Chuyện về Ý thức Nhật Bản,





Vâng, lại chuyện Nhật Bản,
         Ấy là mùa thu năm 2005, tức là đã gần 14 năm rồi. Khi ấy, Bộ Y tế thành lập một đoàn công tác, do một vị Phó Chánh văn phòng Bộ làm Trưởng đoàn, với thành phần hơn chục người, gồm một số cán bộ quản lý y tế trực thuộc Bộ này và dăm nhà báo của mấy cơ quan báo lớn như Đài TNVN, TTXVN, Báo Nhân dân... Tôi khi ấy là Phó trưởng ban Ban Văn hóa Xã hội (VOV2) được cơ quan cử tham gia. Chương trình công tác dài chục ngày và thời gian làm việc chật cứng, hầu như không có thời gian trống để nhòm ngó, thăm thú Đất nước Mặt trời mọc. Chương trình này do bên ta đề xuất và tự túc hoàn toàn (đi lại, ăn ở ...) và phía bạn chỉ hỗ trợ việc đặt lịch làm việc cho đoàn mà thôi. 
         Chúng tôi được phía bạn bố trí ở Trung tâm Y tế Quốc tế ngay quận trung tâm của thủ đô Tokyo ( Sịnjuku ). mỗi người một phòng riêng rộng 9 m2, có giường tủ, bàn làm việc, WC, và một ấm điện để dun nước uống. Ăn uống ra sao tự lo liệu lấy. 
          Chương trình làm việc, chủ yếu là tìm hiểu việc người Nhật ứng phó như thế nào khi gặp bệnh lạ và dịch bệnh nguy hiểm nói chung. Chẳng là, khi ấy, cả Việt Nam và Nhật bản vứa trải qua căn bệnh ShapreDịch cúm gia cầm
         Hôm đầu, bạn hẹn tập trung ở điểm đón vào 9h trước của sảnh chính của khách sạn hội nghị, nơi chúng tôi ở. Đúng 9h, phần lớn chúng tôi có mặt, người được giao đưa đoàn công tác có mặt, tươi tỉnh dợi sẵn rồi. Điểm quân, trong đoàn có 4 nữ thì thiếu 3 người. Người dẫn đường tỏ vẻ không vui. Chừng 5 phút sau, mấy cô nữ váy áo xúng xính, son phấn đầy mặt, mới đủng đỉnh xuất hiện. Người dẫn đường tập trung, phổ biến việc làm trong ngày, và không quên phê bình, nhắc nhở mấy bạn nữ không đúng giờ, và đề nghị, không có lần thứ hai muộn giờ như thế nữa, bởi như vậy là không tôn trọng nhau.
         Tối hôm ấy, cánh nam giới chúng tôi rủ nhau ra phố, đi loanh quanh khu vực gần đấy cho biết. Đến một ngã tư, đang đèn đỏ với người đi bộ. một vị trong đoàn, ngó nghiêng thấy chiều đèn xanh không có xe, bèn nhanh nhẩu băng qua đường sang phía bên kia. Khi anh ta vừa sang đến hè đường bên kia thì một chàng cảnh sát giao thông đã đứng đợi sẵn. Yêu cầu phạt anh ta vì vừa vi phạm luật giao thông, kh chưa có tín hiệu cho người đi bộ sang đường mà anh này đã sang. Hai bên tiếng Anh bồi, giải thích một hồi, kể cả tay khua loạn lên nhưng vẫn không hiểu nhau. May anh này nhớ ra, lấy chiếc name card của vị đại diện Bộ Y tế Nhật bản, người chịu trách nhiệm toàn bộ chuyến công tác của đoàn, đưa cho anh cánh sát. Anh này liền điện thoại cho vị kia, và sau một hồi đàm thoại, anh chàng Việt mình được thả vì đã có người chịu trách nhiệm bảo đảm... Hú vía.
          Chưa hết, hôm chúng tôi đến một trung tâm nghiên cứu y tế. Một tiến sĩ của Trung tâm này thuyết giảng, khi nói về dịch cúm gia cầm, vị này chia sẻ với Việt Nam cũng vừa trải qua. Anh ta bảo, Nhật chưa sử dụng đến vắc-xin vì thấy vẫn còn kiểm soát được, trong khi Việt Nam đã dùng vắc-xin cúm gia cầm rồi. Vị đó nhấn mạnh, quan trong hàng đầu là y thức của người chăn nuôi khi phát hiện bệnh, khẩn cấp báo co các cơ quan hữu quan để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để, tránh nguồn bệnh lây lan thành dịch lớn thì rất khó kiểm soát. Như vậy, ta thấy ở đây, mối quan hệ tay ba trong khâu dập dịch, ấy là: Người chăn nuôi - Cơ quan y tế - Các cấp chính quyền, cùng chung trách nhiệm, quyết liệt, triệt để, và để làm được việc này, cùng lại phụ thuộc vào 3 yếu tố, là: Ý thức - nguồn lực - tổ chức thực hiện. Một người trong đoàn của ta hỏi vị tiến sĩ nọ, rằng ở Việt Nam, khi xảy ra dịch gia súc gia cầm, nhiều người biết nhưng không tiêu hủy mà vẫn bán chạy, nên dịch bệnh lây lan nhanh, liệu điều này có ở Nhật Bản không? Vị tiến sĩ nọ nghiêm mặt, vẻ kiên quyết đầy tự tin rằng: "ĐIỀU NÀY KHÔNG CÓ Ở ĐẤT NƯỚC CHÚNG TÔI. BẠN HỎI CÂU HỎI ĐÓ LÀ THỪA. NẾU KHÔNG MUỐN NÓI LÀ XÚC PHẠM CHÚNG TÔI ĐẤY". Nghe họ trả lời vậy mà thấy ngượng, ngượng cho người hỏi, ngượng cho ý thức kém cỏi của người dân mình.
Vậy thì, lỗi là từ đâu ?
         Trở lại chuyện xứ ta, nhiều năm nay, chưa bàn dịch bệnh ở người, mà chỉ bàn dịch bệnh trên gia súc gia cầm thôi đã thấy lỏng lẻo. kém hiệu quả thế nào. Hô hào thì to, nhưng khi thực hiện thì ông chẳng bà chuộc. Trước đây, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc, dichj lợn tai xanh... đã hoành hành và gây thiệt hại lớn đến thế nào. 
          Nay, xứ ta, dịch tả lợn châu Phi xảy ra đã mấy tháng trời, lây lan một nửa số tình thành, gây thiệt hại tính đến thời điểm này là 4% tổng đàn lợn cả nước. Vậy mà, hô hào, quyết tâm thì vẫn hăng hái lắm, nhưng thực tế lại khác hoàn toàn. Lợn bệnh thì đó đây, người dân bán chạy đặng vớt vát chút tiền, lực lượng dịch tễ thì thiếu và yếu, nguồn lực tài chính mỏng, còn các cấp chính quyền, rồi cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhưng vẫn  chỉ là nói cho có mà thôi... 
          Trở lại luận điểm ban đầu, chung quy vẫn là Ý THỨC. 
         Còn làm sao để có Ý thức trách nhiệm cao thì xin mọi người tự tìm câu trả lời cho mình ?...

Nhận xét