Bà Vũ Thúy Nết xuân Tân Sửu (2021) tại Chùa Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên)
@@@
Những ngày đầu tháng 12, mùa đông năm nay, với tôi, có
hai sự ra đi, làm tôi suy nghĩ.
Phú Quang, nhạc sĩ tài danh, người con của Hà Nội với
những ca khúc nổi tiếng về mùa đông Hà Nội đã ngã bệnh mấy năm nay, chờ ngày về
cõi hạc. Về sự ra đi vĩnh viển của ông, báo chí và mạng xã hội nói nhiều, bày
tỏ sự tiếc thương và lòng mến mộ đối với Phú Quang cùng sự nghiệp âm nhạc của
ông. Và tôi cũng không nằm ngoài số đó. Để tỏ lòng tiếc thương ông, người ta
chỉ cần gõ smarphone của mình tên ông là có thể nghe những ca khúc hay nhất của
Phú Quang,
Còn một sự ra đi khác, lại vô cùng lặng lẽ. Ấy là bà
Vũ Thúy Nết, một người phụ nữ bình thường của phố cổ Hà thành, ở tuổi gần chín
mươi,...
Nhưng sao, sự ra đi của bà Vũ Thúy Nết lại khiến tôi
suy nghĩ nhiều ? Là bởi câu chuyện về cuộc đời bà, những gì mà tôi biết, lại
khiến người ta có thể suy ngẫm về lẽ đời, thậm chí sự được mất ở đời,...
Với tôi, tháng 10, mùa thu năm 1987, là mốc thời gian
quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời tôi. Sau gần 7 năm hành nghề kỹ sư
canh nông ở An Giang, tôi cầm quyết định tiếp nhận về công tác tại Đài Tiếng
nói Việt Nam (VOV). Cuộc đời làm báo chuyên nghiệp của tôi bắt đầu từ Phòng Tiếp dân & Xử lý thư thính giả
thuộc Ban Thính giả do nhà báo, nhà
văn Đặng Quang Tình làm trưởng ban Phòng
này do nhà báo Hoàng Đồng là Phó trưởng phòng phụ trách, còn lại 5 nữ nhân
viên, cao tuổi nhất là chị Vũ Thúy Nết, ít tuổi nhất là em gái Thu Liên. Cho
phép tôi xưng hô, gọi chị xưng em với bà Vũ Thúy Nết. người hơn tôi những 21
tuổi (bà Nết sinh năm 1936. nhưng lý lịch
cơ quan ghi năm 1937), như cách chị em xưng hô thân mật như thế từ thuở ban
đầu ấy.
Thú thật, ngày ấy, vài tuần đầu đi làm, với các chị
khác cùng phòng, tôi xưng hô chị em ngay, nhưng với chị Nết thì tôi cứ ngập
ngừng chưa biết xưng hô thế nào cho phải phép và thuận tiện về sau. Không hỏi
tuổi tuổi phụ nữ, tôi hiểu thế, nên đồ đoán chị Nết trên dưới năm chục gì đó,
nghĩa là hơn tôi hai chục tuổi, gọi cô xưng cháu cũng được mà gọi chị xưng em
cũng ổn. Tôi ngập ngừng trong cách xưng hô với chị Nết là bởi có chút tính toán
vụ lợi nảy sinh trong lòng. Quả là khi ấy, ở độ tuổi năm mươi, chị Nết có nét
đẹp đoan trang, lịch thiệp, tuowi tắn của người phụ nữ Hà Nội trong giao tiếp,
ứng xử. Tôi nhẩm bụng, người như chị Nết, nếu có con gái thì hẳn có nét xinh
như mẹ và đến tuổi cập kê. Nghĩ thân mình trai tân, ba mươi tuổi. vài mối tình
tan vỡ, và nếu như, một ngày đẹp trời nào đó, thành người thân, ví như con rể
của chị thi hay biết bao. Nếu giờ gọi là chị, ngộ nhỡ tán tỉnh con gái người ta,
đổi cách gọi chị là cô, cũng khó. Tốt nhất, biết nhà người ta có con gái thanh
tân, xung hô cô cháu cho thuận lợi. Rồi, tôi lựa chuyện dò hỏi các chị cũng
phòng biết chị Nết không con gái, chỉ có hai trai đang đọ tuổi đại học, thế nên
chẳng có câu chuyện thành rể ở đây, bèn xác định cách xưng hô chị em. Một hôm,
chị có chị Nết và tôi, ben thưa với chị: “Chị
Nết ơi, em biết chị hơn em những hai chục tuổi, đáng để em gọi bằng cô xưng
cháu... nhưng thôi, cho phép em gọi bằng chị... như thế. chị cũng trẻ hơn, mà
em thì cũng có vẻ nhớn hơn, chững chạc hơn..., được không ạ ?”. Chị Nết bảo:
“Chị đồng ý... nơi công sở mà...đồng
nghiệp, xưng hô thế là để có trên dưới, được rồi...”. Rồi chị cười tươi: “Kể từ giờ phút này, chị thấy mình trẻ ra, và
có thêm một cậu em... còn em có nhớn hơn không... là tùy ở em...”. Nghĩ câu
nói vui của chị là có hàm ý sâu xa, với chị, xưng hô thế nào không quan trọng,
mà cái chính là ở cách sống, cách con người ta ứng xử với nhau như thế nào kia,
...?
Từ ngày ấy. chị em chúng tôi trở nên thân tình, và
theo ngày tháng, tôi càng thêm yêu quý, kính trọng chị Nết, bởi tôi hiểu thêm
về cuộc đời chị, về cách chị ứng xử với con cái, người thân trong gia đình, với
bạn bè, đồng nghiệp cũ, và đặc biệt những điều chị làm, giúp đỡ tôi,...
Nhận xét
Đăng nhận xét