@@@
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
người giăng lưới bắt chim
1.
Mệnh danh người
giăng lưới bắt chim.
Tôi muốn lấy tên một tập sách của ông để gắn vào tên bài
viết này, không phải vì chơi chữ, đơn thuần bởi nó đúng với tính cách con người
và ý đồ sáng tác của chính ông.
Ấy là Nguyễn Huy Thiệp !
Ông là ai ? Nhà đoản thiên tiểu thuyết, nhà tiểu thuyết,
nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ ? Là tất cả các nhà ấy, theo tôi đều xứng đáng
cả. (mặc dù có thể chính ông chẳng cần
thế ).
Tôi muốn viết về ông, song khó quá. Khó bởi ông là một
người quá nổi tiếng, không riêng ở Việt
Tôi nghĩ, mình có cách nhìn, cách hiểu của riêng mình.
Cũng như ký họa người vậy. Bắt được thần thái người được ký họa hay không, vả lại
khuôn mặt người ta, góc nhìn mỗi lúc mỗi khác chứ ? Rồi cũng con người ấy,
trong mắt thiên hạ, mỗi người mỗi khác Vậy thì cứ viết. Gọi là chân dung văn học
hay là gì gì cũng thế thôi.
Song trước tiên là cảm nhận về con người ông. Trong mắt
ông, tôi chẳng là ai cả, chắc chắn là thế. Còn với tôi, ông là một người cầm bút
đáng kính trọng ( tôi thích từ đáng nể hơn
). Nói tôi biết ông, đơn giản là tôi đã
từng mò đến nhà ông ở Khương Trung cùng với nhà văn Văn Chinh và mấy anh ở toà
soạn báo Nông nghiêp Việt Nam, khi ông
mới nổi tiếng với dăm truyện ngắn gây chấn động văn đàn Việt Nam. Tuy nhiên, lần
ấy ông vắng nhà nên chúng tôi chỉ chuyện trò xã giao với vợ ông và ngắm cơ ngơi
vườn tược đơn sơ của ông. Và nó cho tôi cảm giác ông là một hàn sĩ ẩn dật, song
tài năng xuất chúng, nhất là khi ấy, người ta tò mò nói về xuất thân hàn vi của
ông, một anh giáo dạy môn phụ lịch sử ở đồng rừng Tây Bắc, rồi bỏ về thủ đô làm
"thợ vẽ" ở Công ty Thiết bị
và đồ dùng học sinh. Với làng văn Hà Thành dạo ấy, Nguyễn Huy Thiệp như một loài
hoa rừng, ví như hoa anh túc hay một loài hoa hoang dại sặc sỡ và thơm hắc thế
nào chưa rõ, nhưng lạ. Khác hẳn với lần ấy, sau này tôi cũng đã gặp ông đôi ba
lần, toàn vào dịp giáp Tết Nguyên đán khi Báo
Nông nghiệp Việt Nam tổ chức gặp mặt các cộng tác viên trong năm, nhất là
những tác giả có bài in trong số tết. Để ý, trong mấy lần đó, giữa không khí ồn
ào của bia ruợu, ông đều yên vị lẳng lặng, thỉnh thoảng trả lời một vài câu hỏi
của ai đó, điềm nhiên vô sự. Tôi không phải là người nổi tiếng nên không biết cảm
giác và sẽ ứng xử như thế nào trước đám đông, song quan sát ông, tôi thấy hình
như ông cũng không là người của đám đông
thì phải. Ông như không tồn tại ở những chỗ đó, còn tự cao tự đại, xa cách hay
không phù hợp thì tôi không rõ.
Tôi luôn có một cái nhìn về con người này, mà cảm nhận
đầu tiên đã chi phối suy nghĩ của tôi về ông và cả sự nghiệp văn chương của ông,
khi ông còn khuất lấp, chỉ qua một truyện ngắn tôi tình cờ đọc được trên Báo Văn
Nghệ từ lâu lắm rồi. Đó là truyện ngắn Huyền
thoại phố phường. Ngày ấy, tôi rất chăm đọc báo Văn Nghệ, nhất là văn xuôi,
đơn giản chỉ bởi bản thân tôi cũng tập tọng viết được đôi ba truyện ngắn, được đăng
trên Báo Người Hà Nội và phát trong chương
trình Đọc truyện đêm khuya của Đài Tiếng
nói Việt
Sau này, khi tiếng tăm nổi như cồn với hàng loạt truyện
ngắn xuất sắc liên tục đăng đàn như :Tướng
về hưu, Con gái thuỷ thần, Trương Chi, Chảy đi sông ơi, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm
tiết, Những người thợ xẻ, Bài học nông thôn, Không có vua, Thương nhớ đồng quê v.v... người ta hay nhắc đến truyện ngắn được
xem như là con dấu son chứng nhận cho tài năng Nguyễn Huy Thiệp là Tướng về hưu, song với riêng tôi, ấn tượng
nguyên sơ chính lại là Huyền thoại phố phường. Quả là, Tướng về hưu xứng đáng là truyện ngắn xuất
sắc, cũng như Con gái thủy thần sau đó
vậy, nhưng nếu ai hỏi tôi thích nhất truyện nào của Nguyễn Huy Thiệp, tôi không
ngần ngại mà trả lời, Không có vua. Còn
là những gì nữa, ấy là Những người thợ
xẻ, Bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê.
Nguyễn Huy Thiệp có biệt tài đóng dấu ấn của mình vào
các nhân vật lịch sử, qua hàng loạt truyện như Trương Chi, Chút thoáng Xuân Hương, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn
Thị Lộ, Mưa Nhã Nam, cũng như một số truyện ngắn sau này lấy cảm hứng từ người
này, người kia ( Đưa sáo sang sông, Hạc
vừa bay vừa kêu thảng thốt ... ) . Ông có biệt tài khắc họa các nhân vật lịch
sử từ góc nhìn khác, làm họ sống động hẳn lên, chứ không phải là các bức tượng
chết cứng, khiến họ vừa là thần thánh vừa kẻ đời thường trần tục. Theo tôi cái
khác người của Nguyễn Huy Thiệp là vậy.
Tôi xin không bàn
về lối kể chuyện, câu chữ, hội thoại của Nguyễn Huy Thiệp, bởi đã có quá nhiều
nhà phê bình viết về những điều đó rồi. Tôi thì tôi phục sát đất, vì có chuyện
hay không có chuyện, ông cũng phẩy vài nhát là ra ngay diện mạo, hơi hướng. Đấy
là cái tài trời cho, tôi nghĩ thế, bởi chẳng có học hành, kiến thức, ai dạy dỗ
mà thành thế được. Cái tài " phảy
" của ông lan sang cả tiểu luận, phê bình. Vì thế mới có chuyện, Nguyễn
Huy Thiệp phảy ra Đồng Đức Bốn, Nguyễn
Bảo Sinh, Lê Kim Giao... Lẽ dĩ nhiên, họ cũng phải có gì thực chất của họ thì
Nguyễn Huy Thiệp mới phảy ra được. Có
bột mới gột nên hồ mà.
Tôi chưa được đọc kịch của ông, ngoài vở kịch chui là Mổ nhà văn, được người người
ta lấy từ mạng xuống, phô tô lem nhem .
Cũng tài lắm thay. Nghe phong thanh, thiên hạ cũng khen kịch của ông. lắm lắm.
Còn tiểu thuyết thì người ta lại chê nhiều. Tôi có đọc
cả hai tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu
và Tiểu long nữ., cũng đều từ mạng
internet. Không thật thích, song vẫn
sắc sảo lắm thay. Ngôn từ, lối thoại vẫn đặc sệt chất Nguyễn Huy Thiệp. Lại nữa,
ông vừa cho ra cuốn thứ ba, tôi đã thấy bày bán nhan nhan ở các quầy sách hạ giá
hè phố, với cái tên và tranh bìa sặc mùi ba xu, Gạ tình lấy điểm.Tôi không tò mò đến mức tìm đọc, bởi cái tiểu
thuyết ba xu ấy lấy cốt từ câu chuyện có thật xảy ra ở một đơn vị thuộc cơ quan
tôi nên tôi không lạ. Còn xem văn chương Nguyễn Huy Thiệp ư, tôi cũng cóc cần vì
cứ từ hai cuốn trước mà suy ra thôi. Nghe đâu, sách bán khá chạy. Báo chí gặp gỡ,
viết bài nói về sự thất bại của Nguyễn Huy Thiệp trong thể loại tiểu thuyết và
bù lu bù loa lên rằng, Nguyễn Huy Thiệp viết sách kiếm tiền. Nguyễn Huy Thiệp không
tranh luận,cũng không vì thế mà ái ngại. Đơn giản bởi ông chủ trương vậy chăng?
Tác phẩm nào cũng có đời sống của riêng nó, có thể sống dai và cũng có thể yểu mệnh
ngay đấy, hoặc giả gây ồn ã chút ít rồi chết dần chết mòn. Không cần tất cả phải
cùng được lưu danh muôn thuở. Đã từng có ức vạn bài thơ thời Đường, nhưng sống được
đến thời đại của chúng ta ngày nay để mọi người ngợi ca cũng chỉ có ngần ấy thôi.
Cũng như một cuộc chiến, để đi đến thắng lợi cuối cùng, phải có ngàn vạn kẻ bỏ
xác lại chiến trường rồi khuất dần vào quên lãng mới có một chiến công rực rỡ
ghi danh sử sách cho người này kẻ nọ. Ngay như hiện giờ, cái ông nhà văn Mạc Ngôn
( Trung Quốc ) liên tục cho ra một seri tiểu thuyết như Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh
lá đỏ, Tửu quốc, Sống đọa thác đầy, Tổ tiên có màng chân, Thập
tam bộ, và sẽ là những gì nữa, song người ta chỉ còn nhắc tới vài tuyệt tác
ban đầu của ông là Báu vật của đời ( Phong nhũ phì đồn ), Đàn hương hình mà thôi.
Tôi nghĩ không hề hấn gì, bởi Nguyễn Huy Thiệp có những
truyện ngắn như Không có vua, Tướng về
hưu, Những người thợ xẻ, Con gái thủy thân, Bài học nông thôn, Thương nhớ đồng
quê... mang sức vóc của tiểu thuyết. Tiểu thuyết đâu cứ phải nhiều chữ.
Thú thật, dăm năm nay tôi ít đọc truyện ngắn trên báo.
Các tập truyện ngắn cũng vậy. Riêng với Nguyễn Huy Thiệp, tôi luôn để ý, và dường
như mỗi Tết nguyên đán, tôi thường mong chờ sáng tác mới của ông. Tôi không ưu ái
gì ông, và ông cũng không cần điều đó. Đơn giản, tôi chỉ muốn xem xem giờ Nguyễn
Huy Thiệp viết lách ra sao.
Giờ thì Nguyễn Huy Thiệp đang say với nghề mới, thợ vẽ.
Chán kinh doanh nhậu nhẹt thì sang vẽ. Không biết rồi đây ông sẽ còn giở trò gì
nữa? Tôi tin con người này chưa chịu yên vị . Chắc chắn là sẽ có thơ. Nguyễn
Huy Thiệp đã từng đe thiên hạ rằng, đến khúc cuối của chặng đường đời, ông sẽ
trình làng thơ, và khi ấy thì thây mặc thiên hạ bình phẩm, khen chê, bởi chó chết hết chuyện .
Song từ nay đến đấy vẫn còn dài lắm !...
2.
Mấy dòng tiễn đưa Nguyễn Huy Thiệp theo
cánh hạc về trời
Ngày 24 tháng 3 năm 2021 là
ngày bạn bè văn chương và bạn đọc hâm mộ đưa tiễn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp theo
cánh hậc về trời,...
Trong số những bức chân
dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tôi ấn tượng nhất một bức ảnh, không rõ ai chụp.
Nguyễn Huy Thiệp cười hết miệng, mắt tít lại, gương mặt rạng ngời, xóa đi hết
nét khắc khổ pha chút kiêu bạc thường ngày, nét hiếm thấy ở ông !?...
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rời
cõi tạm vào chiều ngày 20.3.2021, đúng cái ngày thế giới chọn là ngày HẠNH
PHÚC. Mạng xã hội, báo chí đưa tin rầm rộ. Sau cơn đột quỵ vào cuối năm 2019,
rồi những ngày ông nằm cấp cứu ở A9 Bạch Mai, cũng là những ngày cả thế giới
náo loạn bởi sự xuất hiện bất ngờ của virus Corona tại Vũ Hán mà sau đó người
ta đặt cho cái tên COVID, nhanh chóng lây lan cực nhanh khắp địa cầu, người ta
những cầu mong cho ông hồi phục song vẫn nghĩ ngày ông ra đi mãi mãi chỉ được tinh
bằng ngày bằng tháng,... Vậy mà ông cầm cự cả năm trời, ra đi sau cả người vợ
tào khang sướng khổ một đời cùng ông, vốn khỏe mạnh và luôn chăm sóc ông chu
đáo,
Tang lễ nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp được cử hành vào sáng ngày 24.3 (nhằm ngày 12 tháng 2 âm lịch) tại nhà
tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Cánh chuyên bán vòng hoa ngay
cổng nhà tang lễ kháo nhau, đám tang ông nhà văn gì nổi tiếng lắm, tha hồ mà
bắn vòng hoa đây. Nhưng thực tế, đám tang Nguyễn Huy Thiệp không đông lắm, khác
hẳn sự đông đúc chen chúc đám hiếu cha mẹ các quan chức hay doanh nghiệp lớn
bởi ở đấy người đến viếng thi nhau thể hiện mình vì có mùi cầu lụy, nhờ vả
trước sau. Còn tang lễ Nguyễn Huy Thiệp, chỉ có người thân, họ hàng, bạn hữu
văn chương, người hâm mộ và cánh báo chí đưa tin, mặc dù có vòng hoa gửi viếng
của ngài Thủ tướng Chính phù và vài ba quan chức cao cấp....
Tôi và mấy bạn văn chương
tháp tùng nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Có một điều, tôi để ý, nơi
sân chờ nhà tang lễ, các nhà văn, nhà thơ già trẻ các thế hệ đủ cả. Mọi người
gặp nhau, tay bắt mặt mừng có, khen nhau vượng khỏe có, hay rì rầm buồn buồn
chuyện nọ chuyên kia có. Một ai đó bảo, cứ nhìn thầy mặt nhau, điểm tên, được
bắt tay nhau thế này là mừng rồi. Cuộc đời vô thường lắm, biết đâu nay mai trời
gọi tên ai đó... Ngẫm cũng phải, tuổi ngoại thất thập. văn chương tai hoa đến
đâu thì cũng hết tuyết cả rồi, như than để ngoài mưa cả thôi. Còn sống trên cõi
đời này, khỏe mạnh an vui là nhất, văn chương hay dở mà làm gì ?... Thế giới
mạng giờ khác xưa lắm, đi đâu, làm gì, như đi lễ chùa, đi du lịch, hội họp, ăn
nhậu, tụ bạ, cưới hỏi, đều chụp ảnh, check-in nuôi Phây cái đã, mà khi đi đám
ma người ta cũng vậy. Thế nên, ở đám tang Nguyễn Huy Thiệp, các văn nghệ sĩ nhà
ta cũng tranh thủ thăm hỏi, chụp ảnh chẹck-in rôm rả, chứ mấy ai quan tâm đến
người nằm xuống... Nghĩ cùng là chuyện thường, chằng đấng trách,...
Trở về sau đám tang nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp, tôi rẽ vào uống trà tán gẫu với người bạn thân Gia Hoang
chuyên bán thuộc Tây ở chợ Giời. Người bạn cùng lớp đại học với tôi này là
người yêu văn chương chữ nghĩa. Giừ hành nghề bán thuốc Tây, nhưng trong lúc
rảnh rỗi, rất chịu khó đọc sách báo. Người ở thời đại công nghệ 4.0 bây giờ mà
ngày ngày đro kính, thâm chí dùng cả kính lúp trợ giúp, chúi mặt vào sách báo như
ngươi bạn tôi đây là hiếm có. Kiến văn của anh bạn Gia Hoàng rất khá. Phàm cái
gì thuộc về lịch sử và văn chương,bất kể thơ phú, văn xuôi như truyện ngấn,
tiểu thuyết, tản văn, bút ký, chân dung văn học hay phê bình tiểu luận, đọc
tuốt, là để thưởng thức và bồi bổ kiến thức bản thân thôi. Gia Hoang cũng là
bạn đọc hâm mộ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi đã từng cùng nhau bình phẩm
mỗi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mỗi khi nó được đăng tải trên báo chí
những năm qua. Giờ đây, chúng tôi lại nói về Nguyễn Huy Thiệp và những tác phẩm
của ông. Hai đứa tôi, cùng nhau nhắt ra, gom lại xem Nguyễn Huy Thiệp có bao
nhiêu truyện ngắn thuộc hàng thượng thặng. Kể đến những cái tên: Không có vua, Huyền thoại phố phường, Tướng
về hưu, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Bài học nông thôn, Thương nhớ
đồng quê, Muối của rừng, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Chảy đi sông ơi, Trương
Chi, Nguyễn Thụ Lộ, Mưa Nhã nam, Sang sông, Giọt máu, Chút thoáng Xuân Hương,
Đưa sáo qua sông, Hạc vừa bay vừa kêu tháng thốt,... Độ hai mươi truyện
xuất sắc. Có lẽ thế thôi, cũng nên?
Phê bình văn học của Nguyễn
Huy Thiệp, đáng kể có Giăng lưới bắt chim.
Trò chuyện với hoa thủy tiên. Còn
tiểu thuyết của ông, thú thực tôi không thích,... Cái kịch Mổ nhà văn, tuy ám chỉ những ai đó, nhưng quả là rất thú vị. bởi ở
đấy vừa thâm thúy, vừa bùng nổ, phun trào của sự nín nhịn, kim nén lâu ngày...
Chợt anh bạn Gia Hoang hỏi
tôi: "Vậy văn xuôi Việt
Rồi tôi và anh bạn Gia
Hoàng lại cùng nhau kể tên các cây bút văn xuôi hiện đại xứ ta mà theo cách
thẩm của chúng tôi, họ ít nhiều có những tác phẩm để đời, như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Vũ Bằng,
Kim Lân, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Ma
Văn Kháng, Đỗ Chu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khắc Trường, Nguyên Ngọc, Lê Minh
Khuê, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài và Trần Đăng Khoa...
Tạm dừng ở đấy chờ kể tiếp
!...
Và nhứ thế, câu chuyện về Nguyễn Huy Thiệp, người giăng lưới bbắt chim và các nhà văn đương thời với ông vẫn còn ở phía sau,...
3. Đọc lại Nguyễn Huy Thiệp, thấm triết lý “dèn vàng,”
Đọc lại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, với tôi là một
sự ngẫu nhiên. Số là, đầu hè năm nay (20220, tôi tham gia chuyến lên Sa-pa với
cha con, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền và nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Trước chuyến
đi, đến đến ngủ đêm tại nhà họ để sáng hôm sau lên đường sớm. Tối ấy, chuyện vãn
mỏi miệng, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền bảo tôi “Nghe nói chú thích văn Nguyễn Huy Thhệp,... có muốn nghe lại không? ... Dạo này, anh hay mất ngủ, những
lúc như thế, tôi cứ vào mạng, Youtube ấy, nghe đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, ,,,
Hay lắm, mà lại dễ ngủ. Ngủ lúc nào
không biết...CỨ như Nguyễn Huy Thiệp ru mình vào một giấc mộng khác ấy...”.
Rồi nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền cho nghe truyện “Phẩm Ttết, và “Vàng
lửa”
Sáng hôm sau, ngồi xe với cha con nhà thơ, nhạc sĩ,
Nguyễn Vĩnh Tiến bật cho ca các ca khcus của anh chàng. Tôi nghe nhạc đấy mà
đâu óc cứ váng vất các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ông đã thức dậy trong
tôi cảm xúc, tâm trạng những ngày xưa còn chưa xa, khi hóng từng truyện ngắn
của ông xuất hiện trên báo chí,...Nguyễn Huy Thiệp mất vào cuối xuân năm 2021,
thoqangs cái đã qua giỗ đầu ông rồi,...
Sau chuyến đi ấy, bằng đi vài tháng, nhà thơ Nguyễn
Vĩnh Tuyền gắn thẻ sang trang Facebook của tôi đường link Youtube truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp, như muốn nhắc nhở tôi, hãy nghe lại đi, Tôi nghe lại
truyeejn ‘Sống dễ lắm”, rồi cú thế, liền mấy ngày, tôi lần lượt nghe đọc
lại truyện Sống dễ lắm, Không có vua, Những bài học nông thôn, Bài học tiếng Việt,
Tội ác và trưng phạt, Huyền thoại phố phuowngf, Chảy đi sông ơi, Muối của rừng,
Quan âm chỉ lộ, Sang sông, Mưa Nhã Nam, Ông Móng, Giotsk máu, Như khói như sương .. hững
truyện ngày trước tôi rất thích, đọc đi đọc lại nhiều lần gần như thuộc, vậy mà
giờ nghe lại thấy quen mà lạ. Có lẽ, sau nhiều năm, đời sống xã hội thay đổi...
nên cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống của tôi cũng khác. Vowiss lại, tâm trạng
đọc cũng khác nhau. Nếu ngày trước, tôi háo hức đọc như nuối từng chữ từng câu
rồi tnhuw ma ámNguyễn Huy Thiệp dẫn dắt,
thì nay, tôi nghe người dọc diễn cảm với tâm trạng muốn thẩm định lại,...
Tôi đặc biết thích cái triết lý “đèn vàng” được Nguyễn Huy Thiệp nêu ra rồi kiến giải trong truyện
ngắn “Bài học tiếng Việt” mà
ông lấy nguyên mẫu từ cố nhà văn Vũ Trọng Phụng, một tiểu thuyết gia nổi tiếng
và xem như hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Song trước khi bàn về cái
triết lý “đèn vàng” này, tôi muốn nói đến một phương thức đặc sắc làm nên
bản sắc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là nghệ
thuật không gian truyện, mà ở đây, tôi gọi là không gian Nguyễn Huy Thiệp.
Trong những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thì không
gian truyện thật đặc biệt, dù chỉ là không gian hẹp trong một chuyến đò ngang
với thời gian mười phút (như Sang sông), hay không gian rộng lớn quốc
gia, dân tộc, triều đại (như Kiếm sắc, Vàng lửu, Phẩm tiết) hoặc không gian xuyên suốt hàng trăm năm qua
bốn đời của gia tộc họ Phạm (như Giọt máu),... Và trong không gian
nào thì cũng đủ để chứa câu chuyện, lớp lang với hàng tá khái niệm, hàng mớ lý
thuyết, hàng đống minh chúng mà tác giả cố tính nhét vào. Đó là cái tài của
riêng Nguyễn Huy Thiệp, bởi ở đấy, luôn chứ dựng những cập khái niệm đối lập, như đao đức-vô luân, sáng tỏ-vô minh, văn
minh-mông muội,ý thức-vô thức, cao cả-hèn hạ, phúc thiện-tội ác,, tinh yêu-hận
thù,... Cũng ở ái không gian hỗn độn thực hư lẫn lộn ấy, cái có lý và sự vô lý
đều có chỗ trong một trật tự lo-gic theo khuôn phép của tác giả. Đó chính là giọng điệu kể chuyện ma mị, ngôn ngữ
hội thoại quỷ ám. Tôi nghĩ, bắng ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự ám thị bạn
đọc.
Giờ thì tôi nói về triết lý “đèn vàng” của ông. Trong truyện “Bài học tiềng Việt”, sau
khi đưa ra các trạng huống đền xanh, đền đỏ, đấy là những tín hiệu dứt khoát một chiều, Nguyễn Huy Thiệp đi sâu phân
tích trạng thái đềè vàng, Ở trạng thái này, mỗi con người có sự lựa chọn
khác nhau theo tính toán của riêng mình, hoặc dấn tới vượt thật nhanh, hoặc dứt
khoát dựng lại chờ đợi, lại cũng có thể
lưỡng lự giữa đi hay dừng, và như thế, mỗi sự lựa chọn sẽ có những kết quả
tương ứng, thuận lợi hay bất trắc tùy
mayu rủi,... Trở lại các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, hâu như các truyện, ông
đều đưa đẩy các nhân vật của mình đến trạng thái đền vàng, để cho họ tự lựa
chọn theo mạch chuyện, tâm lý nhân
vật và lo-gic tình tiết,...
Trạng thái đên
vàng được được trong không gian truyện ma mị hư ảo mà ở đấy có cả thiên
thần và ác quỷ, hiên đường và dịa ngục
thì đương nhiên, cả nhân vật và bạn đọc chúng ta dễ bị ám thị,...và khi ấy, mặc
sức thuân theo ý đồ c ủa nhà phù thủy,...
Một điểm nữa, nhìn chung, không gian Nguyễn Huy Thiệp thường đượm buồn, buồn các kiểu, và lây
lan sang người khác như một thứ bệnh
truyền nhiễm. Nhưng mà nó đẹp, đầy tính thẩm mỹ. Còn nó có nguy hiểm hay không
thì tùy mức thẩm thấu của mỗi người?...
Nguyễn Huy Thiệp cũng hay nói đến tín ngưỡng, tôn
giáo. Dường như, ông luôn đi tìm nó, thú tín ngưỡng của riêng ông, mà ở đấy, đánh
thức được Lòng trắc ẩn- qua đó giáo
dục, giáo hóa đùng hơn, sự khai hóa lại thì phải?
Thêm điều này nữa, Nguyễn Huy Thiệp cũng hay tự mâu
thuẫn với chính mình,
Sau này, đọc thêm
diễn văn của Nguyễn Huy Thiệp khi ông nhận giả thưởng văn học quốc tế ở
Italia, giả Premio Nonino (2008) , tôi càng thám những điều đó!...
Nhận xét
Đăng nhận xét