ngăn quân Pháp, thế nên toàn bộ cửa tủ và lèo hoa văn bị mất hết. Khi nhà tôi còn sống ở Ngõ Trúc Lạc, Hà Nội, chiếc tủ này đã dùng làm tủ thờ, lúc chuyển về quê, nó vẫn giữ công năng ấy. Vì mất hết cánh, mẹ tôi mua một viếng vải nhựa dầy nền kẻ ô khá đẹp phủ lên, vừa trang trí lại che được phần cánh tủ bị mất. Trong tủ để ít bát đĩa cổ, ít đồ thờ tự và những vỏ hộp nhôm sữa Gi-gô của Pháp đựng lặt vặt. Tôi xếp gọn số đồ đạc ấy vào một bên, còn cỗ trống thừa ra, cũng đủ chứa vài ba chục cuốn sách...
Vậy chỉ thiếu sách. Tính sao đây? Loanh quanh, tôi tìm được sổ sách giấy tờ của người chị gái, thấy có cuốn sách dạy về kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu làm phân xanh (giờ gọi là phân hữu cơ) bón ruộng do Hợp tác xã nông nghiệp phát cho, và một cuốn sách Trong chiến hào Stalingrad, bìa dày giấy đẹp. bản tiếng Việt được xuất bản từ Liên Xô, đóng dấu thư viện đại học... Tôi biết cuốn này do một chàng sinh viên mượn từ thư viện nhà trường mang đến nịnh người đẹp (chị tôi), rồi quên không lấy lại, tôi đã đọc đi đọc lại mấy lần rồi. Vậy là có 2 cuốn làm lưng vốn ban đầu...
Và bắt đầu cuộc tìm kiếm để thiết lập tủ sách riêng cho mình. Tiền không có, và nếu có, cũng không biết mua ở đâu. Trẻ con ở quê ngày xưa, rất ít khi cha mẹ cho con cái tiền bạc, Vậy mà, tôi có cách kiếm tiền đấy. Kiếm một cách chính đáng. Trời phú cho tôi tài chơi bi. Tôi bắn bi thuộc loại giỏi nhất xóm. Khoảng cách xa mấy, tôi bắn cúng trúng, rất ít khi trượt. Bọn học sinh, chơi bi một hồi với nhau, tôi ăn hết bi của chúng. Chúng nó nể tôi lắm. Được rồi, đứa nào có tiền mua, tôi bán lại cho chúng, giả thử, mua bi mới ở bà hàng xén, một hào mua được mười viên bi, còn nếu mua bi cũ của tôi, thì được những mười lăm viên. Bán lại cho chúng được tiền, trước sau, tôi sẽ lại ăn hết số bi của chúng. Có đứa, thấy tôi chơi thì không dám chơi nữa vì sợ tôi ăn hết. Bán bi được ít tiền, tôi không ăn quà, dành để hôm nào lên thị trấn, vào hiệu sách tìm mua truyện. Cứ thế, tủ sách của tôi có thêm các quyển Số phận của chú bé đánh trống của nhà văn Liên Xô, A, Gai-đa, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Đội du kích thiếu niên Đình Bảng của Xuân Sách... Hồi học cấp 3, trường ngay thị trấn Bần Yên Nhân, vào kỳ nghỉ hè, các học sinh phải chia thành nhóm để trực trường. Đến phiên trực của tôi, mẹ tôi cho ít tiền để buổi trưa mua gì ăn. Tôi uống nước cầm hơi, nhịn ăn trưa, vào hiệu sách dốc hết tiền mua được một cuốn truyện, đọc ngấu nghiến đến chiều về nhà với cái bụng rồng, người đói lả...
Cứ dần dà, cái tủ sách ngầm trong lòng bàn thờ ấy đầy lên, và theo đó, kiến thức sách vở và mơ ước mơ hồ của tôi về một ngày kia mình trở thành người cầm bút lớn lên, rõ hình hài...
3. Truy tầm và tích cóp.
Vào đại học, tôi học ở Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đóng tại Châu Quỳ, Gia Lâm. Cùng học, có anh bạn Trịnh Bá Ninh, người chung đội tuyển học sinh giỏi văn Hải Hưng, lại thêm người bạn cùng lớp quê Thái Bình là Hoàng Gia Trình. Trình cũng là người đọc nhiều. Ngày ấy, tôi và Trình có thể nói chuyện hàng ngày về Tây Du ký, Thủy Hử, Tam Quốc diễn nghĩa... Thích đọc sách, nên cũng thích tầm mua sách. Khốn nỗi, vẫn câu chuyện tiền đâu? Hồi đó, nhà nước ta vẫn duy trì chế độ học bổng cấp đại học. Sinh viên trúng tuyển vào trường, được cấp học bổng 18 đồng một tháng, khi ấy tiễn cũ giá trị lắm, số tiền học bổng chi vừa đủ cho 2 bữa ăn mỗi ngày, và ở thì ký túc xã nhà trường. Giáo trình nhà trường cho mượn, hết năm thu lại. Còn tiêu pha gì thêm, dĩ nhiên là tiền gia đinh cho. Như vậy thì cũng chẳng có tiền, tích cóp, lâu lâu mua được một cuốn. Đời sống sinh viên, ưa ca hát và thích thơ. Đấy là đời sống tinh thần chính của sinh viên, lại chẳng mất chút phí nào. Hát nhạc đỏ, rồi cũng biết nghêu ngao dăm bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn... Còn thơ thì Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu, cũng có một số người biết thơ Puskin, Lermantov, Nhekraxov, Exenhin, Maiakovsky... Ngày ấy, tôi và Trịnh Bá Ninh chịu khó mua thơ lắm. Yêu thơ là chính, với lại, mua thơ rẻ hơn mua tiểu thuyết, nên đến khi tốt nghiệp, tôi mua được cả trăm tập thơ, chủ yếu là các nhà thơ Việt nam hiện đại.
Hâu như tuần nào, tôi cũng đảo qua hiệu sách nhân dân ở phố Châu Quỳ, đến thành thân quen chị bán hàng ở hiệu sách. Quen rồi, có cái lợi, dặn chị bán sách khi có sách văn học mới thì để dành cho mình, hoặc lúc tìm được sách hay nhưng lại không đủ tiền thì nhờ chị cất giữ đến lúc đủ tiền thì mua... Ngoài hiệu sách ấy, chúng tôi còn quen thân với mấy hiệu sách khác ở thị trấn Gia Lâm, thị trấn Bần Yên Nhân, thị trấn Nam Sách (quê Trịnh Bá Ninh). Lâu lâu sang Hà Nội, thế nào cũng phải lượn vào Hiệu sách Hà Nội-Huế-Sài Gòn ở góc cắt phố Tràng Tiền-Ngô Quyền. Vào đấy, thực ra chỉ thỏa mãn thú tầm sách thôi, chứ thực ra ít khi mua được sách. Tiếng là hiệu sách lớn nhất thủ đô, nhưng đa chủng loại, đông người mua, nên rất hiếm khi sách văn học hay, quý còn đến tay mình. Chính ở mấy hiệu sách nhỏ nhà quê kia, chúng tôi lại mua được sách hay vì có chân trong...
Nói chung, hễ đi đến đâu, thấy có hiệu sách nhân dân là mò vào. Đến các thị trấn, thị xã nào, nếu có điều kiện là hỏi thăm, tìm hiệu sách. Sau này, tôi vào nhận công tác ở mãi tận huyện Tri Tôn, thuộc vùng Bảy Núi, biên giới thuộc tỉnh An Giang. Với gần bảy năm trời làm việc ở đây, cái hiệu sách nhỏ ở trung tâm phố huyện ấy đã cung cấp cho tôi nhiều sách hay và quý của các tác giả nổi tiếng thế giới, như Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Paris của V. Hugo, Bông hồng vàng của C. Paustovsky, Chuyện núi đồi và thảo nguyên của T. Aimatov, Đỏ và đen của Standal, Bà Bovary của G. Flobert, Anakarenina của L. Tolstoi, Những vì sao của A. Đô-đê, Tuyển truyện ngắn của Sê-khốp, Truyện ngắn Turgeniev... Thời bao cấp, thiếu thốn đủ thứ, những cuốn sách hay ấy được in trên giấy đen, mặt nhẵn mặt xù xì, nhưng trẻ trung mắt tinh, khát khao hiểu biết, đọc ngấu nghiến, rồi đọc nghiền ngẫm. Mỗi chuyến đi phép ra Bắc, tư trang dồn đủ một ba-lô, để còn tha theo cả bao tải sách. Tàu xe cách rách, rong ruổi từ miền Tây lên Sài Gòn rồi đợi tàu ra Bắc, về Hưng Yên, mất cả tuần, nhưng không thấy vất vả, là vì có niềm vui, thỏa nối đam mê ...
4. Loạn sách, biết chọn gì đây.
Cuộc sống thay đổi thật nhanh. Khi có đủ cơm gạo, no cái bụng rồi, thì các phương tiện khác như radio, ti vi, tủ lạnh, xe máy cũng không mấy mà có. Sách cũng vậy, các nhà xuất bản, các đầu nậu làm sách nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu của người đọc. Và theo đó, các hiệu sách nhân dân, thuộc hệ thống phát hành sách do nhà nước quản lý từng giữ vai trò quan trọng suốt một thời kỳ, lắt lay và thui chột, rồi biến mất, thay vào đó là các cửa hàng sách tư nhân. Loạn sách. Nhưng trước khi bàn về loạn sách, tôi kể chút chuyện về một việc làm dại dột của mình...
Ấy là khi, tôi làm việc ở Hà Nội, mẹ tôi cũng ra thành phố ở với một người chị gái của tôi, ngôi nhà gianh ở quê, nơi mà ngay đi học tôi đã bắt đầu lập tủ sách cá nhân với cái hộc tủ thờ mất cánh, bị bỏ không. Sợ thất lạc và ẩm mốc, tôi chuyển toàn bộ số sách có được đến vài trăm quyển đến để nhở nhà của một người chị gái khác ở quê. Thời ấy, trên văn đàn của ta bắt đầu xuất hiện một hiện tượng mà các nhà phê bình văn học ở ta gọi là nền văn học phải đạo. Báo chí văn nghệ bàn ra bàn vào, có y kiến là đã đến lúc cáo chung cho nên văn học phải đạo. Những sáng tác mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu như "Phiên chợ Giát", "Mùa trái cóc ở miền Nam", "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành", "Cỏ lau,"... được người đọc khen ngợi này nọ... trong khi nhiều tác phẩm văn học khác, ngay cả tiểu thuyết Dấu chân người lính của chính ông, từng được khẳng định, lại bị coi nhẹ...Và đương nhiên, những điều đó ảnh hưởng đến tôi. Chẳng hiểu sao, tự nhiên tôi thấy những tập thơ mà tôi dày công tích cóp trở nên nhạt nhẽo, một chiều, rồi quy chung vào cái gọi là "nền văn học phải đạo". Khi tôi được cấp một gian nhà cấp bốn ở khu tập thể cơ quan, cùng với những vật dụng thiết yếu là giường tủ bàn ghế, tôi đặt đóng ngay một cái giá sách, bằng gỗ tốt bởi một thợ vườn. Tôi mang số sách gửi nhở nhà người chị ở quê lên trưng vào giá sách mới nhà mình. Ước mơ hai chục năm trời đã thành hiện thực. Nhưng, tôi đã cố tình bỏ lại gần trăm tập thơ ở quê, mặc người nhà chị gái sử dụng tùy ý.
Giờ nghĩ lại, thấy mình không phải. Cho dù có thế nào đi chăng nữa, thì đó cũng là công sức, sáng tạo của mỗi tác giả. Thật lòng, nghĩ mình có lỗi với sách, với các nhà thơ ấy...
Trở lại chuyện loạn sách. Bắt đầu từ việc đổi mới kinh tế, kéo theo là các kiểu đổi mới. Các nhà xuất bản không còn tự chủ được nữa, dẫn đến việc phải liên doanh với các nhà đầu tư, mà ngày đó, người ta quen gọi là "đầu nậu". Riêng tôi, lúc ấy cũng có vài ba cuốn được in theo hình thức này. Ví như, tập truyện ngắn "Đêm nguyệt thực", tập sách đầu tay của tôi dự thi ở Nhà xuất bản Hà Nội, đã được một đầu nậu nhận in, phát hành ( 1993) và may mắn đoạt giải; hay như tập truyện ngắn "Hoa tầm xuân" (Nxb Văn học) thì do Công ty Phát hành sách liên doanh với đầu nậu in; hoặc tập "Những người thắp lửa" (Nxb Lao động) và tập tản văn "Lên núi tầm mai" (Nxb Văn học) do Trung tâm Văn minh văn hóa Đông Tây in, phát hành, rồi tập truyện ngắn "Tổ ấm chim câu" (Nxb Lao Động) do một tư nhân bỏ vốn in ấn, phát hành ... Người viết sách vui vì sách được xuất bản mà mình không phải bỏ vốn. Những tập sách khác và cho đến tận bây giờ, sách của tôi vẫn xuất bản, phát hành theo cách thức này...
Hà Nội giờ đây có nhiều nhà sách tư nhân, song nổi tiếng nhất vẫn là phố Nguyễn Xí, gần khu vực Bờ Hồ. Ở đây, người tìm sách, mua sách ngày nào cũng đông nghịt. Sở dĩ đông, là bởi trước hết gần trụ sở của Tổng công ty phát hành sách trung ương có từ thời bao cấp, lại ở trung tâm, tiện cho người mua sắm nói chung. Các nhà sách liền kề nhau, chủng loại đa dạng, giá cả phải chăng (luôn có chiết khấu, giảm giá)... Người yêu sách ở Hà Nội, ai cũng biết đến bà Mão. Có thể coi, bà là một trong số ít người đưa ra hình thức bán sách theo cách thức tại nhà, không cần cửa hàng. Ngày ấy, một số nhà mặt đường ở đây cho thuê kinh doanh sách, còn nhà bà Mão lại ở sâu trong ngõ hẹp, tít trên tầng hai. Bà Mão đã nghĩ ra cách, lấy mấy phòng ở của nhà mình, bày toàn sách, trên vách, dưới sàn xếp kín đặc, người mua bỏ giày dép, dầm cả lên sách mà chọn tìm, mua gì ra ngoài bàn ở hành lang tính tiền. Vậy mà khách đông nườm nượp, hơn cả cửa hàng cửa hiệu sang trọng... Cách thức này của bà, sau rất nhiều người học theo... Bà Mão nổi tiếng đến mức, mới năm trước, bà mất, một số báo và rất nhiều trang Facebook đã đưa tin, bởi có khá nhiều phóng viên, nhà báo từng là khách hàng của bà từ ngày họ còn là sinh viên nghèo...
Lâu lâu, nhớ thú tầm sách, hoặc mỗi khi đau đầu vì công việc, tôi hay chọn đi tầm sách để giải tỏa. Sách bây giờ in đẹp, bìa bắt mắt, gợi mở. Phải công nhận, việc thị trường lĩnh vực xuất bản, người làm sách phải cạnh tranh, cùng với sự lựa chọn đầu sách, in ấn đẹp, giá cả hợp lý, giới xuất bản có nhiều chiêu độc để sách bán chạy. Thói quen của tôi, bước chân vào bất kỳ một hiệu sách nào, cũng lướt mắt đáo qua một lượt, rồi xem kỹ và quyết định mua hay không. Tôi nhớ, có lần, tại một hiệu sách trên phố Bà Triệu, Hà Nội, tình cờ, tôi bắt gặp và mua một cuốn sách mỏng ở chỗ bày sách đại hạ giá, nhưng hóa ra lại được cuốn sách quý, ấy là tập thơ "Xem đêm" của nhà văn Phùng Cung. Có lẽ, nhiều bạn đọc không biết đến cuộc đời truân chuyên của nhà văn này. Ông bị dính án văn chương, nghe nói vì cái truyện ngắn "Con ngựa già của chúa Trịnh" bị quy kết này nọ, bị cho là cạnh khóe nhân vật cao cấp nào đó. Tập thơ "Xem đêm" là tập hợp cả đời thơ của Phùng Cung gồm mấy trăm bài ngắn dài, được ông viết phần lớn trong thời gian bị tù đày hơn chục năm gì đấy. Lại nghe nói, ông Nguyễn Hữu Đang, (người từng chịu trách nhiệm tổ chức việc dựng Lễ đài cho buổi ra mắt của Chính phủ Cụ Hồ, ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình), đã trích một phần tiền lương truy lĩnh sau khi ông này được phục hồi nhân phẩm, để Phùng Cung có tiền xuất bản tập thơ đó. Theo tôi, đây là tập thơ hay nhất trong vòng mấy chục năm nay ở ta.
Loạn sách, nhưng tôi vẫn mua sách theo cái kiểu của riêng mình...
Ấy là, tìm mua loại sách thuộc hàng kinh điển, dùng làm tài liệu tra cứu khi cần thiết.
Ấy là, sách bộ mới một số tác phẩm nổi tiếng của các tác gia văn học thế giới (ví như L. Tolstoi, V. Hugo, G. Maupassant, ...).
Ấy là, sách theo thú chơi của mình. Ví như, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, tôi có những mấy bộ bản in khác nhau, Tam Quốc diễn nghĩa, cũng có mấy bộ kiểu như vậy...
Ấy là, một số tác phẩm thuộc các tác giả giật giải Nobel văn chương hằng năm, hoặc các tác phẩm được làng phê bình văn học đánh giá cao...
Cứ thế, dần dà, tủ sách của tôi lên đến vài ngàn cuốn.
5. Ps
Chiều muộn, đi bộ công viên, thủ túi quần có 100k. Ngang qua Hội sách đã tàn, hầu hết các quầy đã đóng thùng cho lên xe chở về. Còn ít quầy vẫn cố nán lại vì chiều khách, Ghé một quầy bán cả sách cũ và mới, hỏi "Có bộ BÀI CA SƯ PHẠM của Makarenko không?". Thưa rằng: "Cháu không có ở đây, nhưng ở quấy nhà cháu số... đường Giải phóng, cháu có đấy. Hôm nào chú qua, cháu bán cho"...
Lại ghé vào Nhà sách Nhã Nam, khách mua bán vẫn tấp nập. Lướt nhanh, nhặt ra 3 quyển này, thanh toán hết có 90k, vẫn thừa 10k bỏ túi. Trên đường về, giải thích cho cô con gái, sinh viên năm thứ 3 ĐH Kinh tế Quốc dân, rằng tại sao bố lại mua 3 cuốn này (HỒ.của Y., Kawabata, NGÀY XƯA của Nguyễn Nhược Pháp, và ĐIÊU TÀN của Chế Lan Viên, thuộc Tủ sách Vietnam Danh tác. Định mua cả Tập thơ THU của Lưu Trọng Lư nữa, nhưng không đủ tiền nên đành bỏ lại), Cô con gái gật gù, à ra thế. Cháu cũng hay đọc sách, nhưng sách nó chọn thường là sách học, sách tham khảo, và tiểu thuyết ngôn tình... Mùa cuốn HỒ của tác giả người Nhật bản là Yasunari Kawabata, lòng có chút thích thú. Trong các quốc gia châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ, xét về văn chương (mở rộng ra lĩnh vực Triết học, Lịch sử, Địa lý...) thì đứng thứ 3 là Nhật Bản, theo tôi. Cho đến giờ, Nhật Bản đã có 3 tác giả được trao Nobel Văn chương, mà Yasunari Kawabata là người mở đầu và vĩ đại nhất... Tôi đã thích các tác phẩm của ông này, bộ ba tiểu thuyết XỨ TUYẾT, TIẾNG RỀN CỦA NÚI, NGÀN CÁNH HẠC. Các tác phẩm khác của ông cũng rất hay, là VŨ NỮ IT-ZU và NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ... Hy vọng cuốn HỒ này cũng sẽ thú vị...
Chính vì yêu vắn chương của ông, tôi đã có một Tiểu luận về nhà văn này và các tác phẩm chính của ông...
Nhận xét
Đăng nhận xét