Thực ra, ngày ấy, cũng chưa có trường chuyên lớp chọn mang tính phổ biến ở các cấp và nhiều môn học như sau này. Thường là, sau mỗi kỳ thi học sinh giỏi các cấp, phát hiện ra một số học sinh giỏi, đúng ra là có năng khiếu Toán hoặc Văn, tập trung thành đội tuyển, mời một số giáo viên được cho là dạy giỏi hai bộ môn này, đến giảng dạy cho đội tuyển trong một thời gian ngắn. Cách đào tạo này na ná như huấn luyện gà nòi để thi đấu vậy.
Năm học lớp 4, tức là cuối cấp 1, tôi được chọn vào đội tuyển của cấp huyện, cũng tập trung ôn luyện chừng nửa tháng rồi tham dự kỳ thi học sinh giỏi Văn cấp tỉnh. Ngày ấy, tôi còn nhỏ và cũng không đạt kết quả gì, nên không nhớ kỹ, song tôi mang máng, chúng tôi cũng được rèn theo kiểu đề bài mở, chẳng hạn như "Em phải xa một làng quê một thời gian dài. Khi xa em nhớ nhất những gì ở làng quê mình? Em hãy kể chuyện đó...". Vậy cũng là khó rồi.
Cho đến lớp 10, cuối cấp 3, tôi lại may mắn trúng vào đội tuyển học sinh giỏi môn văn của rỉnh Hải Hưng. Đề thi ở cấp tỉnh, không phải là đề mở, vẫn là kiểu cách bình giảng một chủ đề cúa tác phẩm văn học được giảng dạy trong chương trình học, tuy khó nhưng không có gì đặc biệt.
Mùa xuân, 1975, đội tuyển học sinh giỏi mon Văn lớp 10 của Hải Hưng có 20 người được triệu tập về Trường cấp III Hồng Quang, tại thị xã Hải Dương, hầu hết các huyện trong tỉnh đều có học sinh được chọn, tôi thuộc huyện Mỹ Hào. Năm lớp 8 tôi học ở Trường Cấp III Văn Lâm, nhưng sang lớp 9 thì tôi xin chuyển trường về Mỹ Hào cho gần nhà, đi học đỡ vất vả. Năm ấy, cấp III Văn Lâm, trường cũ của tôi không có ai được tuyển, nên tôi thấy buồn buồn. Tề tựu về cấp III Hồng Quang, tôi biết tin đội tuyển của mình có nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa nên mừng lắm. Từ khi học cấp I, tôi đã nghe danh về nhà thơ thiếu nhi này rồi, tuy nhiên chỉ nghe trên đài nói này nọ chứ đâu có sách báo để đọc mà biết thơ của Trần Đăng Khoa hay thế nào. May mắn, năm tôi học lớp 8 ở trường cấp III Văn Lâm, thầy giáo dạy Văn lớp tôi là thầy Lê Thường, một giáo viên giỏi bộ môn Văn của Ty giáo dục Hải Hưng. Thầy Lê Thường người Hà Nội, trước đó có nhiều năm công tác ở Ty Giáo dục Hải Hưng, và từng được Ty phân công tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và kèm cặp các học sinh có năng khiếu Văn học, đặng ươm mầm tài năng, mong có được những Trần Đăng Khoa khác nữa. Thầy Lê Thường đi về nhiều địa phương trong tỉnh, và thầy cũng đã nhiều lần gặp gỡ, nói chuyện, với Trần Đăng Khoa, và sau đó viết bài phê bình, nghiên cứu về thơ Khoa. Tôi nhớ, khi dạy chúng tôi, thầy Lê Thường hay nói chuyện về thơ Trần Đăng Khoa. Thầy đăng đàn ngoại khóa Văn học nói chuyện cả buổi về Trần Đăng Khoa và tài năng thơ ca của thần đồng thơ. Thầy thuộc hầu hết thơ Khoa và hay chọn những bài điển hình đọc cho chúng tôi nghe. Tôi thích lắm, noi theo tập tọng làm thơ...
Hôm đầu gặp mặt cả đội tuyển, tôi háo hức lần đầu gặp mặt thần đồng thơ mà tôi ngưỡng mộ bấy lâu. Vì thiếu cơ sở vật chất, nhà trường lầy tạm một căn phòng rộng, mà giữa phòng vẫn kê một chiếc bàn bóng bàn. Tất cả hai mươi đứa từ các trường cấp 3 trong tỉnh, được lựa chọn về đội tuyển, ngồi xung quanh chiếc bàn bóng bàn. Thầy giáo phụ trách đội tuyển là thầy Hậu, giáo viên dạy mon văn của trường Hồng Quang, được Ty Giáo dục cử phụ trách, đồng thời cũng là người dạy chính cho đội tuyển. Thầy Hậu dáng vè hiền lành, cử chỉ điềm đạm, phổ biến nội quy chung. Tôi nhìn quanh điểm qua tất cả các gương mặt, thầm tìm kiếm ai là thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. Tôi quan sát một khuôn mặt nam sinh đeo cặp kính cận dày cộm, vì đoán đó là Khoa. Cậu ta luôn cúi xuống, chốc chốc ngước mình, mủm mỉm cười, tay cầm một chiếc bút vạch vạch vào mặt bàn bóng. Tôi hơi khó chịu, bởi là người biết chơi bóng bàn, tôi hiểu, việc đó rất có thể gây xước mặt bàn làm lệch đường bay của quả bóng nếu trúng vào vết xước. Thậm chí tôi bực mình, nhẩm bụng chê thần đồng thơ gì mà lại nghịch như vậy. Đến khi thày Hậu mời Trần Đăng Khoa phát biểu, thấy anh chàng phục phịch thấp lùn đứng lên, tôi thầm à lên, biết mình "bé cái nhầm". Anh chàng cận thị kia là Trịnh Bá Ninh, cùng trường cấp 3 Nam Sách với Trần Đăng Khoa. Thời gian ở đội tuyển, ba chúng tôi thân nhau như anh em, và tình bạn thân bộ ba ấy theo đến bây giờ...
Trở lại câu chuyện đội tuyển văn. Ngày ấy, mỗi đứa trong đội tuyển được đưa về ở nhờ nhà của một học sinh trong trường, nên ba đứa tôi không được ở cùng nhau. Thời gian ở đội tuyển, chúng tôi phải học cả ngày, buổi sáng bồi dưỡng văn, buổi chiều học các môn học khác cho kịp chương trình và để còn thi tốt nghiệp. Thày Hậu là người dạy văn chính, cùng đó, có thày Trị được mời từ một trường trong tỉnh lên giảng một số tiết. Chương trình bồi dưỡng môn văn, chúng tôi được ôn luyện các thể loại văn nghị luận chính như chứng minh, giải thích, bình giảng và sự kết hợp các thể loại này. Cùng đó, chúng tôi tập phân tích một số bài văn mẫu. Thêm nữa, có một số buổi ngoại khóa, nói chuyện văn thơ theo chủ để, nhằm mở mang kiến thức văn học chung... Năm ấy, thày Lê Thường không được gọi dạy đội tuyển, nhưng một lần đi công tác Ty Giáo dục, thày Lê Thường ghé thăm đội tuyển. Thày rất vui khi gặp lại tôi, người học trò cưng của thày khi tôi học ở trường cấp 3 Văn Lâm. Khi đó, tôi đứng đầu khối về môn văn, được thày Lê Thường tin tưởng, nhờ chép lại vào sổ lưu trữ một số bài văn hay của học sinh các trường mà thày tuyển chọn ra. Thày vui hơn khi gặp lại Trần Đăng Khoa. Khi còn công tác ở Ty giáo dục Hải Hưng, thày Lê Thường được giao nhiệm vụ tìm kiếm học sinh có năng khiếu văn học, nên thày từng qua lại nhà Trần Đăng Khoa nhiều lần, thân tình với gia đình Khoa, bố mẹ, anh ruột Khoa là nhà thơ Trần Nhuận Minh. Thời gian ấy, chúng tôi còn được gặp gỡ một số văn nghệ sĩ của tỉnh nhà như nhà thơ Ngô Hoàng Anh, nhà văn Nguyễn Phúc Lai, nhà văn Triều Dương (Triều Dương khi đó ở Đài Phát thanh tỉnh, sau về tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn). Ngày ấy, ấn tượng nhất đối với tôi, không phải là các nhà văn, nhà thơ địa phương, mà là một cán bộ Tỉnh đoàn, chị Trần Thị Duyên. Chị Duyên, quê Thái Bình, cơ duyên đưa chị về công tác ở Tỉnh đoàn Hải Hưng, và chị là một cán bộ đoàn gương mẫu, người chị-người bạn thân thiết với Trần Đăng Khoa từ thời Khoa còn là thiếu nhi mới tập làm thơ. Chủ nhật, Khoa hay dẫn chúng tôi đến Tỉnh đoàn thăm chị Duyên, khi đó chị ở một căn phòng khu tập tập thể. Tôi nhận từ chị thứ tình cảm trìu mến, ấm áp. Biết chị bị bệnh tim, ngày càng nặng thêm, khó qua khỏi, biết chị nhiều lúc cô đơn, khi chị từng từ chối tình cảm luyến ái của vài ba đàn ông vì không muốn làm phiền đến cuộc sống của họ... Mỗi khi chúng tôi đến, chị vui lắm. Mấy chị em líu ríu cả buổi. Sau khi giải tán lớp, mọi người về lại trường cũ, chị Duyên giữ địa chỉ, hay gửi thư thăm hỏi, động viên, nhất là mỗi khi có chuyện buồn. Khoa vào bộ đội, chúng tôi vào đại học, tứ tán dần, chỉ còn lại bộ ba Trần Đăng Khoa-Trịnh Bá Ninh- và tôi là giữ mối liên lạc thường xuyên, qua lại nhà nhau. Mấy năm sau, chị Duyên mất vì căn bệnh tim, không ai trong số chúng tôi biết lúc đó. Sau Khoa biết tin, báo cho chúng tôi, mọi người rất buồn và thương nhớ chị. Riêng Khoa viết bài một bài thơ về chị, hay và cảm đông.
Lại chuyện thi. Năm ấy, kỳ thi được tổ chức lập Hội đồng thi tại từng tỉnh, khi đọc đề thi, mọi người ngơ ngác với dòng chữ cụt lủn "Văn học với việc xây đắp tâm hồn anh (chị)". Thể loại gì? Làm thế nào đây? Ai cũng bần thần. Tôi mất nửa tiếng đồng hồ, không biết bắt đầu như thế nào... Sau cái mở bài khá chật vật, tôi viết liên hồi kỳ trận, viết như kẻ mộng du, viết về sự say mê văn học từ ngày còn nhỏ, viết về văn học đã tác động lại mình như thế nào... Tóm lại là nghĩ sao viết vậy, viết như một sự giải tỏa, trài lòng... Mươi trang giấy kín đặc, viết đến mỏi rã tay cho đến hêt giờ. Nộp bài thi, cũng chẳng hiểu bài mình thuộc thể loại nào. Sau này, khi đã trưởng thành, cầm bút viết văn, tôi nghĩ, bài văn ngày ấy của tôi là tùy bút cũng nên.
Kỳ thi ấy, đội tuyển Hải Hưng không ai được giải, kể cả thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. Nghe nói, đội tuyển Hải Hưng người cao điểm nhất cũng không vượt quá điểm 10/20 (theo qui chế, từ điểm 11.20 mới được xét giải). Thi xong, cả đội cười đùa vui vẻ, trêu nhau việc không biết làm theo thể loại nào. Cũng chẳng ai áp lực gì, có chăng Trần Đăng Khoa, bởi chàng ta là thần đồng thơ, lại giật giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc hồi cấp 2 (lớp 7/10). Kỳ thi học sinh giỏi văn lớp 10 toàn miền Bắc cuối cùng ấy (4.1975), người đoạt giải nhất là một nữ học sinh chuyên văn trường cấp 3 Thái Phiên, Hải Phòng, được chấm điểm 16;20. Mãi về sau, khi các loại sách tuyển chọn này nọ được xuất bản, tôi mới biết, đấy là năm đầu tiên Ngành giáo dục của ta dùng đề thi mở, và đáp án của đề thi ấy, yêu cầu thí sinh phải nêu được các chức năng cơ bản của văn học, rồi dùng các tác phẩm văn học đã đọc và học để chứng minh cho từng chức năng ấy... Thảo nào, ngày ấy, đội tuyển chúng tôi trượt hết, bởi chẳng một ai nghĩ ra vậy...
Song chẳng hề hấn gì, cái chính là chúng tôi được gặp và quen nhau, trở thành bạn thân đi bên nhau dọc chặng đường đời. Chúng tôi chia tay thày Hậu, thày Trị và những thày cô khác ở trường cấp 3 Hồng Quang. Chúng tôi, hai mươi thành viên đội tuyển chia tay nhau với những dòng lưu bút... Tất cả cùng ghi nhớ, bữa cơm liên hoan chia tay, trưa ngày 15/4/1975. Lưu luyến lắm, đã có nước mắt, và cả những mối tình lứa đôi nảy nở... Ai về trường ấy, riêng Trần Đăng Khoa đến tỉnh đội để nộp đơn xin nhập ngũ... Lúc ấy, tin chiến thắng dồn dập bay về từ chiến trường Miền Nam, những ngày sôi sục của chiến dịch Hồ Chí Minh...
Về đến trường, bắt đầu những ngày ôn thi, thi học kỳ 2 và chuẩn bị thi tốt nghiệp. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Niềm hân hoan vỡ òa, khiến lũ học sinh cuối cấp chúng tôi như muốn bay lên. Từ đây, tha hồ học hành, để bay đến mọi miền khi non sông liền một dải... Phần lớn những thành viên chúng tôi vào đại học, những lạ thay, không một ai học ngành văn học cả. Tôi và Trịnh Bá Ninh học đại học nông nghiệp, Trần Đăng Khoa vẫn miệt mài quân ngũ, hay như Nguyễn Việt An học ngành điện, vào quân đội rồi thành chủ doanh nghiệp, song lòng yêu văn chương thì vẫn theo cùng. Có sao đâu, khi mầy chúng tôi vẫn theo đuổi văn chương, báo chí, để sau này và cho đến bây giờ, đều là dân báo chuyên nghiệp, văn thơ đủ loại.
Nhớ lại chuyện học sinh giỏi văn, còn là cái cớ để bàn thêm việc đào tạo gà chọi thi đấu, và việc ra đề mở của ngành giáo dục. Nên hay không nên đây ?
Theo tôi, việc đào tạo học sinh giỏi văn kiểu gà chọi, nhằm thì thố giật giải này giải nọ, cho đến cùng, vẫn là "thành tích chủ nghĩa", không nên duy trì vì thực sự không cần thiết. Thành tích ấy chẳng nói lên điều gì. Với mỗi cá nhân, không riêng gì môn văn học, để có kiến thức cơ bản, đương nhiên việc giảng dạy ở các cấp học là cần thiết, nhưng để có một tài năng, thành nhân tài, có đóng góp cho sự tiến bộ và phát triển xã hội, lại phần lớn nhờ tư chất thông minh, sáng tạo và sự khổ luyện, nỗ lực của cá nhân đó. Điều ấy, lại mang tính chất cá biệt, chẳng thể đào tạo, bồi dưỡng. huấn luyện mà thanh. Thực tiễn đời sống xã hội đông tây kim cổ đã cho thấy chân lý đó. Trong một hội thảo bàn về giáo dục do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, có sự tham gia của một số vị lãnh đạo cao nhất ngành và các chuyên gia giáo dục xã hội, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tham luận, đưa ra ý kiến, rằng anh có mười năm đi học, và sau đó phải mất mười năm để thoát ra khỏi cái vỏ kén kiến thức phổ thông để trưởng thành như bây giờ. Như vậy, không có nghĩa là anh phủ nhận vai trò của giáo dục, mà hàm ý, chỉ coi giáo dục như những chất liệu cơ bản, để mỗi người tự thiết kế, tạo nên sản phẩm mang dấu ấn cá nhân; rằng giáo dục ban đầu, không phải là cái bục cao, để rồi người ta đứng trên cái bục ấy thành cao hơn...
Riêng việc ra đề mở môn văn học (và có thể mở rộng sang các môn xã hội khác như lịch sử, địa lý, triết học,...) là rất nên. Cần khuyến khích các nhà trường, các kỳ thi sử dụng đề mở. Những năm gần đây, ngành giáo dục sốt sắng thực hiện cải tiến, trong đó có việc làm sách giáo khoa, tổ chức thi cử, cấu trúc đề thi... Điều đó là chủ trương đúng, nhưng khi thực hiện, lại rất chi lúng túng, được cái này thì hỏng cái khác, tránh tả khuynh lại chạy sang hữu khuyên. Vì lẽ ấy, hầu như sau mỗi kỳ thi (vào bậc THCS, tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng), cả xã hội lại được dịp bàn tán, chê bai này nọ. Chê chán, người ta lại mang so sánh với các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ. Việc ra đề mở cũng vậy... Đã có bao nhiêu bài viết trên mạng xã hội bàn luận về việc đề thi mở trong các kỳ thi tú tài ở Trung Quốc...
Tôi nhớ, hơn chục năm trước, năm 2007, tôi tình cờ đọc một bài viết bàn về đề thi tú tài môn văn ở Bắc Kinh, yêu cầu thí sinh thẩm 2 câu thơ trong bài thơ Biệt Nghiêm Sĩ Nguyên của Lưu Trường Khanh, đời Đường: "細 雨 濕 衣 看 不 見/ 閒 花 落 地 聽 無 聲",(Tế vũ thấp y khan bất kiến / Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh, dịch nghĩa là: mưa phùn làm ướt áo, có nhìn mà chẳng thấy/ hoa rơi từ từ xuống đất, nghe không tiếng động). Khi đó, tôi đã nghĩ là khó nhưng rất hay. Những năm gần đây đề mở họ ra còn thú vị hơn nhiều. Ví như mùa hè 2019, đề thi văn ở tỉnh Giang Tô, khiến mọi người phải lè lưỡi công nhận là hay và cực khó (Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ)."Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hòa, cùng tồn tại hòa trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế."). Và người ta lại bàn tán về bài luận của cậu học sinh đạt điểm tuyệt đối. Tôi không lạm bàn về đề thi này, song tôi ủng hộ cách ra đề mở kiều này. Cái gì hay và phù hợp thì nên nghiên cứu học tập. Tôi nghĩ, ngành giáo dục ở ta nên nghiêm túc nhìn lại mình. Có thể, kỳ thi mang tính phổ cập thì áp dụng đề mở các môn xã hội tự luận ở mức độ nào đó, nhưng các kỳ thi mang tính tuyển chọn thì nên áp dụng...
Thiết nghĩ, học sinh giỏi văn, và mở ra các môn xã hội khác, là để học kiến thức nền, còn muốn trở thành nhà nọ, nhà kia thì phải có năng khiếu, lòng đam mê và sự nỗ lực khác thường, mà những phẩm chất đó, không thể đào tạo, bồi dường mà nên.
Học giỏi văn, mà thiếu phẩm chất như vừa nêu, thì có mang danh xưng nhà nọ, nhà kia, vẫn chỉ là thứ "văn chương học trò" mà thôi!,,,
Mùa xuân, 1975, đội tuyển học sinh giỏi mon Văn lớp 10 của Hải Hưng có 20 người được triệu tập về Trường cấp III Hồng Quang, tại thị xã Hải Dương, hầu hết các huyện trong tỉnh đều có học sinh được chọn, tôi thuộc huyện Mỹ Hào. Năm lớp 8 tôi học ở Trường Cấp III Văn Lâm, nhưng sang lớp 9 thì tôi xin chuyển trường về Mỹ Hào cho gần nhà, đi học đỡ vất vả. Năm ấy, cấp III Văn Lâm, trường cũ của tôi không có ai được tuyển, nên tôi thấy buồn buồn. Tề tựu về cấp III Hồng Quang, tôi biết tin đội tuyển của mình có nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa nên mừng lắm. Từ khi học cấp I, tôi đã nghe danh về nhà thơ thiếu nhi này rồi, tuy nhiên chỉ nghe trên đài nói này nọ chứ đâu có sách báo để đọc mà biết thơ của Trần Đăng Khoa hay thế nào. May mắn, năm tôi học lớp 8 ở trường cấp III Văn Lâm, thầy giáo dạy Văn lớp tôi là thầy Lê Thường, một giáo viên giỏi bộ môn Văn của Ty giáo dục Hải Hưng. Thầy Lê Thường người Hà Nội, trước đó có nhiều năm công tác ở Ty Giáo dục Hải Hưng, và từng được Ty phân công tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và kèm cặp các học sinh có năng khiếu Văn học, đặng ươm mầm tài năng, mong có được những Trần Đăng Khoa khác nữa. Thầy Lê Thường đi về nhiều địa phương trong tỉnh, và thầy cũng đã nhiều lần gặp gỡ, nói chuyện, với Trần Đăng Khoa, và sau đó viết bài phê bình, nghiên cứu về thơ Khoa. Tôi nhớ, khi dạy chúng tôi, thầy Lê Thường hay nói chuyện về thơ Trần Đăng Khoa. Thầy đăng đàn ngoại khóa Văn học nói chuyện cả buổi về Trần Đăng Khoa và tài năng thơ ca của thần đồng thơ. Thầy thuộc hầu hết thơ Khoa và hay chọn những bài điển hình đọc cho chúng tôi nghe. Tôi thích lắm, noi theo tập tọng làm thơ...
Hôm đầu gặp mặt cả đội tuyển, tôi háo hức lần đầu gặp mặt thần đồng thơ mà tôi ngưỡng mộ bấy lâu. Vì thiếu cơ sở vật chất, nhà trường lầy tạm một căn phòng rộng, mà giữa phòng vẫn kê một chiếc bàn bóng bàn. Tất cả hai mươi đứa từ các trường cấp 3 trong tỉnh, được lựa chọn về đội tuyển, ngồi xung quanh chiếc bàn bóng bàn. Thầy giáo phụ trách đội tuyển là thầy Hậu, giáo viên dạy mon văn của trường Hồng Quang, được Ty Giáo dục cử phụ trách, đồng thời cũng là người dạy chính cho đội tuyển. Thầy Hậu dáng vè hiền lành, cử chỉ điềm đạm, phổ biến nội quy chung. Tôi nhìn quanh điểm qua tất cả các gương mặt, thầm tìm kiếm ai là thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. Tôi quan sát một khuôn mặt nam sinh đeo cặp kính cận dày cộm, vì đoán đó là Khoa. Cậu ta luôn cúi xuống, chốc chốc ngước mình, mủm mỉm cười, tay cầm một chiếc bút vạch vạch vào mặt bàn bóng. Tôi hơi khó chịu, bởi là người biết chơi bóng bàn, tôi hiểu, việc đó rất có thể gây xước mặt bàn làm lệch đường bay của quả bóng nếu trúng vào vết xước. Thậm chí tôi bực mình, nhẩm bụng chê thần đồng thơ gì mà lại nghịch như vậy. Đến khi thày Hậu mời Trần Đăng Khoa phát biểu, thấy anh chàng phục phịch thấp lùn đứng lên, tôi thầm à lên, biết mình "bé cái nhầm". Anh chàng cận thị kia là Trịnh Bá Ninh, cùng trường cấp 3 Nam Sách với Trần Đăng Khoa. Thời gian ở đội tuyển, ba chúng tôi thân nhau như anh em, và tình bạn thân bộ ba ấy theo đến bây giờ...
Trở lại câu chuyện đội tuyển văn. Ngày ấy, mỗi đứa trong đội tuyển được đưa về ở nhờ nhà của một học sinh trong trường, nên ba đứa tôi không được ở cùng nhau. Thời gian ở đội tuyển, chúng tôi phải học cả ngày, buổi sáng bồi dưỡng văn, buổi chiều học các môn học khác cho kịp chương trình và để còn thi tốt nghiệp. Thày Hậu là người dạy văn chính, cùng đó, có thày Trị được mời từ một trường trong tỉnh lên giảng một số tiết. Chương trình bồi dưỡng môn văn, chúng tôi được ôn luyện các thể loại văn nghị luận chính như chứng minh, giải thích, bình giảng và sự kết hợp các thể loại này. Cùng đó, chúng tôi tập phân tích một số bài văn mẫu. Thêm nữa, có một số buổi ngoại khóa, nói chuyện văn thơ theo chủ để, nhằm mở mang kiến thức văn học chung... Năm ấy, thày Lê Thường không được gọi dạy đội tuyển, nhưng một lần đi công tác Ty Giáo dục, thày Lê Thường ghé thăm đội tuyển. Thày rất vui khi gặp lại tôi, người học trò cưng của thày khi tôi học ở trường cấp 3 Văn Lâm. Khi đó, tôi đứng đầu khối về môn văn, được thày Lê Thường tin tưởng, nhờ chép lại vào sổ lưu trữ một số bài văn hay của học sinh các trường mà thày tuyển chọn ra. Thày vui hơn khi gặp lại Trần Đăng Khoa. Khi còn công tác ở Ty giáo dục Hải Hưng, thày Lê Thường được giao nhiệm vụ tìm kiếm học sinh có năng khiếu văn học, nên thày từng qua lại nhà Trần Đăng Khoa nhiều lần, thân tình với gia đình Khoa, bố mẹ, anh ruột Khoa là nhà thơ Trần Nhuận Minh. Thời gian ấy, chúng tôi còn được gặp gỡ một số văn nghệ sĩ của tỉnh nhà như nhà thơ Ngô Hoàng Anh, nhà văn Nguyễn Phúc Lai, nhà văn Triều Dương (Triều Dương khi đó ở Đài Phát thanh tỉnh, sau về tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn). Ngày ấy, ấn tượng nhất đối với tôi, không phải là các nhà văn, nhà thơ địa phương, mà là một cán bộ Tỉnh đoàn, chị Trần Thị Duyên. Chị Duyên, quê Thái Bình, cơ duyên đưa chị về công tác ở Tỉnh đoàn Hải Hưng, và chị là một cán bộ đoàn gương mẫu, người chị-người bạn thân thiết với Trần Đăng Khoa từ thời Khoa còn là thiếu nhi mới tập làm thơ. Chủ nhật, Khoa hay dẫn chúng tôi đến Tỉnh đoàn thăm chị Duyên, khi đó chị ở một căn phòng khu tập tập thể. Tôi nhận từ chị thứ tình cảm trìu mến, ấm áp. Biết chị bị bệnh tim, ngày càng nặng thêm, khó qua khỏi, biết chị nhiều lúc cô đơn, khi chị từng từ chối tình cảm luyến ái của vài ba đàn ông vì không muốn làm phiền đến cuộc sống của họ... Mỗi khi chúng tôi đến, chị vui lắm. Mấy chị em líu ríu cả buổi. Sau khi giải tán lớp, mọi người về lại trường cũ, chị Duyên giữ địa chỉ, hay gửi thư thăm hỏi, động viên, nhất là mỗi khi có chuyện buồn. Khoa vào bộ đội, chúng tôi vào đại học, tứ tán dần, chỉ còn lại bộ ba Trần Đăng Khoa-Trịnh Bá Ninh- và tôi là giữ mối liên lạc thường xuyên, qua lại nhà nhau. Mấy năm sau, chị Duyên mất vì căn bệnh tim, không ai trong số chúng tôi biết lúc đó. Sau Khoa biết tin, báo cho chúng tôi, mọi người rất buồn và thương nhớ chị. Riêng Khoa viết bài một bài thơ về chị, hay và cảm đông.
Lại chuyện thi. Năm ấy, kỳ thi được tổ chức lập Hội đồng thi tại từng tỉnh, khi đọc đề thi, mọi người ngơ ngác với dòng chữ cụt lủn "Văn học với việc xây đắp tâm hồn anh (chị)". Thể loại gì? Làm thế nào đây? Ai cũng bần thần. Tôi mất nửa tiếng đồng hồ, không biết bắt đầu như thế nào... Sau cái mở bài khá chật vật, tôi viết liên hồi kỳ trận, viết như kẻ mộng du, viết về sự say mê văn học từ ngày còn nhỏ, viết về văn học đã tác động lại mình như thế nào... Tóm lại là nghĩ sao viết vậy, viết như một sự giải tỏa, trài lòng... Mươi trang giấy kín đặc, viết đến mỏi rã tay cho đến hêt giờ. Nộp bài thi, cũng chẳng hiểu bài mình thuộc thể loại nào. Sau này, khi đã trưởng thành, cầm bút viết văn, tôi nghĩ, bài văn ngày ấy của tôi là tùy bút cũng nên.
Kỳ thi ấy, đội tuyển Hải Hưng không ai được giải, kể cả thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. Nghe nói, đội tuyển Hải Hưng người cao điểm nhất cũng không vượt quá điểm 10/20 (theo qui chế, từ điểm 11.20 mới được xét giải). Thi xong, cả đội cười đùa vui vẻ, trêu nhau việc không biết làm theo thể loại nào. Cũng chẳng ai áp lực gì, có chăng Trần Đăng Khoa, bởi chàng ta là thần đồng thơ, lại giật giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc hồi cấp 2 (lớp 7/10). Kỳ thi học sinh giỏi văn lớp 10 toàn miền Bắc cuối cùng ấy (4.1975), người đoạt giải nhất là một nữ học sinh chuyên văn trường cấp 3 Thái Phiên, Hải Phòng, được chấm điểm 16;20. Mãi về sau, khi các loại sách tuyển chọn này nọ được xuất bản, tôi mới biết, đấy là năm đầu tiên Ngành giáo dục của ta dùng đề thi mở, và đáp án của đề thi ấy, yêu cầu thí sinh phải nêu được các chức năng cơ bản của văn học, rồi dùng các tác phẩm văn học đã đọc và học để chứng minh cho từng chức năng ấy... Thảo nào, ngày ấy, đội tuyển chúng tôi trượt hết, bởi chẳng một ai nghĩ ra vậy...
Song chẳng hề hấn gì, cái chính là chúng tôi được gặp và quen nhau, trở thành bạn thân đi bên nhau dọc chặng đường đời. Chúng tôi chia tay thày Hậu, thày Trị và những thày cô khác ở trường cấp 3 Hồng Quang. Chúng tôi, hai mươi thành viên đội tuyển chia tay nhau với những dòng lưu bút... Tất cả cùng ghi nhớ, bữa cơm liên hoan chia tay, trưa ngày 15/4/1975. Lưu luyến lắm, đã có nước mắt, và cả những mối tình lứa đôi nảy nở... Ai về trường ấy, riêng Trần Đăng Khoa đến tỉnh đội để nộp đơn xin nhập ngũ... Lúc ấy, tin chiến thắng dồn dập bay về từ chiến trường Miền Nam, những ngày sôi sục của chiến dịch Hồ Chí Minh...
Về đến trường, bắt đầu những ngày ôn thi, thi học kỳ 2 và chuẩn bị thi tốt nghiệp. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Niềm hân hoan vỡ òa, khiến lũ học sinh cuối cấp chúng tôi như muốn bay lên. Từ đây, tha hồ học hành, để bay đến mọi miền khi non sông liền một dải... Phần lớn những thành viên chúng tôi vào đại học, những lạ thay, không một ai học ngành văn học cả. Tôi và Trịnh Bá Ninh học đại học nông nghiệp, Trần Đăng Khoa vẫn miệt mài quân ngũ, hay như Nguyễn Việt An học ngành điện, vào quân đội rồi thành chủ doanh nghiệp, song lòng yêu văn chương thì vẫn theo cùng. Có sao đâu, khi mầy chúng tôi vẫn theo đuổi văn chương, báo chí, để sau này và cho đến bây giờ, đều là dân báo chuyên nghiệp, văn thơ đủ loại.
Nhớ lại chuyện học sinh giỏi văn, còn là cái cớ để bàn thêm việc đào tạo gà chọi thi đấu, và việc ra đề mở của ngành giáo dục. Nên hay không nên đây ?
Theo tôi, việc đào tạo học sinh giỏi văn kiểu gà chọi, nhằm thì thố giật giải này giải nọ, cho đến cùng, vẫn là "thành tích chủ nghĩa", không nên duy trì vì thực sự không cần thiết. Thành tích ấy chẳng nói lên điều gì. Với mỗi cá nhân, không riêng gì môn văn học, để có kiến thức cơ bản, đương nhiên việc giảng dạy ở các cấp học là cần thiết, nhưng để có một tài năng, thành nhân tài, có đóng góp cho sự tiến bộ và phát triển xã hội, lại phần lớn nhờ tư chất thông minh, sáng tạo và sự khổ luyện, nỗ lực của cá nhân đó. Điều ấy, lại mang tính chất cá biệt, chẳng thể đào tạo, bồi dưỡng. huấn luyện mà thanh. Thực tiễn đời sống xã hội đông tây kim cổ đã cho thấy chân lý đó. Trong một hội thảo bàn về giáo dục do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, có sự tham gia của một số vị lãnh đạo cao nhất ngành và các chuyên gia giáo dục xã hội, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tham luận, đưa ra ý kiến, rằng anh có mười năm đi học, và sau đó phải mất mười năm để thoát ra khỏi cái vỏ kén kiến thức phổ thông để trưởng thành như bây giờ. Như vậy, không có nghĩa là anh phủ nhận vai trò của giáo dục, mà hàm ý, chỉ coi giáo dục như những chất liệu cơ bản, để mỗi người tự thiết kế, tạo nên sản phẩm mang dấu ấn cá nhân; rằng giáo dục ban đầu, không phải là cái bục cao, để rồi người ta đứng trên cái bục ấy thành cao hơn...
Riêng việc ra đề mở môn văn học (và có thể mở rộng sang các môn xã hội khác như lịch sử, địa lý, triết học,...) là rất nên. Cần khuyến khích các nhà trường, các kỳ thi sử dụng đề mở. Những năm gần đây, ngành giáo dục sốt sắng thực hiện cải tiến, trong đó có việc làm sách giáo khoa, tổ chức thi cử, cấu trúc đề thi... Điều đó là chủ trương đúng, nhưng khi thực hiện, lại rất chi lúng túng, được cái này thì hỏng cái khác, tránh tả khuynh lại chạy sang hữu khuyên. Vì lẽ ấy, hầu như sau mỗi kỳ thi (vào bậc THCS, tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng), cả xã hội lại được dịp bàn tán, chê bai này nọ. Chê chán, người ta lại mang so sánh với các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ. Việc ra đề mở cũng vậy... Đã có bao nhiêu bài viết trên mạng xã hội bàn luận về việc đề thi mở trong các kỳ thi tú tài ở Trung Quốc...
Tôi nhớ, hơn chục năm trước, năm 2007, tôi tình cờ đọc một bài viết bàn về đề thi tú tài môn văn ở Bắc Kinh, yêu cầu thí sinh thẩm 2 câu thơ trong bài thơ Biệt Nghiêm Sĩ Nguyên của Lưu Trường Khanh, đời Đường: "細 雨 濕 衣 看 不 見/ 閒 花 落 地 聽 無 聲",(Tế vũ thấp y khan bất kiến / Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh, dịch nghĩa là: mưa phùn làm ướt áo, có nhìn mà chẳng thấy/ hoa rơi từ từ xuống đất, nghe không tiếng động). Khi đó, tôi đã nghĩ là khó nhưng rất hay. Những năm gần đây đề mở họ ra còn thú vị hơn nhiều. Ví như mùa hè 2019, đề thi văn ở tỉnh Giang Tô, khiến mọi người phải lè lưỡi công nhận là hay và cực khó (Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ)."Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hòa, cùng tồn tại hòa trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế."). Và người ta lại bàn tán về bài luận của cậu học sinh đạt điểm tuyệt đối. Tôi không lạm bàn về đề thi này, song tôi ủng hộ cách ra đề mở kiều này. Cái gì hay và phù hợp thì nên nghiên cứu học tập. Tôi nghĩ, ngành giáo dục ở ta nên nghiêm túc nhìn lại mình. Có thể, kỳ thi mang tính phổ cập thì áp dụng đề mở các môn xã hội tự luận ở mức độ nào đó, nhưng các kỳ thi mang tính tuyển chọn thì nên áp dụng...
Thiết nghĩ, học sinh giỏi văn, và mở ra các môn xã hội khác, là để học kiến thức nền, còn muốn trở thành nhà nọ, nhà kia thì phải có năng khiếu, lòng đam mê và sự nỗ lực khác thường, mà những phẩm chất đó, không thể đào tạo, bồi dường mà nên.
Học giỏi văn, mà thiếu phẩm chất như vừa nêu, thì có mang danh xưng nhà nọ, nhà kia, vẫn chỉ là thứ "văn chương học trò" mà thôi!,,,
Nhận xét
Đăng nhận xét