ẢNH LẤY TỪ TRANG CÁ NHÂN CỦA NGUYỄN HUẤN
@@@
NGUYỄN HUẤN, KỊCH SĨ GIỮA ĐỜI.
Vậy là. Nghệ sĩ Ưu tú
Nguyễn Huấn đã diễn nốt vai diễn cuối cùng của mình trên sân khấu cuộc đời, ấy
là sự ra đi vĩnh viễn của anh sau cơn đột quỵ tịtại Huế vào một ngày đầu tháng
9 năm 2021, giữa lúc dịch Covid 19 mù trời....
Ở tuổi 66, không phải là trẻ nhưng cũng
chưa là cao, nếu biết chăm sóc sức khỏe, hoàn toàn có thể thêm mươi, mười lăm
nắm nữa, Nghe nói, Nguyễn Huấn đang ;ang thang đâu đó ở Huế rồi đột ngột ngột
bị đột quỵ, đưa về quê Vụ Bản, Nam Định rồi mất vào chiều ngày mồng một tháng
chín. Với bạn bè và anh em cơ quan thì là đột ngột, song thực ra, Nguyễn Huấn
đã sắp đặt cho sự ra đi vình viễn của mình từ mấy năm trước, kh anh bỏ nhà lang
bạt kỳ hồ,... Sống như thế, nghĩa là anh đã chọn cho mình cách sống những năm
còn lại của mình, kể cả cái chết, có điều, ngày giờ sớm muộn thế nào là chuyện
thiên cơ huyền bí mà thôi,...
1. Cách đây khoảng 25 năm,
đó là năm 1996, khi mấy chúng tôi làm việc chung phòng với nhau, tôi và Nguyễn
Huấn, cùng Phạm Duy Hưng, Trần Nhật Minh. Nguyễn Thị Thu Liên là phóng viên
chương trình Tạp chí truyền thanh & Du lịch do nhà báo Thanh Lịch phụ
trách. Gần gũi. hay nghe Nguyễn Huấn kể chuyện đời mình, nhất là các cuộc phiêu
lưu tình ái của anh, tôi đã lấy chuyện tình của anh với một cố gái xứ dừa Bến
Tre làm nguyên mẫu cho truyện ngắn “Bức tranh để lại”. Truyện in báo rồi vào
sách, mọi người biết lấy ra trêu Nguyễn Huấn, anh vờ trách và còn khoái trí bịa
thêm chi tiết cho ly kỳ. Cái kết của truyện ngắn ấy, nhân vật chính nôi máu
giang hồ, bỏ việc đi biệt tăm và nghe đâu bỏ mạng vì tai nạn ở một tỉnh miền
Trumg. Nguyễn Huần cười khì bảo :”Mày rủa tao nhá... cứ đợi đấy, tao sống nhăn
răng cho chúng mày hay,...”. Quả là Nguyễn Huấn đã sống thêm một tứ thế kỷ, mặc
dù qua mấy cơn bạo bệnh, để nối dài vai diễn cuộc đời mình. Lần này, thì anh
diễn cố cho xong!...
Nguyễn Huấn quê Kim Thái, Vụ bản,
Dường như, vận may chưa mỉm
cười với Nguyễn Huấn khi anh chỉ được giao thỉ các vai phụ, vai quần chúng,
thậm chí không có vai mà chỉ làm cái việc khiêng vác, bưng bê, kê dọn phông
cảnh, kéo phông màn,.. Vài năm như thế. Nguyễn Huấn bỏ việc rời Nhà hát Tuổi
trẻ, sống dặt dẹo, tá túc nhà bạn bè, người quen, ở Hà Nội,. Quãng thời gian
này, Nguyễn Huấn may mắn bám được vào Đài TNVN (VOV) để theo nghiệp diễn bằng
cách viết kịch bản, diễn xuất, đạo diễn kịch truyền thanh. Những năm ấy, ngoài
các chương trình như Sân khấu truyền thanh, Văn nghệ quân đội sáng chủ nhật, kể
chuyện cảnh giác tối thứ bảy, thì nhiều chương trình khác của Đài TNVN có chủ
trương sân khấu hóa bằng các tiết mục câu chuyện truyền thanh, như Công nghiệp,
Nông nghiệp, Thanh niên, Phụ nữ, Đại gia đình các dân tộc Việt Nam,.. Cứ loanh
quanh, đeo đuổi với ngần ấy, nhuận bút còm nhưng đó là nguồn sống và động lực
để Nguyễn Huấn theo nghiệp diễn, vì ở đó. Nguyễn Huấn còn tham nhập vào nhóm
kịch sĩ nghiệp dư công tác ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm Phạm Huỳnh
Công, Nguyễn Tùng Lâm, Phạm Xuân Chiến,...lấy chỗ tá túc và niềm vui làm nghề,
Tôi lần đầu biết Nguyễn
Huấn vào năm 1988 lại là một kỷ niệm và ấn tượng xấu. Khi ấy tôi làm việc ở
Phòng Tiếp dân và xử lý đơn thư của Ban Thính giả Đài TNVN do nhà báo Hoàng
Đồng phụ trách và nhà văn Đặng Quang Tình làm trưởng ban. Phòng làm việc cua
tôi thuộc dãy nhà cấp 4 trong khu trụ sở 58 Quán Sứ, ngay phóa dưới tòa biệt
thự kiến trúc Pháp, mơi làm việc của Ban Văn nghệ với các phòng Văn học, Sân
khấu và Văn học thiếu nhi. Một chiều, nghe tiếng ồn ào bên ngoài, rồi tiếng
chân người chạy, Tôi và nhà báo Hoàng Đồng ngó ra thì thấy một người to béo,mặt
đỏ bự, tay cầm chiếc kéo đuổi theo một người già hơn có mái tóc bạc. Miệng anh
chàng to béo lảm nhảm đe dọa người kia. Nhà báo Hoàng Đồng nhận ra người đầu
bạc là đạo diễn sân khấu truyền thanh Vũ Hà, bèn xồ ra chặn ngay trước mặt anh
chàng béo. Người này khựng lại, vằn mắt quát nhà báo Hoàng Đông bằng tiếng Nga:
Kto? *Mày là ai?. Miệng hỏi tay lăm lăm chiếc kéo nhọn. May sao, vừa lúc ấy,
biên tập viên Hồ Nhật Quang chạy đến kịp vòng tay ôm ngang ngươi chàng béo, vừa
quát vừa dỗ dành, ngăn được vụ ấu đả có thể đổ máu. Sau đó, tôi biết được chàng
béo say rượu quạy phá gây rồi hôm ấy là Nguyễn Huấn.Bữa đó, Nguyễn Huấn đến Đài
lấy nhuận bít, rồi vui miệng rủ Vũ Hà và Hồ Nhật Quang đi nhậu. Quá chén rủ
nhau về cơ quan, chuyện nọ dọ chuyên kia thành cãi nhau và thế là xảy ra xô
xát. Cái tật say rượu hoặc mượn rượu để quậy ăn vào máu thịt Nguyễn Huần thành
tính, mà sau này tôi hay phải chứng kiếm, thậm chí là nạn nhân của Nguyễn Huấn
khi về chung phòng làm việc với nhau. Được cái, Nguyễn Huấn là người phục
thiện, khi tỉnh rượu, tĩnh trí, biết xin lỗi bạn bè nên mọi chuyện cũng qua.
Lân la rồi chẳng hiểu sao,
Nguyễn Huấn xin được vào học việc ở một phòng phát thanh mới thành lập là Nhà
nước và Pháp luật do nhà báo Lê Thông phụ trách, cùng với mấy phóng viên mới là
Đàm Hoa và Nguyễn Sĩ Lý. Nhà báo Lê Thông bản tính thân thiện, ôn hòa và bao
dung nên ông dung nạp được con ngựa bất kham Nguyễn Huấn mà không để xảy ra
chuyện gì đáng tiếng cả. Khi ấy, Đài đã bắt đầu tổ chức tuyển dụng theo hình
thức thi tuyển và Nguyễn Huấn đã vượt qua được kỳ thi để trở thành phóng viên
chính thức của nhà đài. Sau này, Nguyễn Huấn vui miệng kể, thực ra anh còn nợ
môn ngoại ngữ (đăng ký thi tiếng Nga) nhưng không đạt điểm tuyển. Nhà báo Trần
Quang Khải khi đó là Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ của Đài bảo, vì tiếc chất
giọng vàng của Nguyễn Huấn mà cho nợ ngoại ngữ. Quả là, vào Đài, Nguyễn Huấn đã
phát huy được chất giong tốt trời phú và khả năng diễn xuất của mình cho làn sóng
của Đài, không những thế đây còn là chiếc cần câu cơm khi anh làm thêm, diễn
thuê, đọc quảng cáo thuê. Nguyễn Huấn vào Đài nợ môn tiếng Nga là thế, nhưng đã
có lần, tôi chứng kiến, trong một chuyến công tác, khi cần giao lưu với cơ sở,
anh ngà ngà say, đã ôm ghi ta hát bài Đôi Bờ bằng tiếng Nga khá chuẩn xác, hay
và đầty cảm xúc. Anh có khả năng bắt chước của một kịch sĩ và nhờ khả năng này
Nguyễn Huấn hóa giải nhiều chuyện không hay do anh gây nên để thoát hiểm. Tội
và nhiều bạn bè đều biết vậy, bực đấy nhưng khó giận lâu được. THực ra, ẩn
trong khả năng sự diễn của một kịch sĩ, là sự phục thiện của Nguyễn Huấn. Thời
còn ở chung phòng với Nguyễn Huấn, cùng Phạm Duy Hưng và Trần Nhật Minh, mỗi
khi thấy Nguyễn Huấn giả lả nói cười cầu tài sau khi anh gây chuyện, mấy chúng
tôi lại nháy mắt nhau hàm ý “lại diễn đấy”, tồi thì bỏ qua cho nhau cả.
Kể chuyện Nguyễn Huấn mà
quên không nhắc chuyện “liên kết mậm giềng” của anh thì thật thiếu sót. Đây là
câu chuyện đời thực nhưng đầy yếu tố hài hước như chuyện ở một sân khấu hài
kịch. Chuyện này lý giải đời Nguyễn Huấn chính thức ba đời vợ và mỗi thị sinh
cho anh một công chúa, hay như cách nói dân dã của anh là vịt giời hoặc chữ
nghĩa là hoàng tử đái ngồi. Cứ như lời Nguyễn Huấn kể, tôi chấp nối lại thì
toàn cảnh thế thiếp của Nguyễn Huấn nhứ sau: Thời còn là công nhân lái tàu
goòng ở Gang thép Thái Nguyên, anh sớm lấy vợ và có con gái đầu lòng. Cô vợ này
sau đi lao động ở Nga và vợ chồng ly hôn. Tiếp theo, lang bạt về quê, Nguyễn
Huấn tán đổ một cô công nhân ngành dệt thì phải và kết cục của cuộc hôn nhân
thứ hai này cũng là một con gái. Mãi sau này, khi đã là phóng viên nhà Đài,
trong một chuyến công tác lên Đoan Hùng, Phú Thọ, Nguyễn Huấn tình cờ làm quen
với một cô giáo dạy mầm non người dân tộc Tày, lấy làm vợ rồi đưa theo về Hà
Nội. Rốt cuộc, lại thêm một cô con gái nữa ra đời. Vậy là, liên doanh mậm diềng
của Nguyễn Huấn thất bại hoàn toàn. Ba đời vợ, mỗi nàng sinh hạ cho Nguyễn Huấn
một công chúa. Nguyễn Huấn vẫn hậm hực, tim cách liên doanh tiếp với hy vọng cho
ra một mậm diềng (con trai) đặng có người nối dõi tông đường. Thế nhưng, trời
đâu có chiều lòng người. người muốn song trời chẳng gật. Trước tuổi nghỉ hưu
vài ba năm, Nguyễn Huấn bị một cơn tai biến nhẹ, nằm nhà cả năm trời. Dẫu không
méo miệng, bại tay, thọt chân, hay bán thân bất toại thì cơ thể cũng chậm chạp,
chỉ đi nhẹ nói khẽ, loanh quanh trong nhà mà thôi. Đành nghỉ hưu trước tuổi mầy
năm, song Nguyễn Huấn cũng không đến nỗi thiệt thòi lắm. Về chức vụ, hàm phó vụ
trưởng, về nghề nghiệp, phóng viên chính, nghệ sĩ ưu tú chuyên ngành kịch phát
thanh, huân chương Lao động hạng 3.
2. Nguyễn Huấn là người yêu thơ, là tác
giả của hàng trăm bài thơ, ...song chẳng mấy quan tâm. Hình như, ờ vào thời kỳ
chiến tranh gian khó và thời bao cấp khổ ải, nhiều người lấy thơ ca làm chỗ dựa
tinh thần, nuôi dưỡng tâm hồn thì phải. Nguyễn Huẫn cũng là người như vậy. Sau
này hình như Nguyễn Huấn có tập hợp in thành tập, nhưng cũng làng nhàng nên chỉ
bạn bè, đồng nghiệp biết anh dính dáng thi ca. Là người thực tế, Nguyễn Huấn
sớm nhận thtuwsc, thi ca không nuôi soongss bản thân nên anh chọn nghề kịch.
Sáng tác kịch, diễn kịch phất thanh, rồi công tác tham gia các hội diễn văn
nghệ q2uaanf chúng ngành nghề. Miễn là có tiền tuowi thóc thật để lấy cái ăn
cho vào miệng, và thi thoảng góp tiền nuôi con cho các bà vợ đã mất công sinh
ra các tiểu thư, công chúa cho mình.
Tôi nhớ, trong nhiều chuyến công tác đi
các địa phương với tôi, lúc trà dư tửu hậu, Nguyễn Huấn cao hứng đọc thơ anh,
thơ tôi và một số bài thơ tình khác mà anh thuộc. Mục đích làm gia vị cho các
cuộc nhậu thêm màu sắc mà thôi. Đã có lần, lucd ngà ngà say, Nguyễn Huấn mượn
rượu, viện dẫn người này kẻ nọ, dính vào thơ, đam mê thơ, tôn thờ thơ và cũng
thân tàn ma dại về thơ. Nguyên Huấn nửa đùa nửa thật khuyên tôi: “ Ông chớ dấn vào thơ mà khốn đấy nhé. Ông là
dân văn xuôi thì cứ văn xuôi mà tẩn. Thơ phú đôi câu để tán gái và làm duyên
với đời chút đỉnh thôi...”. Ngẫm ra, thấy Nguyễn Huân cũng có lý. Nhưng mà,
cái gì chót thích rồi thì đâu dễ bỏ. Tôi vẫn văn xuôi là chính, song thơ túc
tắc, cũng dăm bảy tập rồi. CÒn với Nguyễn Huấn, nói vậy thôi, chứ từ khi nghỉ
hưu, nằm khoèo một chỗ, nhất là khi khỏe lại, lang thang trên đường, dường như
chỉ có thơ (sau miếng ăn, cuộc nhâu) là giúp anh chuyên chở sự hưng phấn hay nôi
cô đơn cơ nhỡ,... Trang cá nhân trên mạng xã hội của mình, Nguyễn Huấn trải
lòng bằng những bài thơ... Ví nhuw “SócTrăng
nhớ” làm vào cuối naem 2018 nơi từng ghi dấu một thời trai trẻ lang bạt kỳ
hồ đây những lỗi lầm: “Anh sẽ đưa em về/
Bến Nguyệt Giang vắng gió/ Chiều Sóc Trăng đò nhỏ/ Chở lời thề sang sông/ Dù
đục và dù trong/ Thì muôn đời vẫn thế/ Câu dân ca dâu bể/ Mãi day dứt khôn
cùng/ Người ơi !/ Và Sông ơi!/ Đừng vô tình như thể/ Nhớ không chiều cửa bể/
Mây nước buồn nghiêng em/ Bãi bờ rưng rưng mắt/ Phù sa xanh tóc dừa/ Người xưa
!/ Và sông xưa !/ Chở ta về ký ức/ Mùa Ghe Ngo háo hức/ Rực rỡ hồn Khmer/ Sông
Trăng buồn sắt se/ Chiều nhớ nhung hoang hoải/ Thế mà người đi mãi/ Cô đơn một
bóng thuyền/ Thế mà người đi mãi// Sóc Trăng vẫn nặng duyên tính”. Hay như bài thơ “Em và thu “ làm ngày 10.8.2021
không lâu trước ngày Nguyễn Huấn ra đi vĩnh viến cũng một tông như vậy:
“Có
phải em/ MÙA
THU/ Lá
vàng lơi lơi/ đường
vắng/ Thu
lại mùa .../ em
vẫn em/ Hình
như/ câu
Thơ/ của
mùa Thu cũ/ Em
tít tắp xa/ nơi
miền xanh núi ngủ/ Từng
đêm.../ vòng
tay thả hững hờ/ Thu
cùng em/ câu
đợi, câu chờ/ Cúc
vườn nhà/ vàng
lên như nắng/ Hoa
hát em nghe/ lời
trống vắng/ Và
nói hộ lòng/ em
mãi mãi/ yêu
anh/ Ở
bên ni/ vẫn
bát ngát xanh/ Huế
giao mùa/ dòng
trong ngăn ngắt/ Bến
Sông Hương/ anh
đi tìm câu hát/ Thương
nhớ duyềnh lên/ mỗi
độ Thu về/ Câu
thơ em ngân nga/ quấn
quýt níu chân đi/ Cúc
Quỳ vàng ruộm/ cho
ai cay mắt/ Lễ
giao mùa/ năm
nay Cô víc/ anh
nỏ về được mô ? Anh
không về/ Câu
Thu
sang ,..”
Dường như, cái nghiệp diễn
kịch thấm vào con người Nguyễn Huấn, ảnh hưởng đến cách ứng xử hằng ngày, cũng
như trong nghề báo của anh. Và với thơ phú cũng vậy. Ý tứ có chút tính kịch,
câu chữ lại càng rõ, chất hội họa thêm chút khoa trương kiêu diễn viên thoại
sân khấu vậy. Thôi không sao, mỗi người mỗi vẻ, chẳng mấy quan trọng. Miễn sao
Nguyễn Huân thấy vui, hay yên lòng mình là được, bởi nhiều nhà thơ lớn con ối
bài ngô nghê, ối câu khờ khạo nữa là,... Thơ tình đã vậy, thơ thế sự của Nguyễn
Huấn còn đạm chất khoa trương hơn. Ví như bài thơ tặng người cha nguyên là bộ
đội Điện Biên của mình, bài Cha tôi và
Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên: “Thấp thoáng gương mặt cha tôi/ Ào ào đi
trong câu hát/ Diệu kỳ Điện Biên mở trang cổ tích/ Người lính trẻ trung theo
đồng đội tìm về/ Cuộc chiến xưa băm nát ngực làng quê/ Súng bom thù xé ngang
trời Tây Bắc/ Mẹ kể rằng: đêm trùng trùng câu hát/ Phía “ Vừng đông hửng sáng”*
người đI/ Hiền lành như bông lúa rễ tre / Trong như giọt chuông/ chiều trong
trẻo / Lành hiền câu dân ca cò lả / Từ biệt quê hương / son sắt lời thề / Điện
Biên ơi hãy nói nhỏ tôi nghe/ Căn hầm nào đồng đội cùng cha thức/ Giọt mưa dầm
lạnh giữa lòng cơm vắt/ Nòng súng đăm đăm phía quân thù/ Chiến hào Him Lam/
nhành ban nở ngày xưa/ 50 năm Xuân này thao thiết quá/ Có phải không cha: cánh
hoa ban ấy/ Trắng ngút ngàn phút lấp lánh Điện Biên/ Giữa rợp trời mầu cờ đỏ
thần tiên/ Bản mường vang khúc reo hò chiến thắng/ Cha về nhé - sớm nay - cùng
nắng/ Hòa vào đoàn quân giữ nước kiêu hùng/ Bài ca hóa lửa vừng đông/Bóng cha
xanh mướt cánh đồng Điện Biên”...
Thơ ca làng nhàng vậy thôi, nhưng trong
nghề kịch truyền thanh, Nguyễn Huấn là một người làm nghê hết sywsc nghiêm túc.
Cùng với các nghệ sĩ, đạo diên sân khấu truyền thanh Vũ Hà, Nghi Xuyên, Nguyễn
Huấn có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực sân khấu truyền thanh không
những trên làng sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) mà còn hệ thống phát thanh cả
nước. Gjui nhận cuối đời về nghệ thuật của Nguyễn Huấn-danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú
(NSUT) trong lĩnh vực Kịch truyền thaf thanh hoàn toàn xúng đáng. Không nghững
vậy, Nguyễn Huấn còn mang chất kịch, đặc biệt nghệ thuật sử dụng âm thanh,
tiếng động trong nghè báo phát mthanh và lịch vực quang cáo khá thành công....
Thời kỳ Nguyễn Huấn làm việc ở Chương trình Tạp chí truyền thanh cùng với tôi
và các phóng viên Phạm Duy Hưng, Trần Nhật Minh... là những năm tháng Nguyễn
Huấn say nghề nhất. Nguyễn Huấn đã phát huy hết khả năng chất kịch trong con
người và kiến thức của mình để sáng taojm từ khâu kịch bản đến đạo diễn, diễn
xuất của mình, để tạo nên những sản phẩm phát thanh chất lượng cao,...
3. Một sáng chủ nhật (tháng
9/2018) , sau khi nhâm nhi tách cafe đen không đường, thưởng chút hơi thu mát
mẻ, bật máy, định viết một cái stt. Lưỡng lự chưa biết viết gì thì điện thoại
reo, Nhìn số máy lạ, nhưng vẫn nghe. Một giọng đàn ông ấm, hỏi tôi có biết anh
ta là ai không, Tôi nghe quen quen, nhưng không đoán ra là ai. Sau một hồi chất
vấn với hàng loạt câu hỏi, không cho tôi trả lời, anh ta bảo "Huấn đây.
Nguyễn Huấn đây". Nguyễn Huấn thật sao? Thực lòng, khi nghe máy, đầu óc
tôi không hề nghĩ đến Nguyễn Huấn, bởi anh bị bệnh, "lặn không sủi tăm" những dăm, bảy năm nay rồi. Giờ thì
không còn nghi ngờ gì nữa. Cả hai vui quá, tranh nhau nói... Một hồi, Nguyễn
Huấn trách:"Ông vào Fb chưa? Tôi gửi yêu cầu kết bạn với ông rồi
đấy". Quả là, lúc vừa vào mạng, tôi thấy mục xin kết bạn nổi cái nick
Nguyen Huan Hue, có ngó qua, nhưng avatar nhỏ quá, tôi nhìn không rõ, nên chưa
vội ok. Thói quen của tôi, hễ ai yêu cầu kết bạn, nếu không phải là người quen
cũ, thì tôi cũng phải vào trang đó xem họ là ai, viết thế nào, rồi mới chấp
nhận... Thì ra, anh bạn già lại kèm thêm cái tên của vợ vào, nên tôi không nhận
ra... Vậy là hai thằng í ới đến gần nữa tiếng... Sau hôm đó, gần như ngày nào
tôi và Nguyễn Huân cùng alo cho nhau, này nọ. Tôi biết anh khỏe lại được mấy
tháng nay, là nhờ gặp thầy gặp thuốc, chữa căn bệnh "thần kinh chập
mạch" từ gần chục năm nay, khiến anh phải nghỉ hưu sớm khi đang đương chức
Phó trưởng ban Ban Kiểm tra và UVTV-thường trực LCH Nhà báo VOV... An ủi, khi
đó, anh đã xong cái danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú...
Nói căn bệnh "thần
kinh chập mạch" là nói vui, nhưng cũng là thật. Năm 2011, Nguyễn Huấn bị
tai biến nhẹ. Anh nghỉ chữa bệnh, tưởng chừng dăm tháng là có thể đi làm lại.
Ai cũng nghĩ vậy, bởi nhìn vẻ ngoài, chân tay bình thường, mặt mũi cũng vậy,
nhưng cái khác là ở độ nhanh chậm. Ví dụ, trước đấy, anh nhanh mười thì sau chỉ
còn ba, bốn phần. Rồi anh đành phải nghỉ hưu sớm. An phận vậy đã hơn dăm năm
nay. Cách đây 2 năm. bà cụ thân sinh Nguyễn Huấn mất, tôi cùng một số anh em cơ
quan đi viếng ở mãi Nam Định. Gặp anh, Nguyễn Huấn vẫn chậm chạp vậy... Ai ngờ
đâu... Lý giải việc này, Nguyễn Huấn giải thích,anh được các bác sĩ Viện Quân
đội 103 chẩn trị, châm cứu để chữa căn bệnh các dây thần kinh bị bó lại, chập
nhau, tác động đến một số chức năng... Nay anh khỏi bệnh, nhanh nhẹn như hồi
nào. Tôi được biết, anh đã tự phóng xe máy đi gặp gỡ anh em bạn bè, và mới đầu
tuần, anh đã lên VOV, đóng kịch truyền thanh cho VOV6 được rồi... Thật mừng!
` Đúng
hẹn, Nguyễn Huấn ghé thăm tôi ở nơi làm việc... Dồn nén bao chuyện, cả hai đều
muốn bung ra... Vui nhiều, song vẫn đúng là tính chất Nguyễn Huấn xưa,có vui
đến mấy, nhưng hẹn ai, làm gì, đúng giờ là dứt ra, để không sai hẹn với người
khác. Tôi có chút quà, sách tặng bạn.
Nói theo cách nói thông
dụng. NSUT Nguyễn Huấn đã trở lại... và mọi người mong anh, lợi hại hơn xưa
!...
Nhưng lợi hại chẳng thấy đâu, Nguyễn
Huân trở lại cuộc sống nguyên tính cách xưa, ăn to nói lớn, đi phăm phăm, làm
linh tinh, thậm chí còn dữ hơn xưa. Hinh như, Nguyễn Huân sống bù cho gần chục
năm tròi bệnh tật ru rú xó nhà, đi nhẹ nói khẽ. Có cảm giác, Nguyễn Huấn hung
hổ tận hưởng cuộc sống. Sau liên tiếp gặp gơ lại các bạn bè đồng nghiệp làng
báo, bạn học sân khấu cũ, Nguyễn Huấn rời Hà Nội, lang thang đâu đó mãi miền
Tây
Lần gặp cuối cùng của tôi
với Nguyễn Huấn, ấy là vào cuối năm 2018, khi anh theo tôi về quê dịp tôi xây
lại phần mộ cha mẹ. Mấy ngày ở quê tôi, anh dốc chuyện, nhậu tưng bừng và quậy
cũng ra trò. Tôi nhớ, đêm ỏ quê, Nguyễn Huấn không ngủ mặc dù anh uống khá
nhiều. Rạng sáng, anh bổ chửng dậy, bật máy tính, cập nhật trang cá nhân trên
Facebook, rồi làm thơ tặng người cha xưa là chiến sĩ Điện Biên, vì hôm ấy đúng
ngày Quân đội nhân dân Việt
Sau lần ấy, tôi chỉ con
thấy bóng dáng Nguyễn Huân thấp thoáng qua Facebook của anh, hoặc dòng tin nhắn
trên điện thoại, khi hỏi thăm này nọ, khi tỏ ý muốn được giúp đõ chút đỉnh về
tài chính,... Lần theo dấu vết, bạn bè và người thân biết là Nguyễn Huân vẫn
lang bạt đâu đó khi thì miền Cửu Long sóng nước, lúc lại miền Trung nắng gió
hay Tây Nguyên bạt ngàn rứng núi. Cả thời kỳ dịch Covid19 mù trời, Nguyễn Huấn
vẫn đâu đó trên đường. Hẳn là ông giời bắt tội đầy anh phải đi. Thế thôi, biết
giải thích sao đây,...? Dường như những ngày tháng cuối đời lang bạt này,
Nguyễn Huấn quên mất lời tự răn mình và khuyên nhủ bạn bè là chớ đắm mình vào
thơ mà khốn khổ, anh chỉ còn mấy mối quan tâm, ấy là miếng ăn vào miệng cho đỡ
xót lòng và cùng với đó là Em và Thơ. Trân trang cá nhân của Nguyễn Huấn nhan
nhả n thơ tình,. thơ về những vùng đất mà anh từng đặt chan đến..
Tôi không rõ lá số Tử vi
của Nguyễn Huấn cụ thể ra sao, nhưng cứ cuộc đời anh mà suy thì hẳn cung Di và
cung Nô của Nguyễn Huấn phải có sao tốt, nên chỉ khi nào Nguyễn Huấn còn đi
được ấy là Nguyễn Huấn tồn tại, và hình như đến đâu anh cũng gặp được những
người tử tế giúp đỡ, phò trợ ?... Thời bao cấp khốn khó, Nguyễn Huấn đã sớm ý
thức việc lưu giữ những hình ảnh ghi dấu chân mình. Anh có chiếc máy ảnh cơ cũ
kỹ nhưng vẫn chụp tốt, nên đến đâu cũng chụp dăm ba pô ảnh lưu niệm. Thời phim
ảnh dắt đỏ song Nguyễn Huấn không tiếc tiền, chụp xong về chọn hình rửa thành
ảnh hẳn hoi và mỗi khi trở lại nơi cũ, anh mang theo ảnh tặng lại cho chủ nhà.
Mỗi lần vậy, Nguyễn Huấn ranh ma nháy
mắt với tôi nói nhỏ:”Mỡ nó rán nó ấy
mà...”. Nhờ thế sau này, tôi lưu giữ trong album của mình nhiều hình ảnh về
Nguyễn Huấn và tôi cùng đồng nghiệp báo chí khác...
Và cho đến một ngày (kỳ
nghỉ lễ Quốc khánh 2021), Ông Giời bảo Nguyễn Huấn dừng lại thôi, vì biết anh
quá mỏi chân rồi!...? Sân khấu cuộc đời anh, cánh màn nhung đã khép lại rồi,
chẳng cần anh phải diễn thêm nữa,... Khi sống, thi thoảng sau những cơn say,
Nguyễn Huấn nhập đồng diễn, làm phiền không ít người. Giờ thì bạn bè ai đó có
muốn được Nguyễn Huấn làm phiền cũng không được nữa rồi,
Nguyễn Huấn, chàng kịch sĩ
giang hồ lãng tử ơi, bạn bè, đồng nghiệp làng báo, chẳng quên anh đâu !...
Nhận xét
Đăng nhận xét