Gặp gỡ ở Côn Sơn, mùa xuân năm 2020 ( Trịnh Bá Ninh, sơ mi trắng, chính giữa )
@@@
1.
Căn phòng ấy
rộng vừa 9 m2, ở khu tập thể P16 Thụy Khuê, Hà Nội. Nó thuộc quyền quản lý của
Bộ Nông nghiệp tồn tại từ hơn ba chục năm trước. Vậy đâu phải là quá vãng “ngày
xưa”, nhưng tôi vẫn gọi thế, là bởi, cái quá khứ ấy, đáng xem như chuyện
của ngày xưa !...
Căn phòng rộng vừa 9
m2 ấy là nơi ở nhà báo Trịnh Bá Ninh.
Về nhà báo Trịnh Bá Ninh, tôi đã nhiều lần nhắc đến tên anh,
trong những câu chuyện của tôi. Thiết tưởng, cũng nên nhắc lại đôi chút, để bạn
đọc lưu tâm nhà báo nổi tiếng này. Nguyên là, nhóm ba người, nhà thơ Trần Đăng
Khoa, nhà báo Trịnh Bá Ninh, và tôi, là bạn học thời phổ thông với nhau, lứa
học cấp 3 thời cuối cùng của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ (1972-1975). Trần
Đăng Khoa và Trịnh Bá Ninh cùng học ở Trưởng cấp 3 Nam Sách (Hải Dương),
cho đến khi, được tập trung về Trường cấp 3 Hồng Quang, thị xã Hải Dương (cũ)
để luyện thi, kỳ thi học sinh giỏi Văn lớp 10 (hệ 10/10) toàn miền Bắc (tháng
4.1975), thì có thêm tôi, và Việt An (Nguyễn Xuân Sinh), cùng một số
người khác nữa. Sau này, thân thành nhóm riêng với nhau cho đến giờ, chỉ có 4
người (Trần Đăng Khoa-Trịnh Bá Ninh-Nguyễn
Trở lại câu chuyện căn phòng 9 m2 ở khu tập
thể Bộ Nông nghiệp P16 Thụy Khuê, chỗ chiu ra chiu vào của nhà báo Trịnh Bá
Ninh. Số là, sau khi chia tay nhau ở Đội tuyển học sinh giỏi văn lớp 10 của
tỉnh Hải Hưng (cũ), Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngay, còn lại chúng tôi trở
về trưởng mình, ôn thi tốt nghiệp, đúng vào những ngày tháng hào hùng của Chiến
dịch Hồ Chí Minh, tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đại
thắng mùa xuân 1975. Tôi và Trịnh Bá Ninh học Đại học Nông nghiệp, Việt An theo
học chuyên ngành Điện. Khi tốt nghiệp, tôi nhận quyết định vào tỉnh An Giang
công tác, Việt An thì nhập ngũ và được điều vào đơn vị phụ trách điện của sân
bay quân sự Tân Sơn Nhất, riêng Trịnh Bá Ninh được tuyển dụng về công tác ở Báo
Nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp) và trở thành người làm báo chuyên
nghiệp rất sớm. Còn Trần Đăng Khoa thì vẫn mải miết việc quân, chuyển tiếp qua
nhiều đơn vị, cả khi theo chân các đơn vị quân đội tham gia chiến dịch biên
giới Tây
Vậy là, những tháng năm ấy, trụ lại thủ
đô và công việc tương đối ổn định là Trịnh Bá Ninh, còn ba chúng tôi đều phiêu
dạt phương xa. Và đương nhiên, Trịnh Bá Ninh trở thành một cây cọc đóng trụ, để
ba chúng tôi và một số bạn bè khác nữa tìm đến, mỗi khi về Hà Nội.
Để có được căn phòng riêng vừa 9 m2 đó,
Trịnh Bá Ninh cũng khá vất vả về chỗ ăn ở. Ngày ấy, khó khăn mọi bề, ăn thiếu,
mặc thiếu, nhưng khổ nhất là ở thiếu. Khu tập thể dành cho cán bộ nhân viên các
bộ ngành trung ương ở Hà Nội rất ít, nên nhiều người không có nhà riêng, hoặc
gia đình ở Hà Nội, thì ở tập trung vài ba người một tại khu tập thể cơ quan.
Vẫn không đủ, nhiều người ở luôn phòng làm việc, đêm nằm bàn cơ quan. Trịnh Bá
Ninh cũng vậy, anh ở luôn tại Tòa soạn báo ở cơ quan Bộ, số 5 Ngọc Hà. Một thời
gian, anh được về tá túc chung trong một căn phòng rộng chừng gần ba chục m2
trên tầng 2 khu P16 Thụy Khuê, với hai nhà báo đàn anh là ông A và anh T. Đang
nằm bàn cơ quan, được như vậy, với Trịnh Bá Ninh là hạnh phúc lắm rồi… Ở căn
phòng chung rộng rãi, nhưng đâu được thoải mái, vì ở chung mấy người, thêm nữa,
ông A rất khó tính, hay càu nhàu và dạy bảo “Các cậu trẻ, phai thế này…thế
nọ”… Chỉ vào chủ nhật, ông A về thắm gia đình ở Hưng Yên, còn anh T thì
thăm vợ con đâu như Bắc Ninh, thì cánh bạn bè của Trịnh Bá Ninh mới kéo đến đấy
bày vẽ nấu nướng, ăn uống, nhưng chiều là phải dọn dẹp sạch sẽ tinh tươm. Cứ
thế một thời gian, Trịnh Bá Ninh chuẩn bị cưới vợ, là cô M, một nhân viên hành
chính của Tòa soạn, sau một hồi dàn xếp, căn phòng chung ấy được ngăn bằng vách
cót ép thành hai phần, vừa 9 m2 phía đầu hổi, có cử đi riêng cho đôi vợ chồng
sắp cưới, còn lại phần rộng gấp đôi hai người A và T ở chung. Ôi thật hạnh phúc
xiết bao. Chỉ 9 m2 riêng tư, ấy là niềm mơ ước của nhiều người ở vào thời ấy
rồi.
Cũng cần phải thêm đôi chút về gốc rễ của
khu nhà P16 Thụy Khuê này. Đây là một khu rất rộng, bên số chẵn đường Thụy
Khuê, tức là về phía Hồ Tây. Cổng chính vào, chia ra làm 2 khu, bên phải là dãy
Nhà khách của Bộ Nông nghiệp, 3 tầng, khá khang trang, còn bên phải là khu tập
thể của Bộ. Cùng là kiến trúc kiểu Pháp và từ thời Pháp, song khu nhà khách là
kiến trúc nhà ở, còn khu tập thể bên trái chỉ có 2 tầng, tầng trệt nguyên là
chuồng nuôi ngựa, còn tầng trên là nhà ở cho những người chăn nuôi ngựa. Thời
Tây, đầu thế kỷ 20, chính phủ bảo hộ Pháp đóng ở khu Quảng trường Ba Đình, nên
P16 Thụy Khuê, chính là Trại ngựa phục vụ cho các quan Tây. Sau này, khi Bộ
Nông nghiệp đóng trụ sở ở số 5 Ngọc Hà, kế bên Bách Thảo, nên lấy toàn bộ khu
P16 Thụy Khuê làm Nhà khach và khu tập thể cho Bộ mình.
Cơ ngơi vừa 9
m2, ấy là cơ đồ giang sơn của nhà báo Trịnh Bá Ninh, nếu chỉ riêng vợ chồng anh
ở với nhau thì đâu có gì đáng nói. Cái chính, đây là nơi đi lại, tá túc của
không biết bao nhiêu người thân và quen biết với cặp vợ chồng này. Họ hàng anh
em ruột thịt thì đủ hai bên quê, nhà Trịnh Bá Ninh ở Nam Sách (Hải Dương),
nhà M ở Ứng Hòa (Hà Tây); bạn bè của Ninh thì có tôi, nhà Trần Đăng
Khoa, nhà báo Nguyễn Sỹ Bình, và nhiều bạn bè cùng lớp với anh hồi Đại học Nông
nghiệp … thêm bạn bè của M cũng lắm. Có những ngày cao điểm, căn phòng 9 ấy (9
mét vuông), người ngủ đêm, trên giường dưới nền vừa đúng 9 người, bình quân
mặt bằng, 1 người/1 m2, và để bớt ngột ngạt, đủ dưỡng khí cho từng ấy con người
hít thở, cửa ra vào mở toang. Mở của như vậy, hoàn toàn yên tâm, không sợ trộm,
bời vì, khu P16 an ninh tốt, nếu có trộm vào nhà, kiểu gì cũng đụng chạm vào
người, và cuối cùng, trộm có khéo đến mức không đụng chạm vào ai thì trong nhà
cũng chẳng có gì mà lấy... Có vê hài hước, nhưng sự thực là vậy...
Nhân
sự thưởng xuyên hay thi thoảng tá túc căn phòng 9 của vợ chồng nhà báo Trịnh Bá
Ninh cũng đáng nể lắm. Nổi tiếng và đáng nể nhất là nhà thơ thần đồng Trần Đăng
Khoa. Cặp đôi bạn bè Nình-Khoa có chút đặc biệt thân tình hơn người khác chút,
ở chỗ, cùng quê Nam Sách (Hải Dương); cùng học Trưởng cấp 3 Nam Sách (tuy
khác lớp); và cùng Đội tuyển học sinh giỏi Văn tình Hải Hưng (cũ)
thi Kỳ thi học sinh giỏi lớp 10 (hệ 10/10) toàn miền Bắc (tháng
4.1975). Trần Đăng Khoa vốn nổi tiếng, anh quan hệ rộng và có khá nhiều
người quen ở Hà Nội, và thế, anh có nhiều nơi chốn để lui tới, mỗi khi anh về
Hà Nội, tuy nhiên, đến đâu thì anh cũng phải giữ kẽ, thậm chí, phải diễn chút,
song khi về căn phòng 9 ấy, anh hoàn toàn tự do, tự nhiên như anh là chủ vậy,
ăn uống, ngả ngốn, kềnh cang, buôn chuyện, "hồn nhiên như cô tiên"...
Vi thế, mà có cả một quàng thời gian dài, dù là đi chiến trường C, dù vê Hải
Quân, hay sau này đi học tại Đại học Gorky (Liên Xô), thì mỗi khi đặt chân về
Hà Nội, căn phòng 9 của Trịnh Bá Ninh cũng coi như "giang sơn" của
Trần Đăng Khoa vậy.
Lui tới đây thường xuyên, cũng phải kể đến, nhà báo Nguyễn Sĩ Bình (nguyên
Phó Cơ quan đại diện báo Quân Đội nhân dân tại Tp. Hồ Chí Minh, vốn quen biết
với tôi và Trịnh Bá Ninh từ thời cùng học ở Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội).
Cùng ở báo Quân Đội nhân dân, hay lui tới căn phòng 9 ấy, có nhà thơ Mai Nam
Thắng và Nguyễn Đình Xuân. Với Nguyễn Đình Xuân, khi mới về nhận công tác tại
Báo QĐND và tập tọng làm thơ, vốn quê Nam Sách với Trịnh Bá Ninh, vào cuối tuần
Nguyễn Đình Xuân thường đến căn phòng 9, chuyện thơ phú, gửi bài cộng tác, rồi
lân la làm quen với cô con gái mới lớn xinh xắn của vị hàng xóm chung vách với
căn phòng 9, và trở thành con rể của vị hàng xóm này. Nói vui, thật "lãi mẹ đẻ lãi con"...
Ngày ấy, những chàng trai chưa vợ, nói chung, đều ước muốn có được một tổ
ấm bé nhỏ như thế, vậy nên, lui tới đây, để có được một chút cảm giác yên ổn,
ấm áp gia đình. Những Trần Đăng Khoa, Mai Nam Thắng, Nguyễn Đình Xuân và tôi là
khách thường xuyên của căn phòng này. Và đã là khách, thì cơm nước, rượu chè,
thậm chí ngủ lại là chuyện thường. Vợ chống công chức, lương ba cọc ba đồng của
thời bao cấp, lo đủ ăn đã vất vả rồi, lại thêm đám khách thường xuyên không mời
mà đến như cánh anh em bạn bè độc thân chúng tôi, không lo sao được. Ấy vậy mà,
Trịnh Bá Ninh xem như không có gì, còn Mai, vợ anh, thì lúc nào cũng tươi như
hoa, có khách đến nhà là quý... Cỡm bữa, ngoài rau dưa, có hai món thường trực,
ấy là lạc rang và đậu rán. Lạc rang, nghề nông nghiệp, xem như món "nhà
giồng được". Gọi vậy cho vui, chứ thực ra, để có lạc, Mai phải nhận lạc củ
về bóc vỏ, trả nhân, phần dôi ra thì để làm thực phẩm chính. Tiện cái, lạc nhân
để cả vỏ lụa rang mặn để ăn cơm, còn khi có khách, lạc nhân rang lên, thề là có
đồ nhắm, đưa cay đôi ba chén rượu quốc lủi. Thi thoảng, có trứng và cá. Cá mua
tem phiếu, toàn cá biển, cá nục ướp là nhất rồi, còn lại toàn cá đồng tiên,
thân mỏng toàn xương, nhưng kho nồi áp xuất, nhừ xương, chịu khó nhai kỹ, cũng
bùi và ngon đáo để. Đại loại vậy. Gần như bữa cơm tối nào, nhà cũng có khách.
Sau này, để thêm thắt thu nhập, Mai nuôi gà công nghiệp, và thế, Ninh lại phải
vận dụng mối quan hệ, nhờ cậy, mua được ít cám gà. Đã có lần, thức ăn cho gà
hết, Ninh bận đi công tác, nhờ tôi cầm giấy giới thiệu đi nhận cám gà thay
anh...
Những năm tháng ấy, thiếu thốn và nghèo, nhưng mà vui, thứ giàu có nhất,
là tình người. Tôi là người qua lại và tá túc ở đấy nhiều nhất, nên thấu hiểu
điều đó. Thời kỳ tôi còn công tác ở Bảy Núi, An Giang, hầu như năm nào cùng đi
phép, qua lại đây thường xuyên. Không những tá túc, ăn nhờ ở đậu nơi căn phòng
9 ấy, Trịnh Bá Ninh còn động viên và giúp tôi viết bài cộng tác các báo, anh
còn đưa tôi đi gặp gỡ, làm quen với một số nhà báo, nhà văn đã thành danh, đặng
đưa tôi vào bầu không khí báo chí, văn chương để tôi lấy đó mà cố gắng, không
bỏ cuộc. Kể cả khi tôi đã xin được về Đài Tiếng nói Việt
Cùng hay qua lại căn phòng 9 ấy, còn có Nguyễn Tuấn Phong (hiện là Phó
trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương), rồi PSG.Ts Nguyễn Hữu Sơn (Phó viện
trưởng Viện Văn học Việt Nam), PGS. Ts Trịnh Bá Đĩnh (Viện Văn học VN), anh
ruột của Trịnh Bá Ninh. Ngoài ra, tôi còn loàng thoáng gặp những người yêu văn
chương, tập tọng viết lách lai vãng ở căn phòng này, mà sau này họ đều trờ
thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như
Đặng Vương Hưng, Nguyễn Thanh Vân... Giờ
đây, mỗi khi chúng tôi ngồi với nhau, lúc trà dư tửu hậu, khi nhiều người đã
thành danh và cao tuổi cả rồi, hay nhắc lại "chuyện ngày xưa" thì hầu
như, chuyện về căn phòng 9m2 ở P16 Thụy Khuê ấy luôn là trung tâm của mọi cầu
chuyện. Tôi biết, còn có một vài người, ngày ấy, khi họ mới tập tọng báo chí,
văn chương, nhưng ở tỉnh lẻ, mỗi khi về thủ đô, cũng ghé thăm và tá túc nơi căn
phòng đó, nhưng sau này, đã thành danh, giàu có ở Hà Nội, họ đã quên chuyện về
căn phòng 9 m2 ở P16 Thụy Khuê, và lẽ dĩ nhiên, cũng "quên" cả chủ nhân của nó. Chuyện đời là vậy, chẳng trách mà
làm gì, nhưng chạnh buồn!... Có lần, chỉ hai người với nhau, tôi nhắc đến vài
cái tên đó, Trịnh Bá Ninh phảy tay, cười bảo: "Ông vẫn còn nhớ à? Tôi thì quên lâu rồi ông ơi... Nhớ chả để làm gì...".
Ừ, cứ quên như vậy mà lại hay!...
Có một chuyện, anh bạn Việt An định cư ở thành phố Hổ Chí Minh, không
biết đã từng ghé căn phòng 9 ấy chưa, hay chỉ nghe kể, cứ đùa rằng: "Căn
phòng như vậy, lúc nào cũng đông người tá túc, thế mà không hiểu vợ chồng nhà
này, loay hoay thế nào vẫn đẻ được cậu con trai bụ mẫm, khỏe mạnh". Là đùa
vui, nghĩ cũng thấy hay hay, cu cậu bụ mẫm ấy, nay đã là tiến sĩ dược học đang
làm việc ở Mỹ, và nghe đâu, đề tài nghiên cứu khoa học mà cậu ta tham gia là
thuốc chữa HIV.
Căn
phòng 9 m2 ấy, dường như ám ảnh và theo đuổi Trịnh Bá Ninh mãi, bởi sau dăm,
bảy năm ở đây, anh đổi nhà, chuyển nhượng lại cho một cặp vợ chồng già hưu trí,
mua một căn hộ khác nằm sâu tận cùng một ngõ hẹp tối om ở phố Nguyễn Khuyến, và
thật trùng hợp, căn hộ này diện tích mặt bằng cũng chừng 9 m2 thôi, nhưng bù
lại, nó được chồng 3 tầng, vị chi tổng diện tích dưới ba chục mét vuông... Lại
thêm một lần chuyển đổi nữa, nhà mới rộng. Nhưng khi nhà rộng, lại chỉ có hai
vợ chồng hưu với nhau, bởi cả hai đứa con cùng nghiên cứu và du học ở Mỹ. Thêm
nữa nhà rộng thì khách lại thưa, bởi vì giờ đây, bạn bè, người thân, ai cũng có
nhà cửa và gia đình riêng của mình. Thu xếp mãi, may ra, năm chỉ một đôi lần
đến nhà nhau ăn cơm... Ăn uống, tiệc tùng gì thì mời nhau ra quán...
Căn phòng 9 m2 ở P16 Thụy Khuê, cùng với những vị khách không mời mà đến
ngày ấy, đã là quá khứ. Dù chưa lâu, song xem như đã thành chuyện cổ tích
!?...
2.
Tự
thân yêu văn chương, lại là người làm báo, thậm chí có hơn hai chục năm làm
quản lý báo chí, và bạn bè lui tới, vây quanh toàn là dân văn chương cả, chẳng
lẽ, Trịnh Bá Ninh không viết lách gì, là nói riêng về khía cạnh văn chương mà
thôi ?
Nói
như vậy, là vì mọi người chưa từng thấy Trịnh Bá Ninh công bố tác phẩm văn học
nào của mình, hay như, bạn bè bàn luận gì về một tác phẩm văn chương nào của
anh...
Ngay
từ năm 1975, khi mấy đứa chúng tôi ở Lớp Bồi dưỡng học sinh giỏi văn của tỉnh
Hải Hưng (Trần Đăng Khoa, Nguyễn Chu
Nhạc, Nguyễn Việt An và Trịnh Bá Ninh) hay chuyện trò về văn chương với
nhau, đọc cho nhau nghe những sáng tác mới của mình, Trịnh Bá Ninh, ngoài việc
thuộc khá nhiều thơ của Chế Lan Viên, Tố Hữu, Huy Cận, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ,
Xuân Quỳnh ... thì anh còn đọc thơ của mình. Giờ tôi còn nhớ, ngày ấy, anh có
bài thơ Viên gạch ra lò mà Trần Đăng
Khoa rất khen bởi ý tứ hay. Được biết, sau đó bài thơ này của Trịnh Bá Ninh
được lựa chọn vào Tuyển tập thơ của
tỉnh Hài Hưng (cũ). Hồi đó, như thế là vinh dự lắm rồi. Sau này, trừ Trần Đăng
Khoa đã thành danh, nổi tiếng thế giới, vào bộ đội và theo duổi sự nghiệp sáng
tác văn học, thì mấy đứa chúng tôi chẳng ai theo học chuyên ngành về văn học
cả, mà toàn học chuyên ngành kỹ thuật, Nguyễn Việt An học Cơ điện, tôi và Trịnh
Bá Ninh học Nông nghiệp, nên có yêu văn chương đi chăng nữa thì cũng chỉ sáng
tác nhì nhằng cho vui thôi.
Ngay
từ thời học sinh, sinh viên, Trịnh Bá Ninh đã thích thơ mang tính triết lý, đấy
cũng là lý do để thấy, anh yêu thích thơ Chế Lan Viên hơn thơ Xuân Diệu, Huy
Cận, Tố Hữu. Nhiều bài thơ của Chế Lan Viên dài, có tính triết luận, khó đọc,
khó nhớ, vậy mà Trịnh Bá Ninh thuộc lòng, đọc vanh vách. Ngày ấy, các nhà thơ
trẻ mới nổi như Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Hoàng
Nhuận Cầm ... thì Trịnh Bá Nình cũng thích và thuộc khá nhiều bài, nhiều câu
thơ hay của nhứng nhà thơ này. Có cảm giác, Trịnh Bá Ninh thích tính triết lý
trong thơ, song không phải sự triết lý khô cứng hay trúc trắc, mà phải ẩn giấu
trong những câu thơ giàu hình ảnh, sự liên tưởng và nhạc điệu...
Yêu
thơ, nhưng sớm bước vào nghề báo, ngay từ khi tốt nhiệp đại học, năm 1981,
Trịnh Bá Ninh đã về đầu quân cho tờ báo của Bộ Nông nghiệp, nên anh phải làm
công việc của một phóng viên, nghĩa chuyên viết về tài nông nghiệp, nông dân và
nông thôn (Tam nông). Có lẽ, một tâm
hồn nhạy cảm, yêu thơ và công việc làm báo đã pha trộn, kết hợp lại trong anh,
để Trịnh Bá Ninh chọn một thể loại nửa văn nửa báo, ấy là bút ký và ghi chép.
Anh tỏ ra rất mạnh về thể loại này. Chính vì thế, Trịnh Bá Ninh đã vài lần đoạt
giải cao cuộc thi bút ký do Báo Văn nghệ, bào Tiền phong và Đài Tiếng nói Việt
Quan
trọng hơn, cho đến thời điểm này, tờ báo mà Trịnh Bá Ninh từng có 23 năm làm
Phó Tổng biên tập phụ trách nội dung, và ông cũng đã về nghỉ hưu dăm năm nay,
đã có một ê-kóp lãnh đạo mới thay thế, trẻ hơn, tràn đầy nhiệt huyết, thì họ
đều là những phóng viên thuộc cấp của Trịnh Bá Ninh, được ông dìu dắt một
thời.... Sự ảnh hưởng của ông là rất hớn, có lẽ vậy, mà hiện nay, tờ báo này
vẫn mang dáng dấp phong cách làm báo của ông,...
Nghỉ quản lý, Trịnh Bá
Ninh không làm báo viết nữa. Ông chuyển sang làm báo hình, tham gia hội đồng tư
vấn, thẩm định chương trình cho vài công ty truyền thông, và lên sóng giữ mực
cho một kênh truyền hình. Lâu lâu, nhân nha đăng bài thơ trân trang cá nhân
Facebook của mình...
Tôi biết, nhiều năm nay,
Trịnh Bá Ninh vẫn làm thơ, song ông không công bó trên báo chí hay xuất bản
thành tập. Những bài thơ đó, vẫn năm đâu đó trong sổ tay, liwi trữ của bàn bè.
Hoặc tháng, khi vui buồn lúc trà dư tửu hậu cùng mọi người, ông đọc ra như một
sự trải lòng,...
Một số bài thơ của Trịnh Bá Ninh:
Tuổi
hai mươi hãy yêu đi đừng đợi,
Trái cây rơi gõ xuống mặt thềm
Gõ vào tuổi hai mươi, hãy yêu đi, đừng đợi
Bạn đã yêu ở tuổi hai mươi. Khát khao, sôi
nổi.
Ở tuổi hai mươi, nhìn vào mắt người con gái
Ngọn lửa cháy lên thành tiếng gọi
Tuổi hai mươi. Hãy yêu đi. Đừng đợi.
Và bạn đã yêu với cả cuộc đời mình.
Tuổi hai mươi trong lành như tia nắng ban mai
Mỏng mềm như chiếc lá mùa xuân
Và tình yêu như cơn gió thổi dọc cánh đồng.
Tuổi hai mươi, hãy yêu đi, đừng đợi
Lần đầu bạn yêu và thất vọng
Người con gái quay lưng với tình yêu tuổi hai
mươi của bạn
Bạn chưa biết lo toan và gánh vác cuộc đời
Chỉ biết khát khao yêu đến vụng về ở cái tuổi
hai mươi.
(1977)
Lời
dặn bạn lúc chia xa
Tất cả sẽ lùi xa, bạn ơi
Những câu hỏi chẳng bao giờ mình hỏi
Để day dứt người đi,
và cả người ở lại,
Vẫn những cơn gió vô tình ấm áp suốt đời ta.
Sẽ chẳng có gì níu lại nữa, bạn ơi
Lá cây rụng trả màu vàng cho đất
Ngôi sao lặn cho bình minh tỉnh giấc
( Nhưng có cái mất đi chẳng để lại chút gì ).
Bạn chẳng giữ trong lòng những sắc màu lóng lánh lúc ra đi,
Hạt giống vỏ dày nhiều năm mới mọc
Chùm quả trái mùa dẫu nhiều vị chát
Mình vẫn nếm say sưa như chưa có bao giờ.
Đấy là những điều,
mình nói lúc chia xa.
(1981)
Dặn
con,
Còn mình con trong ngôi nhà vắng
Nhớ khóc to lên cho nỗi sợ bốc hơi
Sẽ thấy bà tiên của muôn đời
Với đôi cánh diệu kỳ bà che chở con,
bay qua những vương triều vàng son và tàn lụi
Nơi những chiếc bánh ngọt là của phù thủy
Và bình nước lã sẽ biến một ông già ăn xin trên
đường
thành người xoa dịu nỗi đau
Nhưng không thấy bóng hình mẹ cha đâu
Sáng: dậy sớm mang theo " cặp lồng "
Chiều: tính nhẩm tháng thừa hay thiếu.
Bạn bè cha đi qua chiến tranh
Đã bội thực vì món ăn cổ tích
( Sắc đẹp là yêu tinh
Rách rưới là thiên thần )
Cứ tin thế, những người không về nữa
Nhoi nhói cỏ sắc dưới chân
Những trái tim vùi trong đất đen
Không gõ nhịp vào tương lai
Để làm thành cổ tích.
(2. 1989)
Mẹ ( Tâm sự Thị
Màu )
Cha con là ai ?
Cha con làm gì ?
Câu hỏi ấy mẹ mang vào ruột đất
Một mình con ngơ ngác
Trước bụi tre ngà đang nghiến răng.
Mẹ ơi !
Con không muốn sinh ra dưới dấu chân thiên thần
Để một ngày kia ôm ngựa sắt
Bay lên trời
Xa mẹ.
(6.1990)
Vô đề,
Ta trở về đông
đã cuối mùa đi
Xuân mới
chớm bến chiều quê hoang vắng
Gió vẫn
thổi , hàng tre gà gật ngủ
Hoàng hôn đời buông xuống một đò trăng.
(07.2.2020)
Côn Sơn cảm tác,
Gió mơ hồ vuốt năm tháng xa xăm
Vườn cổ tích chúng mình 16 tuổi
Xin gửi lại ngây ngô cho lầm đường lạc lối
Côn Sơn chiều chớp mắt 45 năm
Bàn cờ Tiên tượng đá vẫn trầm ngâm
Ai dám bước những nước cờ uyên ảo
Ai biết được cờ tàn trong giông bão
Những phận người ngụp lặn Lục Đầu Giang
(01/3/2020)
Thu
I
Ăm ắp hương mùa Thu
Tím tràn qua ô cửa
Em của thời rất xa
Không về ngày xưa nữa
Dù anh còn ngọn lửa
Cháy vụn trời heo may
II
Ta đuổi bắt trong vườn Thu miên ảo
Quả chín căng nứt áo lá giao mùa
Sương khói dệt mắt mùa Thu trong mắt
Quãng nắng trầm âm mãi phím đàn xưa
III
Không còn nữa đoàn thuyền bẹ chuối
Cánh buồm xanh khát gió trước ao nhà
Ta từng nhốt mùa Thu trong tre trúc
Nhưng sáo diều vẫn giăng mắc đồng xa.
Gửi mùa hạ,
Thôi cứ mặc cho mùa hè xõa nắng
Cỏ vẫn xanh ngây dại trước hiên nhà
Không son phấn, mặt thời gian bạc phếch
Ký ức ngập ngừng , ký ức xót xa
Mùa hè ấy, mùa hè kỳ lạ quá
Trái cây rơi lõm mái rạ quê nghèo
Cá quẫy ao vỡ trăng non mùa hạ
Những mảnh vàng âu yếm với rong rêu
Sao nhanh thế. Mùa hè đi. Nhanh thế
Phượng còn kia rắc đỏ ngã ba đường
Đừng có hỏi vì sao ta níu giữ
Dòng sông nào giờ cũng hóa sông Tương
Rừng Linh hương,
Anh cô đặc thời gian rồi chắt ra chậm rãi
Sợ tan đi trong dòng chảy hư hình
Ép chặt buồn đau mỏng như trang giấy trắng
Lặng lẽ viết lên tao tác cuộc đời mình
Cuối trời kia rừng Linh Hương xoã tóc
Trắng ngập ngừng qua lối Hạ sang Thu
Hăm hở đến phủ lên mùa Đông giá
Một trời Linh Hương xanh, xanh đến thẫn thờ
Đừng theo dấu em cánh buồm nâu ra biển
Cánh buồm nâu trong giông bão phai màu
Cứ ngược nắng, ngược chiều gió thổi
Sẽ gặp hương mùa thuở mới quen nhau.
Cây trái – Đời người,
(Tuần đầu cha đi xa )
Khăn tang trắng, cây xôn xao mùa nắng
Mảnh nhỏ vườn hoang chim chẳng bay về
Mùi mít chín theo chân người khuất bóng
Người xa thật rồi khuyết một mảnh hồn quê
Đêm không ngủ nghe xoài rụng trái
Thậm thịch vu vơ như bước chân người
Tiếng tắc lưỡi của thạch sùng đêm vắng
Nhịp nhịp thời gian quay bánh luân hồi
Đêm không ngủ, hương đèn không ngủ
Cành phan đu đưa ảo ảnh mơ hồ
Trăng đỏ thẫm đúng một mùa Trăng máu
Tưới cây vườn đẫm một sắc tiễn đưa
Rằm tháng Tư, Tân sửu.
Có một ngày,
(Viết cho một nhà báo quên 21/6)
Có một ngày đã gợi nhớ một ngày
Mây trắng quá, trời sâu thăm thẳm quá
Mây lãng đãng hồn thơ Lưu Quang Vũ
" Thơ tôi là mây trắng của đời tôi"
Thơ của đời anh, mây của một thời
Trang giấy trắng, bút vạch đường " Nhân danh Công lý"
Trên cơm áo là nỗi niềm kẻ sĩ
Là thân phận dân oan vẫn đắm đuối kiếp người
Thời ấy anh ba mươi bốn mươi
Đã dám sống như những gì mình có
Không tạm ứng niềm tin, không mượn vay quá khứ
Trằn trọc bao đêm nghe sấm động chân trời...
*.**
Đừng rắc phấn vàng lên trang giấy em tôi
Mật đừng ngọt ngâm trong lời chim cú
Gian dối đã ngấm vào từng nhịp thở
Thì trái tim không đập nhịp Con Người
21/6/2021. Ngày Hạ chí
Thẩm thơ Trịnh Bá Ninh thế nào, xin được dành
bạn đọc,...
Nhận xét
Đăng nhận xét