Có một nhà thơ tên Ma Bích,

 

Nhà thơ Ma Bích và hạn hữu du ngoạn Pù Luông hè 2019 ( áo xanh ngoài cùng bên trái )

Người thơ, "ngơ ngác như thằng mất trâu",...

Người thơ ấy là Ma Bích,
Còn thơ Ma Bích thì tôi chỉ nhớ mỗi câu “Đồi xưa bẻ lá em nằm/Nay qua ngơ ngác như thằng mất trâu,”...
Ma Bích tên thật là Hà Hồng Vanh, dân tộc Mường, quê xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Thông tin này, tôi lấy theo nguồn của nhà thơ Trương Thị Mầu, hội viên Hội Văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số Việt Nam, Bác sĩ Ưu tú, giám đốc Phòng khám đa khoa Lương Điền, Bá Thước, Thanh Hóa.
Tôi biết nhà thơ Ma Bích từ ngót chục năm nay, tại cuộc gặp gỡ, giao lưu thơ văn đầu xuân hằng năm tại gia nhà văn Trịnh Tuyên ờ Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Những lần như thế, Ma Bích theo xe của nhà thơ Trương Thị Mầu xuống Cẩm Thủy. Thú thật, trong những cuộc vui như vậy, thơ văn hòa rượu tuôn ào ào, tôi không thuộc nổi câu thơ nào của Ma Bích, ngoài việc thuộc tên nhớ mặt nhau. Ấn tượng của tôi về ông kể từ ngày đầu gặp gõ, ấy là cách nói năng và những bài thơ ngắn ngẫu hứng đọc tại chỗ có giọng điệu đúng chất người dân tộc thiểu số...
Cho đến mùa hạ năm 2019, nhóm chúng tôi có nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, nhà văn Nguyễn Trọng Huân, họa sĩ Lã Minh Kính và bạn hữu vào Bá Thước, rồi cùng Trương Thị Mầu, Ma Bích và vào bạn hữu du ngoạn Pù Luông, ngủ đêm lại đó trong nhà sàn homstay, tôi mới có điều kiện trò chuyện và nghe Ma Bích đọc nhiều thơ của ông.
Chuyến ấy, theo lời mời từ mấy năm trước còn chưa thực hiện được của nhà thơ Trương Thị Mầu, chúng tôi đến thẳng Phòng khám đa khóa Lương Điền. Đây là phòng khám chữa bệnh Đa khoa do Trương Thị Mầu lập sau khi cô nghỉ hưu với chức danh giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bá Thước. Khi còn làm việc, nữ nhà thơ này được phong Bác sĩ ưu tú, cô là một người giỏi chuyên môn và quản lý, sớm có y định xây dựng một trung tâm y tế nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân địa phương bới đây là một huyện miền núi biên giới điều kiện giao thông khó khăn. Bữa đó, Mầu làm thịt cả một con lợn cắp nách để đãi bạn văn chương thủ đô. Lên mâm, chỉ thấy có Mầu và mấy nữ nhân viên y tế, tôi nhìn quanh. Mầu hiểu ý cười: “Các anh yên trí, em đã mời anh Ma Bíchm anh ấy nhận lời rồi”. Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền vui đùa “Đến Bá Thước mà thiếu bạn thơ Ma Bích thì coi như vắng một nửa”. Dứt lời, đã thấy ngay Ma Bích xuất hiện ngoài cửa tay cầm chai rượu thuốc tự ngâm.
Theo chương trình xếp trước, chiều ấy tất cả đi Pù Luông. Xe dừng ngoài ngõ để Ma Bích tranh thủ ghé nhà báo cáo vợ và lấy thêm tư trang vì đoàn ngủ qua đêm ở Pù Luông. Đường lên Pù Luông quanh co những dốc, trong xe chuyện thơ văn rôm rả. Nhiều thửa ruông bậc thang của đồng bào Mường đã bắt đầu gặt Chốc chốc, dừng xe để mọi người chụp ảnh check in, nhất là nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền vốn say món tự sướng. Ma Bích chỉ cười hiền ngắm bạn thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền txoay chóng cả mặt. Khi rẽ vào Bản Đôn thuộc xã Thành Lâm chiêm ngưỡng ruộng bậc thang thì trời cơn giông kéo lên đen ngòm, rồi mưa như trút. Mưa sầm sầm, trắng cả đất trời, khiến các đoàn xe của khách du lịch dồn ử cả đống. Cả vùng ruộng bậc thang mờ mịt trong mưa, nên chúng tôi chỉ có thể ngồi yên trong xe chụp ảnh qua cửa kính. Lúc quay ra, mấy cái đập tràn nước đã dâng lên nhanh mấp mé, may mà xe còn qua được. Khi lên đến khu nhà sàn homestay thì trời tạnh hẳn, mây quang quẻ, hửng chút nắng hoàng hôn rất đẹp,... Ma Bích ngắm hoàng hôn, miệng lẩm bẩm gì đó, hinh như nhẩm thơ...
Tiệc tối, món ăn theo phong cách cơm Mường địa phương, hấp dẫn với món thịt vịt Cổ Lũng béo mềm và ốc đá hấp lá gừng, cá suối rán giòn. Rau thì toàn món rau rừng chúng tôi không rõ tên. Rượu nhắm cũng là thứ rượu ngâm trái rừng rất đặc biệt không đâu có. Rượu vào lời ra, Nguyễn Vĩnh Tuyền và Ma Bích thay nhau đọc thơ. Mâm bên có cặp vợ chồng trẻ người Mỹ cũng bị lôi vào cuộc... Đêm, khách ngủ chiếu sàn gỗ. Tôi thao thức mãi không ngủ được, phần vì lạ cảnh, vì tách cà phê đen lúc chiều và phần vì bên cạnh, Ma Bích ngủ ngáy khá to. Thêm nữa, tiêng nước suối đâu đó tạo thác đổ ầm ào suốt đêm. Tôi thiếp đi mộng mị. Trờ dậy tảng sáng, nhóm của Trương Thị Mầu và Ma Bích chào vội để về thị trấn Bá Thước vì Mầu phải dự một cuộc họp gì đó...
Năm 2020, dịch covid bùng phát, lỗi hẹn với xứ Thanh, đợi qua năm 2021. Lần này, vào Thanh đã chớp chới hè. Chúng tôi tả qua Cẩm Thúy thăm nhà văn Trịnh Tuyên rồi cùng anh ngược Bá Thước. Vẫn một Truong Thị Mầu ân tình và chu đáo, một Ma Bích hiền hòa ấm áp. Mọi người du ngoạn Duồng Cốc, một vùng hồ nước đúng chất sơn thủy hữu tình ẩn sâu trong rừng núi Bá Thước ít người biết. Bữa cơm tối tại đây theo kiểu cơm Mường, cá nướng măng tươi xôi nếp nương. Trần ngập rượu và thơ, ngẫu hứng thì đũa gõ bát làm nhịp mà hát/ Ma Bích đọc thơ, nhưng tồi chỉ nhớ mỗi câu thơ “Đồi xưa bẻ lá em nằm/nay qua ngơ ngác như thằng mất trâu” vì thấy thú vị. Sự thú vị ở đây là cái cách ví von giữa việc mất người yêu như việc mất trâu. Thoáng qua tưởng ví thế là thô. Nhưng với người dân tộc thiếu số, con trâu to lắm, gần như là thứ của cải lớn nhất trong nhà, nên mất trâu coi như mất cơ nghiệp, tiếc lắm chứ. Vậy mà, mất người yêu từ ngày còn trẻ, đến giờ thăm lại nơi tình tự ngày xưa vẫn “ngơ ngác như thằng mất trâu”, thì thử hỏi. ngày xưa đau đớn đến thế nào?... Cách diễn đạt như vậy, thật thà mà hài hước, đúng nếp nghĩ và lối diễn đạt của người dân tộc thiểu số. Ngẫm kỹ, rồi đem so sánh với trường hợp giả ngô ngọng thật thà mách qué trong một bài thơ về cái sự chửi vừa được trao giải cao, mà thấy buồn cười....
Không ngờ, cái đêm giao lưu thơ nhạc ấy, là lần cuối cùng tất cả chúng tôi gặp Ma Bích. Non tháng sau, ngày 13.4. 2021, Ma Bích đột ngột ra đi vĩnh viễn sau một cơn đột quỵ khi đang khỏe mạnh bình thường, bời ngay trước đó, ông còn đi xe máy chở vợ đi khám bệnh ở Bênh viện đa khoa huyện và ngủ lại bệnh việc chăm vợ...
Đọc tin báo và bài viết vội của nhà thơ Trương Thị Mầu về Ma Bích, mới thấy cái tình, người và thơ của ông để lại trong lòng và tâm trí những người thân thiết, không hề nhỏ !...
***


Tôi lần giở lại toàn bộ trang cá nhân của Ma Bích trên Facebook, cả thông tin va bài viết không nhiều. Thơ cũng vậy. Ông cho thấy không phải là người thạo công nghệ, nên gặp khó khăn trong việc đăng bài viết và thơ phú của mình. Thế nhưng. với ngần ấy thôi, thêm hồi tưởng về những lần gặp gỡ Ma Bích, cũng đủ cho tôi phác thảo nên một người thơ Ma Bịch,...
Có lẽ, Trương Thị Mầu là người cùng dân tộc Mường, lại là bạn thơ lâu năm thân thiết với Ma Bích, nên chị hiểu và thích thơ ông hơn chăng? Ngôn ngữ Mường cổ và cách diễn đạt rất Mường. Còn cảm tính, ấy là hồn vía Mường, không chỉ nằm trong ý tứ, câu chữ bài thơ mà ở cả trong cái cách ứng xử, trong biểu cảm khi Ma Bích đọc thơ và diễn giải nguồn gốc từ ngữ bắt nguồn từ phong tục dân tộc mình,...
Cũng theo nhà thơ Trương Thị Mầu thì Ma Bích làm thơ muộn, khi đã lớn tuổi. Song cũng không vì thế mà sốt ruột, ào ạt cho nhanh, mà rỉ rả kể chuyện mình, chuyện phong tục dân tộc mình, trước hết cho chính minh, rồi ra có cái để mà chơi với thiên hạ. Với ý thức đó, ông không vội vàng là thế, chỉ lấy thơ nói hộ lòng mình khi cần phải vậy, nên số lượng thơ ông không nhiều, nhưng cũng vì thế mà thơ Ma Bích không đểnh đoàng, khá chắt lọc và quan trọng là có giọng điệu riêng. Cái chất Mường trong thơ Ma Bích cũng không giống chất Mường trong thơ của một vài nhà thơ người dân tộc Mường khác. Nó là của riêng ông. Ví như, bài thơ Lóng la, thì cùng với việc nói cái tình riêng, Ma Bích còn lục kho ngôn ngữ, lôi ra, đặng gột rửa cụm từ Mường cổ lóng la. Theo nhà thơ Trương Thị Mầu, trong tiếng Mường “lóng” là cây chuối rừng, nhưng “la” thì là một từ không cụ thể, song khi kết hợp thành “lóng la” thì người ta hiểu ấy là ngàn rừng, một khái niệm rộng lớn hơn nhưng không rõ ràng. Trở lại bài thơ:
“Tôi về thăm Lóng La/ Mưa hoàng hôn tất tưởi/ Gió San mười chạm với/ Tìm mường hoa Lóng La/ Tìm vệt trăng bay xa/ Em xòe tay khung cửi/ Trập trùng hoa cỏ núi/ Thắm biếc tình hai ta/ Rồi hẹn không gặp hẹn’ Rồi thương gặp lũ ngàn/ Ta Lóng La trắc trở/ Nhịp cồng chùng lâu san/ Con chim kêu khản tiếng/ Sao bạn tình không lên/ Anh ở miền gió lửa/ Ôm vú cồng thức đêm/ Nhớ nhau Lóng La nhé/ Gọi nhau Lóng La ơi/ Cây chày anh lỡ nhịp/ Cối nương em đầy vơi...”
Vậy là, Ma Bích đã biến cụm từ lóng la thành địa danh, một nơi vữa xa vừa gần, nửa thật nửa ảo, mà ở đó, người thơ có cái tình với mộr bóng hình nào đó, trắc trở, không nên ngãi, để bây giờ nên nhớ thương, day dứt.
Hay như, bài thơ Tặc ven em cùng dạng thức như vậy:
“Lâu rồi không gọi tặc ven/ Nỗi nhớ quên theo ngày tháng/ Dây rừng - chạng vạng/ Xập xoè tặc ven.../ Đừng đau tặc ven ơi/ Nếu như ngàn năm không gặp lại/ Đá lở non mòn, ruộng sâu đồng bãi/ Cha mẹ đi ta vẫy Tặc ven đi”.
Cũng theo ý nhà thơ Trương Thị Mầu, “tặc-ven” là một khái niệm không cụ thể trong tiếng Mường cổ, mà chỉ cho người ta hình dung là đám cỏ bợ, dây rợ lằng nhằng ven bờ, góc ruộng, xó rừng... Đưa “tặc ven” vào thơ, Ma Bích muốn gòi thành tên, đặng nhắc nhở mọi người, nhất là giới trẻ chớ quên từng có một xứ Mường nguyên bản, không pha tạp, và cho dù theo xu thế phát triển chung của thời đại mới. càng cần thiết gìn giữ bản sắc Mường trong đa dạng văn hóa Việt Nam.
Dường như, ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa Muờng thường trực trong con người Ma Bích, nên thơ tình cũng là cái tình Mường của riêng ông: “Anh bây giờ không nhớ cả tên anh/ không biết mình năm nay bao nhiêu tuổi/ Mường nọ chòm kia mấy sông mấy suối.../còn mấy vần thơ gác bếp lửa hong phơi/ anh buộc lá Làn Ai gửi cho người tri kỷ/ Đá dựng thành lời, lá bay thành ý/ Ta mây bạc trắng trời lãng đãng phiêu du...” (Phiêu du). Hay như: “Sợ say ta trốn vào nhau/ Sợ câu xường lạc truông vầu không lên/ Xin đừng gọi vía kêu tên/ Mà đau võng bạc tre đền Mường Ai/ Chát nồng ăn lá giêng hai/ Neo trong suối lũ thung dài tìm xưa” (Tìm Xưa”... Ma Bích từng có gần chục năm sống ở Tây Nguyên, ông dần hòa nhập vào đời sống trên vùng đất mới, nhưng nỗi nhớ Mường vẫn canh cánh trong lòng: “Mẹ gùi câu khặp theo cha/ Đi làm người mường khác/ Câu Xường cũ sấm rền rung cuối thác/ Con nhặt về buộc lại vía ngày xa... (Thư gửi con) .
Ma Bích tạo được giọng điệu riêng, nên thơ ông làn về đề tài rừng có nhiều người đã làm, thi ông vẫn có cái của riêng mình, để không lẫn vào người khác:
Chiều nay qua Thành Nhà Hồ
Nhìn tan nát một cơ đồ mà đau!
Sân rồng ngập vết chân trâu
Đâu vườn Thượng Uyển, đâu cầu vua qua
Ngai vàng nắng táp mưa sa
Triều đình còn lại một ta giữa đường...
Liêu xiêu leo dốc ngược mường
Qua truông ra gặp người thương không chào...
(Qua thành Nhà Hồ)
Đến rồi đang giữa tháng ba
Sao mà ngồi nhớ người ta thế này
Nhớ mái tóc nhớ bàn tay
Và đôi ánh mắt những ngày còn xưa...
Xa xưa lay lá lay mưa
Người còn lên lại Pha Dùa hay thôi
Miền biên viễn nở hoa rồi
Sáo ai hổn hển đất trời đang yêu
Một mình ôm chiếc khăn piêu
Đùm cơm cháy lá dong chiều... Đêm buông?
(Tháng Ba)
Theo tôi, đây là những bài tho hay của Ma Bích. Bởi lẽ, nếu là người khác mà không phải là người Mường-Ma Bích, thì dễ gì có những câu kiểu này: “Triều đình còn lại một ta giữa đường.../ Liêu xiêu leo dốc ngược mường/ Qua truông ra gặp người thương không chào...”(Qua thành Nhà Hồ); Hay như: “Xa xưa lay lá lay mưa/ Người còn lên lại Pha Dùa hay thôi/ Miền biên viễn nở hoa rồi/ Sáo ai hổn hển đất trời đang yêu/ Một mình ôm chiếc khăn piêu/ Đùm cơm cháy lá dong chiều... Đêm buông?” (Tháng Ba), ...
Như một tiền định, mới gần đây thôi, ngày 20.11.2020, ngày Nhà giáo Việt Nam, Ma Bích làm thơ nhớ thầy giáo cũ, người ngày xưa từng dạy ông lúc còn đi học, ông đã viết: “Thầy giáo đi rồi còn lại mình em/ Lớp học ngày xưa không còn ai nhớ nữa/ Mái lá sàn tre rét run cánh cửa/ Em tìm về cách biệt âm dương.../ Chúng em lớn lên đứa lấy vợ gả chồng / Nay tóc trắng như tóc thầy ngày ấy/ Mỗi lần gặp nhau khi nào cũng vậy/ Hay nhắc về thầy, thầy có nghe không./ Còn riêng em thích luyện bút văn phong/ Ghét kẻ bất lương thương người nghèo khó/ Rồi một ngày kia em sẽ về dưới cỏ/ Lại đến tìm thầy xin đọc để Người nghe”. (Thầy giáo).Ma Bích mong rằng, đến một mai kia nào đó, ở thế giới bên kia, ông được đọc thơ cho thầy giáo cũ của mình nghe...
Giờ thì Ma Bích đã toại nguyện, ông được “về dưới cỏ” để rồi “lại đến tìm thầy xin đọc để Người nghe” !... ./.





Nhận xét