Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam)
Bình luận tập thơ Xương rồng khô đã lên xanh của Nguyễn Chu Nhạc
(NXB Hội Nhà v ăn, 2019)
“Xương rồng khô đã lên xanh”, cái tên mà Nguyễn Chu Nhạc đặt cho cả tập thơ đã là một thông điệp, nó cũng như một sự khẳng định sự sống là bất diệt và cây xương rồng khô ấy đã vượt qua được mọi thử thách, đã không sao cả trong mọi thời tiết, mọi tình huống, và đã tốt tươi trên hoang cằn khắc nghiệt.
Tôi thích ẩn dụ này cũng như nhiều ẩn dụ khác trong cả tập thơ, càng đọc càng thấy có lý khi xương rồng khô đã lên xanh, cuộc sống lại trở lại như xưa, và trên thân cành gai góc ấy những bông hoa lại nở. Nơi ấy chất chứa bao nỗi niềm đâu chỉ của cây xương rồng.Là một nhà báo nên Nguyễn Chu Nhạc có mặt ở khắp mọi miền quê trên đất nước và cả ở những phương trời tuyết trắng trên nhiều châu lục. Đó cũng là thuận lợi để ông biết được lịch sử, văn hóa ở những nơi ông từng đặt trên đến, cho ông có thêm vốn sống, sự trải nghiệm và thăng hoa trong sáng tác.
Bên bến thời gian, cái bến mà không ai nhìn thấy có cây xương rồng khô đã lên xanh ấy, Nguyễn Chu Nhạc đã gặp những ai, đã tâm sự điều gì với cỏ cây hoa lá lúc trăng lên, khi buồm mở cánh? Có lẽ chỉ ông mới trả lời được, mới biết được cách nào để dụ trăng theo về nhà: “Thuyền trăng buông mấy mái chèo/ Biết làm sao dụ trăng theo về nhà/ Đêm thì sâu, trăng thì xa/ Bến thời gian chốn bao la đất trời”.
Giữa cái chốn bao la ấy có trời mà biết: “Đời người ta mấy con sào/ Cuộc tình chỉ giấc chiêm bao thôi mà…/ Bến thời gian vớt trăng ngà/ Chỉ ta mới hiểu lòng ta thế nào?...”
Nguyễn Chu Nhạc thi sĩ là ở chỗ này đây, chỗ mà không ai nhìn thấy, không ai biết ngoài ông: “Trái tim quen thói đa mang/ Thương người tình cũ đã sang theo đò…”
Sang theo đò biết có còn ngoái lại hay không, biết có còn thương mình như mình thương người tình cũ hay không, chả cần câu trả lời, bởi trả lời là sẽ chẳng còn vằng vặc chờ mong và nhớ thương gì nữa.
Khách lãng du, thi sĩ đa tình Nguyễn Chu Nhạc đã theo thuyền trăng đến những đâu và ở cái bến Ninh Kiều rất nên thơ này, ông đã nhìn thấy, đã nghe được gì: “Cần Thơ chiều vắng mưa giăng/ Ninh Kiều bến cũ buồn lằng lặng lên/ Thuyền con lầm lụi mưa xiên/ Lục bình trôi dạt về miền hoang sơ/ Đàn kìm ai nảy tiếng tơ/ Người đi mở đất tỏ mờ tâm can/ Dấn thân vì cõi giang san/ Mấy trăm năm vọng vô vàn nhớ thương”
Đọc mà thèm được như ông, vào đúng cái lúc buồn lằng lặng lên ấy thì em đến, nhưng hình như không phải mà Nguyễn Chu Nhạc vẫn chỉ một mình: “Hết loanh quanh lại tần ngần/ Ghé ra cửa sổ đầy sân lộc giời”.
Quẩn quanh vẫn mấy con đò, Nguyễn Chu Nhạc ngồi đợi hay sang ngang, hay đi đò dọc giữa mùa thu sương khói ấy: “Đằng đẵng đợi cánh chim Ô Thước/ Có khi nào người đan áo vì nhau”.
Không đan thì dụ trăng theo về nhà làm gì, còn trăng ấy đang tròn hay đã khuyết chỉ có Nguyễn Chu Nhạc mới hay: “Nhà bên quên chưa cất/ Chăn mền phơi ướt rồi/ Chỉ khóm xương rồng khác/ Đỏ hoa gội mưa thôi”
Sương rồng khác hay ông khác, hay nhà bên đang khác: “Lại cà phê sáng một mình/ Rủ vài chiếc lá theo rình mùa thu/ Xa nhau lấy nhớ làm bù/ Lại như cõi ngục cầm tù trái tim”
Nói là nói vậy thôi ai cầm tù được trái tim thi sĩ Nguyễn Chu Nhạc, ngay cả khi: “Cuối mùa lạnh cũng lạnh vờ/ Lá năm cũ rụng xác xơ cả ngày/ Búp non khô đỏ ngọn cây/ Riêng ta thì vẫn đong đầy nhớ ai”
Không nhớ sao được lúc đã dụ được trăng theo về nhà: “Giọt vô ý, giọt tình cờ/ Giọt là hiện thực, giọt mơ giấc nồng/ Giọt như vợ, giọt như chồng…”
Giọt ấy là giọt trăng hay giọt nào mà buồn mà gợi đến vậy: “Thật buồn không biết nói gì/ Mưa xuân biêng biếc đến thì cỏ non/ Vậy mà,sao dạ héo hon/ Chi chi chẳng biết có còn hay không”.
Thì vẫn cứ còn cả đây, mưa xuân tí tách cả đêm khi Nguyễn Chu Nhạc đã dụ được trăng theo về nhà để “trả ơn” cho vợ: “Anh ốm, em càng tất bật/ Lại thêm nỗi lo cho chồng/ Xong việc nhà rồi vào viện/ Mà vẫn nhẹ nhàng như không”.
Đằng sau sự thành công nào của người đàn ông cũng luôn có bóng dáng một người phụ nữ nên dù có lãng tử đến mấy, có mê đắm theo trăng đến mấy, gia đình vẫn là nơi yên ổn nhất, gắn bó nhất và cũng nhiều nặng nợ, yêu thương nhất. Nguyễn Chu Nhạc đã giúp bao người khi đau ốm chỉ có vợ bên bên cạnh, cây xương rồng khô bên cạnh, không thấy trăng đâu: “Mới hiểu không riêng là vợ/ Em bao dung như mẹ ta/ Ân cần như là người chị/ Nặng lòng như người tinh xa.”
Thi sĩ Nguyễn Chu Nhạc thật thà mà khôn ngoan đến thế là cùng.
Công viên Văn Lang, Việt Trì sáng 09/10/2020
N.H.H
Dụ trăng theo về nhà
VOV.VN - “Xương rồng khô đã lên xanh”, cái tên Nguyễn Chu Nhạc đặt cho cả tập thơ đã là một thông điệp như một sự khẳng định sự sống là bất diệt và cây xương rồng khô ấy đã vượt qua được mọi thử thách trong mọi thời tiết, mọi tình huống, và đã tốt tươi trên hoang cằn khắc nghiệt.
Tôi thích ẩn dụ này cũng như nhiều ẩn dụ khác trong cả tập thơ, càng đọc càng thấy có lý khi xương rồng khô đã lên xanh, cuộc sống trở lại như xưa, và trên thân cành gai góc ấy những bông hoa lại nở. Nơi ấy chất chứa bao nỗi niềm đâu chỉ của cây xương rồng.
Là nhà báo nên Nguyễn Chu Nhạc có mặt ở mọi miền quê đất nước và cả ở những phương trời tuyết trắng trên nhiều châu lục. Đó cũng là thuận lợi để ông biết lịch sử, văn hóa những nơi ông đặt chân đến, cho ông thêm vốn sống, sự trải nghiệm và thăng hoa trong sáng tác.
Bên bến thời gian, cái bến mà không ai nhìn thấy có cây xương rồng khô đã lên xanh ấy, Nguyễn Chu Nhạc đã gặp những ai, đã tâm sự điều gì với cỏ cây hoa lá lúc trăng lên, khi buồm mở cánh? Có lẽ chỉ ông mới trả lời được, mới biết được cách nào để dụ trăng theo về nhà: “Thuyền trăng buông mấy mái chèo/ Biết làm sao dụ trăng theo về nhà/ Đêm thì sâu, trăng thì xa/ Bến thời gian chốn bao la đất trời”.
Giữa cái chốn bao la ấy có trời mà biết: “Đời người ta mấy con sào/ Cuộc tình chỉ giấc chiêm bao thôi mà…/ Bến thời gian vớt trăng ngà/ Chỉ ta mới hiểu lòng ta thế nào?...”
Nguyễn Chu Nhạc thi sĩ là ở chỗ này đây, chỗ mà không ai nhìn thấy, không ai biết ngoài ông: “Trái tim quen thói đa mang/ Thương người tình cũ đã sang theo đò…”
Sang theo đò biết có còn ngoái lại hay không, biết có còn thương mình như mình thương người tình cũ hay không, chả cần câu trả lời, bởi trả lời là sẽ chẳng còn vằng vặc chờ mong và nhớ thương gì nữa.
Khách lãng du, thi sĩ đa tình Nguyễn Chu Nhạc đã theo thuyền trăng đến những đâu và ở cái bến Ninh Kiều rất nên thơ này, ông đã nhìn thấy, đã nghe được gì: “Cần Thơ chiều vắng mưa giăng/ Ninh Kiều bến cũ buồn lằng lặng lên/ Thuyền con lầm lụi mưa xiên/ Lục bình trôi dạt về miền hoang sơ/ Đàn kìm ai nảy tiếng tơ/ Người đi mở đất tỏ mờ tâm can/ Dấn thân vì cõi giang san/ Mấy trăm năm vọng vô vàn nhớ thương”
Đọc mà thèm được như ông, vào đúng cái lúc buồn lằng lặng lên ấy thì em đến, nhưng hình như không phải mà Nguyễn Chu Nhạc vẫn chỉ một mình: “Hết loanh quanh lại tần ngần/ Ghé ra cửa sổ đầy sân lộc giời”.
Quẩn quanh vẫn mấy con đò, Nguyễn Chu Nhạc ngồi đợi hay sang ngang, hay đi đò dọc giữa mùa thu sương khói ấy: “Đằng đẵng đợi cánh chim Ô Thước/ Có khi nào người đan áo vì nhau”.
Không đan thì dụ trăng theo về nhà làm gì, còn trăng ấy đang tròn hay đã khuyết chỉ có Nguyễn Chu Nhạc mới hay: “Nhà bên quên chưa cất/ Chăn mền phơi ướt rồi/ Chỉ khóm xương rồng khát/ Đỏ hoa gội mưa thôi”.
Xương rồng khát hay ông khát, hay đâu khát: “Lại cà phê sáng một mình/ Rủ vài chiếc lá theo rình mùa thu/ Xa nhau lấy nhớ làm bù/ Lại như cõi ngục cầm tù trái tim”.
Nói là nói vậy thôi ai cầm tù được trái tim thi sĩ Nguyễn Chu Nhạc, ngay cả khi: “Cuối mùa lạnh cũng lạnh vờ/ Lá năm cũ rụng xác xơ cả ngày/ Búp non khô đỏ ngọn cây/ Riêng ta thì vẫn đong đầy nhớ ai”.
Không nhớ sao được lúc đã dụ được trăng theo về nhà: “Giọt vô ý, giọt tình cờ/ Giọt là hiện thực, giọt mơ giấc nồng/ Giọt như vợ, giọt như chồng…”
Giọt ấy là giọt trăng hay giọt nào mà buồn mà gợi đến vậy: “Thật buồn không biết nói gì/ Mưa xuân biêng biếc đến thì cỏ non/ Vậy mà, sao dạ héo hon/ Chi chi chẳng biết có còn hay không”.
Thì vẫn cứ còn cả đây, mưa xuân tí tách cả đêm khi Nguyễn Chu Nhạc đã dụ được trăng theo về nhà để “trả ơn” cho vợ: “Anh ốm, em càng tất bật/ Lại thêm nỗi lo cho chồng/ Xong việc nhà rồi vào viện/ Mà vẫn nhẹ nhàng như không”.
Đằng sau sự thành công nào của người đàn ông cũng luôn có bóng dáng một người phụ nữ nên dù có lãng tử đến mấy, có mê đắm theo trăng đến mấy, gia đình vẫn là nơi yên ổn nhất, gắn bó nhất và cũng nhiều nặng nợ, yêu thương nhất. Nguyễn Chu Nhạc đã giúp bao người khi đau ốm chỉ có vợ bên bên cạnh, cây xương rồng khô bên cạnh, không thấy trăng đâu: “Mới hiểu không riêng là vợ/ Em bao dung như mẹ ta/ Ân cần như là người chị/ Nặng lòng như người tình xa”.
Thi sĩ Nguyễn Chu Nhạc thật thà mà khôn ngoan đến thế là cùng./.
Nhận xét
Đăng nhận xét