Chuyện từ những bức ảnh,


Đội tuyển học sinh giỏi Văn lớp 10/10 tỉnh Hải Hưng cũ.
Tham dự Kỳ thi học sinh giỏi môn Văn toàn miền Bắc cuối cùng, niên khóa 1974-1975


BUÔNG XUỐNG MỘT MÙA TRĂNG
Lời thơ: Trịnh Bá Ninh
Âm nhạc: Phạm Quang Hiển.

Chủ bút: 
Ngày 01.3.2020, nhóm 6 người chúng tôi (Trần Đăng Khoa, Trịnh Bá Ninh, Nguyễn Việt An, Nguyễn Anh Tuấn, Vũ Đức Tính, Nguyễn Chu Nhạc)-những người bạn văn chương phổ thông 1975 họp nhau tại Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương). Rồi sau đó, mẹ Trần Đăng Khoa mất, chúng tôi đi viếng và nhân đó đên thăm mẹ của Nguyễn Việt An và bố của Trịnh Bá Ninh, các cụ đều đã ngoài chín mươi tuổi. Qua bến đò quê trở về Hà Nội, Trịnh Bá Ninh ngẫu hứng làm bài thơ "Buông xuống một mùa trăng". Nhạc sĩ Quang Hiển đã phổ bài thơ này thành ca khúc....
@ Bài thơ gốc của Trịnh Bá Ninh:
Ta trở về đông đã cuối mùa đi
Xuân mới chớm bến chiều quê hoang vắng
Gió vẫn thổi , hàng tre gà gật ngủ
Hoàng hôn đời buông xuống một đò trăng.

Đội tuyển có cả thảy 21 thành viên, bao gồm 10 nam và 11 nữ,
Xem ảnh, theo trí nhớ của tôi thì:
Nam gồm cóNguyễn Đức Hải (Ân Thi), Trần Đăng Khoa (Nam Sách), Nguyễn Chu Nhạc (Mỹ Hào), Vũ Duy Linh (Phù Cừ), Hoàng Anh Tuấn (Tứ Kỳ), Vũ Đức Tính (Chí Linh) Phạm Quốc Trụ (Yên Mỹ), Trịnh Bá Ninh (Nam Sách), Phạm Minh Đức (Ân Thi) và Nguyễn Xuân Sinh ( tức Nguyễn Việt An, Xóm Lá, Kinh Môn).
Nữ gồm cóĐinh Kim Dung (Thị xã Hải Dương) Nguyễn Tuấn Anh (Ninh Giang), Cao Thị Bình (Thị xã HD), Hoa Mai (Kim Động), Đinh Thị Lan (Thị xã HD), Nguyễn Thị Vinh (Thị xã Hưng Yên), Phan Tuyết Nhung (Cẩm Giàng, phu nhân của nhà phê bình văn học Trịnh Bá Đĩnh), Nguyễn Thúy Vinh (Kim Động), Tô Thị Hiền (Kim Thành), Đào Thanh Vân (Thị xã HY), và Phan Thị Tới (Văn Giang, phu nhân của nhà thơ Nguyễn Thanh Vân -Xóm Lá).
Trong ảnh, còn có Thầy Hậu ( C3 Hồng Quang, dạy văn và phụ trách lớp), Thầy Trị dạy văn (hình như ở C3 Phù Cừ) và thày Dần (C3 Hồng Quang, cán bộ quản trị Đội Tuyển).
Có một điều lạ, già nửa Đội tuyển học Tự nhiên rất tốt, nhất là môn Toán (trừ lão Trần Đăng Khoa là rất kém Toán), Bồi dưỡng Văn nhưng mỗi khi giải lao, cả Đội lại mang những bài toán khó, thậm chí cực khó từ tạp chí Toán học và tuổi trẻ ra đố nhau giải.
Lại lạ một điều nữa, cả đội tuyển, trừ Trần Đăng Khoa sớm nhập ngũ Quân đội, còn lại không một ai thi vào Tổng hợp Văn, hay Sư phạm Văn, mà đa phần học các chuyên ngành Kỹ thuật hoặc Kinh tế. Vì dụ như: Tô Thị Hiền và Nguyễn Tuấn Anh học Sư phạm Toán, Nguyễn Xuân Sinh học Cơ điện, Hoa Mai học Bách Khoa. Phan Thị Tới, Vũ Đức Tình theo học Xây dựng, Nguyễn Thị Vinh học về Thủy điện, Nguyễn Chu Nhạc, Trịnh Bá Ninh học ĐH Nông nghiệp, Phạm Quốc Trụ học Ngoại giao, Phan Tuyết Nhung học Ngoại thương v.v...
Đề thi học sinh giỏi Văn năm ấy là kiểu đề mở. Chỉ vỏn vẻn mươi từ. Tôi vẫn nhớ chính xác từng từ là: VĂN HỌC VỚI VIỆC XÂY ĐẮP TÂM HỒN ANH (CHỊ).
Đề vậy nên mọi người nghĩ sao viết nấy, lan man...Kết quả, tất yếu là ... mông lung...
Có người bảo, cho Đội tuyển này đi thi học sinh giỏi môn Toán lại có người đoạt giải cao không chừng ?...



Nhận xét