Nương chè Đội Vườn Đào xưa,
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy",...
Trước hết, mạn phép cố thi sĩ Quang Dũng, mượn một câu trong bài thơ "Tây Tiến" của ông để làm tít cho tản văn này!...
Mùa xuân, tháng Giêng Kỷ Hợi, chúng tôi, những sinh viên lớp CN21B Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) hẹn nhau tụ hội về cao nguyên Mộc Châu, họp mặt trùng vào dịp kỷ niệm 38 năm tốt nghiệp đại học. Việc này tưởng dễ, nhưng lại rất khó, bởi mọi người tứ tán, công việc, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe khác nhau, là thế. Với sự cố gắng của một nhóm bạn (Hoàng Văn Chất, Nguyễn Xuân Trạch và tôi), cuộc gặp mặt thật đầm ấm vui vẻ, tuy chưa đầy đủ...
Trước hết, mạn phép cố thi sĩ Quang Dũng, mượn một câu trong bài thơ "Tây Tiến" của ông để làm tít cho tản văn này!...
Mùa xuân, tháng Giêng Kỷ Hợi, chúng tôi, những sinh viên lớp CN21B Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) hẹn nhau tụ hội về cao nguyên Mộc Châu, họp mặt trùng vào dịp kỷ niệm 38 năm tốt nghiệp đại học. Việc này tưởng dễ, nhưng lại rất khó, bởi mọi người tứ tán, công việc, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe khác nhau, là thế. Với sự cố gắng của một nhóm bạn (Hoàng Văn Chất, Nguyễn Xuân Trạch và tôi), cuộc gặp mặt thật đầm ấm vui vẻ, tuy chưa đầy đủ...
Thực ra, trong vòng hai mươi năm qua, vào các dịp Trường Đại học tổ chức hội trường cách 5 năm một lần, chúng tôi về dự, nhưng năm nào đông thì cũng được mươi người, bầu không khí đông đúc, chộn rộn, gặp nhau tay bắt mặt mừng chốc lát nên chẳng nói được gì, chủ yếu thấy mặt nhau thôi. Đằng này, chúng tôi có riêng với nhau mấy ngày đường...
Sở dĩ, chúng tôi chọn cao nguyên Mộc Châu, bởi đây là vùng đất du lịch, cảnh sắc mùa xuân thật tuyệt vời, nhưng đó chưa phải là lý do chính...
Bồi hồi nhớ chuyện cũ,
Chuyện là, từ gần 40 năm trước, cuối xuân năm 1980, lớp chúng tôi đã lên đây thực tập giáo trình và học mấy môn học thực địa những ba tháng trời. Ăn ở trường, ký túc xá không thiếu chuyện "nhất quỷ nhì ma", nhưng đi xa lâu ngày thì đây là lấn đầu tiên...
Mấy chuyến xe ca chở chúng tôi theo Quốc lộ 6, rời trường từ sớm tinh mơ. Xe ngang qua thị xã Hà Đông, cắt sông Đáy, Chương Mỹ, rồi Xuân Mai. Phần đông chúng tôi đều bỡ ngỡ, thời bao cấp tàu xe khó khăn, mấy ai được đi đâu xa. Ngược sông Đà, lên thị xã Hòa Bình, vượt Dốc Cun để lên Cao Phong. Xe leo dốc Cun, mây mù giăng đỉnh núi, thung lũng dưới sâu thấp thoáng trong sương những nếp nhà sàn Mường. Anh Quý Tam, một cựu quân nhân, người cùng quê với nhà thơ Nguyễn Bính, yêu văn thơ, đọc mấy câu thơ Quang Dũng "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...". Ngày ấy, bài thơ Tây Tiến chưa được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy nên nhiều người không biết đến, nghe thấy thật gợi, cảm giác hoài niệm xa xôi... Anh Tất Mai, cũng một cựu quân nhân, quê Sài Sơn, Hà Tây, tỏ thông thạo: "Lát nữa, cung đường này men sườn núi, có thể nhìn thấy thung lũng Mai Châu đấy". Chúng tôi, ờ à, nghe vậy thôi chứ mấy ai biết thung lũng Mai Châu diện mạo thế nào đâu... Chiều muộn, đoàn đến nơi, tập kết tại hội trường Nông trường bộ Mộc Châu. Chúng tôi nhận phòng nghỉ ở khu nhà khách của Nông trường Bộ. Ngày ấy, nông trường này mới được Cu-ba viện trợ xây dựng theo hiện đại theo mô hình sản xuất tập trung bò sữa-đồng cỏ-nương chè. Đêm thảo nguyên, sương mù se lạnh, trăng trong bát ngát. Cảnh đẹp huyền diệu, nhưng tôi lại khó ngủ...
Tại khu di tích Binh đoàn Tây Tiến ở Mộc Châu,
Sau nửa tháng học tập mấy môn học, chúng tôi được chia thành các nhóm, mỗi nhóm mươi người về các đội sản xuất. Tôi nhớ tên mấy đội như Vườn Đào, Tân Tiến, 19/5, 7.5... Nhóm của tôi về Đội 7/5, ở sâu trong núi, cách nông trường Bộ chừng dăm cây số.
Chúng tôi được bố trí ở trong một ngôi nhà tập thể của công nhân, và để nhường nhà cho chúng tôi, các công nhân phải dồn sang các khu nhà khác ở chật chội với nhau. Đội có khoảng trăm người thì gần hết nữ công nhân, người quê các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, độ tuổi trên dưới đôi mươi. Chỉ có dăm nam giới, ấy đội trường người gày quắt và mấy công nhân chuyên các việc cơ khí. nặng nhọc. Đội này chuyên về đồng cỏ và chăn nuôi bò sữa, nên các nữ công nhân cũng được phân chia theo các đầu mục công việc như chăm sóc đồng cỏ với những giống cỏ có thành phần dinh dương cao mà giống được nhập từ châu Mỹ, rồi việc thu lượm, phơi khô, bảo quản, ủ chua... Còn chăn nuôi thì thuần giống bò sữa lang trắng đen (holstein) gốc Hà Lan. Sinh viên chúng tôi được thực tế cùng các công nhân làm một số công việc. Có hai loại công việc thú nhất là theo bò ra đồng chăn thả. Sau khi thả bò ra các lô cỏ theo kiểu quay vòng, thì tìm chỗ mát ngồi tán gẫu khi trời nắng, còn hôm nào râm mát thì tha thẩn trên đồng ngắm mây núi, thả hồn mông mơ, hoặc đi nhặt nấm đất, nấm cỏ nảy rất nhiều sau mưa... Việc nữa là trực đêm khi có bò cái chửa dự đẻ. Việc trực này, thú vị lắm, vừa biết kỹ thuật đỡ đẻ cho bò, vừa nướng ngô nướng sắn ăn đêm, và khi bò đẻ thì sớm hôm sau có sữa đầu để uống.
Có một sự thú vị nữa với cánh sinh viên nam, ấy là chuyện trò, tán tỉnh các nữ công nhân. Ngày ấy, hầu hết các nữ công nhân đều chưa có chồng. Khá nhiều cô xinh xắn nhưng vẫn ế, đơn giản là không có nam giới. Một số cô hơn cánh sinh viên trẻ chúng tôi vài ba tuổi nhưng vẫn gọi là anh xưng em tuốt. Điều ấy khiến các chàng sướng rơn, tán veo véo. Tôi nhớ, đội của chúng tôi khi ấy có mấy cô khá xinh xắn là H, bộ phận đồng cỏ, D và L, bộ phận chăn nuôi. Mỗi cô một vè, H hay nói hay cười hay hát, L khỏe mạnh xởi lởi tự nhiên, D kín đáo ít nói và hơi lạnh. Tôi đã mấy lần theo H đi thả bò và hái nấm, cũng đã có lần trực bò đẻ với L, riêng D thì chỉ chuyện trò đôi câu bởi cô chủ động né, nghe đâu cô dành tình cảm cho một chàng sinh viên nào đó từng lên đây trước chúng tôi... Nếu xinh và có duyên, cũng khổ vì tình, nhưng xấu và vô duyên thì còn khổ hơn,
Ấy là chuyện của một nữ công nhân ở đấy. Giờ tôi không còn nhớ tên cô bé. Cô bị chứng điên tình. Cô người bé nhỏ, gương mặt kho coi, nghe nói vì si mê một chàng nào đó và bị hắt hủi, phát chứng điên tình. Lâu lâu cô ta lại phát cơn. Có lần buổi tối, phòng mấy nam giới chúng tôi tán gẫu, hát hò trước khi đi ngủ thì bỗng cô ta xộc vào, đầu tóc rồi bời, tâm trạng mất kiểm soát, miệng gào, lao người định chộp người này, ôm người kia, khiến chúng tôi bất ngờ, hoảng loạn đâm bổ hết ra ngoài. Nhờ có đám công nhân can thiệp, vừa khống chế vừa dỗ dành đưa cô gái về. Sau vụ này, cánh sinh viên cảnh giác, cứ chập tối ra vào chốt cửa lại, là vì sợ cố gái kia lại phát cơn thì phiền... Tôi cứ rẩm riu chuyện cô gái điên tình, nghĩ rồi thầm so sánh với mấy cô xinh xắn kia, cũng có hơn gì nhau đâu?... Có lần, ông giám đốc nông trường bảo "Ước gì quanh đây có các đơn vị bộ đội, có lẽ, nữ công nhân của nông trường đỡ ế?". Một sự thật chua chát, nhưng lại rất chi là nhân văn...
Vào ngày nghỉ, cánh sinh viên rủ nhau, và rủ thêm vài ba nữ công nhân đi vào các bản người dân tộc thiểu số chơi. Trong khu vực có các bản người Thái, người Mường và Mông. Chúng tôi đi bộ dăm ba cây số, tha thẩn thăm thú cảnh sắc và quan sát đời sống của bà con dân bản. Đúng mùa đào quả, có lần, chúng tôi vào bản xin hái đào ăn thỏa thuê. Lần mò vào bản Mông hoa. đường xa, lúc về mệt quá, may đi nhờ được xe tải của quân đội, về tới nhà đói lả người...
Mấy chuyến xe ca chở chúng tôi theo Quốc lộ 6, rời trường từ sớm tinh mơ. Xe ngang qua thị xã Hà Đông, cắt sông Đáy, Chương Mỹ, rồi Xuân Mai. Phần đông chúng tôi đều bỡ ngỡ, thời bao cấp tàu xe khó khăn, mấy ai được đi đâu xa. Ngược sông Đà, lên thị xã Hòa Bình, vượt Dốc Cun để lên Cao Phong. Xe leo dốc Cun, mây mù giăng đỉnh núi, thung lũng dưới sâu thấp thoáng trong sương những nếp nhà sàn Mường. Anh Quý Tam, một cựu quân nhân, người cùng quê với nhà thơ Nguyễn Bính, yêu văn thơ, đọc mấy câu thơ Quang Dũng "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...". Ngày ấy, bài thơ Tây Tiến chưa được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy nên nhiều người không biết đến, nghe thấy thật gợi, cảm giác hoài niệm xa xôi... Anh Tất Mai, cũng một cựu quân nhân, quê Sài Sơn, Hà Tây, tỏ thông thạo: "Lát nữa, cung đường này men sườn núi, có thể nhìn thấy thung lũng Mai Châu đấy". Chúng tôi, ờ à, nghe vậy thôi chứ mấy ai biết thung lũng Mai Châu diện mạo thế nào đâu... Chiều muộn, đoàn đến nơi, tập kết tại hội trường Nông trường bộ Mộc Châu. Chúng tôi nhận phòng nghỉ ở khu nhà khách của Nông trường Bộ. Ngày ấy, nông trường này mới được Cu-ba viện trợ xây dựng theo hiện đại theo mô hình sản xuất tập trung bò sữa-đồng cỏ-nương chè. Đêm thảo nguyên, sương mù se lạnh, trăng trong bát ngát. Cảnh đẹp huyền diệu, nhưng tôi lại khó ngủ...
Tại khu di tích Binh đoàn Tây Tiến ở Mộc Châu,
Chúng tôi được bố trí ở trong một ngôi nhà tập thể của công nhân, và để nhường nhà cho chúng tôi, các công nhân phải dồn sang các khu nhà khác ở chật chội với nhau. Đội có khoảng trăm người thì gần hết nữ công nhân, người quê các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, độ tuổi trên dưới đôi mươi. Chỉ có dăm nam giới, ấy đội trường người gày quắt và mấy công nhân chuyên các việc cơ khí. nặng nhọc. Đội này chuyên về đồng cỏ và chăn nuôi bò sữa, nên các nữ công nhân cũng được phân chia theo các đầu mục công việc như chăm sóc đồng cỏ với những giống cỏ có thành phần dinh dương cao mà giống được nhập từ châu Mỹ, rồi việc thu lượm, phơi khô, bảo quản, ủ chua... Còn chăn nuôi thì thuần giống bò sữa lang trắng đen (holstein) gốc Hà Lan. Sinh viên chúng tôi được thực tế cùng các công nhân làm một số công việc. Có hai loại công việc thú nhất là theo bò ra đồng chăn thả. Sau khi thả bò ra các lô cỏ theo kiểu quay vòng, thì tìm chỗ mát ngồi tán gẫu khi trời nắng, còn hôm nào râm mát thì tha thẩn trên đồng ngắm mây núi, thả hồn mông mơ, hoặc đi nhặt nấm đất, nấm cỏ nảy rất nhiều sau mưa... Việc nữa là trực đêm khi có bò cái chửa dự đẻ. Việc trực này, thú vị lắm, vừa biết kỹ thuật đỡ đẻ cho bò, vừa nướng ngô nướng sắn ăn đêm, và khi bò đẻ thì sớm hôm sau có sữa đầu để uống.
Có một sự thú vị nữa với cánh sinh viên nam, ấy là chuyện trò, tán tỉnh các nữ công nhân. Ngày ấy, hầu hết các nữ công nhân đều chưa có chồng. Khá nhiều cô xinh xắn nhưng vẫn ế, đơn giản là không có nam giới. Một số cô hơn cánh sinh viên trẻ chúng tôi vài ba tuổi nhưng vẫn gọi là anh xưng em tuốt. Điều ấy khiến các chàng sướng rơn, tán veo véo. Tôi nhớ, đội của chúng tôi khi ấy có mấy cô khá xinh xắn là H, bộ phận đồng cỏ, D và L, bộ phận chăn nuôi. Mỗi cô một vè, H hay nói hay cười hay hát, L khỏe mạnh xởi lởi tự nhiên, D kín đáo ít nói và hơi lạnh. Tôi đã mấy lần theo H đi thả bò và hái nấm, cũng đã có lần trực bò đẻ với L, riêng D thì chỉ chuyện trò đôi câu bởi cô chủ động né, nghe đâu cô dành tình cảm cho một chàng sinh viên nào đó từng lên đây trước chúng tôi... Nếu xinh và có duyên, cũng khổ vì tình, nhưng xấu và vô duyên thì còn khổ hơn,
Ấy là chuyện của một nữ công nhân ở đấy. Giờ tôi không còn nhớ tên cô bé. Cô bị chứng điên tình. Cô người bé nhỏ, gương mặt kho coi, nghe nói vì si mê một chàng nào đó và bị hắt hủi, phát chứng điên tình. Lâu lâu cô ta lại phát cơn. Có lần buổi tối, phòng mấy nam giới chúng tôi tán gẫu, hát hò trước khi đi ngủ thì bỗng cô ta xộc vào, đầu tóc rồi bời, tâm trạng mất kiểm soát, miệng gào, lao người định chộp người này, ôm người kia, khiến chúng tôi bất ngờ, hoảng loạn đâm bổ hết ra ngoài. Nhờ có đám công nhân can thiệp, vừa khống chế vừa dỗ dành đưa cô gái về. Sau vụ này, cánh sinh viên cảnh giác, cứ chập tối ra vào chốt cửa lại, là vì sợ cố gái kia lại phát cơn thì phiền... Tôi cứ rẩm riu chuyện cô gái điên tình, nghĩ rồi thầm so sánh với mấy cô xinh xắn kia, cũng có hơn gì nhau đâu?... Có lần, ông giám đốc nông trường bảo "Ước gì quanh đây có các đơn vị bộ đội, có lẽ, nữ công nhân của nông trường đỡ ế?". Một sự thật chua chát, nhưng lại rất chi là nhân văn...
Vào ngày nghỉ, cánh sinh viên rủ nhau, và rủ thêm vài ba nữ công nhân đi vào các bản người dân tộc thiểu số chơi. Trong khu vực có các bản người Thái, người Mường và Mông. Chúng tôi đi bộ dăm ba cây số, tha thẩn thăm thú cảnh sắc và quan sát đời sống của bà con dân bản. Đúng mùa đào quả, có lần, chúng tôi vào bản xin hái đào ăn thỏa thuê. Lần mò vào bản Mông hoa. đường xa, lúc về mệt quá, may đi nhờ được xe tải của quân đội, về tới nhà đói lả người...
Với bạn học Hoàng Văn Chất ở Sơn La,
Có ngày nghỉ. chúng tôi rủ nhau ra nông trường Bộ chơi. Ở đấy có của hàng, của hiệu, đông vui hơn. Chúng tôi háo hức lắm. Đi từ lúc sớm mờ sương. Thời tiết cao nguyên châu Mộc thật lý tưởng. Giữa mùa hè nóng bức mà trời luôn mát mẻ. Đêm thì se lạnh, ngủ phải đắp chăn mỏng. Sáng và chiều về đêm thường có sương mù. Có ngày sương dày đặc, cách nhau độ mươi mét đã nhìn không rõ người. Cuốc bộ ra đến nông trường bộ, dù trời se lạnh thì cũng toát mồ hôi. Nhưng vui là hết mệt ngay vì đang tầm chợ đông. Với tôi, thích nhất là lượn vào ngó nghiêng hiệu sách nhân dân, xem có cuốn nào hay mới xuất bản và giá cũng phải chăng thì mới có tiền mua. Tôi còn có thể tìm mua được vài quả bóng bàn, tích trữ dành khi về trường chơi, bởi ở dưới xuôi, bói cũng không ra. Bóng bàn ở đây tuy có nhưng là của hiếm nên bán cũng hạn chế...
Thời gian qua nhanh, thoáng đã đến ngày chia tay. Con người ta khi bén duyên, thấy cảm mến cảnh sắc và con người đất này thì phải xa. Những cuộc gặp gỡ chia tay chung, riêng. Cả khách và chủ, ai cũng có người để nhớ, để sau này còn thư từ liên lạc. Ngày ấy chưa có internet như bây giờ. Điện thoại riêng cũng vậy. Chỉ mỗi cách gửi thư dán tem thôi. Tôi cũng thư đi thư lại đôi ba lần, rồi bận bịu lao đầu vào thực tập và làm đề án tốt nghiệp...
Hơn chục năm sau, khi về làm báo chuyên nghiệp ở Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi mới có dịp quay trở lại thị trấn Mộc Châu. Lần ấy, tôi và một vài nhà báo đi cùng đoàn khảo sát của Bộ Lâm nghiệp thực hiện một đề án khảo sát sinh thái vùng lòng hồ sông Đà, Ngủ lại một đêm ở Mộc Châu, vẫn khu nhà khách của Nông trường do Cu-ba xây dựng ngày nào. Đêm sương se lạnh, thao thức khó ngủ. Thầm nhớ về mấy cô gái ngày nào, chẳng biết các nàng đã chồng con gì chưa. Không có thời gian, và cũng chẳng biết họ còn nhớ mình không mà tạt vào thăm lại đội xưa. Rồi mải mệt với chuyến đi gần nữa tháng xuyên mấy tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái rồi về Phú Thọ... Lại bẵng đi dăm năm nữa, khi cơ quan tôi lập cơ quan thường trú khu vực đóng tại thị xã Sơn La, khi ấy tôi hay đi qua Mộc Châu, nhưng cảnh cũ đã thay đổi. Nông trường bộ thành thị trấn Nông trường, mô hình nông trường chè-bò sữa nuôi trồng tập trung đã đổi sang hình thức khoán hộ... Vậy thì các cô nàng xưa cũng chẳng biết ra sao? Cảm xúc trào dâng thì cũng đủ cho tôi giải tỏa bằng bài thơ mà thôi,... "Hoa cải trắng/ miên man triền vắng/ gió đông về/ ướt lạnh nỗi niềm xưa,/ những thảm cỏ xanh như ao ước/ những nàng bò mơn mởn ăn mơ,/... và em nữa,/ nàng tiên đồng cỏ/ sương đêm buông/ lều trại mông lung/ em quá trẻ/ còn ta thì khờ dại/ cùng run bên bếp củi bập bùng.../ phố nhỏ nông trường/ giờ thành thị trấn/ em lên bà,/ ta đã quá xa xôi/ vừa mới đó,/ ba mươi năm có lẻ/ em ấm phận rồi/ ta nỗi nhớ mồ côi...".
Qua lại nhiều lần, trà dư tửu hậu cũng cho tôi đôi chút thông tin, được biết L đã lấy chồng, nhà ở gần đội cũ, cậu con trai lớn đã đi làm, và đã có lần cụng ly với tôi. Chỉ vậy thôi cũng làm tôi bâng khuâng mường tượng rõ nét cảnh sắc, con người của gần ba mươi năm trước...
Lần này, chúng tôi được cùng nhau trở lại mảnh đất từng ấp ủ ước mơ của lứa kỹ sư nông nghiệp của những năm tháng đất nước vừa thống nhất. Vậy mà, giờ đã thành các ông bà hưu cả rồi...
Trở về vùng đất xưa, chẳng ai thấy mình già cả, lại trẻ trung, bông đùa, chòng ghẹo nhau như thuở sinh viên...
Đêm họp mặt, hát hò tưng bừng. Riêng tôi, lên đọc thơ về cao nguyên Châu Mộc và kể chuyện vui một thời, mà lòng lại rưng rưng như cất lên tiếng gọi... Ơi các cô nàng trẻ trung, xinh đẹp ngày ấy đâu rồi ?!...
Và tôi biết, đêm nay lại mất ngủ bởi ký ức xưa sẽ ùa về !...
Qua lại nhiều lần, trà dư tửu hậu cũng cho tôi đôi chút thông tin, được biết L đã lấy chồng, nhà ở gần đội cũ, cậu con trai lớn đã đi làm, và đã có lần cụng ly với tôi. Chỉ vậy thôi cũng làm tôi bâng khuâng mường tượng rõ nét cảnh sắc, con người của gần ba mươi năm trước...
Lần này, chúng tôi được cùng nhau trở lại mảnh đất từng ấp ủ ước mơ của lứa kỹ sư nông nghiệp của những năm tháng đất nước vừa thống nhất. Vậy mà, giờ đã thành các ông bà hưu cả rồi...
Trở về vùng đất xưa, chẳng ai thấy mình già cả, lại trẻ trung, bông đùa, chòng ghẹo nhau như thuở sinh viên...
Đêm họp mặt, hát hò tưng bừng. Riêng tôi, lên đọc thơ về cao nguyên Châu Mộc và kể chuyện vui một thời, mà lòng lại rưng rưng như cất lên tiếng gọi... Ơi các cô nàng trẻ trung, xinh đẹp ngày ấy đâu rồi ?!...
Và tôi biết, đêm nay lại mất ngủ bởi ký ức xưa sẽ ùa về !...
Nhận xét
Đăng nhận xét