CHUYỆN NGÀY MƯA,

 


@@@


Sáng nay trời mưa.

Mưa rả ríc như thế đã mấy ngày nay.

Đã tháng chín ta mà mưa như thể mưa ngâu,,,,

Mở máy tính làm việc mà người ngây ra chẳng biết viết gì. Chợt nhớ đến người bạn thân đang sống một mình ở quê Kinh Môn,  Hải Dương, bèn gọi điện. Anh bạn từ Sài Gòn về quê chăm mẹ già ốm liệt giường từ trước tết Nguyên đán rồi kẹt lại do giãn cách xã hội vì dịch  covid đến tận giờ,,,,

Chúng tôi nói với nhau nhiều lắm, đủ thứ chuyện. Chuyện nọ dọ chuyện kia, nhưng chung quy vẫn quanh quẩn chuyện nhà, chuyện quê huiwng bản quán và văn chương, Tiết mưa dầm dễ gợi, lại thêm chút gió mùa đem cái lạnh cuối thu đầu đông về càng khiến lò+ng người ta xao động.

Chuyện rằng, iwr xứ ta, phần đông người ra có nguồn gốc nông thôn, vi nước nông nghiệp mà, cên xái nông dâm ăn sâu bám rễ vào con người ta bền chặ tlắm, Lúc nhỏ ở quê thi cố thoát khỏi cái phận theo đít trâu, nhoi đi đây đó. Về sau thành bại ra sao cũng hướng về quê quan  tìm đất cũ lấy nơi chốề hương khói tổ tông, hoặc giả tim đấy để mai sau gửi thân già để khỏi mang tiếng  bỏ thân xác thiên hạ.Người  khá giả vinh hoa thì muốn mũ áo xe pháo mỹ áo  xênh xang về làngm,,, 

Nhớ lời cha tôi baorm đất làng tôi mang dáng con cò đứng bờ sông ngoảnh cổ lại nên người làng đi đâu rồi sau cũng tìm về quê. Nghĩ chi cùng thì cũng tâm klý ấy mà ra cả thôi.,,,

Chuyện văn  chương, thì cũng rõ cả đấy, phần lớn văn nghệ sĩ xứ mình đều nguồn gốc nông thôn, Trời cho năng khiếu cầm bút thoạt kỳ thủy  cũng lấy ký ức tuổi thơ và mang chuyện quê hương ra mà kể cho thiên hạ nghe, rồi  đó mới thoát ra để chuyện thiên hạ,...

Ngẫm  kỹ, mà phục nhà thơ Hạ Tri Chương đời Đường thật tài khi khái quát tất cả điều ấy trong bài tứ tu tuyệt bất hủ của mình:

"Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai ?"

Hiểu nôm na bài thơ là:

Khi trẻ rời quê, gia quay trở về

Chất giọng quê chưa đổi thì tóc đã điểm bạc

Đám trẻ kàng nhìn mình chẳng biết là ai,

Cười hỏi mình là khách từ đâu đến ?


Chuyện vãn, cả hai đều bùi ngùi

Bạn bảo nơi quê bạn vẫn đang mưa lạnh... Phải nấu cơm ăn dù có một mình. Mảnh vườn và  ngôi nhà cũ tuổi thơ dù nay cha mẹ đã vắng bóng. Nghe bạn lại nhớ ngôi thờ tự ở mình cũng đóng cửa im ỉm, gần nửa năm nay có về hương  khói được đâu !

Vậy mà có ai bỏ được đâu !...


Nguyễn Việt An

Khi không còn trẻ, cảm giác về quê khác nhiều lắm, so với khi còn trẻ. Mỗi lần về quê lại thấy người quen cũ vơi đi. Những người cùng thế hệ lần lượt xa quê, còn rất ít người ở làng. Có nhiều người từ khi rời ghế nhà trường đến nay, tôi chưa một lần gặp lại. Thế hệ bố, mẹ tôi vắng dần, vắng dần, đi xa về cõi vĩnh hằng. Cảm giác về quê buồn vui lẫn lộn, sum họp, mất mát đan xen. Cảm giác đó đã có trong tôi từ nhiều năm trước. "Thoáng quê xưa", là bài tôi viết trong lần về quê vào cuối mùa thu, cách nay đã nhiều năm:
Mỗi lần về lại quê xưa
Thấy người quen cũ cứ thưa vắng dần
Bông hoa cúc nở tần ngần
Sắc vàng ngơ ngác tắt dần cuối thu
Đồng xa vẳng tiếng chim gù
Chuồn kim đá nước ao tù rêu xanh
Hoe vàng một chút nắng hanh
Tiếng gà xao xác bên mành dậu thưa
Quê nghèo cháy năng bạc mưa
Mới về lại thấy như chưa được về
Cải ngồng nhuộm nắng chân đê
Thoảng hương cốm mới bay về trong mơ
Sống ở phương nam, tôi nhớ quê với những kỷ niệm ấu thơ, những nét đặc trưng của vùng quê Bắc bộ mà miền nam không có được. Bây giờ lại sắp mùa đông. Hôm qua, tôi và NCN có nói với nhau về cái rét của mùa đông xưa. Hồi xưa mùa đông rét lắm, dường như còn rét đến bây giờ. Khi ở vùng nắng ấm, tôi lại nhớ mùa đông:
Ôi cái rét muốn run từng ngọn lửa
Tôi đốt lòng nhung nhớ gọi mùa đông





@@@


Nguyen Vinh Tuyen

Đệ à… CHUYỆN NGÀY MƯA khiến Huynh ứa nước mắt về một nỗi nhớ vu vơ miền xa quê quán !
… Hà Nội sau mấy đợt dịch, sau đôi lần cách ly, giãn cách… rồi tháo khoán… ngẫm phận mình mòn sức khó vịn sự đời đặng khuyết lực xông pha tung tẩy thì chán nản cả chuyện thuốc thang dưỡng bệnh!…
Ngẫm rằng trò chơi trên Thiên Đình chắc chắn khác hẳn trò đời Hạ-Giới (?). Sắp Bốn Mươi Chín Ngày cho Mẹ Bạn (Việt An)… Rồi Ngẫm thêm nữa MẸ GiÀ của mỗi chúng ta đã lần lượt rủ nhau đi xa… xa-xôi quá Đệ ơi! Ngày Mẹ đi; tất cả chúng ta Hạ-huyệt một Thi-Thể: ĐÓ LÀ THI THỂ THỜI GIAN - còn Mẹ của Mỗi- Chúng-ta thi phía Xa-Kia… vẫn cứ đang lầm lũi, lẽo đẽo đang còn vượt sông suối leo dốc lên phía Thiên Đàng… Ngày tống chung cũng là ngày ta không được ở bên Mẹ. Người thì Sống Mãi để Ra-đi; còn ta thì ngồi lại hoặc loanh quanh bên nấm mộ thời gian…
…Có gì đó se thắt nỗi dời !









































Nhận xét