@@@
Chuyện ăn tết Ta hay tết
Tây?
Đây không phải là chuyện
mới, bởi từ dăm năm trước, có mấy vị thuộc diện người của công chúng, công khai
đặt vấn đề rằng, thay vì ăn tết Ta (tết Âm lịch, Nguyên đán cổ truyền), thì xứ
ta cũng nên ăn tết Tây (tết Dương lịch) như nhiều nước phát triển, cho tiết
kiệm mà lại phù hợp với thời đại tiên tiến. Cũng đã có nhiều ý kiến bàn luận về
vấn đề này trên các phương tiên thông tin đại chúng và mạng xã hội, bày tỏ ý
kiến của mình, đồng tình cũng có, nhưng chủ yếu là không đồng tình, thậm chí
phản đối gay gắt với đề xuất này. Khi ấy, qua ý kiến Tết cổ truyền, một giá trị
văn hóa Việt không thể thay đổi, tôi khẳng định giá trị bền vững, tiểu biểu của
tết Âm lịch trong văn hóa của người Việt.
Câu chuyện đòi thay tết cổ
truyền bằng việc ăn tết Tây, (tết Dương lịch) như các nước Âu Mỹ vẫn chưa hết.
Dĩ nhiên, để biện luận cho đề xuất của mình, các vị đã nêu ra những lý do, như
tiết kiệm về kinh tế, tăng thời gian lao động trong năm, phù hợp với các nước
phương phát triển đang ăn tết Dương lịch sẽ thuận lợi cho việc ký kết làm ăn
kinh tế … Tôi không phản đối những lợi ích mà các vị nêu ra, tuy đây mới chỉ là
suy đoán đơn thuần, và cũng chỉ ở một khía cạnh hẹp của vấn đề mà thôi.
Xin nhấn mạnh, các vị này, khi bàn chỉ
thấy được các lợi ích theo suy đoán của mình từ văn minh vật chất, mà chuẩn là
văn minh Âu Mỹ. Ở đây, vấn đề cốt yếu thuộc về văn hóa vả những lợi ích từ góc
độ văn hóa tinh thần Việt mang lại, có ý nghĩa lớn lao, sâu xa, thấm vào máu
thịt con người ta từ ngàn năm nay…
Để công bằng, trước khi nói
về văn hóa Việt trong chiếc nôi chung của hệ tư tưởng, văn hóa phương Đông, tôi
mạn phép bàn chút ít về tết Dương lịch. Các nước phương Tây, và một số nước
phát triển khác ăn tết Dương lịch, vì đây là cách tính toán và phân chia tiết đoạn
thời gian theo lịch pháp Công lịch, phù hợp với điều kiện địa lý, thiên văn, xã
hội, tôn giáo và lịch sử hình thành, đã trở thành văn hóa của họ mấy nghìn năm
rồi. Tuy nhiên, trong đời sống dân gian, ở mỗi quốc gia, người dân vẫn duy trì
tập quán ăn tết riêng của họ với quy mô lớn nhỏ, vùng miền, khu vực khác nhau.
Điều đó cho thấy, văn hóa có quá trình hình thành và mang tính bền vững. Thêm
nữa, những quốc gia ăn tết Dương lịch, phần lớn là những nước theo Công giáo
(Thiên chúa giáo), nên cùng với tết, còn có ngày lễ Giáng sinh (Noel), kết nối
thành một chuỗi sự kiện với các phong tục như cây thông Noel, ông già Tuyết
trên chiếc xe trượt do tuần lộc kéo, rồi ngày hội mua sắm (ngày thứ Sáu đen
tối) vv… Và cũng đừng nghĩ họ ăn uống đơn giản tiết kiệm đâu. Với chục ngày đến
nữa tháng nghỉ tết, đây là dịp họ thư giãn tinh thần, xả tress sau cả một năm
làm lụng, cũng tiêu pha vui chơi, chuẩn bị tinh thần cho một năm làm việc mới.
Cũng vậy, phong tục ăn tết
Nguyên đán ở xứ Việt mình, cùng các nước khác như Trung Quốc lục địa, Đài Loan,
Triều Tiên, hoặc như các nước ăn tết theo Phật giáo Tiểu thừa (Bunpimay của
Lào, Cholchnamthomay của Campuchia)… có nguồn gốc từ văn hóa tín ngưỡng của
người dân nước mình. Ở đây, nó vừa có ý nghĩa tinh thần, vừa khẳng định bản lĩnh
văn hóa của mình trước sự xâm lăng về văn hóa của văn hóa văn minh Âu Mỹ nói
chung. Nói như vậy, không có nghĩa là ta chối từ văn hóa văn minh Âu Mỹ, bởi
hiện nay đang có sự giao thoa về văn hóa và chúng ta vẫn biết tiếp nhận có chọn
lọc. Sự đa dạng về văn hóa là yếu tố vô cùng quan trọng của sự phát triển.
Chẳng thế, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) chủ
trương đẩy mạnh việc bảo tồn tính đa dạng văn hóa thế giới, hàng năm tiến hành
xét duyệt, công nhận các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại.
Sự kiện mới nhất, Nghệ thuật Xòe Thái là di sản văn hóa phi vật thể thứ 14 của
Việt Nam vừa được UNESCO ghi danh là di dản văn hóa phi vật thể đại diện nhân
loại, cùng là một nỗ lực của Việt Nam và Liên Hợp quốc nói chung.
Mở rộng, dân gian xưa nay
có câu "Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết ". Bàn thêm, nói vậy, để
thấy tầm quan trọng của tết cổ truyền và người đời có cái lý của mình... Ngày
xưa, những năm thiên tai mất mùa đói kém, nhà nào thiếu thốn, ngày giỗ cha mẹ,
ông bà, chẳng mâm cao cỗ đầy để mời mọc anh em họ hàng, thì chỉ cần đặt lên bàn
thờ bát cơm quả trứng, đĩa hoa hái ở vườn nhà, bát nước cúng, dầu đèn, còn chén
rượu có hay không cũng chẳng sao. Thắp ba nén nhang, khấn khứa là được. Ở thế
giới bên kia (nếu có), chẳng tổ tiên, ông bà cha mẹ nào lại nỡ trách cứ con
cháu mình vì cái tội nghèo. Con trẻ trong nhà cũng không vì thế oán chê cha mẹ.
Hiếu nghĩa với người âm chỉ cần thế, cốt ở yên lòng người dương kia !...
Nhưng...Tết thì lại khác. Giàu nghèo thế nào thì cũng phải cố lo cho có đủ lệ
bộ. Nghĩa là, trên bàn thờ phải có mâm ngũ quả, trong nhà phải có đôi ba chiếc
bánh chưng, khoanh giò, vại dưa nén dưa hành và đám trẻ phải có manh áo mới.
Khá khẩm hơn chút nữa thì thêm niêu cá kho, nồi thịt đông, vài đĩa chè kho thảo
quả... Thực ra, túng bấn quá mà không lo cho có đủ, hẳn tổ tiên ông bà, rồi các
bậc Táo quân thần phủ cũng đâu có trách phạt, cái chính là ở người nhà mình
kia. Nếu đem ra mà so sánh, ngày giỗ là việc riêng nhà mình, no đói thế nào chỉ
trong nhà biết, ngoài chẳng ai hay, không có gì phải ngượng, hoặc sợ mang
tiếng. Còn ngày tết, là của chung cả làng cả nước. Mà xưa nay, phàm việc gì,
chuyện gì là của chung thiên hạ, là người ta cứ phải ganh đua để giành phần hơn
!... Ý thức, tâm lý xã hội lâu dần thành phong tục, tập quán... Rồi nữa, những
phong tục, tập quán ấy lại áp chế ý thức và tâm lý xã hội. Chưa hết, nó tác
động vào thực tại xã hội, cụ thể là đời sống hằng ngày của con người, vừa gặm
nhấm vừa hối thúc...
Bởi chưng tâm lý "no
ba ngày tết...", nên mới có cái chuyện đáng lo nhất trong năm của nhà nhà,
ấy là tích cóp cho cái tết, chuẩn bị, rậm rịch sắm tết, thậm chí ngay từ giữa
năm. Còn vui ở miếng ăn ngon, đành rằng có, song chỉ là phụ. Tết xưa, với nhà
nghèo, quả là mấy ngày ấy mới có miếng giò, miếng bánh chưng mà ăn, thường ra
đâu có. Nhưng cái sự ngon nơi răng miệng đầu lưỡi chỉ là nhỏ. Cái sự cay đắng
ngọt bùi ẩn giấu trong sâu kín ý nghĩ của người lớn, của các bậc làm cha làm mẹ
kia, lúc có miếng ăn ngon vào miệng, lại ngẫm đến bao mồ hôi cực nhọc thường
ngày, làm miếng ăn nó cao hơn lên, và thêm phần ý nghĩa !...
Thời nay, tết đến, nhà nhà
có của ăn của để, chẳng mấy lo tích cóp dành để ăn tết như ngày trước. Từ thành
thị đến nông thôn, hàng hóa thượng vàng hạ cám đều có dịch vụ sẵn. Con người
lại bận mải làm ăn, đến giáp tết, tiền túi rủng rỉnh, nháo nhào đi tua nửa ngày
về là có đủ mọi thứ hàng tết. Cũng đừng nói đơn thuần, tết nhất ăn uống, mua
sắm tốn kém, bởi lao động là để phục vụ cho nhu cầu đời sống con người kia mà,
chứ đâu phải như lão già keo kiệt Grang-đê của Balzac, chỉ biết bóp mồm bóp
miệng, khoái mỗi việc dốc tiền vàng ra đếm chỉ để ngắm và nghe tiếng va chạm
leng keng của chúng. Thêm nữa, việc ăn tết theo phong tục cổ truyền, còn là dịp
để kích cầu tiêu dùng, là cơ hội để kinh doanh du lịch (du lịch nội địa và du
lịch quốc tế đến Việt
Nhân đây, xin kể một chuyện
xem như ví dự mưng chứng về phong tục và tính bến vững của tết âm lịch cổ
truyền xứ ta ở góc độ gia đình. Câu chuyện bên ngoại của tôi. Bà ngoại tôi có
hơn chục người con, dần theo năm tháng, các gia đình bên ngoại tôi phát triển,
làm ăn tứ tán, và nhà nào cũng đông con cháu. Ông ngoại tôi mất sớm, còn bà
ngoại và một cậu út sống trong khu vườn nhà của tổ tiên để lại rộng cỡ 5 sào
đất, với ngôi nhà cổ cửa bức bàn, lợp ngói ta. Chẳng biết lệ hình thành từ bao
giờ, hằng năm, vào ngày mồng 2 tết, tất cả các con cháu nội ngoại, dù sinh sống
ở đâu, hễ có điều kiện đều về, chúc thọ bà, anh chị em, con cháu gặp gỡ nhau,
ăn bữa cơm trưa mồng 2 tết. Sau này, bà ngoại tôi mất đi, thì cậu út vẫn duy
trì phong tục ấy... Cứ thế vài ba chục năm nay. Thật vui và đầm ấm, ý nghĩa;
Lâu ngày, cũng có cái mệt, cái phiền. Cậu út bèn đề xuất một cách khác, ấy là
việc tụ tập con cháu trong đại gia đình được thực hiện vào ngày mồng một tết
Dương lịch, thay vì mồng 2 tết Âm lịch, như lệ cũ. Cậu út thông báo các nhà trong
ngày giỗ bà ngoại tôi, mọi người gật gù tán thưởng. Thế nhưng, mồng 1 tết Dương
năm ấy, chỉ lèo tèo vài nhà về. Cậu út thấy buồn, cười trử vì lệ mới không
thành. Và rồi, mồng 2 tết Âm lịch năm ấy, mọi người theo thói quen cũ lại về
đông... Cậu út cười bảo, thôi, giờ cứ theo lệ cũ, mọi nhà về quê vào ngày mồng
2…
Chuyện ấy cũng đã mươi năm
nay rồi. mọi người không nhắc lại nữa, theo thói quen, mồng 2 tết Nguyên đán,
các nhà lại háo hức về quê … ./.
Nhận xét
Đăng nhận xét