Nhớ chị Trần Thị Duyên,

Bức ảnh có 3 người, chị Trần Thị Duyên, nhà thơ Trần Đăng Khoa và họa sĩ Lê Thiết Cương,





Sáng nay (25.8.2020), Trần Đăng Khoa trưng bức ảnh này trên trang Facebook của mình. Ông cũng không nói rõ cơ duyên nào để 3 con người này họp mặt trong một bức ảnh thế. Chính Trần Đăng Khoa cũng nhớ lòm bõm. Sau đó, họa sĩ Lê Thiết Cương chú thích, ấy là ngày Khoa bị đau mắt nặng, chị Trần Thị Duyên đã đưa Khoa từ quê Nam Sách lên Hà Nội, đến khám bênh ở Viện Mắt trung ương trên phố Bà Triệu, rồi sau đó đến thăm nhà của Lê Thiết Cương ở số 6 phố Nguyễn Gia Thiều...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa và Họa sĩ Lê Thiết Cương lâu nay là những người nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Song chị Trần Thị Duyên thì không nhiều người biết đâu,...
Sở dĩ, tôi gọi là Chị, bởi Trần Thị Duyên mất khi mới ngoài ba mươi tuổi, Nếu còn sống, thì nay đã ở độ tuổi ngoại bảy mươi rồi. 
Tôi biết chị Trần Thị Duyên vào năm 1975, khi tham dự Lớp bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 10/10 của tỉnh Hài Hưng cũ, để tham dự Kỳ thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc năm ấy... Khi đó, chị Trần Thị Duyên công tác ở Tỉnh Đoàn Hải Hưng. Chị là tác giả của một số bài hát cho thiếu nhi và ở góc đọ nào đó, có thể xem chị là nhạc sĩ. Chị là người thân quen với Thần đồng thơ Trần Đăng Khoa từ trước đó ít năm khi chị được Tỉnh đoàn cử làm công việc theo dõi nhằm bồi dưỡng phát triển các tài năng trẻ của tỉnh nhà. Ngày ấy, tôi đâu có biết, chỉ sau này nghe Khoa nói, tôi mới biết tài sáng tác nhạc của chị Trần Thị Duyên. Thì ra, chị là tác giả của một số bài hát cho thiếu nhi khá nổi tieengsm như: Hài Dương quê em, Em làm jees hoạch nhỏ, Cái nụ, Bông hoa mừng cô...
Trần Đăng Khoa hay dẫn nhóm dăm đứa chúng tôi đến Tỉnh đoàn thăm chị vào mỗi chủ nhật. Khi ấy, chị Trần Thị Duyên đang bị bệnh tim năng nên người gày yếu, da xanh trong xanh bóng. Dẫu vậy, chị luôn tỏ ra tươi vui, trìu mến với chúng tôi...
Sau này, khi kết thức khóa học, tôi trở về trường cũ, vẫn hay viết thư cho chị và nhận thư hồi âm của chị. Năm ấy, tôi không may trượt đại học, rồi sau đó, bố tôi mất, chị hay tin, đã viết thư động viên tôi rất nhiều. Thời điểm ấy, tôi làm thơ nhiều và chị là người tôi hay gửi thơ của mình nhờ đọc và góp ý. Vài năm sau, tôi nhớ không chính xác, cuối năm 1976 hay đầu năm 1977 gì đó, chị Trần Thị Duyên mất vì bệnh tim, cân bệnh đã hành hạ chị nhiều năm. Nghe nói, chị được đưa về quê nhà (tỉnh Thái Bình) an táng. Trần Đăng Khoa đã có bài thơ hay và cảm động bày tỏ nỗi tiếc thương đối với chị Trần Thị Duyên.
Đầu năm nay, khi bà mẹ của Trần Đăng Khoa mất ở độ tuổi 103, mấy người bạn chúng tôi cùng lớp Văn ngày ấy với Khoa về quê ông ở Nam Sách để viếng. Nghe Trần Đăng Khoa kể, trước đó ít phút, chị Trần Thị Duyên cũng đến viếng bằng cách nhập vào người chị dâu của ông (tức vợ nhà thơ Trần Nhuận Minh) và đón bà cụ đi. Chẳng hiểu thực hư ra sao, nhưng tôi nghĩ Trần Đăng Khoa không bịa chuyện đâu, bởi ông vốn là người rất mộ chuyện tâm linh này nọ... 
Mới ngày nào, mấy chị em còn ríu rít, ấy vậy mà đã 45 năm rồi đó...

Nhận xét

  1. Lê Thiết Cương
    Photo by Lê Nguyên
    Chụp nhân dịp chị Duyên đưa Khoa lên Hanoi khám mắt ở BV Mắt ( phố Bà Triệu ) rồi rẽ vào nhà Cương , lúc ấy ở 6 Nguyễn Gia Thiều . Ông cụ tôi kể vậy .

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét