Nguyễn Huấn, kịch sĩ & nghề báo,...

 


Nguyễn Huấn và một ông lão người Hoa ở Phó Bảng, Đồng Băn, Hà Giang  *2007)

@@@

Chân dung Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Huấn, 

Vậy là, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Huấn đã diễn nốt vai diễn cuối cùng của mình trên sân khấu cuộc đời, ấy là sự ra đi vĩnh viễn của anh.

Tuổi 66, không phải là trẻ nhưng cũng chưa là cao, nếu biết chăm sóc sức khỏe, hoàn toàn có thể thêm mươi, mười lăm nắm nữa, Nghe nói, Nguyễn Huấn đang ;ang thang đâu đó ở Huếm rồi đột ngột ngột bị đột quỵ, đưa về quê Vụ Bản, Nam Định rồi mất vào chiều ngày mồng một tháng chín. Với bạn bè và anh em cơ quan thì là đột ngột, song thực ra, Nguyễn Huấn đã sắp đặt cho sũ ra đi vình viễn của mình từ mấy năm trước, kh anh bỏ nhà lang bạt kỳ hồ,... Sống như thế, nghĩa là anh đã chọn cho mình cách sống những năm còn lại của mình, kể cả cái chết, có điều, ngày giờ sớm muộn thế nào là chuyện thiên cơ huyền bí mà thôi,...

Cách đây khoảng 25 năm, đọ năm 1996, khi mấy chúng tôi làm việc chung phòng với nhau, tôi và Nguyễn Huấn, cùng Phamj Duy Hưng, Trần Nhật Minh. Nguyễn Thị Thu Liên là  phings viên chương trình Tạp chí  truyền thanh & Du ;ịch do nhà báo Thanh  Lịch phụ trách. Gần gũi. hay nghe Nguyễn Huấn kể chuyện đời mình, nhất là các cuộc phiêu lưu tình ái của anh,  tôi đã lấy chuyện tình của anh với một cố gái xứ dùa Bến Tre làm nguyên mẫu cho truyện ngắn “Bức tranh để lại”. Truyện in báo rồi vái sách, mọi người biết lấy ra trêu Nguyễn Huấn, anh vờ trách và còn khoái trí bịa thêm chi tiết cho ly kỳ. Cái kết của truyện ngắn ấy, nhân vật chính nôi máu giang hồ, bỏ việc đi biệt  tăm và nghe đâu bỏ mạng vì tai nạn ở một tỉnh miền Trumg.  Nguyễn Huần cười khì bảo :”Mày rủa tao nhá... cứ đợi đấy, tao sống nhăn răng cho chúng mày hay,...”. Quả là Nguyễn Huấn đã sống thêm một tứ thế kỷ, mặc dù qua mấy cơn bạo bệnh, để nối dài vai diễn cuộc đời mình. Lần này, thì anh diễn cố cho xong!...

Nguyễn Huấn quê Kim Thái, Vụ bản, Nam Định, sinh naw,1956 tuổi Bính Thân. Anh hay vui miệng khie, tuổi Con Khỉ nên theo nghiệp diễn là đúng vai đúng  số. Nghe đâu, sơ sinh, Nguyễn Huấn nặng tới 4,3 kg, là chuyện hiếm hồi ấy. Bố là công an, mẹ là cán bộ phụ nữ, thuộc thành pjaan cơ bản, nhưng anh không theo nghiệp hpcj hành mà sớm trở thành công nhaa, vì bố mất sớm. Nguyễn Huấn làm công nhân ở Khu gang thép Thái Nguyên với nghề chính là láo xe goòng chở than và quảng. Sau này, những cuộc rượy vui, anh hay đùa về thời kỳ ấy, rằng hàng ngày cứ phải cầm lái điều khiển cái đầu tàu  kép dăm toa  xe chờ đầy than, quặng chạy đi chạy lại trên một đoạn đường cố dịnh faii vài ytwm mét, không khác gì phải diên một vai kịch phụ khô cứng và nhạtphèo. Có lẽ vì chán nghề, không cam chịu, Nguyễn Huấn tìm niềm vui trong hoạt động văn nghệ quần chúng. Anh có khiếu kẻ vẽ, cắt giấy, hát hò, diễn kịch nên trờ thành hạt nhân văn nghệ quần chúng ở Khu gang thép Thép Tháo Nguyên.  Và tôi cớ hội đến, Nguyễn Huấn được đơn vị mình cử đi dự tuyển đào tạo ở Trường Sân khấu Điện ảnh trung ương. Được đào tạp chính quy ở ngôi trường danh giá tạo thủ đii, Nguyễn Huấn bắt đầu làm quen và giao di với nhiều nhân vật có tiếng trong giối nghệ thuật biểu diễn ở trung ương, nên khi  tốt nghiệp, anh không muốn quay về chốn cũ, vì như thế, nghĩa là anh chấp nhận vau diễn nhỏ, chẩng biết đến bao giờ mặt mũi mới suit tăm lên được. Nhưng không quay về cơ quan cũ, cũng đòng nghĩa với bỏ vieecjm chấp nhận cuộc sống tự do, tự lo công ăn việc làm, cơm áo gạo tiền, mà thời bao cấp, những việc ấy còn quan trọng hơn cả sự nghiệp. Thế nhung, Nguyễn Huấn vẫn dẵn sàngchấp nhận, để đi tìm vai diễn lớn cho cuộc đời mình.  Ạm bước chân vào ngưởng cửa Nhà hát Tuổi trẻ khi đó có các tên tuổi lớn là Thùy Chi, Phạm Thị Thành, Đức Trung và cùng với lứa diễn viên trẻ đầy tài năng như Lan Hương, Chí Trung, Ngọc Huyền, Minh Hằng, Anh Tú, Lê Khanhv...

Dương như, vận may chưa mìm cười với Nguyễn Huấn khi anh chỉ được giao thỉ các vai phụ, vao quần chúng, thậm chí không  có vai mà chỉ làm casv việc khiêng vác, bưng bê, kê dọn phông cảnh, kéo phông màn,..  Vài năm như thế. Nguyễn Huấn bỏ việc tại Nhà hát Tuổi trẻ,, sống dặt dẹp, tá túc nhà bạn bè, người quen, ở Hà Nội. Quãng thời gian này, Nguyễn Huấn may mắn bám được vào Đài TNBN (VOV) để theo nghiệp diễn bằng cách viết kịch bản, diễn xuất, đạo diễn kihcj truyền thanh. Những năm ấy, ngoài các chương trình như Sân khấu truyền thanh, Văn nghệ quân đội sáng chủ nhật, kể chuyện cảnh giác tối thứ bày, thì nhiều chương trình khác của Đài TNVN có chủ trương sân khấu hóa bằng các tiết mục câu chuyện truyền thanh, như Công nghiệp, Nông nghiệp, Thanh niên, Phụ nữ, Đại gia đình các dân tộc  Việt Nam,...,.. Cứ loanh quanh, đeo đuổi  với ngần ấy, nhuận bút còm nhưng đó là nguồn sống và động lực để Nguyễn Huấn theo nghiệp diễn, vingf bới đó. Nguyễn Huấn còn tham nhập vào nhóm kịch sĩ nghiệp dư công tác ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm Phạm Huỳnh Công, Nguyễn Văn Tùng, Phạm Xuân Chiến,...lấy chỗ tá túc và niềm vui làm nghề,


Nhận xét