George Sand trong vườn Luxembourg,





Tượng chân dung nữ văn sĩ người Pháp - George Sand trong vườn Luxembourg, Paris (ảnh chụp vào mùa thu 2012),
George Sand (1804-1876), tên thật là Amantine Aurore Lucile Dupin. tiểu thuyết gia nổi tiếng người Pháp.
Người ta đánh giá về nữ căn sĩ này: "Trong hơn bảy mươi năm cuộc đời mình, nữ văn sĩ thiên tài đã sống một cuộc sống mãnh liệt, hết sức phóng túng nhưng cũng đầy sáng tạo. Bà là một ngoại lệ của văn học Pháp thế kỉ 19, một cá tính hấp dẫn khiến ngưới ta khó lòng cưỡng nổi... Bà là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất ở châu Âu trong cuộc đời của bà, nổi tiếng hơn cả Victor Hugo và Honoré de Balzac ở Anh trong những năm 1830 và 1840... Với bút danh George Sand, bà đã để lại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm gồm 25 tiểu thuyết, 7 cuốn tiểu luận và một số vở kịch. Có thể chia cuộc đời sáng tác của bà ra làm ba giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn lãng mạn với các tiểu thuyết như: Indiana, Lélia, Mauprat... Tiếp theo là giai đoạn mang khuynh hướng xã hội: Consuelo, Horace... Và cuối cùng là khuynh hướng đồng quê với các tác phẩm tiêu biểu như: Ao ma, Cô bé Fadette. Văn chương của bà, dù ở giai đoạn nào, đều hết sức giản dị, trong sáng, giàu chất trữ tình. Đồng thời, các vấn đề trong đó thì luôn mới mẻ bởi nhiều khía cạnh mà bà đề cập đến được coi là đã đi trước thời đại rất xa..."...




Chân dung George Sand trong đời thực, 


Tôi đã 5 lần nhập cảnh vào CH Pháp, đó là chưa tính ngần ấy lần transit qua sân bay Charles De Gaulle trong những lần ngang dọc khắp lục địa già châu Âu. 
Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Công viên nổi tiếng thế giới-Luxembourg vào mùa thu năm 1996, khi tôi và mấy đồng nghiệp ở VOV theo học một khóa đạo tạo báo chí theo học bổng của Chính phú Pháp ở Trung tâm đào tạo báo chí Pháp tại Paris chừng tháng rưỡi. Lúc ấy, tôi đã cảm động sung sướng làm sao khi cảm giác mình giống như anh chàng Ma-ri-uyt theo rình nàng Cô-dét trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victor Hugo, hay chàng thanh niên-hình bóng của nhà văn Anatole France trong tản văn Bóng xưa nổi tiếng của ông... Tôi đã lặng ngắm từng chiếc lá vàng nhẹ rơi trong gió thu lạnh lẽo, chao minh rồi đậu xuống vai những pho tượng trắng trong vườn...
Ngày ấy, dạo quanh vườn, tôi rất thích thú bắt gặp nhiều pho tượng trắng đặt rải rác đó đây và những chậu cây cổ trồng các loại cúc lạ... Có lẽ vội vãng và xúc động, muốn được ngắm nhiều thứ, nên tôi không để ý đến những dòng chú thích, tên tuổi, lai lịch của các pho tượng. Về rồi, nghĩ lại mà thấy tiếc làm sao !...
Cơ hội lại đến, ấy là mùa thu năm 2012, tôi lại được cử theo học một khóa ngắn hạn trong chương trình đào tạo chính phủ tại Học viện Hành chính quốc gia Pháp ( ENA ). May mắn sao, trường này năm cạnh vườn hoa Luxembourg. Thế là, suốt nửa tháng học ở đây, mỗi trưa, chúng tôi đều rủ nhau sang vườn Luxembourg nghỉ trưa, chọn một chỗ ngồi, ăn tạm đồ ăn mang theo, chờ học buổi chiều. Lúc này, tôi mới có thời gian để sửa sai cái lỗi bỏ qua ngày trước, lang thang khắp vườn, tha thẩn ngắm cảnh, ngắm tượng....và chụp ảnh lưu niệm. Bức tượng chân dung nữ sĩ người Pháp-nhà văn George Sand gây ấn tượng nơi tôi và tôi đã lựa khuôn hình chụp bức tượng bà ... Vừa qua, tôi xem một phim tài liệu trên VTV về chân dung nhà thơ Anh Thơ qua lời kể của người con gái nuôi-nhà thơ, nhà báo Cẩm Thơ (Cam Tho Kanapa). Tôi và Cẩm Thơ. cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa là nhóm bạn chơi với nhau từ nhiều năm nay. Trong phim, có cảnh nhà thơ Anh Thơ lúc còn khỏe đã sang Pháp thăm con, nhà Cẩm Thơ gần ngay vườn Luxembourg, nên khi ấy, Anh Thơ hay qua vườn chơi, ngồi nghỉ chân, ngắm tượng George Sand,  và làm một bài thơ về nữ văn sĩ này... Chi tiết ấy gợi lên trong tôi bao xúc cảm về thân phận con người và sứ mệnh mà các văn nghệ sĩ hay tự ám mình... 
Giở lần giở những ảnh chụp ngày ấy, nhớ lại từng thời khắc và chi tiết nhỏ trong vườn Luxembourg, thấy nao lòng...
Bao giờ lại được trở lại đây nhỉ?... 
Trời đã vào thu rồi đấy !...

Nhận xét

  1. Thanh Vũ
    Xin hỏi: ở VN bà đã có cuốn nào được dịch ra tiếng Việt?

    Trả lờiXóa
  2. Tâm Trần
    Thích thật! Chỉ thấy tiếc là mình chả được đi đến đâu!

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét