Có ai đò dọc cùng tôi ?...
Tôi viết bài tùy bút "Thương nhớ những chuyến phà", đăng trên trang blog cá nhân, nhà văn Trần Tâm ở Quảng Ninh đọc rồi buông một câu cảm thán "Cuộc đời con người ta, phà sang ngang thì nhiều, nhưng hỏi có mấy ai đi đò dọc!?...". Tôi bảo: "Đò dọc nhọc nhằn, gian nan lắm, liệu mấy ai dám?...". Biết là, vất vả, nhọc nhằn đấy, nhưng việc đến người thì người phải đi thôi...
Vậy có ai đò dọc với tôi không?...
Là đò dọc thật, chứ không phải biểu theo nghĩa bóng, đi đò dọc cuộc đời, tức là chuyện ăn đời ở kiếp với nhau. Tôi có đò dọc cuộc đời của tôi, và bạn thì cũng vậy. Nên chăng, ta có thể cùng nhau làm một chuyến đò dọc kiểu du ngoạn, souvenir với nhau mà thôi... Khi chờ đợi ai đó cùng đò dọc, tôi sẽ kể đôi chuyến đò dọc mà tôi đã từng trong cuộc đời bươn chải đây đó của mình...
Tôi nhớ, ngày đi học, khi kể chuyện cuộc đời này nọ, bố tôi hay đọc câu ca "Thuận buồm xuôi gió thì chén chú chén anh. Lên thác xuống ghềnh thì buồi anh dái chú". Thật tình, tôi không nỡ dùng từ tục, nhưng không giữ nguyên câu cửa miệng ấy thì chẳng thể lột tả được ngữ nghĩa, hàm ý của câu ca. Hàm ý, mượn chuyện đi đò dọc, để nhắc nhở, răn con người ta, chơi với nhau, kết chạ cùng làm việc, khi thuận buồm xuôi gió thì ra bề thân tình lắm, nhưng lúc lên thác xuống ghềnh, gian nan khó nhọc, người ta mới sinh mâu thuẫn, mới hiểu lòng người...
Hồi tôi đang làm việc ở Ban Nông Lâm nghiệp huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách đây cũng đã hơn ba chục năm rồi, tôi hay phải đi công tác cơ sở. Từ thị trấn huyện lỵ, đến các xã xa nhất, giáp biên giới với tỉnh Cam-pốt của Campuchia, tôi thường chọn phương tiện tàu đò, ấy là đò dọc. Cỡ ba chục cây số, đò chạy tằng tằng len lách theo kênh dọc giữa đồng đất bạt ngàn tràm và năn nác. Mùa mước nổi mênh mông, chao ơi là sốt ruột. Khánh đi tàu đò phần lớn là người buôn bán nhỏ, hàng hóa đủ loại, mùi cá mắm, hơi người nhức mũi. Nhưng khổ nhất là cái khoản tiểu tiện. Giữa đồng nước chẳng đâu là bến bờ, chẳng biết đi vào đâu, mà nhịn thì chết ngất...
Có một lần, tôi làm chuyến đò dọc thực đã đời. Khi ấy, cơ quan tôi mua mấy trăm con bò, do thương lái gom từ bên Camphuchia. Tiền đầu tư từ ngân sách của huyện, tôi với tư cách là Phó giám đốc nông trường được giao chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục thanh toán tại hai đầu mua-bán, qua ngân hàng Tri Tôn (An Giang) và Hà Tiên (Kiên Giang). Từ thị trấn Tri Tôn đến Hà Tiên ước chừng 150 km theo đường thủy. Chúng tôi có ba người, thêm một nhân viên nam người địa phương, thông thạo đường xá và nữ kế toán trưởng thuê một tàu đò nhỏ trọn gói đi Hà Tiên. Theo kênh Tám Ngàn, tàu chạy miết ngang qua Hòn Đất, vùng đất mà nhà văn Anh Đức đã lầy chất liệu sống từ anh hùng Phan Thị Ràng để xây dựng nhân vật chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của mình. Tàu đò theo các con lạch xuyên giữa đồng tràm bạt ngàn. Đất vùng này nhiễm phèn nặng, chỉ thích hợp với tràm. Chẳng thế mà, trước đây, không hiểu sao ngành nông nghiệp lại quy hoạch triển khai hàng chục nông trường chuyên canh lúa. Cứ cuối mùa mưa, đầu mùa khô, lúa đang thì con gái thì sặc phèn chết úa gần hết, lúa thu hoạch được chỉ bằng một phần mười số thóc gióng sạ xuống. Chính cái nông trường chăn nuôi bò tôi đang làm việc, ngay trước đó cũng lâm vào tình trạng như vậy, Bộ chủ quản bỏ của chạy lấy người, trả lại đất đai và cơ sở cho địa phương quản lý, tìm hướng chuyển đổi cây con phù hợp với đất đai, thổ ngơi bản địa... Ờ thời điểm ấy, tôi đã nghe nói, người ta đổ lỗi cho những ai đó, trong đó, có một nhà báo, viết sách ca ngợi hết lời về đồng bằng sông Cửu Long là vụa lúa của đất nước, với cách ví von hình tượng là đất nước ta mang hình cái đòn gánh là dải đất miền Trung, gánh hai thúng thóc hai đầu là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hình tượng thì quả là đẹp và ý nghĩa, nhưng đồng bằng lưu vực sông Hồng, nhiều năm đã thực sự là vựa lúa của miền Bắc, chứ đồng bằng sông Cửu Long mắc dù rộng lớn hơn nhiều, song mới chỉ là tiềm năng. Và một người nữa, người làm công việc quy hoạch, hoặc đình chính sách của nhà nước, người biến ý tưởng và hình tượng ví von của nhà báo nọ, thành hiện thực. Thế là người ta rầm rộ cho thành lập hàng chục nông trường chuyên canh lúa ở vùng tứ giác Long Xuyên-Hà Tiên, và kết quả thất bại thảm hại, thóc lúa thu hoạch chỉ bằng một phần nhỏ của thóc giống sạ xuống, chưa kể bao nhiêu chi phí đầu tư khác. Sau nhiều thất bại cay đắng, rồi cũng đến ngày đồng đất miền Tây Nam bộ thành vựa lúa thật, khi người ta thay đổi tư duy, cơ cấu lại cây trồng thích hợp...
Tàu đò của chúng tôi chạy mải miết, vợ chồng chủ tàu, chồng cầm lái, vợ nấu cơm bằng bếp đun than củi ngay trên tàu, phục vụ bữa ăn cho mọi người. Về phía Hà Tiên, xa xa thấy cột ống khói của nhà máy xi măng vươn trên bầu trời, ngày ấy, chúng là biểu tượng của công nghiệp ở miền Tây. Trời ngả bóng chiều, tàu đò đến vungj biển Vĩnh Hồ, nơi hội tụ của nhiều dòng kênh, trong đó có kênh Vĩnh Tế. Vĩnh Hồ tấp nập tàu thuyền vào ra, ngang dọc trong bóng hoàng hôn, ngút xa là cửa biển, bên kia là trung tâm thị trấn, cảnh sắc thật nên thơ. Tôi đã từng đọc lịch sử hình thành vùng đất này, hiểu câu chuyện của cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, đã dày công mở đất từ thời chúa Nguyễn đàng trong. Biết lịch sử, yêu thích thơ văn của Tao đàn Chiêu Anh các với Hà Tiên thập vịnh...
Sau một ngày tàu thuyền vất vả, đêm ấy, giấc ngủ vẫn chập chờn, phần lạ nhà, phần việc chính chưa xong. Sáng trở ra, ăn sáng và nhấp chút cà phê rồi vội đến ngân hàng. Xong thủ tục, cũng chẳng thời gian đâu mà ngắm, lách ngang qua chợ đông đúc để trở về bến tàu đò, và lặng lẽ rời Hà Tiên. Thực lòng, tôi muốn thăm thú chút đỉnh, nhất là thăm chùa Hang,Thạch động, nhưng gấp việc, nên chẳng lòng dạ nào... Tàu lại cần mẫn, mải miết về lại Tri Tôn. Mấy bữa ăn cũng quấy quá cho xong. Mệt bã người, chui vào trong mui, nằm ngủ vùi, cho đến tận nửa đêm thì về đến nông trường...
Mãi sau này, khi làm báo, tôi mới trở lại vùng đất Hà Tiên, bấy giờ mới có điều kiện thăm thú đây đó trong Hà Tiên thập vịnh. Và phải sau nhiều năm nữa, mùa hè 2018, tôi lại về Hà Tiên. Đi bằng xe hơi, nhanh chóng nên thăm thú được nhiều. Vẫn những di tích, danh thắng xưa, song nay đổi khác nhiều. Để kinh doanh du lịch, người ta cho mở rộng, thiết kế này nọ, nguy nga, sáng láng lắm, nhưng thực lòng, tôi thích vẻ xưa hơn...
Chuyến đò dọc đi Hà Tiên năm 1985 ấy, dù sao vẫn khá êm ả bởi chúng tôi thuê bao cả chuyến. Sau này, đò dọc mà lại là đò chợ, phức tạp hơn nhiều. Tôi sẽ kể lại đây,...
Đã 27 năm qua rồi, vẫn nhớ chuyến đi ấy. Hè năm 1992, tôi tháp tùng nhà văn Đặng Quang Tình, khi đó là Trưởng ban Thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), từ Hà Nội vào Nam thực hiện một công việc quan trọng, điều tra thính giả nghe đài. Xong công việc ở Nha Trang (Phú Khánh) và tại thành phố Hồ Chí Minh, thày trò chúng tôi đi Miền Tây. Cơ quan thường trú của Đài tại phía Nam điều hẳn một xe phục vụ. Ở Cần Thơ, bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang khi ấy là ông Nguyễn Hà Phan rất nhiệt tình với việc điều tra thính giả nghe đài trên địa bàn, khi chúng tôi đặt vấn đề trước. Song mọi việc ở đây, tạm chờ, ưu tiên cho chuyến xuống Minh Hải (gồm Bạc Liêu và Cà Mau). Tỉnh lỵ tại thị xã Bạc Liêu thì tôi khá thạo, bởi thời gian còn công tác ở An Giang, tôi đã vài lần sang đây, thăm các bạn cùng lớp Đại học Nông nghiệp I về công tác ở tỉnh này. Nhà văn Đặng Quang Tình bảo, phải điều tra ở Cà Mau mới đích đáng. Vậy lại Cà Mau thẳng tiến. Đích xa nhất là Rạch Gốc. Trước đây, Rạch Gốc thuộc huyện Năm Căn, phiên chế về huyện Ngọc Hiển. Khó khăn nhất là muốn đi đến đây, chỉ duy nhất phương tiện thủy, tàu đò. Thế là, cả xe và anh tài đành để lại thị xac Cà Mau. Thày trò tôi mua vé tàu đò đi Ngọc Hiển. Tàu đò lớn, khách đi đông, phần lớn cũng là người buôn bán vặt từ miệt biển lên thị xã mua hàng về bán, nên tàu đò đấy ắp hàng hóa. Kênh lớn, tàu bè qua lại tấp nập, sóng nước đánh ì oạp, nhất là khi có những chiếc ghe bè, ngất ngưởng hàng hóa, chạy qua khiến nhiều xuồng nhỏ của dân bị sóng đầy dạt, hoặc nước bắn tung tóe. Khách thương lái ăn uống, trò chuyện rôm rả, tôi nghe loáng thoáng câu được câu chăng, còn nhà văn Đặng Quang Tình không nghe quen, thỉnh thoảng lại hỏi lại tôi xem họ nói gì. Ngày ấy, tình trạng ngăn sông cấm chợ khá phổ biến ở Miền Nam, và ở đây cũng vậy. Tàu đò chạy dăm cây số lại bắt gặp một trạm kiểm soát của một xã nào đó lập ra, để kiểm tra bắt hàng buôn lậu, ngày ấy, phổ biến là thuốc lá ngoại nhập lậu như Zet, Capstan, More, Dullhin... Tàu chạy ngang trạm, không thấy phất cờ thì cư vô tư chạy, còn thấy phất cờ thì dừng tàu, cặp bờ để nhân viên trạm xuống tàu khám xét hàng, kiểm tra, nếu thấy hàng lậu là phạt, hoặc tích thu. Qua một trạm, có phất cờ, thay vì phải giảm tốc độ cặp bờ, thì người lái tàu đò phớt lờ, tăng tốc cứ giữa dòng mà chạy. Mấy nhân viên trạm tuýt còi, hô hoán bắt dừng nhưng không được, tức giận ôm súng CKC đuổi dọc bờ, và bất ngờ, nổ mấy phát súng. Chắc là chỉ bắn chỉ thiên để dọa, nhưng khách tàu đò nhốn nháo, hét lên vì sợ. Thày trò chúng tôi cũng sợ, phải thụp người nép sát lòng tàu, tránh đạn. Ngộ nhỡ thì khốn... Chủ tàu vẫn cố chạy không dừng, nên nhân viên trạm cũng đành bỏ cuộc. Thày trò chúng tôi bảo nhau, chắc chuyến này, khách buôn có nhiều hàng lậu nên quyết chạy... Rồi tàu đến bến cuối. Chúng tôi xuống bến, hỏi thăm, biết được, muốn đến Rạch Gốc, Tân An lại phải đi tiếp tàu đò. Thế là hai thày trò, tìm thuê một chiếc vỏ lãi để đi Rạch Gốc. Vùng này, sông nước, đầm phá mênh mông, chiếc vỏ lãi tắt ngang một góc đầm phá khá rộng, trời nổi cơn giông, rồi mưa ràn rạt. Ngồi trên võ lãi mỏng manh, giữa trời nước trong tiết mưa giống như thế, thày trò nhìn nhau, không khỏi lo lắng. Thấy vậy, người chủ đò bảo yên tâm đi, nước trông mênh mông vậy nhưng không sâu, khỏi phải lo lắng. Rồi võ lãi rẽ vào lạch nhỏ, đôi bờ đã loáng thoáng nhà dân, đã có gì đó ấm áp, đỡ hoang vắng. Rồi khu dân cư đông đúc Rạch Gốc đã hiện ra.
Cặp bờ, lên tìm gặp cán bộ khóm ấp, trình giấy tờ và đặt vấn đề công việc. Mọi người nhiệt tình lắm. Nước nôi qua loa và bắt tay vào công việc. Họ cử một người giúp việc cho thày trò, đưa chúng tôi đến từng hộ gia đình, phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu. Ngày ấy, dân cư tiếng là đông nhưng cũng chẳng mấy, phần lớn ở cặp đôi bờ kênh và khu vực chợ. Đôi bờ kênh qua nhau vẫn phải dùng xuồng ba lá, hình như có vài cây cầu khỉ ở những lạch ngang, chứ kênh chính, thuyền bè lớn qua lại để thông ra biển nên không có cầu vì sợ vướng. Thày trò chúng tôi làm một mạch, quên cả đói, miễn sao xong việc. Đến nhà nào, thấy chủ nhà có radio là mừng lắm. Nhưng người dân ở đây, chủ yếu là nghe tin tức và ca nhạc, dân ca, nhất là cải lương, vọng cổ. Gần như họ nghe không sót chương trình cải lương nào của nhà đài. Xẩm tối thì xong việc, nhưng quá muộn để trở về. Họ mời chúng tôi nghỉ qua đêm. Trong ngôi nhà cộng đồng gỗ lá, bữa cơm tôi được bày ra. Đồ nhậu có xoài xanh, khô cá đuối, lẩu cá lóc. Thày trò tôi cùng dăm cán bộ ấp và cán bộ văn hóa xã, cụng ly. Vài ba ly, chuyện trò rôm rả hơn. Lúc này, chúng tôi mới có dịp để hỏi thêm về địa lý, thổ ngơi, lịch sử vùng đất. Câu chuyện chủ yếu xoay quanh ngọn hải đăng trên đảo Hòn Khoai và cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Phan Ngọc Hiển lãnh đạo. Từ biển Rạch Gốc ra Hòn Khoai không xa, chừng hơn chục cây số, ở đấy có ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20. Chắp nối từ câu chuyện kể của mọi người, biết ở đào này, còn có nhà tù để thực dân Pháp giam giữ tù nhân, trong đó những người theo tư tưởng cách mạng, chống Pháp. Đấy cũng là mầm mống để cuối năm 1940, nhà giáo, nhà báo Phan Ngọc Hiển đã lãnh đạo các tù nhân nổi dậy, đánh chiếm và giết tên chúa đảo. Cuộc khởi nghĩa này được xem là một bộ phận của Nam Kỳ khởi nghĩa. Tuy rằng, sau đó, cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp, Phan Ngọc Hiển và những người tham gia khởi nghĩa bị Pháp bắt và xử tử, song ý nghĩa của nó lại lớn lao. Tinh thần vì cách mạng hy sinh của nhà giáo-nhà báo-nhà văn Phan Ngọc Hiển đã được ghi nhận, để sau này, người ta lấy tên ông đặt cho tên đất ở vùng cực nam tổ quốc này...
Đêm ấy, thày trò tôi đều khó ngủ, chuyện trò về nghề báo, nghề văn, về các vùng đất đã qua, quá nửa đêm về sáng mới chợp mắt. Sáng ra, chia tay ra về, các cán bộ ở đây cứ tiếc, bảo nếu ở lại vài ngày, có thể thuyền ra Hòn Khoai thăm thú cho biết. Biết là thế, nhưng kế hoạch công việc ở Cần Thơ đang chờ mà lịch trình đi có hạn định. Hứa đại, khi nào trở lại sẽ ra Hòn Khoai. Lúc về, tôi mới có tâm trí quan sát kỹ cảnh sắc hai bên bờ kênh, vì biết rằng sẽ khó có thời gian trở lại đây. Thấy thấp thoáng xa xa hai bên bở là những vuông tôm. Ngày ấy, người dân mới khởi xướng việc nuôi tôm nước lợ vùng đồng ruộng, đàm phá ven biển. Đi sao về vậy, vẫn đò dọc như thế, nhưng suôn sẻ, bình yên.
Mới đó mà đã gần ba mươi năm trôi qua. Quả là không dễ trở lại. Nghe các bạn tôi ở Bạc Liêu, Cà Mau bảo là, Rạch Gốc bây giờ sầm uất lắm, đã được tách ra khỏi xã Tân An để trở thành thị trấn riêng, còn đảo Hòn Khoai đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Vậy có ai đò dọc với tôi không? Ta cùng trở lại Rạch Gốc.
Nhưng nghe nói, đường xá bây giờ đã đấu nối, có thể xe hơi bon bọn đến tận nơi, chứ không cảnh đò giang cách trở, đò dọc bồng bềnh như xưa nữa ...
Tôi nhớ, ngày đi học, khi kể chuyện cuộc đời này nọ, bố tôi hay đọc câu ca "Thuận buồm xuôi gió thì chén chú chén anh. Lên thác xuống ghềnh thì buồi anh dái chú". Thật tình, tôi không nỡ dùng từ tục, nhưng không giữ nguyên câu cửa miệng ấy thì chẳng thể lột tả được ngữ nghĩa, hàm ý của câu ca. Hàm ý, mượn chuyện đi đò dọc, để nhắc nhở, răn con người ta, chơi với nhau, kết chạ cùng làm việc, khi thuận buồm xuôi gió thì ra bề thân tình lắm, nhưng lúc lên thác xuống ghềnh, gian nan khó nhọc, người ta mới sinh mâu thuẫn, mới hiểu lòng người...
Hồi tôi đang làm việc ở Ban Nông Lâm nghiệp huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách đây cũng đã hơn ba chục năm rồi, tôi hay phải đi công tác cơ sở. Từ thị trấn huyện lỵ, đến các xã xa nhất, giáp biên giới với tỉnh Cam-pốt của Campuchia, tôi thường chọn phương tiện tàu đò, ấy là đò dọc. Cỡ ba chục cây số, đò chạy tằng tằng len lách theo kênh dọc giữa đồng đất bạt ngàn tràm và năn nác. Mùa mước nổi mênh mông, chao ơi là sốt ruột. Khánh đi tàu đò phần lớn là người buôn bán nhỏ, hàng hóa đủ loại, mùi cá mắm, hơi người nhức mũi. Nhưng khổ nhất là cái khoản tiểu tiện. Giữa đồng nước chẳng đâu là bến bờ, chẳng biết đi vào đâu, mà nhịn thì chết ngất...
Có một lần, tôi làm chuyến đò dọc thực đã đời. Khi ấy, cơ quan tôi mua mấy trăm con bò, do thương lái gom từ bên Camphuchia. Tiền đầu tư từ ngân sách của huyện, tôi với tư cách là Phó giám đốc nông trường được giao chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục thanh toán tại hai đầu mua-bán, qua ngân hàng Tri Tôn (An Giang) và Hà Tiên (Kiên Giang). Từ thị trấn Tri Tôn đến Hà Tiên ước chừng 150 km theo đường thủy. Chúng tôi có ba người, thêm một nhân viên nam người địa phương, thông thạo đường xá và nữ kế toán trưởng thuê một tàu đò nhỏ trọn gói đi Hà Tiên. Theo kênh Tám Ngàn, tàu chạy miết ngang qua Hòn Đất, vùng đất mà nhà văn Anh Đức đã lầy chất liệu sống từ anh hùng Phan Thị Ràng để xây dựng nhân vật chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của mình. Tàu đò theo các con lạch xuyên giữa đồng tràm bạt ngàn. Đất vùng này nhiễm phèn nặng, chỉ thích hợp với tràm. Chẳng thế mà, trước đây, không hiểu sao ngành nông nghiệp lại quy hoạch triển khai hàng chục nông trường chuyên canh lúa. Cứ cuối mùa mưa, đầu mùa khô, lúa đang thì con gái thì sặc phèn chết úa gần hết, lúa thu hoạch được chỉ bằng một phần mười số thóc gióng sạ xuống. Chính cái nông trường chăn nuôi bò tôi đang làm việc, ngay trước đó cũng lâm vào tình trạng như vậy, Bộ chủ quản bỏ của chạy lấy người, trả lại đất đai và cơ sở cho địa phương quản lý, tìm hướng chuyển đổi cây con phù hợp với đất đai, thổ ngơi bản địa... Ờ thời điểm ấy, tôi đã nghe nói, người ta đổ lỗi cho những ai đó, trong đó, có một nhà báo, viết sách ca ngợi hết lời về đồng bằng sông Cửu Long là vụa lúa của đất nước, với cách ví von hình tượng là đất nước ta mang hình cái đòn gánh là dải đất miền Trung, gánh hai thúng thóc hai đầu là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hình tượng thì quả là đẹp và ý nghĩa, nhưng đồng bằng lưu vực sông Hồng, nhiều năm đã thực sự là vựa lúa của miền Bắc, chứ đồng bằng sông Cửu Long mắc dù rộng lớn hơn nhiều, song mới chỉ là tiềm năng. Và một người nữa, người làm công việc quy hoạch, hoặc đình chính sách của nhà nước, người biến ý tưởng và hình tượng ví von của nhà báo nọ, thành hiện thực. Thế là người ta rầm rộ cho thành lập hàng chục nông trường chuyên canh lúa ở vùng tứ giác Long Xuyên-Hà Tiên, và kết quả thất bại thảm hại, thóc lúa thu hoạch chỉ bằng một phần nhỏ của thóc giống sạ xuống, chưa kể bao nhiêu chi phí đầu tư khác. Sau nhiều thất bại cay đắng, rồi cũng đến ngày đồng đất miền Tây Nam bộ thành vựa lúa thật, khi người ta thay đổi tư duy, cơ cấu lại cây trồng thích hợp...
Tàu đò của chúng tôi chạy mải miết, vợ chồng chủ tàu, chồng cầm lái, vợ nấu cơm bằng bếp đun than củi ngay trên tàu, phục vụ bữa ăn cho mọi người. Về phía Hà Tiên, xa xa thấy cột ống khói của nhà máy xi măng vươn trên bầu trời, ngày ấy, chúng là biểu tượng của công nghiệp ở miền Tây. Trời ngả bóng chiều, tàu đò đến vungj biển Vĩnh Hồ, nơi hội tụ của nhiều dòng kênh, trong đó có kênh Vĩnh Tế. Vĩnh Hồ tấp nập tàu thuyền vào ra, ngang dọc trong bóng hoàng hôn, ngút xa là cửa biển, bên kia là trung tâm thị trấn, cảnh sắc thật nên thơ. Tôi đã từng đọc lịch sử hình thành vùng đất này, hiểu câu chuyện của cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, đã dày công mở đất từ thời chúa Nguyễn đàng trong. Biết lịch sử, yêu thích thơ văn của Tao đàn Chiêu Anh các với Hà Tiên thập vịnh...
Sau một ngày tàu thuyền vất vả, đêm ấy, giấc ngủ vẫn chập chờn, phần lạ nhà, phần việc chính chưa xong. Sáng trở ra, ăn sáng và nhấp chút cà phê rồi vội đến ngân hàng. Xong thủ tục, cũng chẳng thời gian đâu mà ngắm, lách ngang qua chợ đông đúc để trở về bến tàu đò, và lặng lẽ rời Hà Tiên. Thực lòng, tôi muốn thăm thú chút đỉnh, nhất là thăm chùa Hang,Thạch động, nhưng gấp việc, nên chẳng lòng dạ nào... Tàu lại cần mẫn, mải miết về lại Tri Tôn. Mấy bữa ăn cũng quấy quá cho xong. Mệt bã người, chui vào trong mui, nằm ngủ vùi, cho đến tận nửa đêm thì về đến nông trường...
Mãi sau này, khi làm báo, tôi mới trở lại vùng đất Hà Tiên, bấy giờ mới có điều kiện thăm thú đây đó trong Hà Tiên thập vịnh. Và phải sau nhiều năm nữa, mùa hè 2018, tôi lại về Hà Tiên. Đi bằng xe hơi, nhanh chóng nên thăm thú được nhiều. Vẫn những di tích, danh thắng xưa, song nay đổi khác nhiều. Để kinh doanh du lịch, người ta cho mở rộng, thiết kế này nọ, nguy nga, sáng láng lắm, nhưng thực lòng, tôi thích vẻ xưa hơn...
Chuyến đò dọc đi Hà Tiên năm 1985 ấy, dù sao vẫn khá êm ả bởi chúng tôi thuê bao cả chuyến. Sau này, đò dọc mà lại là đò chợ, phức tạp hơn nhiều. Tôi sẽ kể lại đây,...
Đã 27 năm qua rồi, vẫn nhớ chuyến đi ấy. Hè năm 1992, tôi tháp tùng nhà văn Đặng Quang Tình, khi đó là Trưởng ban Thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), từ Hà Nội vào Nam thực hiện một công việc quan trọng, điều tra thính giả nghe đài. Xong công việc ở Nha Trang (Phú Khánh) và tại thành phố Hồ Chí Minh, thày trò chúng tôi đi Miền Tây. Cơ quan thường trú của Đài tại phía Nam điều hẳn một xe phục vụ. Ở Cần Thơ, bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang khi ấy là ông Nguyễn Hà Phan rất nhiệt tình với việc điều tra thính giả nghe đài trên địa bàn, khi chúng tôi đặt vấn đề trước. Song mọi việc ở đây, tạm chờ, ưu tiên cho chuyến xuống Minh Hải (gồm Bạc Liêu và Cà Mau). Tỉnh lỵ tại thị xã Bạc Liêu thì tôi khá thạo, bởi thời gian còn công tác ở An Giang, tôi đã vài lần sang đây, thăm các bạn cùng lớp Đại học Nông nghiệp I về công tác ở tỉnh này. Nhà văn Đặng Quang Tình bảo, phải điều tra ở Cà Mau mới đích đáng. Vậy lại Cà Mau thẳng tiến. Đích xa nhất là Rạch Gốc. Trước đây, Rạch Gốc thuộc huyện Năm Căn, phiên chế về huyện Ngọc Hiển. Khó khăn nhất là muốn đi đến đây, chỉ duy nhất phương tiện thủy, tàu đò. Thế là, cả xe và anh tài đành để lại thị xac Cà Mau. Thày trò tôi mua vé tàu đò đi Ngọc Hiển. Tàu đò lớn, khách đi đông, phần lớn cũng là người buôn bán vặt từ miệt biển lên thị xã mua hàng về bán, nên tàu đò đấy ắp hàng hóa. Kênh lớn, tàu bè qua lại tấp nập, sóng nước đánh ì oạp, nhất là khi có những chiếc ghe bè, ngất ngưởng hàng hóa, chạy qua khiến nhiều xuồng nhỏ của dân bị sóng đầy dạt, hoặc nước bắn tung tóe. Khách thương lái ăn uống, trò chuyện rôm rả, tôi nghe loáng thoáng câu được câu chăng, còn nhà văn Đặng Quang Tình không nghe quen, thỉnh thoảng lại hỏi lại tôi xem họ nói gì. Ngày ấy, tình trạng ngăn sông cấm chợ khá phổ biến ở Miền Nam, và ở đây cũng vậy. Tàu đò chạy dăm cây số lại bắt gặp một trạm kiểm soát của một xã nào đó lập ra, để kiểm tra bắt hàng buôn lậu, ngày ấy, phổ biến là thuốc lá ngoại nhập lậu như Zet, Capstan, More, Dullhin... Tàu chạy ngang trạm, không thấy phất cờ thì cư vô tư chạy, còn thấy phất cờ thì dừng tàu, cặp bờ để nhân viên trạm xuống tàu khám xét hàng, kiểm tra, nếu thấy hàng lậu là phạt, hoặc tích thu. Qua một trạm, có phất cờ, thay vì phải giảm tốc độ cặp bờ, thì người lái tàu đò phớt lờ, tăng tốc cứ giữa dòng mà chạy. Mấy nhân viên trạm tuýt còi, hô hoán bắt dừng nhưng không được, tức giận ôm súng CKC đuổi dọc bờ, và bất ngờ, nổ mấy phát súng. Chắc là chỉ bắn chỉ thiên để dọa, nhưng khách tàu đò nhốn nháo, hét lên vì sợ. Thày trò chúng tôi cũng sợ, phải thụp người nép sát lòng tàu, tránh đạn. Ngộ nhỡ thì khốn... Chủ tàu vẫn cố chạy không dừng, nên nhân viên trạm cũng đành bỏ cuộc. Thày trò chúng tôi bảo nhau, chắc chuyến này, khách buôn có nhiều hàng lậu nên quyết chạy... Rồi tàu đến bến cuối. Chúng tôi xuống bến, hỏi thăm, biết được, muốn đến Rạch Gốc, Tân An lại phải đi tiếp tàu đò. Thế là hai thày trò, tìm thuê một chiếc vỏ lãi để đi Rạch Gốc. Vùng này, sông nước, đầm phá mênh mông, chiếc vỏ lãi tắt ngang một góc đầm phá khá rộng, trời nổi cơn giông, rồi mưa ràn rạt. Ngồi trên võ lãi mỏng manh, giữa trời nước trong tiết mưa giống như thế, thày trò nhìn nhau, không khỏi lo lắng. Thấy vậy, người chủ đò bảo yên tâm đi, nước trông mênh mông vậy nhưng không sâu, khỏi phải lo lắng. Rồi võ lãi rẽ vào lạch nhỏ, đôi bờ đã loáng thoáng nhà dân, đã có gì đó ấm áp, đỡ hoang vắng. Rồi khu dân cư đông đúc Rạch Gốc đã hiện ra.
Cặp bờ, lên tìm gặp cán bộ khóm ấp, trình giấy tờ và đặt vấn đề công việc. Mọi người nhiệt tình lắm. Nước nôi qua loa và bắt tay vào công việc. Họ cử một người giúp việc cho thày trò, đưa chúng tôi đến từng hộ gia đình, phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu. Ngày ấy, dân cư tiếng là đông nhưng cũng chẳng mấy, phần lớn ở cặp đôi bờ kênh và khu vực chợ. Đôi bờ kênh qua nhau vẫn phải dùng xuồng ba lá, hình như có vài cây cầu khỉ ở những lạch ngang, chứ kênh chính, thuyền bè lớn qua lại để thông ra biển nên không có cầu vì sợ vướng. Thày trò chúng tôi làm một mạch, quên cả đói, miễn sao xong việc. Đến nhà nào, thấy chủ nhà có radio là mừng lắm. Nhưng người dân ở đây, chủ yếu là nghe tin tức và ca nhạc, dân ca, nhất là cải lương, vọng cổ. Gần như họ nghe không sót chương trình cải lương nào của nhà đài. Xẩm tối thì xong việc, nhưng quá muộn để trở về. Họ mời chúng tôi nghỉ qua đêm. Trong ngôi nhà cộng đồng gỗ lá, bữa cơm tôi được bày ra. Đồ nhậu có xoài xanh, khô cá đuối, lẩu cá lóc. Thày trò tôi cùng dăm cán bộ ấp và cán bộ văn hóa xã, cụng ly. Vài ba ly, chuyện trò rôm rả hơn. Lúc này, chúng tôi mới có dịp để hỏi thêm về địa lý, thổ ngơi, lịch sử vùng đất. Câu chuyện chủ yếu xoay quanh ngọn hải đăng trên đảo Hòn Khoai và cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Phan Ngọc Hiển lãnh đạo. Từ biển Rạch Gốc ra Hòn Khoai không xa, chừng hơn chục cây số, ở đấy có ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20. Chắp nối từ câu chuyện kể của mọi người, biết ở đào này, còn có nhà tù để thực dân Pháp giam giữ tù nhân, trong đó những người theo tư tưởng cách mạng, chống Pháp. Đấy cũng là mầm mống để cuối năm 1940, nhà giáo, nhà báo Phan Ngọc Hiển đã lãnh đạo các tù nhân nổi dậy, đánh chiếm và giết tên chúa đảo. Cuộc khởi nghĩa này được xem là một bộ phận của Nam Kỳ khởi nghĩa. Tuy rằng, sau đó, cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp, Phan Ngọc Hiển và những người tham gia khởi nghĩa bị Pháp bắt và xử tử, song ý nghĩa của nó lại lớn lao. Tinh thần vì cách mạng hy sinh của nhà giáo-nhà báo-nhà văn Phan Ngọc Hiển đã được ghi nhận, để sau này, người ta lấy tên ông đặt cho tên đất ở vùng cực nam tổ quốc này...
Đêm ấy, thày trò tôi đều khó ngủ, chuyện trò về nghề báo, nghề văn, về các vùng đất đã qua, quá nửa đêm về sáng mới chợp mắt. Sáng ra, chia tay ra về, các cán bộ ở đây cứ tiếc, bảo nếu ở lại vài ngày, có thể thuyền ra Hòn Khoai thăm thú cho biết. Biết là thế, nhưng kế hoạch công việc ở Cần Thơ đang chờ mà lịch trình đi có hạn định. Hứa đại, khi nào trở lại sẽ ra Hòn Khoai. Lúc về, tôi mới có tâm trí quan sát kỹ cảnh sắc hai bên bờ kênh, vì biết rằng sẽ khó có thời gian trở lại đây. Thấy thấp thoáng xa xa hai bên bở là những vuông tôm. Ngày ấy, người dân mới khởi xướng việc nuôi tôm nước lợ vùng đồng ruộng, đàm phá ven biển. Đi sao về vậy, vẫn đò dọc như thế, nhưng suôn sẻ, bình yên.
Mới đó mà đã gần ba mươi năm trôi qua. Quả là không dễ trở lại. Nghe các bạn tôi ở Bạc Liêu, Cà Mau bảo là, Rạch Gốc bây giờ sầm uất lắm, đã được tách ra khỏi xã Tân An để trở thành thị trấn riêng, còn đảo Hòn Khoai đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Vậy có ai đò dọc với tôi không? Ta cùng trở lại Rạch Gốc.
Nhưng nghe nói, đường xá bây giờ đã đấu nối, có thể xe hơi bon bọn đến tận nơi, chứ không cảnh đò giang cách trở, đò dọc bồng bềnh như xưa nữa ...
Nhận xét
Đăng nhận xét