PHẠM HỒNG NHẬT,
từ nhiệt huyết minh họa cuộc sống đến những nỗi niềm cõi nhân gian...
( Đọc tập thơ Đàn bò lạc vào thành phố, Nxb Hội Nhà văn 2016 )
Tôi biết đến nhà thơ Phạm Hồng Nhật, con người và thơ
ông trong một lần gặp tình cờ ở văn phòng của nhà thơ Trần Đăng Khoa tại trụ sở
Hội Nhà văn Việt
Thực tình, trước khi gặp Phạm Hồng
Nhật và đọc tập thơ Đàn bò lạc vào thành phố (Nxb
Hội Nhà văn, 2016), tôi không biết gì về thơ ông, mặc dù ông sáng tác và có
thơ đăng báo cùng thời với nhiều nhà thơ khác trưởng thành ở vùng đất ven biển
Đông Bắc mà tôi biết đến tên tuổi (Trần
Nhuận Minh, Sỹ Hỗng, Yên Đức, Đào Cảng, Thanh Tùng, Nguyễn Tùng Linh...).
Ấy là, Phạm Hồng Nhật sớm bị bứt khỏi
vùng đất mỏ sôi động, môi trường sống, làm việc và sáng tác thân thuộc của mình
về thủ đô Hà Nội làm công tác quản lý. Ông lạ lẫm và bận rộn với công việc mới,
rồi những lo toan chuyện gia đình, nhà cửa mà xao nhãng thơ phú. Quen môi
trường mới rồi, cuộc sống lại biến động, khi Phạm Hồng Nhật được điều sang Liên
Xô (cũ) làm công tác quản lý cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm
việc cả một vùng rộng lớn thuộc lãnh thổ Ukraina, Vậy là, cả quãng thời gian
dài khoảng hai chục năm trời, ông vắng bóng trên thi đàn nước nhà, trong khi
các bạn thơ cùng thời với ông ngày nào thì vẫn đều đặn làm thơ, đăng báo, xuất
bản tập thơ, thậm chí gặt hái được các giải thưởng thi ca, nâng cấp từ nhà thơ
địa phương lên nhà thơ trung ương, được người yêu thơ quen mặt, biết tên. Ngỡ
như mất tăm, tắt hẳn một người làm thơ tên Phạm Hồng Nhật. Thì chính ông cũng
từng nghĩ vậy, ngay cả khi quãng năm hai nghìn, ông từ nước ngoài trở về Việt
Tôi cho rằng, Phạm Hồng Nhật đã may
mắn, khi ông có một khoảng thời gian khá dài bứt khỏi môi trường thi ca nước
nhà. Đấy là một khoảng lặng cần thiết, đủ để cho riêng Phạm Hồng Nhật, hay
chăng mỗi cây bút, không phải vật vã để thoát ra khỏi chính mình? Nghĩ khác,
viết khác đi, ấy là quá trình làm mới bản thân, chí ít đúng với trường hợp Phạm
Hồng Nhật.
Mặc dù, tập thơ Đàn bò lạc vào thành phố,
không ghi rõ là tuyển thơ, nhưng nội dung thơ và thời điểm sáng tác các bài cho
thấy tính chất tuyển tập. Ở đây, ta thấy các sáng tác của Phạm Hồng Nhật có dấu
ấn rõ từng thời kỳ sống, làm việc và sáng tác của ông.
Thời kỳ đầu, có thể xem là vùng đất
ươm mầm thơ Phạm Hồng Nhật, ấy là vùng mỏ Quảng Ninh và vùng quê Hải Phòng. Vào
những năm 60, 70 của thế kỷ 20, cả một vùng đất duyên hải Đông Bắc tổ quốc (Quảng Ninh, Hải Phòng) là vùng đất công
nghiệp sôi động bậc nhất của đất nước. Giới văn học nghệ thuật nước nhà đổ xô
đi thực tế, sáng tác về vùng đất này, trong đó, người ta không quên việc tìm
kiếm, phát hiện, động viên, giúp đỡ các cây bút trẻ, xuất thân công nhân, người
lao động địa phương, sáng tác từ thực tế đời sống ở đây. Như vậy, ở vào thời
điểm ấy, Phạm Hồng Nhật và một số cây bút văn thơ cùng trang lứa đã tập hợp
thành dàn đồng ca, với bầu nhiệt huyết tràn trề, mặc sức thi ca minh họa cuộc
sống....
Điểm những bài thơ sáng tác trong giai
đoạn đầu trong tập thơ này, khi Phạm Hồng Nhật đang làm việc ở vùng mỏ Đông
Bắc, tức là khoảng thời gian những năm sáu mươi, bảy mươi, như Than trên băng chuyền, Thời gian, Thị xã nơi tôi yêu, Về với mỏ,
Một mai kia, Mối tình cô thợ hàn, Thợ gò,
Trực chiến trên đồi, Nhà máy trong rừng v.v... cho thấy bầu
nhiệt huyết mình họa cuộc sông của tác giả. Thơ nặng về kể chuyện, có không khí
đấy, song dường như, thơ hết câu thì bài thơ cũng tắt luôn ở đấy, chẳng mấy dư
ba. Và điều này, không riêng thấy ở thơ Phạm Hồng Nhật, mà khá phổ biến trong
thơ của nhiều cây bút khác cùng thời kỳ.
Như tôi đã nói, cuộc sống biến động,
bứt Phạm Hồng Nhật khỏi vùng sáng tác, khiến ông hụt hẫng, đứt mạch thi ca.
Những bươn chải cuộc sống ở thủ đô, rồi sau đó, ông được điều sang nước ngoài
làm công tác quản lý nhân sự và tư tưởng, bận rộn và phức tạp, đã ít nhiều làm
thay đổi cách nhìn nhận cuộc đời ở nơi ông. Nói đứt mạch thơ, không có nghĩa là
Phạm Hồng Nhật bỏ thơ, thi thoảng. túc tắc, ông vẫn sáng tác. Song ở thời điểm này,
ông sáng tác không phải là sự thúc ép từ ý thức mình phải làm thơ để trở thành
nhà thơ, hay vì chạy theo thực tế phong trào lao động sản xuất của xã hội, hay
chính cả sự ganh đua với các bạn thơ cùng thời ... Phạm Hồng Nhật chỉ sáng tác
khi chính lòng mình có tâm sự, muốn được giãi bày. Thế nên, thơ ông sáng tác ờ thời điểm này, ý tứ rõ, hàm súc
hơn, câu chữ chắt lọc hơn, và như thế, người ta thấy được sự ẩn chứa những nỗi
niềm tâm sự và thân phận con người trong thơ ông.
Nỗi trăn trở viết khác đi, viết như sự
lột xác, làm mới mình được Phạm Hồng Nhật bộc lộ:
Trước
ngọn đèn đêm đang về phía sáng
gà
nhà ai đã gáy mấy lần rồi
giấy
vẫn trắng, bút trên bàn vẫn đợi
chưa
tìm ra một câu chữ thơ tôi...
Nhiều lúc
nghĩ suy gác bút an bài
lại
tiếc muối ra vào bao tư lự
viết
là biết gánh vào nỗi khổ
đã
buông ra là lại nắm tay vào...
(Trước ngọn đèn)
Nếu vài chục năm trước, thuở ban đầu làm thơ, viết là
niềm hân hoan, thì giờ đây, Phạm Hồng Nhật ý thức, viết như đeo đẳng một nỗi
khổ ải. Vậy mà vẫn không thể không viết, ấy là sự chia sẻ nỗi niềm cõi nhân
gian, trong đó có thân phận chính mình:
Chén
lưng, chén vực cũng là
nửa
thì nắng quái, nửa sa bãi bồi
vàng
chìm, phận nổi, bèo trôi
dễ
đâu thiên hạ một người hiểu ta,
(Uống rượu một mình)
Quả là, khi cái nhìn đã khác, thì
đương nhiên nhận thức cũng khác, ngày cả khi gặp lại cái cũ, cái thân quen:
Thuyền
đã khác xưa, ngày để chỏm
lá
buồm căng như một sự dối lừa
máy
thuyền nổ âm vang là có thật
con
đò ngang mái chèo gác trên bờ,
(Tiếng gọi đò trên bến Hà Châu)
Bỗng một ngày, Phạm Hồng Nhật nhận ra
sự đổi mới trong mình, ông mừng, ngỡ ngàng, như muốn reo lên:
Khác
nhiều rồi, tất cả đã khác xưa
và
anh nữa khác xa anh thuở trước
cát
cứ một vùng như ông Vua một nước
nhìn
đám thảo dân như muông thú một bầy
(Đổi mới)
Sự đổi mới, trước hết là quá trinh tự nhận thức, rổi
ra sự nhìn nhận cuộc sống bên ngoài.
Mọi xa xôi
hóa nên gần
mọi lớn rộng
chỉ ban chân xỏ vừa...
Cuối chiều
như tỉnh nhiw mơ
Vừa buông tay
sáng vừa quờ đêm đen.
(Cuối chiều)
Khi ngộ ra điều ấy, thì nhìn vào đâu, người ta cũng
thấy được bản chất cùng sự khác biệt trong mỗi sự vật, hiện tượng, và qua đó,
thấy được thân phận, nỗi niềm của con người, nó đâu mấy khác nỗi niềm trong
lòng ta, nên dễ cảm thông, chia sẻ...
Hương thơm giữa
thảo nguyên Nga
mà nghe như
thể quê nhà gần hơn
lão nông cày
máy nổ ròn
mải mê thu
hái cả vòm trời sao
Tuyết rơi
trắng phủ hôm nào
đất đồng
thành đá cây cao trụi cành
mẹ già tóc
bạc như tranh
ngồi bên bếp
lửa mong manh gió lùa...
(Bây giờ là tháng năm)
Thân cò, phận
hạc cánh chuồn
ở nơi xa xứ
ngỡ mòn ngày qua,
thương cho số
phận người ta
quay vào thì
lụy, bước ra đời tàn,
Phận nghèo
bèo bọt thế gian,
chắc là phúc
mỏng, Niết Bàn bỏ quên...
Xứ người vận
hội mong manh
bao nhiêu ước
vọng cũng thành khói sương,
dẫu chưa đến
bước cùng đường
nhìn ai trên
tuyết mà thương cả mình.
(Phận ngưỡi xa xứ)
Lạnh dưới bao
nhiêu
nóng trên bao
độ
chị tôi chỉ
biết cầm gậy mò sò...
chị mò đáy
biển, mò ngã ba sông
mò mặt trời
lặn, mò mặt trăng rơi...
Mò sâu rốn
biển, mò chìm lòng sông
chỉ bàn tay
biết,
bao nhiêu
miệng ăn,
đứa con thất
nghiệp...
(Chị tôi đi mò sò)
Ba năm rượu ủ
men nồng
mắt lung kinh
cả ở trong then cài
kể già những
tháng riêng hai
mầm cây ươm
cả ở ngoài nắng nôi
Rét gì cái
rét trời ơi
mình em cứ
việc đi vơi về đầy
khăn ngang
ngực lẳng lơ cài
nửa trong
rừng rực nửa ngoài bão giông,...
(Gái góa)
Và nếu không dám nghĩ khác, viết khác lối viết tụng ca
hoan hỉ ngày nào, thì chắc Phạm Hồng Nhật chẳng thể buông ra những câu thơ khái
quát kiểu này:
Nông
thôn mỗi khi qua đò
chờ
cho đông khách giả vở quên xu
gà
què nhốt trong lồng bu
điềm
nhiên ra chợ bán mua đàng hoàng
Nông
thôn ngại việc đồng làng
dép
lê mũ cối bước sang chợ trời
thiếu
tiền đem bán cả người
ai
mua tôi bán lấy vài ba xu...
(Nông thôn)
Khom
lưng quỳ gối chờ thời
Tù
mù lẫn lộn mặt người trắng đen
mặc
cho ai đó đêm đêm
thân
tàn lặn lội kiếm tìm miếng cơm
mặc
bao giọt lệ phơi sương
cửa
tòa đầu gối đi mòn nỗi oan...
(Thành thị)
Đại loại vậy, Phạm Hồng Nhật có nhiều câu thơ khái
quát, cảm thông và chia sẻ với những nỗi niềm, thân phận con người...
Phạm Hồng Nhật đã ý thức “viết là biết gánh vào nỗi khổ” mà
vẫn viết, vẫn làm thơ, vậy có nghĩa là
ông chấp nhận thân phận của người cầm bút hay lo chuyện bao đồng của thiên hạ,
tự mình giăng mắc trong cuộc kiếm tìm
“tôi lại tìm tôi” như ông tâm sự
trong bài thơ Kiếm tìm. Hay đâu, trong bài thơ Đàn bò lạc vào thành phố,
được lấy lầm tên cho tập thơ này, Phạm Hồng Nhật đã mượn hỉnh mượn ý để nói tâm
sự mình:
Bò
vào thành phố bao nhiêu thổ lộ
thay
đổi niềm tin, bớt đi nỗi khổ
mắt
nai mở tròn, bàn tay vỗ vỗ...
Tôi
người xa lạ, lạc vào thành phố,
Giờ ở tuổi bảy mươi nhăm, làm thơ khá sớm, bôn ba cũng
nhiều, sướng khổ cũng lắm, hiểu trước nhìn sau, Phạm Hồng Nhật đủ độ từng trải,
đủ bản lĩnh con người, bản lĩnh thơ để tiếp tục chia sẻ những nỗi niểm buồn
vui, đau khổ của cõi nhân gian. Phạm Hồng Nhật nhắn nhủ và cũng là tự nhủ:
Đời
người như dòng sông trôi ấy
khúc
ngoặt khúc cong tối mặt mày,
nước
xanh đường rộng trời cao thẳm
thì
có bao giờ buồn chán. Tôi...
(Ngõ nhỏ vòng vèo)
Bài thơ Tờ lịch của ông như một tuyên ngôn
cho mình:
Mỏng
tang tờ lịch trên tay
chỉ
bao la là lấp đầy khoảng không
lật
sang tờ lịch ngày hồng
nghe
thời gian rồng ở trong gió lùa
Bạc
đầu lại nhớ ngày xưa,
tuổi
xanh nghĩ đến tóc vừa hoa râm
Bao
nhiêu tờ lịch trong năm
biết
bao tờ lịch nằm trong tro tàn.
Nhận xét
Đăng nhận xét