VOV Miền Trung, duyên và nợ,...

 


Tôi đến với VOV Miền Trung như một duyên nợ,...

Đầu năm 2008, tôi được điều vào làm giám đốc Cơ quan thường trú khu vực miền Trung Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV Miền Trung), đóng tại thành phố Đà Nẵng. 

Tôi là vị Giám đốc thứ 7 kể từ khi VOV Miền Trung được thành lập vào năm 1991. Trước đó, lần lượt các nhà báo Nguyễn Lương Phán, Nguyễn Quý Châu, Trần Trọng Trủy, Nguyễn Trương Đàn, Bùi Huy Toàn, và Trần Sơn Ngọc thay nhau làm giám đốc.

Sở dĩ, nói duyên nợ, trước hết bởi, tôi đã từng được lãnh đạo Đài TNVN lựa chọn và dự kiến điều đi làm giám đốc VOV Tây Nguyên (tại Đắc Lắc) và VOV Tây Bắc (tại Sơn La), song vì các lý do khác nhau nên không thành hiện thực,...

Tôi nhiệm sở VOV Miền Trung đúng vào dịp thành phố Đà Nẵng tổ chức bắn pháo hoa mừng 33 năm ngày thành phố này được giải phóng. KHi đó, có hai nhà báo làm cấp Phó giúp việc cho tôi, ấy là Phạm Tấn Tư, người tại chỗ và Đồng Mạnh Hùng, được điều từ Hà Nội vào trước đó 1 năm. Qua tuần đầu chộn rộn cũ mới và làm quen, guồng quay công việc bắt đầu,...

Vậy, duyên nợ với VOV Miền Trung, ấy là gì ?,...

Cái duyên,

Khi ấy, Đài TNVN có 5 cơ quan thưởng trú khu vực (Tây Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long,) thì địa bàn miền Trung là dài nhất. Hàng nghìn cây số theo chiều dài đất nước gôm 9 tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Binh đến Khánh Hóa. Thời điểm đó, cả cơ quan hơn 2 chục. thì chưa đến mươi người là phóng viên, biên tập, lại nửa số đó là nữ giới, thử hỏi làm sao quán xuyến nổi một địa bàn dài dằng dặc như vậy. May thay, VOV Miền Trung vốn đã có những cộng tác viên, họ là các nhà báo năng động đang làm việc ở các Đài phát thanh truyền hinh và Báo tỉnh ở từng địa phương. Các lãnh đạo tiền nhiệm VOV miền Trung đã sớm nhìn ra thuận lợi này, nên đã gom lại, bước đầu tổ chức, tạo thành các nhóm công tác viên ruột. Nhận thức đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng tin bài cung cấp cho Hà Nội, nhất là tin tức thời sự, ban lãnh đạo chúng tôi nhất trí chủ trương đảy manh hơn nữa việc phát triển mạng lưới cộng tác viên (CTV), bằng những biện pháp thiết thực. Trước hết, phân công và giao việc cho từng phóng viên phụ trách các địa bàn rà soát ngay, kêu gọi, động viên họ tiếp tục cộng tác. Kế đến, tăng thù lao nhuận bút tin bài lên chút ít trong điều kiện kinh phí cơ quan eo hẹp. Chưa hết, tiến hành xây dựng ngay kế hoạch hội nghị CTV hàng năm và thực hiện luôn, với nội dung thiết thực như tổ chức lại, tập huấn nghiệp vụ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, đánh giá kết quả để khen thưởng cho các CTV xuất sắc. Ngay năm đó, hội nghị CTV được tổ chức ở Khánh Hòa, sang năm 2009 ở Quảng Bình. Và liên tục như thế, hầu như năm nào VOV Miền Trung cũng tổ chức Hội nghị tập huấn CTV ở từng địa phương với sự tham gia tích cực của 9 Đài Phát thanh Truyền hình các tỉnh khu vực. Kể từ đó đến nay, Hội nghị tập huấn CTV do VOV Miền Trung tổ chức hàng năm trở thành ngày hội nghiệp vụ không chỉ riêng cơ quan mà của cả VOV và các đài PTTH địa phương 9 tỉnh duyên hải miền Trung, với nguồn kinh phí chủ yếu từ việc xã hội hóa, và từ nguồn quỹ đào tạo của VOV, Liên chi hội nhà báo,...

Việc sử dụng một cách hiệu quả mạng lưới CTV, cập nhật tin tức hàng ngày nhanh, chuẩn xác và không bỏ sót sự kiện, còn đem đến hiệu ứng bất ngờ khác. Ấy là sự tác động mở đến khung chương trình phát thanh trên VOV1vốn đóng cứng với các khung giờ và từng chương trình phát thanh cụ thể định sẵn. Việc này, bắt đầu từ một cơ duyên... 


Mùa mưa bão năm 2009, một lần  ra công tác Hà Nội, tôi ghé thăm phòng làm việc nhà báo Phạm Mạnh Hùng, khi đó là Phó giám đốc VOV1 (nay là Phó Tổng giám đốc VOV). Hôm ấy, đang phiên trực của Phạm Mạnh Húng, công việc căng vì ngoài khơi miền Trung đang có bão gần bờ, và theo dự báo của Trung tâm dự báo thời tiết khí tượng thủy văn thì khoảng chiều muộn, chấp tối bào sẽ đổ bổ vào mầy tỉnh duyên hải miền Trung. Vừa định chợp mắt buổi trưa thì chuông điện thoại cố định réo. Phạm Mạnh Hùng nghe máy, một ai đó hỏi tên nhà báo Lê Trường Kiên (vi đây vốn là phòng làm việc của nhà báo Lê Trường Kiên khi ông đương chức Phó giám đốc VOV1). Thì ra. người gọi điện áy là một người quen cũ của nhà báo Lê Trường Kiên, hiện đang sinh sống ở Phú Yên. Tưởng nhà báo Lê Trường Kiên vẫn còn làm việc, nên gọi điện báo là bão đã đổ bổ vào đất liền, trong khi các nhà đài không biết, vẫn đồng loạt đưa tin chiều bão mới đổ bổ vào đất liền. Tôi gọi điện cho Trí Thanh, phóng viên Đài Phát thanh Phú Yên, một CTV của VOV Miền Trung hỏi tình hình nhắm xác định hiện trang bão thì đúng như vậy. Hội ý chớp nhoàng Phạm Mạnh Hung và tôi quyết định mở sóng thời sự trên VOV1. Lập túc, mỗi người một việc. Trong lúc Phạm Mạnh Hùng hịp gấp nhóm PV, BTV đang có mặt giữa trưa lập ê-kíp làm trực tiếp, thì tôi gọi điện cho nhà báo Phạm Tấn Tư, Phó giám đốc VOV Miền Trung huy động gấp anh em VOV Miền Trung, điện thoại ngay cho các CTV thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, ra hiện trường chuẩn bị nối sóng bằng điện thoại di đồng về studio của VOV1 lên sóng trực tiếp. Cả trưa ấy kéo dài sang đầu chiều, Phạm Mạnh Hùng chỉ đạo trực tiếp ê-kíp phong thu Hà Nội cùng các PV và CTV của VOV Miền Trung lên sóng thành công, đưa tin sống động về diễn biến cơn bão đổ bộ, tàn phá khi vực duyên hải miền Trung. Thực hiện như vậy, chương trình phải mở, gạt bỏ những chương trình chuyên mục làm sẵn xếp phát sóng vào khung giờ đó trên VOV1. Cùng với đó, nhưng thông tin do các các CTV, các PV hiện trường lên sóng trực tiếp, nếu sai sót gì về nội dung, thì chúng tôi (Phạm Mạnh Hùng, Phạm Tấn Tư và tôi) sẽ phải chịu trách nhiệm. Nghe đâu, sau đó, Phạm Mạnh Hùng có bị nhắc nhở, rút kinh nghiệm vì đã không báo cáo, xin phép, mà tự quyết định mở sóng. Còn VOV Miền Trung, đây thực sự là một thử nghiệm thành công, bời từ đó trở đi, khi có tình huống khẩn cấp, các PV và cả CTV đều có thể nối sóng trực tiếp với Hà Nội, thay vì theo kiểu cũ, tin vẫn phải chuyển về VOV Miền Trung để kiểm duyệt rồi mới gửi Hà Nội lên sóng...

Một cái duyên nữa, không thể không nhắc lại, ấy là sự ra đời của Chương trình phát thanh tiếng Co-tu, đứa con thứ 11 của Hệ phát thanh tiêng dân tộc thiểu số (VOV4). Trước đó, trong 5 cơ quan thường trú khu vực thì chỉ riêng VOV Miền Trung là chủa có chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số nào. Lãnh dào VOV cũng đã quan tâm vấn đề này, song vì lý do nào đó, mới dừng ở việc khải sát bước đầu. Khi nhận nhiệm vụ, Tổng giám đốc VOV khi ấy là GS,TS Vũ Văn Hiền đã nhắc tôi. nếu có thể, trước khi kết thúc nhiệm kỳ, hãy lên sóng được chương trình phát thanh tiêng dân tộc thiểu số. Với sự nhất trí và quyết tâm cao, Ban lãnh đạo VOV Miền Trung đã bàn thảo, lựa chọn tiếng Cơ\tu và trên cơ sở khảo sát ban đầu, tiếp tục khảo sát bổ sung và xây dựng kế hoạch thực hiện. Những nỗ lực của VOV Miền Trung, cũng sự ủng hộ của Lãnh đạo VOV và sự giúp đỡ nhiệt tình, cụ thể của chính quyền các tỉnh trong khu vực (Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế). ngày 15.9.2009. chương trình phát thanh tiêng Cơ-tu đầu tiêng đã được phát sóng thánh công. Và sau gần một tháng thử nghiệm, ngày 12.10.2009, Đài TNVN đã long trọng tổ chức lễ công bố phát sóng chính thức chương trình phát thanh Cơ-tu trên sóng phát thanh quốc gia. Kể  từ đó, đến nay đã gần 12 năm, chương trình tiếng Cơ-tu thực sự là một kênh thông tin thiết yếu, bổ ích cho công đồng dân tộc Cơ-tu và các tộc người ở dải Trường Sơn. Về chuyên môn, đây là một trong những chương trình hàng đầu của VOV4, từng giành được nhiều giải thưởng cao trong các Liên hoan phát thanh,...



Cái nợ,

Ấy là món nợ ân tình,...của tôi với mái nhà VOV Miền Trung,

Nếu không có sự đồng lòng và nỗ lực của cả tập thể VOV Miền Trung, thì tôi không thể nào hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ giám đốc của mình,.. Tôi vui mỗi khi nghĩ đến hay trở về mái nhà VOV Miền Trung và luôn cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi, chân tình của hết thảy mọi người. Riêng các PV, BTV người Cơ-tu, đều coi tôi như cha chú, như người thầy dạy nghề đầu tiên cho họ, thậm chí có đứa vui miệng gọi là "bố". 

Một điều vô cùng quan trọng, nhà báo Phạm Tấn Tư, người kế nhiệm tôi làm giám đốc từ đó đến nay, đã biết cách lãnh đạo cơ quan ngày một phát triển, lớn mạnh hơn trước cả về số lượng, chất lượng tin bài và các giải thưởng cao về báo chí hàng năm. 



Sau khi rời VOV Miền Trung về Hà Nội, tôi đảm nhiệm trọng trách ở Văn phòng, Ban Tổ chúc cán bộ và Liên chị hội nhà báo, tôi thường xuyên phối hợp với VOV Miền Trung và các cơ quan thường trú khu vực khác tổ chức nhiều hoạt động nghiệp vụ, trong đó có việc xây dựng mạng lưới CTV. Có ai đó, đùa rằng, tôi hay ưu ái VOV Miền Trung, tôi nghĩ, nếu có thì cũng không có gì lạ ?!,...

Bời cái nợ ân tình, thì chẳng bao giờ trả hết....










































Nhận xét