Giang Nam xuân, ( Đỗ Mục )



Giang Nam xuân của Đỗ Mục, 
Thẩm Bằng thủ bút


  


Giang Nam xuân

Thiên lý oanh đề lục ánh hồng,
Thuỷ thôn sơn quách tửu kỳ phong.
Nam triều tứ bách bát thập tự,
Đa thiểu lâu đài yên vũ trung?

Dịch nghĩa

Oanh hót suốt nghìn dặm, màu xanh hoà lẫn màu hồng
Xóm sông, thành núi, gió thổi lá cờ quán rượu
Nam triều có bốn trăm tám chục ngôi chùa
Bao nhiêu lầu đài trong làn mưa khói ?


Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Nghìn dặm oanh ca biếc lẫn hồng
Gió lay cờ rượu xóm bên sông
Bốn trăm tám chục chùa Nam quốc
Mưa khói che lầu biết mấy không ?


Bản dịch của Trần Trọng San.

Oanh kêu mười dặm biếc hồng
Bên thôn quán rượu gió tung bay cờ
Bốn trăm triều cổ thời xưa
Lâu đài bao chốn gió mưa mịt mùng

@ Đỗ Mục là người Vạn Niên, quận Kinh Triệu (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây). Nội ông là Tể tướng Đỗ Hựu, từng là một viên quan giỏi về lý tài (coi về tiền bạc), và là một sử gia biên soạn sách Thông điển. Anh ông là Phò mã Đỗ Sùng, từng trải đến chức Tiết độ sứ, rồi Tể tướng. Theo tài liệu, Đỗ Mục có dáng thanh tú, tính thích ca vũ, và có tài văn ngay từ lúc nhỏ . Năm 828 đời Đường Văn Tông, ông thi đỗ Tiến sĩ lúc 25 tuổi, lại đỗ luôn khoa Hiền lương phương chính, được bổ chức Hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi lần lược trải các chức: Đoàn luyện tại Giang Tây, Thư ký cho Tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ ở Hoài Nam, Giám sát ngự sử ở Lạc Dương. Sau đó, ông lần lượt giữ chức Thứ sử tại Hoàng ChâuTừ Châu và Mục Châu. Về sau, ông được triệu về triều làm chức Khảo công lang, Tri chế cáo, rồi làm Trung thư xá nhân. Năm 853 đời Đường Tuyên Tông, Đỗ Mục lâm bệnh mất lúc 50 tuổiÔng được đánh giá là người tài hoa, lãng mạn [5], thích thanh sắc, nhưng cương trực có khí tiết, không hay để ý chuyện nhỏ nhặt [6], và xem thường lễ giáo. Trong thư gửi cho Lý Trung Thừa, ông đã nói về mình như sau: "thích rượu, thích ngủ, đã thành cố tật, thường đóng của hàng chục ngày, việc thăm viếng mời mọc cũng nhiều thiếu sót".
Tác phẩm của Đỗ Mục có: Phàn Xuyên văn tập (20 quyển). Ngoài ra ông còn chú giải quyển Binh pháp Tôn TửĐỗ Mục sinh ra lúc nhà Đường đã suy vong, cho nên lý tưởng của ông là khôi phục cảnh thịnh trị. Vì vậy ông để tâm nghiên cứu các vấn đề về kinh tế và quân sự. Ông đã viết "Tội ngôn" (Tội của phao ngôn), "Luận chiến" (Bàn về đánh), "Thướng Lý Tư đồ tướng công luận dụng binh thư" (Thư gửi tướng công Lý Tư đồ bàn về việc dùng binh), "Nguyên thập lục vệ" (Nguồn gốc mười sáu vệ binh), v.v... Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, thì sau một thế kỷ chiến loạn, phần đông thi nhân ở thời kỳ Vãn Đường lại trở về chủ nghĩa duy mỹ thời Lục Triều, nghĩa là họ quá chú trọng đến hình thức, và tư tưởng thì hóa ủy mị. Tuy nhiên, nhờ Đỗ Mục chủ trương "lấy ý làm chủ, lấy khí làm phụ, lấy từ ngữ chương cú làm binh vệ" (Đáp Trang Sung thư), làm văn vì sự việc chứ chẳng phải "không ốm mà rên" (Vô bệnh thân ngâm), nên trong sáng tác của ông vẫn có ý nghĩa hiện thực khá mạnh .
Giai thoại:
Khi còn là một hàn sĩ, có lần Đỗ Mục đến thăm bạn đang làm chủ một quận, rồi nhờ bạn giới thiệu cho mình một giai nhân. Bạn giới thiệu đã nhiều, song gặp ai ông cũng chê; sau phải mở ra một hội lớn để thiên hạ nô nức đến coi, nhân đó mà tuyển sắc. Tới chiều tối, ông mới gặp một cô gái đẹp khoảng 13 tuổi[14]. Ông nhờ bạn làm mai rồi hứa với mẹ cô bé là trong khoảng 10 năm nữa sẽ cưới. Nhưng phải đến 15 năm sau, ông mới trở lại nơi ấy thì cô gái kia, vì quá hạn, đã nhận lời làm vợ người khác và đã có ba con. Ông than thở bằng một bài thơ, trong đó có câu:
Tự thị tầm xuân khứ hiệu trì,
Bất tu trù trướng oán phương thì.
Nghĩa là:
Chỉ tại tìm xuân quá muộn đi,
Thời thơm lỡ mất, tiếc làm chi! 




Nhận xét