Trịnh Tuyên, lão chăn dê xứ Thanh,

 

Chân dung nhà văn Trịnh Tuyên

@@@

     Sở dĩ tôi đùa vui gọi nhà văn Trịnh Tuyên như thế, bởi truyện ngắn Chuyện tình lão chăn dê là truyện ngắn hay, một trong ba truyện mà tôi chọn để giới thiệu cùng chân dung nhà văn trên Website của Hội Nhà văn Việt Nam (vanvn.net). Sau đó, truyện ngắn này còn được nhà văn Nguyễn Văn Thọ chọn và nhà thơ Trần Đăng Khoa, Tổng biên tâp, phê duyệt đăng ở số 2 (bộ mới) Tạp chí Nhà văn & cuộc sống, Hội Nhà văn Việt Nam.

Nếu không nhầm, đây là một trong mấy truyện ngắn khới đầu nghiệp văn của Trịnh Tuyên. Tuy xuất hiện trên văn đàn muộn nhưng Trịnh Tuyên đã nhanh chóng khẳng định mình ở thể loại truyện ngắn và chỉ trong vòng gần chục năm, ông đều đặn xuất bản 4 tập truyên ngắn, đó là Những mảnh vỡ của số phận (2012), Hang cóc thần (2014), Giấc mơ lạnh (2016), Nhớ đêm thời xa ấy (2018), và hiện chuẩn bị xuất bản tập truyện ngắn thứ 5 của mình. Trịnh Tuyên là hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa.
Mặc dù. Trịnh Tuyên viết đều cả văn và thơ, nhưng bạn văn chương và bạn bè nói chung chẳng ai gọi ông là nhà thơ cả, Phải chăng, truyện ngắn của Trịnh Tuyên nổi trội hơn thơ ông nên người ta ấn tượng một Trinh Tuyên văn? Song có lẽ, con người góc cạnh, tính cách quyết liệt, phản biện sẵc sảo, đã làm nên một Trịnh Tuyên-nhà văn?

1. Trịnh Tuyên văn,
Trịnh Tuyên chào làng văn, chào bạn đọc bằng truyện ngắn Chuyện tình lão chăn dê, và gần như lập túc, ông ghi dấu ấn, khiến bạn đọc ngoài xứ Thanh biết đến tên ông. Tôi cùng vậy. Biết Trịnh Tuyên từ những ngày đầu tham gia mạng xã hội, trang của ông trên Blog Tiếng VIệt đăng đủ thứ, nhưng phài đến khi ông đưa truyện ngắn này lên (20.3.2012), sau khi mấy tờ báo, tạp chí địa phương cùng đăng, tôi mới nhìn nhận phẩm chất nhà văn ờ Trịnh Tuyên, khiến ông khác với nhiều người cùng tham gia viết ngày ấy. Quả nhiên, truyện ngắn này nâng vị thế của Trịnh Tuyên trong con mắt của các blogger ở Blog Tiếng Việt. Giờ đây, khi duyệt bài lên trang, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Tổng biên tạp Tạp chí Nhà văn % cuộc sống , gật gù bảo: “Truyện này chằng khác gì chuyện Chí Phèo, Thị Nở thời nay”. Lẽ dĩ nhiên, với gần trăm truyện ngắn đã viết. Trịnh Tuyên còn có một số truyện ngắn khác khá chắc tay,
Hãy xem Trịnh Tuyên viết gì. Có thể thấy, các truyện của Trịnh Tuyên tập trung vào mấy mảng đề tài chính: chuyện chiến tranh và hậu chiến, chuyện về các loài vật, chuyện mang tính trinh thám, vụ án, chuyện màu sắc tâm linh, và chuyện đời sống xã hội, tình ái...
Nhìn chung, như phần đông các cây bút viết theo bản năng vốn có, khởi thủy thường chọn thủ pháp kể chuyện truyền thống, diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian, dù đan xen hồi tưởng, ký ức, với nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi), hoặc ngôi thứ ba (nó, hắn...), Trịnh Tuyrn cũng vậy. Hầu hết, các nhân vật của ông kể chuyện ở ngôi thứ nhất, số ít truyện ở ngôi thứ ba. Với thủ pháp vậy, tâc giả dễ bề điều hành nhân vật theo chủ quan của mình nên dễ nặng cảm tính hơn là theo logic của sự việc, vấn đề. Tuy nhiên, Trịnh Tuyên “bài binh bố trận” khá linh hoạt, đã biết cách thoát ra khỏi sự nhàm chán của lối kể chuyện bắng cách thay đổi kết cầu, khai mở gây sự chú ý, cài đặt chi tiết bất ngờ...
Có lẽ, chuyện chiến tranh và hậu chiến là mảng đề tài Trịnh Tuyên để tâm khai thác. Mặc dù, bản thân không nhập ngũ, không trực tiếp tham gia chuến tranh, mà là chiến sĩ công an, song cũng là lực lượng vũ trang, vả lại, ban bè, người thân của ông tham gia quân ngũ rất nhiều nên ông hiểu chuyện binh nghiệp và những vấn đề xã hội thời hậu chiến... Ở mảng đề tài này, có các truyện Nhớ thời xa ấy, Tên lính ngụy, Hồi ức một cung đường, Kẻ ném đá,...Nhưng có thể tháy, tác giả chỉ hoàn thành việc kể chuyện, các nhân vật như thiếu hồn vía nên chưa để lại dấu ấn đáng kể,
Trái ngược, màng đề tài về đời sống xã hội và tình ái là thế mạnh thực sự của Trịnh Tuyên. Ông viết như không, như kê chuyện chơi vậy thôi nhưng hầu như truyện nào cũng sống động và khá ấn tượng, mà qia đó, ông gửi gắm ý tưởng, triết lý nhân sinh, hoặc tự thân truyện toát lên giá trị nhân văn và thông diệp về cuộc sống,... Cùng với Chuyện tình lão chăn dê, ở màng đề tài này, có thể nhặt ra một số truyện chắc tay, như: Những mảnh vỡ của số phận, Giọt máu rơi, Đồng không mông quạnh, Ông kão câu cá, Cây bút máy mạ vàng, Liên, Thiếu nữ bên bãi biển chiều thu, Bà Thanh- kiu, Chuyện tình xóm núi, Nhừng mùa dưa đi qua...
Cùng màng đề tài về đời sống xã hội, Trịnh Tuyên cũng khá thành công với những truyện về tâm linh như: Cây gậy của Lý Tước, Hang cóc thần, Giấc mơ lạnh, Thần cây, Bí mạt hang cá thần, Con rắn hổ lửa trên bàn thờ tổ, Con chuột trong nhà thờ họ, Cối đá quý, Ma học trờ, Anh ơi em chết mất,...Tử những giai thoại, chuyện kể mang màu sắc dân gian tâm linh, Trịnh Tuyên sưu tầm xây dựng nên cốt truyện rồi đắp thêm da thịt phù phép thành truyện, và ở đây, quan hệ nhân-quả được ông sử dụng thành triết lý nhân sinh, Vậy nên, yếu tố tâm linh không phải là chuyện mang ra để hù ma, dọa quả báo, mà như một sự nhắc nhở về đạo lý thiện lương, về nhân nghĩa ờ đới....
Những chuyện vụ án, chuyện mang màu sắc trinh thám cũng là một điềm nhấn trong sáng tác của Trịnh Tuyên. Xuất thân ngành công an, nhiều năm là cảnh sát điều tra, Trịnh Tuyên có vốn kiến thức phong phú, óc suy đoán logic, sự nhanh nhậy của một chuyên viên phá án, nên ông khá chắc tay trong mảng đề tài này. Ở các truyện: Kể tự thú, Đánh ghen, Bóng đè, Ăn miếng trả miếng, Tiếng chó sủa đêm, ông thỏa sức tung tẩy với kinh nghiệm cảnh sát điều tra của mình. Không chỉ thế, Trịnh Tuyên viết truyện như làm án, nên để dấu ấn nghiệp vụ điều tra trong hầu hết các truyện ngắn của ông về việc cài đặt tình tiết và tiết tấu câu chuyện,...
Còn một mảng đề tài, khiến Trịnh Tuyên khác nhiều cây bút văn xuôi, ấy là về các loài vật. Để ý, các truyện của ông đều thấp thoáng bóng dáng các con vật, (hoăc cây cối, đồ vật), mà ở đó, chúng là các nhân vật phụ, có liên quan, và có tác dụng làm nổi nhân vật chính. Nhiều truyện, con vật trờ thành nhân vật chính, như: Đôi chim cu già, Sữa chó, Chó đẻ, Con mọt, Con khỉ, Con mèo tam thể, Con ngựa già, Con lợn nghĩa tình, Con gà tài nguyên, Con trâu bạc, Đốm ơi,... Ở đây, Trịnh Tuyên tỏ rõ sự hiểu biết tường tận về đặc tính sinh thái của từng loài vật, mối quan hệ đồng loại và mối quan hệ với con người. Dĩ nhiên, nói đây chết cây chỗ khác, ông mượn chuyện con vật là để nói con người, nhắn nhủ con người,..
Vậy nên, đương nhiên, có một Trịnh Tuyên-truyện ngắn,
2. Trịnh Tuyên thơ,
Cho đến thời điểm này, nhà văn Trịnh Tuyên vẫn chưa xuất bản tập thơ nào, song ông là tác giả của hàng trăm bài thơ rải rác nhiều năm qua. Dấn thâm vào nghiệp văn. Trịnh Tuyến có thế mạnh và chủ tâm theo văn xuôi, nhưng cũng như nhiều cây bút văn xuôi khác, thậm chí các lão làng (như Hà Minh Đức, Võ Huy Tâm, Đỗ Chi...), ông bị nang thơ quyên rũ và không thể làm ngơ. Thơ ông chủ yếu đăng trên mạng xã hội để bạn hữu đọc bàn chơi, hay lúc trà dư tửu hậu bình phẩm, thi thoảng gửi đăng báo này nọ,
Là cây truyện ngắn vững, khi viết, chủ đề, ý từ, bố cục, chi tiết rõ, nên sang thơ, Trịnh Tuyên cũng theo đúng cách viết truyện ngắn mà làm. Nghĩa là, lập tứ, có cốt rồi lắp câu chữ cho bài thơ nên da thịt, sao cho diên đạt được ý từ là ổn, nên đôi khi khó tránh khỏi tình trạng ngượng ép, khiên cường, Ví như:“Đừng tìm người đi cấy anh ơi/ Phía trước, phía sau, đều không rõ mặt/ Cuộc mưu sinh gần đất nhất.../ Họ sẽ nhìn anh qua khung hình tam giác/ Mặt ruộng là gương, không cần tráng ni tơ rát bạc// Âm bản đen, ống kính chổng lên trời!!!” (Người đi cấy); hay như: “Người cả tin/ Biên giới hay xê dịch/ Người tâm thần/ Biên giới bỏ ngỏ/ Người tham lam/ Tự thu hẹp biên giới/ Người cuồng tín/ Biên giới thuộc địa hạt tư duy kẻ khác/ Người thông minh/ Biên giới chôn chìm...” (Biên giới). Đây nữa: “Chúng rút ra rồi, em mới thấm đau/ Sóng cứ dào lên như là nức nở/ Có phải sông đâu mà trút vào bồi lở// Em - Biển kia mà... bạn của đại dương.../ Giấy kết hôn kia vò vứt cuối giường/ Em thuộc về anh sao để người ta cắm?/ Phút chúng khoan vào, em đau, đau lắm/ Anh - kẻ bạc tình biết đứng nhìn thôi!...” )Lời than của Biển Đông); Và đây “Bến lạnh lùng, con tim buốt sang ngang/ nước đã lạnh, lòng người còn lạnh nữa/thôi đừng khoắng thêm dòng sông tình tan vỡ/ Cho mái chèo mươn mướt những niềm đau! (Chằng còn mùa thu nữa đâu em); Rồi đây nữa: “Có anh đây rồi, em cứ vững niềm tin/ Biển là em, em thẳm xanh như biển/ Nếu chúng vắt vòi rồng, anh còn cố nhịn/ Nhưng khoan vào là anh băm xác chúng ra/ Nên chúng cứ thụt vào rồi kéo ra!” (Thơ tình cảnh sát biển)_
Đại loại, những khổ thơ, câu thơ gượng ép, cố gò theo ý tưởng như thế không hiếm trong thơ Trịnh Tuyên, Như đã nói, thơ Trinh Tuyên, hầu như bài nào cũng ý tứ rõ ràng, nhiều khi lộ ý, vấn đề là diễn đạt ra sao. Trịnh Tuyên luôn ý thức tạo sức nặng chi thơ mình, nên ông ưa triết lý, Một khi triết lý. thì năm ăn năm thua, rất có thể gượng và khô cứng, nhưng thành công thì lại được những câu thơ hay. Có thể tìm nhặt ra trong thơ Trịnh Tuyên những triết lý hay. Chẳng hạn, như: “Quên tên cây/ làm thuyền/ Tận cùng nỗi cô đơn-/ độc mộc!/ Khoét hết ruột/ Chỉ để một lần ngược thác/ bất chấp đời/ ênh đênh...” (Độc mộc); Hay như: “Chưa nở đã mang bầu thai quả/ Phận đau như gái chửa không chồng/ Buồng the nứt toác tình chưa thoả/ Cuối mùa trơ cuống với hư không.(Hoa chuối): Đây nữa: “Đêm tất niên một mình ra ngõ/ Say mèm húc phải đống rơm/ Hai kẻ cô đơn chợt tỉnh:/ Nhận ra xác những linh hồn!/ Ngươi: xác của mùa màng/ Ta: xác của thời gian/ Ngươi: Cháy lên còn chút lửa/ Ta: Một nhúm tro than..../ Ngươi đứng lù lù trước ngõ/ Ta thì lọm khọm trong nhà/ Ta buồn đắng tình thế thái/ Ngươi vui ngọt miệng trâu bò!” (Đêm tất niên): Và đây: “Nơi đây là mộ địa/ Chôn/ những mối tình đã chết từ lâu/ Đã vô duyên kiếp trước/ Mong gì gặp kiếp sau? (Nghĩa địa tình yêu) v.v...
Nếu chịu khó tòm kiếm, còn không ít những câu thơ triết lý thú vị như thế trong hàng trăm bài thơ của Trịnh Tuyên Thực lòng, tôi thích thơ Trịnh Tuyên hơn truyện của ông, bời nhìn chung, thơ ông có ý tưởng lạ, khá hàm súc, câu chữ bất ngờ. Ví như bài thơ này: “Ta lại đến điểm đầu từ điểm cuối// đường tình ngắn chẳng tày gang/ Cưới lại đi em/ Ừ! Cưới lại!/ Cơm đã nguội rồi thì đổ ra rang.../ Đêm cưới lại/ tình nồng không trở lại/ chỉ có đôi môi/ lặng ngắt/ ưu sầu!/ Đêm cưới lại/ ái ân/ không trở lại/ chỉ tiếng thì thầm thoảng trong đêm mau/ Đêm cưới lại/ chẳng còn gì trở lại/ chỉ một lần khờ dại mãi trong nhau..” .(Cưới lại); Hay như: “Nghẹn ngào khói thoảng về mây/ Run run một nén tâm đầy con dâng...” (Thăm mộ cha); “Khi anh yêu em/ Biên giới của người điên” (Biên giới); “Rằng nay đang tiết thanh minh/ Tôi đi viếng cái mộ mình mai sau...” (Tôi đi viếng mộ của tôi): “Nơi đây là mộ địa/ Dưới đáy mồ không một khúc xương/ Chôn những mối tình đã chết! “ (Nghĩa địa tình yêu) v.v...
Theo tôi, Trịnh Tuyên có một bài thơ hay, thuộc hàng hay nhất của ông, kiểu như Chuyện tình lão chăn dê trong truyện ngắn, ấy là bài Thành nhà Hồ.
“Thành xưa đổ nát, hoang tàn
Hồ vương rời bỏ ngai vàng ngự đâu(?)
Thạch long, tuế nguyệt dãi dầu
Bước chân khanh tướng công hầu vắng tanh
Sông xưa đổ mé đông thành
Mà nay đồng bãi , tươi xanh bốn mùa
Đế vương mà ngỡ trò đùa
Trẻ trâu kể mấy đời vua suy tàn .
Cho hay thành quách, ngai vàng
May ra còn lại mấy trang sách nhầu!
Có gì vĩnh cửu mãi đâu
Bao nhiêu lăng tẩm nhuốm mầu liêu hoang
Bao đời áo mão xênh xang
Mấy ai xây được ngai vàng- Lòng dân”
Hơi thơ cổ, tứ hay, câu chữ chắt lọc, phong vị trầm bi, ý nghĩa sâu sắc và giàu sức gợi, Nghe đâu, bài thơ này có câu được các nhà bình chọn lấy để treo vào bóng thơ thả lên giời một Nguyên tiêu nào đó ở Văn Miếu-Quốc tử goám. Trịnh Tuyên cũng lấy đó mà tự hào.
Đấy là sự ghi nhận về tính triết lý trong thơ Trịnh Tuyên. Song cùng vì ham triết lý mà nhiều bài thơ của ông giảm sức gợi. Thơ hay, trước tiên cần sức gợi, rồi đến ý tứ, câu chữ, nhạc điệu... Có cả thì dĩ nhiên toàn bích rồi. Thế nên, làm thơ, dụng công quá thường hỏng. Nhiều khi buâng quơ, viết chơi chơi lại được. Trịnh Tuyên có những bài thơ như vậy, Ví như ờ Chiều trên bài ngô, ông tả cảnh đồng bãi, vô tình thấy môt em nào đó đang cắt cỏ trên bãi ngô ven sông Mã, để rồi buông một câu kết lửng lơ: “Xin em đừng gánh cỏ về lối cũ/ Kẻo vương vào phiền muộn của riêng anh...” thì bài thơ sống động hẳn lên, bồng có hồn và rất gợi... Hay đâu, những câu thơ đầy ngẫu hứng thú vị như “Biển oan, sóng mãi gầm gào/ Bao nhiêu trong đục đổ vào một tôi! “ (Em); “Lời thương/ em gửi cuối nguồn/ Lời yêu/ em gửi cánh chuồn chuồn bay” (Nhà em): “Đường chiều mây nhẹ đường mây/ Đường tình tôi nặng những đày đọa tôi” (Chiều quê); “Thanh minh tôi viếng mộ tôi’Mai sau biết có ai người ghé thăm?”(Tôi viếng mộ tôi); “Một năm lửa đỏ để dành/ Đủ cho anh đốt cơm canh một ngày!” (Thơ ngày 8.3); “Tháng sáu thương phận cá trôi/ Đồng xa, nước ngập, bồng bơi ngả nào?. Con rô lách ngược mưa rào/ Con ếch nồng nỗng cầu ao đợi mồi/ Tháng sáu, em hẹn thăm tôi/ Ao sâu, nước cả, tôi ngồi câu suông!” (Tháng sáu); “Mặt trời thì ngã đằng tây/ Em thì ngã trọn vòng tay gã khờ/ Khi em ngã ngửa vào mơ/ Là tôi ngã sấp bơ phờ tóc sương” (Ngã) ...
Những câu thơ này, dẫu không đến mức “tuyệt diệu hảo từ”, thì cũng không phải là những câu thơ dễ viết dễ có !... Và như thế, tôi nghĩ,, đủ có một Trịnh Tuyên-nhà thơ!...

3. & lão chăn dê xứ Thanh,
Năm nào cũng vậy, cứ sau tết nguyên đán, độ cuối tháng hai ta, Trịnh Tuyên lại rủ tôi vô Thanh, còn nhắn là nhớ rủ thêm nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền, nhà văn Nguyễn Trọng Huân, họa sĩ Lã Minh Kính và nhạc sĩ Phạm Qiamg Hiển. Chẳng là, từ nhiều năm nay, cứ vào độ này khi tiết xuân còn chưa vãn, cánh chúng tôi thường vô xứ Thanh, dổ bộ vào nhà Trịnh Tuyên ở Cẩm Tân, Cẩm Thủy. Nhóm văn bút xứ Thanh tụ hội ở nhà Trịnh Tuyên thường có Phạm Duy Đức, Ngô Xuân Tiếu, Lê Văn Sự, Trọng Nghĩa, Đào Phan Toàn, Cao Nguyên Quyền, và Trương Thị Mầu, Ma Bích từ Bá Thước xuống, cùng vài ba người khác... Đông vui, thân mật, ấm áp tình bạn bầu văn chương.
Tôi quen và thành thân với Trịnh Tuyên từ mươi năm nay, qua mang xã hội Blog Tiếng Việt mà cư dân ở đây nôm na gọi là Xóm Lá, Lúc ấy, mạng xã hội chưa phổ biến như giờ, nên những ai tham gia Blog Tiếng Việt chí ít cũng phải biết viết lách đôi chút, nếu không phải là cây bút chuyên nghiệp. Nhóm vài chục blogger ở Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với nhau vui ;ắm, còn Trịnh Tuyên mãi vùng xa Cẩm Thủy xứ Thanh. Song Trịnh Tuyên nhanh chóng gây ấn tượng với nhóm chúng tôi, bời nhẽ, thứ nhất, các cảm nhận (comment) gây xốc, tưng tửng hoặc chọc ngoáy khó chịu, thớ nữa, các bài viết của ông, truyện ngắn hay thơ đều khá chững chạc. Phàm dân viết, ngửi văn nhau thấy được là chơi với nhau ngay. Và rồi, những chuyến Trịnh Tuyên ta Hà Nội mỗi dịp Nguyên tiêu, hay những chuyên đổ bộ của chúng tôi vào xứ Thanh kết nối và gắn bó chúng tôi.
Gặp rồi nên thân mới thấy chơi được với Trịnh Tuyên không dễ chút nào. Ông tuổi Nhâm Thìn (sinh 1952), cầm tình còn rồng, mệnh Thủy-Trường lưu thủy (nươc chảy dài), lại sống bên bờ sông Mã, nên tính cách mạnh, linh hoạt, lấn lướt,... Thiên can Nhâm cỉa tuổi Nhân Thìn, tương hợp với Đinh, mà tôi tuổi Đinh Dậu (1957) nên Trịnh Tuyên với tôi, anh em hiểu nhau, dễ chia sẻ, bổ trợ thành hòa hợp,...Có mầy yếu tố làm nên tính cách con người Trịnh Tuyên, chất nam nhi xứ Thanh điển hình, cộng cái ngất ngưởng của kẻ có chữ, pha trộn thêm sự nhanh nhậy linh hoạt của nghề cảnh sát điều tra, Thường ra, thấu hiểu và dễ cảm thông, song khi cần, sắc lẻm phân minh, nhất bét tời cùng, không ngại va chạm mất lòng, Tôi nhớ, trong một lần vào xứ Thanh, tôi cảm hứng thành thơ, bài thơ Thăm bạn xứ Thanh, mang đọc lúc tiêc vui, có câu thơ “Xứ Thanh bề bộn nước non/ người một khoảnh, đất vuông tròn một khoanh”, mọi người đều không để ý, riêng Trịnh Tuyên nhận ra ngay ý tứ. Ông khoái, khen câu thơ ấy đã khái quát được cả vùng đất và tính cách con người xứ Thanh,
Cũng có thể kể thêm vài câu chuyện nữa, đặng khắc họa đậm nét tính cách con người Trịnh Tuyên, Trong quan hệ xã hội, Trịnh Tuyên không ưa những gì ông cho là mập mờ. Thế nên, đã tùng xảy ta chuyện, tờ báo này tạp chí nọ sử dụng bài viết của ông tùy tiện, thiếu minh bạch, khiến ông bực mình, lên tiếng phản ứng. Rồi nữa, chuyện ông mời khach đến chơi nhà cùng tiếp bạn văn chương thủ đô, chuyện phiếm lấn sang lĩnh vực điều tra, ông và cậu đàn em từng là thủ trưởng cơ qian điều tra cấp huyện, nổi hứng nghê nghiệp bàn về chuyện phá án, hăng lên tranh luận, mỗi người một lý, chủ khách thành to tiếng khiến tôi và nhà thơ Trần Đăng Khoa phải can ngăn, hạ hỏa đôi bên...
Trịnh Tuyên là vậy đấy, trực tính, yêu ghét rõ ràng, Ai chơi được với ông dễ thành chí cốt. Hễ cứ nghe Trịnh Tuyên phán về một au đó “Hắn chơi được lắm” thì tôi không phải ngại, cứ yên tâm mà giao du. Chẳng thế mà, lão chăn dê xứ Thanh quy tụ được nhiều cây bút, bạn bè yêu văn chương trong vùng, thưởng xuyên gặp gỡ, đông viên, chia sẻ cùng nhau không chỉ văn chương mà cả những vui buồn cuộc sống...
Mấy năm nay, bạn văn miền tây xứ Thanh của ông cứ vơi dần. mấy người vân du về cõi hạc (Trọng Nghĩa, Phạm Duy Đức, Ma Bích), riêng ông vẫn thủng thẳng sớm trà, chiều tửu, cần mẫn kể chuyện đời,..,
Lão vẫn còn bầy dê thả chăn trên núi kia mà !...

  







Nhận xét