Nhân gian vạn sự phi ?...

 Truyện ngắn lấy nguyên mẫu nhà báo Nguyễn Thanh Tùng, 


Nhà báo Thanh Tùng, ảnh chụp năm 2007. 


Nhân gian vạn sự phi.

 

1. 

Nhà báo Minh Trung đến tòa soạn. Một ngày làm việc bình thường như bao ngày. Ông khởi động máy tính để soạn bài giới thiệu chương trình câu lạc bộ cuối tuần. Chuông điện thoại máy bàn vang. Cô phóng viên trẻ nghe máy.

- Chú Trung ơi, máy của chú này... Có ai đó muốn gặp chú đấy ạ.

Ông cầm máy, trả lời theo thói quen lâu nay mỗi khi thính giả gọi đến,

- Tôi, Minh Trung đây,... Tôi có thể giúp được gì?...

Một giọng nam trẻ ở đầu máy bên kia rụt rè hỏi lại tên và nơi làm việc của ông. Lặng đi một chút, người đó thay đổi cách xưng hô xã giao thành thân mật, xung tên mình là Hiếu, con trai của mẹ Duyên... Ông nghe mà ắng giọng, thụ động trả lời... Trong ống nghe chỉ còn mỗi giọng cậu thanh niên, bời ông ù cả tai, loáng thoáng nghe câu được câu mất, nhưng mỗi lời của cậu ta làm ông thêm choáng váng. Ông linh cảm về một sự thật bấy lâu ẩn chứa trong lòng mình sẽ được hé lộ... và từ đây, cuốc sống của ông sẽ thay đổi...

Buông điện thoại, ông thẫn người, đầu ong ong, cám thấy huyết áp tăng lên...

Cô phóng viên trẻ nhận ra điều ấy:

- Chú Trung... chú sao thế ạ” ... Người quen cũ hả chú?... – cười tinh quái đùa – Hay con rơi con vãi ngày xưa nhận bố?

- Ờ ờ... không... – Ông giật mình, chối.

Giờ thì đầu óc ông chỉ nghĩ về cuộc hẹn gặp với chàng trai kia vào chủ nhận tới. Bao ký ức xa cũ ùa về...

2.      

Một sáng một ngày cuối tuần,

          Trung cắm cúi đạp xe. Trời sớm, hơi sương phảng phất không gian. Đường sa vắng teo. Trung mừng vì đường vắng người, bởi thâm tâm không muốn gặp bất cứ ai. Trên ghi đông xe đạp trei chiếc túi cũ, bên trong đựng cân đường và hai hộp sữa. Trung đi thăm gái đẻ, cảm giác e sợ của người làm một việc vụng trộm và có gì đó khuất tất. Để đến được nơi Duyên làm việc phải vượt qua gần bốn chục cây số. Dọc đường, hình ảnh những lúc hai người gần gũi thân mật với nhau cứ chập chờn trước mặt, vô hình chung khiến anh quên mệt nhọc, gò lưng nhấn bàn đạp mải miết... Khi trạm truyền thanh huyện hiện ra trước mắt Trung thì trời đúng tầm trưa. 

          Trung dừng xe gần đó, lặng lẽ quan sát khi mấy nhân viên của Trạm người địa phương, tan tầm ca sáng, về nhà ăn trưa, anh mới dám vào. Duyên diện nhà xa, được Trạm bố trí cho ở tại Trạm, nhất là sau kỳ nghỉ sinh con đi làm trở lại, có con nhỏ theo mẹ. Vụng trộm, lại không hẹn trước, nên Duyên ngạc nhiên khi Trung xuất hiện. Duyên cứ nhớn nhác ngó quanh quất như sợ ai đó bắt gặp sự có mặt của Trung. Lưỡi anh như xoắn lại, lúng búng giải thích việc đến thăm mẹ con Duyên và món quà đường sữa mình mang theo. Còn Duyên vừa mừng vừa lo. Cơm được dọn ra. Cơm gái đẻ, đơn sơ tôm rang, trứng luộc và canh rau ngót. Duyên ăn cầm chứng, con Trung ăn cho phải phép, đỡ đói để còn lấy sức đạp xe về. Đứa bé ọ ẹ khóc ở gian trong. Duyên vỗ nựng cho nín, rồi cô cất tiếng gọi Trung vào. Duyên nâng đứa trẻ gần ngang mặt Trung nựng yêu "Con trai của bố Trung đây... Bố Trung nhìn xem... cái trán bướng này, cái môi mỏng này... có giống in bố Trung". Duyên cười, mắt rưng rưng nước "À quên, cu tý phải gọi là cậu Trung thôi,... con nhỉ". Trung cười gượng gạo, lấy ngón tay day nhẹ lên trán, rồi khẽ đụng vào đầu mũi đứa bé: "Con giai mẹ Duyên kháu quá... hay ăn chóng nhớn nhé". Duyên nhìn Trung đăm đăm, cái nhìn như biết ơn, lại như có lỗi. Duyên bảo: "Thôi... thăm thế đủ rồi, mẹ con cu Hiếu cảm ơn bố Trung nhiều lắm ... Bố Trung về luôn đi.... sắp đến giờ làm việc ca chiều rồi, mọi người đến bây giờ... ngộ nhỡ ai nhìn thấy bố Trung ở đây... thì phiền... ". Trung nhận thấy vẻ ái ngại của Duyên trong ánh nhìn và câu đuổi khéo. Trung cúi người thơm nhẹ lên trán bé con: "Chào nhé... hai mẹ con giữ gìn cẩn thận... Bố Trung về đây". Duyên tiện đà: "Từ giờ... bố Trung không cần phải bận tâm về mẹ chon nhà cháu nhé... Nhớ, chỉ là cậu Trung thôi đấy... Cu Hiếu đã có mẹ cháu và bố Kiên rồi...".

          Trung đạp xe rời khỏi Trạm truyền thanh huyện, chốc chốc ngoái đầu nhìn lại. Duyên vẫn bế con đứng nhìn theo. Đến khúc quanh, trước khi khuất néo, Trung ngoái lại lần nữa, nhung đã không thấy bóng dáng mẹ con Duyên. Đường về thị xã với anh bỗng vời vợi làm sao !...

          3. 

          Trung là phóng viên báo tỉnh. Bố anh là một nhà báo, nhà văn, nên ông hướng anh theo con đường cầm bút. Thời ấy, cái thị xã vùng Đông Bắc này được xem là công trường lớn của miền Bắc khi đất nước còn chiến tranh chia cắt hai miền. Là thanh niên, dù là công nhân cầm búa cầm choòng hay cầm bút thì ai cũng ước ao được sống và làm việc trên cái công trường khổng lồ này, một biểu tượng của nền công nghiệp miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Các văn nghệ sĩ cũng coi vùng đất đông bắc này là môi trường thực tế sinh động để họ thâm nhập, rìm đề tài và cảm hứng dáng tác. Hầy như tuần nào cũng có bài viết về thực tế đời sống sản xuất của vùng đất này trên mặt báo trung ương. Bố anh xin cho anh ra làm báo ở đây, là muốn cho anh nhanh chóng trưởng thành trong môi trường làm báo thực tế. Còn có lý do riêng, ấy là bố mẹ anh trục trặc và ly hôn, rồi sau đó bố anh tục huyền với một người đàn bà khác vốn là con nhà quan lại nho giáo thất thế và nhanh chóng đẻ liền mấy đứa con. Mẹ anh theo quân ngũ, không chăm sóc anh chu đáo. Để yên tâm với gia đình mới của mình và không mang tiếng bỏ con vợ cả không chăm sóc, anh được bố gửi ra vùng than khi mới hpjc hết cấp 2. Vậy là anh sớm bước vào đời với cuộc sống công nhân tự lập. Mang gen di truyền của bố, anh rập viết báo và trờ thành phóng viên báo tỉnh. Lẽ di nhiên, có sự trợ lực của bố, từ việc bảo ban thêm về nghiệp vụ mẹo mực viết báo, đến sư nhờ cậy ban lãnh đạo báo tỉnh giúp đớ này nọ. Là phóng viên báo tỉnh khi mới ngoài hai mươi tuổi, oách lắm chứ. Mặt non choẹt, măng tơ, anh có thể đi đến bất cứ nơi nào trong vùng mở đông bắc này. Nhiều khi, người ta nhầm tưởng anh là cậu sinh viên thực tập, nhưng khi viết anh là phóng viên thì lập tức anh được đối xử trọng thị...

          Và trong một chuyến công tác, Trung đã gặp Duyên. Và đúng với cái tên của cô, hai người có duyên với nhau. Chuyến ấy, Trung đi cũng với Quang Chiến, một phóng viên đàn anh đến một huyện miền núi cách thị xã mấy chục cây số. Xong công việc, anh phóng viên đi cùng rủ Trung vào thăm người chị gái làm việc ở đài truyền thanh huyện. Hôm ấy, sắp đến buổi truyền thanh chiều thì máy trục trặc, hai chị em trực ca loay hoay một hồi không xử lý được. Người chị của anh phóng viên lo lắng, gọi điên tứ tung nhờ vả người sửa máy. Có gái trẻ thì cố mầy mò sửa. Tình thế vậy, Trung đề nghị xem thử hộ. Anh vốn say mê lĩnh vực điện tử âm thanh nên tìm toi và có chút hiểu biết. Thật may, Trung chỉnh sửa được máy để lên sóng buổi phát thanh chiều. Hai cô mừng hú, cô gái trẻ tên Duyên cảm ơn Trung rối rít. Lúc trước mọi người đều cuống, chỉ chào hỏi xã giao. Xong việc rồi. mới để ý đến nhau kỹ hơn. Trung thấy cô gái trẻ tên Duyên khá xinh. Gương mắt bầu bĩnh thật hợp với mái tóc xoăn tự nhiên, mắt to đen, má lúm đồng tiền, mỗi khi cười Duyên rạng rỡ hẳn lên. Trung bị Duyên hút hồn. Sau lần ấy, hai người quen nhau, rồi thanh thân và tình yêu nảy nở. Yêu nhau rồi. nên hầu như chủ nhật nào Trung cũng đạp xe đến nơi Duyên làm việc thăm cô. Còn Duyên, mỗi khi về thị xã đều tranh thủ ghé tòa soạn thăm Trung. Tâm niệm yêu nhau rồi nên vợ chồng, Trung đã đưa Duyên lên Hà Nội giới thiệu với gia đình nhà mình, và cô cũng đưa Trung về quê cô ra mắt. Tuy nhiên, gia đình bên cô có ý không chấp nhận Trung, chê anh quá thư sinh, và còn một lý do khác, ấy là trước đó đã có một vị cán bộ theo đuổi Duyên, đánh tiếng với gia đình muốn lấy cô. Tình yêu vừa nảy nở đã gặp trắc trở. Linh cảm về mối tình không thành ám ảnh Trung. Một lần, Trung đến thăm Duyên đúng lúc áp thấp ập vào vùng than đông bắc. Chỉ có hai người với nhau ở trạm truyền thanh, không kìm nén được cảm xúc, hai người đã quấn chặt lấy nhau làm cuộc mây mưa khi ngoài trời mưa gió tơi bời bịt bùng tứ phía...

          Sau lần ấy, những tưởng cuộc tình được cứu vãn, nhưng không, Duyên là người già giặn hơn anh nghĩ, cô vẫn nghiêng về sự tính toán thiệt hơn để đến với Kiên, vị cán bộ có thể đem lại cho cô một cuộc sống được đảm bảo trong thời buổi kinh tế khó khăn thiếu thốn. Sau này, suy ngẫm, Trung mới ngộ ra rắng, người đàn bà khi yêu, họ có thể dâng hiến tất cả cho người mình yêu, nhưng lập gia đình, họ lại chi li thiệt hơn khi lựa chọn người lấy làm chồng. Không giống đàn ông, khi yêu có thể bốc đồng thề hái sao trời cho người yêu và sẵn sáng chấp nhận cuộc sống kiểu “một túp lền tranh hai trái tim vàng”....Mối tình với Duyên, anh xem như vài học nhập môn về tình yêu và hôn nhân.

          Rời bỏ thị xã vùng than đông bắc, Trung tự an ủi mình, rằng anh và Duyên có duyên mà không có phận. Và như những gì cô ấy cho anh biết, thì anh vẫn còn một giọt máu rơi ở vùng đất này,...

        4.

        Trung rời bỏ cái thị xã vùng mỏ Đông bắc này về làm việc ở thủ đô chỉ chừng một năm sau đó. Thực ra, sau làn đến thăm Duyên và con, Trung vẫn dò tin xem mẹ con cô sống ra sao. Duyên có gia đình của mình, và trên danh nghĩa, chồng cô là Kiên, có nhà của đàng hoàng ở thị xã, và mặc nhiên, anh ta là bố đứa bé. Câu chuyện tình giữa anh và Duyên  vừa mới đó, vết thương tình còn rớm máu, nỗi đau trong anh còn nguyên, đã có thể là quá khứ rồi. Bố đứa trẻ đích thị ai cũng không có ý nghĩa gì, khi họ là một gia đình hạnh phúc,...

    Về thủ đô, công việc mới đầy năng động và hấp dẫn, cuốn hút, choán hết thời gian của Trung, nên anh nhanh chóng hòa vào nhịp sống mới mà lãng quên nỗi đau tình  Bài học nhập môn về tình yêu và hôn nhân thật có ích, khi anh qua giới thiệu làm quen với cưới một cô thợ may nhan sắc bình thường nhưng chịu thương chịu khó, biết quán xuyến gia đình. Cô thợ may đảm đang sản xuất liền cho anh vài đứa con đủ nếp tẻ. Anh sống chung trong căn hộ tập thể mẹ anh được cấp trong khu nhà binh. Hơi chật một chút nhưng ở vào thời buổi gạo châu củi quế như thế đã là hạnh phúc lắm rồi. Anh là phóng viên làm việc ở một cơ quan báo lớn, vợ công nhân may, chế độ tem phiếu cũng đủ sống. Khi kinh tế bắt đầu thời lỳ mở của, vợ anh tính toán nhận chế độ nghỉ việc, về thiee của hàng mở tiệm may đo, rồi phát triển lên vừa nhận may đo vửa mở lớp đào tạo nghề may. Có chút tiền. gom góp mua được căn nhà cấp 4 lần đất lưu không làm vườn. Anh thì mua được chiếc xe máy ngày ngày áo quần đóng hộp cười xe máy đi làm, rất chi là oách. Khi mẹ anh mất. căn hộ của bà ở khu nhà binh thuộc diện giải tỏa, anh nhân được một khoản tiền đền bù kha khá, vợ chông bàn nhau mua một miếng đất ở làng hoa ngoại ô làm của để dành. Vậy là của ăn của để. Anh hài lòng với cuộc sống như thế, thoảng nghĩ đến người yêu cũ, thầm so sánh, chắc gì được như cuộc sống của anh hiện nay.

          Cuộc đời cứ thế hanh thông, con cái lớn dần, đứa vào đại học, đứa đi xuất khẩu lao động nước ngoài, nhà cửa được xây dựng lại khang trang hơn, xe máy cũng được nâng cấp. Những tưởng cứ thế cho đến lúc nghỉ hưu, thanh nhàn tuổi già thì một biến cố xảy ra,...

5.

Sau cuộc gọi điện thoại đến tòa soạn, chuyện trò giập giạp. chàng trai xưng tên Hiếu con mẹ Duyên ấy xin được gặp nhà báo Minh Trung. Ông cho thời gian địa điểm và rất nóng lòng được giáp mặt anh chàng mà giờ đây đã chín phần ông tin là đứa con rơi của mình.

Hai người gặp nhau cả một buổi sáng tại một quán cà phê gần nhà ông. Câu chuyện cứ mở ra với nhiều tình tiết anh chàng nghe kể từ mẹ nói lại với ông và được ông xác nhận là đúng. Ông cũng nhận là đã biết mặt con từ khi vài ba tháng tuổi ở trạm truyền thanh huyện. Ông thanh minh với Hiếu rằng sở dĩ ngần ấy năm ông không trờ lại thị xã than đông bắc và ngó ngàng gì cuộc sống của họ là vì cậu ta đã có một người cha hơp pháp là ông Kiên, mà cho đến giờ về danh nghĩa vẫn được là bố đẻ của Hiếu. Qua câu chuyện, ông biết, ngoài Hiếu ra, Duyên còn sinh hai đứa con nữa với ông Kiên. Ông cũng được giải tỏa, việc ông Kiên có biết Hiếu không phải là con đẻ của ông ta. Hiếu bảo, khi mẹ cậu còn sống, những lúc vợ chống cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, ông Kiên cũng cạnh khóe này nọ. song khi Duyên bị ung thu rồi mất, ông Kiên đã có lần nói thẳng vào mặt Hiếu, rằng nó không phải là máu mủ của ông ta mà là con rơi của một tay nhà báo nào đó, rằng ông ta nuôi nó như nuôi một con chó ghẻ trong nhà, rằng nó hãy đi tìm cha thật của nó... Thực lòng, ngần ấy năm trời, Hiếu cũng lờ mờ cảm thấy tình yêu thương đặc biệt của mẹ dành cho mình, khác với mấy đứa em, và cả thái độ lạnh nhạt của bố. Hiếu còn kể, khi mẹ cậu đau yếu sắp mết, có lần hai mẹ con nghe giọng ai đó nói trên đài, bà lầm bầm bảo, “vẫn cái giọng mềm mỏng, ngon ngọt như ngày xưa, đến cua trong lỗ cũng phải bò ra.... mày cũng có cái giọng giống hệt cha mày đấy con ạ...”. Lúc ấy thì Hiếu chì ngờ ngợ, sau này mới hiểu mẹ mình nói vậy là ám chỉ mình giống bố đẻ, nhà báo Minh Trung cái tài ăn nói, chứ không phải ông Kiên, bố hờ... Hiếu còn cho ông biết, trước lúc mất, mẹ nó đã cho mời nhà báo Quang Chiến, người đồng nghiệp đàn anh của cả hai người đến nhà, nói chuyện, dặn dò và đưa cho ông ấy giữ một lá thư mật trong phong bì dán kín. Chuyện ấy khiến Hiếu suy luận, rằng mình không phải là con đẻ của ông Kiên, mà là con rơi của một ai đó tróng số bạn bè hay người yêu cũ của mẹ mình... Sau khi mẹ mất, Hiếu dò la manh mối, lặng lẽ theo dõi, tìm đọc các bài viết của nhà báo Minh Trung, hay đón nghe các chương trinh câu lạc bộ do ông đảm dẫn. Tự thâm tâm, cậu tin nhà báo Minh Trung chính là cha đẻ của mình.

Bố con nhận nhau, ông lại được nhận cả cháu/ Hiếu đã sớm lấy vợ và có con rồi.

Biết không thể giấu mãi chuyện này, ông kể với vợ và xin được nhận Hiếu làm con. Vợ ông đón nhận điềm tĩnh, bảo “Tôi không thể trach ông bởi chuyện xảy ta trước khi ông quen và lấy tôi... Có chăng, đáng trách ở việc ông giấu tôi đến giờ”. Ông biện bạch rằng thì chính ông cũng mới biết Hiếu là giọt máu rơi của ông với người yêu cũ. Vợ ông họp gia đình, chính thức thông báo sự tình cho các con và đám em của ông. Khóc cười có cả. Rồi vợ chồng ông kéo cả gia đình làm chuyến đi thị xã vùng than đông bắc để nhận Hiếu. Tuy có chút bỡ ngỡ, nhưng Hiếu tỏ ra hoạt bát, khéo léo làm hướng đạo, đưa gia đình bố đẻ đến gặp bố hờ, có lời thưa gửi, xin lỗi ông Kiên. Rồi nữa, gặp gỡ gia đinh thông gia, tức bố mẹ vợ của Hiếu. Đôi bên tỏ vẻ cảm thông với nhau, và sau cùng tất cả viếng mộ thắp hương cho Duyên, khấn xin người đã khuất phù hộ độ trì cho cuộc đoàn viên. Ông vui đến nỗi, dẫn Hiếu, mang hoa quả bánh trái đến cơ quan, giới thiệu, mời mọi người, mừng cho cha con ông.

Ông Trung hài lòng lắm. Mừng nhất là việc giải tỏa nỗi ẩn ức của ông và ông Kiên chừng ấy năm trời. Vui nữa là Hiếu biết cách ứng xử khiến mọi nhà đều không ai mất lòng. Kể từ đây, tháng đôi lần Hiếu lên thủ đô thăm bố đẻ. Hai bố con hàn huyên bao nhiêu là chuyện, nhớ thế, ông biết được, những năm tháng qua, cuộc sống vợ chống của Duyên Kiên cũng không dễ dàng gì, và Hiếu ít nhiều thiệt thòi vì phải chịu sự phân biệt đối xử từ phía người cha hơ.... Âm thầm suy nghĩ, ông muốn bù đắp sự thiệt thòi cho Hiếu mà chưa biết cách nào....

6.

Từ ngày nghỉ hưu, ông Trung hay sống ở ngôi nhà nhỏ dựng trong khu vườn xanh tươi ờ làng hoa ngoại ô. Ngoài thú chơi hoa lan và đồ gốm sứ, khi rảnh rỗi ông trống thêm một số loài hoa có thể dúng ướp trà như hồng, nhài, mộc... Mỗi dịp cuối tuần, ông ở hẳn trên đó, đi chợ làng, tự nấu ăn, hẹn hò đám bạn già đến thưởng trà, ngâm vịnh thơ phú, đánh cờ. Hứng lên thì cụng đôi ba chén rượu... Ở đây, tiện và thích là mỗi khi Hiếu lên chơi, nó đến thẳng đấy với ông, cha con tha hồ tâm sự, không ngại vợ con biết chuyện này nọ. Đến ngôi nhà chung, dẫu sao còn có vợ ông và mấy đứa em, hành xử nói năng gì cũng ngại, phải ý từ xã giao. Mỗi năm, vào dịp hè, Hiếu đón ông về thị xã vùng than mươi hôm, để ông chơi với các cháu, gặp lại bạn bè cũ và tắm biển. Cứ thế, ông có vài ba năm sống trong niềm vui sum họp.

Thế rồi, cậu con lớn của ông lấy vợ. Vợ ông ấn định, cưới xong thì vợ chồng trẻ lên sống ở ngôi nhà nơi làng hoa ngoại ô. Thâm tâm, ông hiểu vợ mình biết chuyện ông và Hiếu hay gặp nhau ở ngôi nhà vườn ấy, nên thu xếp vậy để tránh việc này và có ý rằng dau này vợ chồng nó sẽ nghiễm nhiên là chủ nhân của nhà vườn đó. Song thu xếp thế, ông cũng thấy hơp lý, tuy không hài lòng nhung cũng phải bằng lòng vậy. Thấy thế, Hiều bàn với ông, xây thêm một ngôi nhà nhở nữa trên mảnh vườn ấy. Rồi Hiếu nghỉ phép, lên chỉ huy việc xây dựng, tay bay tay dao xây chỉ đạo đám thợ phụ độ nửa tháng là xong. Việc này khiến vợ ông không hài lòng, có ý cạnh khóe. Ông cảm nhận, mối quan hệ của Hiếu với vợ con ông bắt đầu nứt vỡ.

Chưa hết, Hiếu tự tin, khẳng định vai trò con trai trưởng ngày càng rõ. Thân sinh của ông mất đã mươi năm, đưa về quê chôn cất còn chưa cải táng, nay nhà mua được sinh phần nên mới cải táng. Hôm bốc mộ, cả gia đình ông không ai thạo việc, định thuê người làm thì Hiếu xin đảm nhận công việc. Nó rửa ráy, xếp xương cốt ông nội bài bản, gọn gáng khiến mọi người ngạc nhiên thán phục. Còn ông thì mát lòng mát dạ, hãnh diện lắm. Thái độ hài lòng của ông như muốn nói với vợ con, các em và cả họ hàng ở quê rằng, đấy thằng con rơi của tôi xứng đáng là cháu trưởng trong nhà. Vợ ông, ngoài miệng cũng không ngớt lời khen Hiếu, nhưng ngấm ngầm để bụng, ủ mưu,...

Việc gì đến trước sau cũng phải đến. Một lần, Hiếu thưa chuyện với vợ chồng ông, muốn làm thủ tục phái lý, chính thức là con trai của ông và đổi từ họ Lê của ông Kiên sang họ Hoàng của ông. Việc ấy là đương nhiên, nhưng trước hết phải qua giám định gen di truyền. chứng minh quan hệ huyết thống, đấy là thủ tục pháp lý và cũng là yêu cầu của vợ ông. Thâm tâm, ông tin chắc Hiếu là con ruột của mình, không cần phải chứng minh rườm ra, song yêu cầu là vậy nên đồng ý. Sớm muộng gì cha con cũng thuộc về nhau, ông khuyên Hiếu chấp thuận việc này. Hiếu hiểu lòng ông, động viên “Bố yên tâm... trăm phần trăm con là ruột thịt của bố”.

Dịp ấy, ông về quê, trông nom dọn dẹp ngôi nhà vườn bị đóng của bỏ hoang lâu ngày sau khi người mẹ kế của ông qua đời. Ông nhận cú điện thoại vợ ông gọi, báo tin kết quả giám định ADN của ông và Hiếu cho biết hai người không có quan hệ huyết thống. Ông đang vui với ý tưởng sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý nhận con và đổi họ cho Hiếu, ông sẽ đưa nó về quê nội, sửa sang lại ngôi nhà này làm ngôi thờ tự của đại gia đình. Vậy mà... Ông choáng váng ngã quỵ, ngất xỉu, hồi lâu tỉnh lại, gọi điện báo người nhà ở quê đưa đi bệnh viện.

Có nhầm lẫn chăng, ông hy vọng thế. Song khi trờ về nhà, tự tay cầm tờ phiếu kết quả giám định gen, đọc dòng chữ kết luận ghi không có quan hệ huyết thống, thì ông không thể không tin. Đầu óc ông rối loạn với bao ý nghĩ xung đột. Hiếu không phải con của ông Kiên, rõ rồi, không phải con của ông, kết quả rành raanhf ra đấy... vậy nó là con của ai? Ông điểm lại hết các gương mặt đàn ông thời ấy từng là bạn, là người quen của Duyên, phỏng đoán này nọ... Ý nghĩ ghen tuông ngợp lòng ông, chẳng lẽ, cũng thời điểm ấy, cô ta quan hệ với mấy người?... Nhưng sao, cô ta lại tin tưởng Hiếu là giọt máu của ông, mà định hướng nó tìm ông? Sau khi cha con ông nhận nhau, ông cũng đã gặp lại người đàn anh là nhà báo Quang Chiến, đọc lá thư Duyên gửi lại, khẳng định Hiếu là con ruột của ông? Hay là chính cố ấy cũng nhầm? Thực ông không biết tin vào đâu nữa...

7.

Sau đấy, Hiếu có đến thăm ông đôi lần. Hai người an ủi nhau, bảo vẫn sẽ coi nhau như người thân. Là nói vậy thôi, chứ mặt nhìn nhau tẽn tò làm sao. Chiếu lệ đôi câu rồi ngẩn ra chẳng biết tiếp câu chuyện thế nào. Vợ con ông thì tỏ rõ thái độ lạnh nhạt, xã giao dăm câu cho phải phép. Hiếu biệt đi không đến nữa... Ông thì vẫn quanh quẩn với ký ức tình yêu xa xưa, ký úc vui vẻ của những ngày đâu cha con nhận nhau. Ông thêm lần tai biến và sức khỏe yếu dần, đi lại khó khăn, mắt kém nên muốn đọc sách cho khuây khỏa cũng khó...

Một lần, cô biên tập viên cũng phòng làm việc với ông cũ, đến chơi nhà, có đem mấy bài thơ Đường luật nhờ ông cắt nghĩa, giàng giải ý tứ. Trong số đó có một bài thơ của Chu thần Cao Bá Quát “Khứ tuế nghinh xuân xuân dĩ quy/ Kim niên xuân chí hựu như  phi/ Xuân hoa khai tạ vô câu quản/ Khẳng tín nhân gian vạn sự phi”. Ngẫm nghĩ thấy ý tứ bài thơ thật mênh mông vô tận, như một triết lý sắc không, rằng “năm ngoái vừa mới đón xuân, nay xuân đã quay trờ lại/ xuân đến thấy thời gian nhanh như bay/ hoa xuân nờ đấy rồi tàn ngay đấy. chẳng thể quản chế/ ai  tin thế gian này mọi sự đều là không”... Thấy ông cứ ngâm nga, ngẫm ngợi ý từ bài thơ, cô biên tập viên gợi chuyện, hỏi thăm, bấy lâu, ông có tin gì về Hiếu. Ông bảo không, rồi đồ đoán, nó chắc hận ông, hận mẹ nó lắm. Cô biên tập viên thấy thương ông, bảo là mạng xã hội giớ phát triển lắm, ông hoàn toàn có thể gặp lại và trờ chuyện với Hiếu mà không cần phải đi đâu. Rồi cô thú nhận là, có kết nối và thỉnh thoảng biết tin về Hiếu qua đó. Rằng đã có lần, cô thấy Hiếu than buâng quơ trên trang cá nhân của mình là “Tôi có cha, rồi người đó bảo không phải cha của tôi. Rồi một ngày tôi tìm được người cha đích thực của mình. Tôi vui lắm, nhưng ngày vuu ngắn chẳng tày gang. Bỗng một hôm, người ta bảo người cha tôi tìm được lại không phải là cha mình... Vậy cha tôi là ai đây? Tôi biết tim cha ở đâu và bao giờ thì tìm thấy? Cha ơi, ông là ai?”. Đại khái vậy. Ông nghe mà bùi ngùi, chảy nước mắt... Cô biên tập viên cảm động, không muốn giấu ông, bảo bài thơ của Cao Bá Quát kia chính là cô đọc trên trang của Hiếu. Cô còn nói, Hiếu đã bình luận, câu thơ cuối “khẳng tín nhân gian vạn sự phi” ấy, rằng “ai tin nhân gian này mọi sự đều là không, thì hệ họ, tôi không tin,... ”.

          Nghe vậy, ông mừng rỡ bảo cô biên tập viên:“Thơ phú, chữ nghĩa hiểu này, chắc chắn, nó giống y tôi... Tôi hiểu rồi, tôi tin nó... và chắc là... nó cũng tin tôi...” ./.

 

 

 

Nhận xét