Thũng thẵng Lưu Quốc Hòa,


 Nhà văn Lưu Quốc Hòa bên lũy tre nhà mình,...


@@@

       Mỗi lúc gặp nhau, hay  khi giao tiếp trên mạng xã hội, tôi thường gọi đùa Lưu Quốc Hòa là Hòa đại nhân. Ông vui vẻ chấp nhận cách gọi ấy. Sở dĩ tôi gọi ông như vậy, là muốn nhằm tới lỗi nói năng thủng thẳng, dí dóm và khá sâu cay của Lưu Quốc Hòa, khi đem so sánh với nhân vật Hòa Thân, một vị quan đại thần Triều Thanh xứ Trung Hoa.  Đương nhiên về tầm vóc và sự cơ mưu, ông còn thua xa nhân vật được tôi mang ra ví von.

        Tôi biết đến Lưu Quốc Hoa từ cuối năm 2009 khi tham gia mạng xã hội Blog Tieng Việt (blogtiengviet.net). Lưu Quốc Hòa chuyên viết chuyện xã hội, làng xã, đặc biệt về những tàn dư cũ còn sót lại, hoặc các mẫu thuẫn mới này sinh trong quá trình chuyển đổi xã hội sang thời kỳ hiện đại. Viết tự nhiên, như mang chuyện thật mắt thấy tai nghe ra kể lại. Giòọg văn nhẩn nha, dí dỏm, hai hước pha chút chua ngoa, đanh đá kiểu “hàng tôm, hàng cá” làm nên bản sắc Lưu Quốc Hòa. Tôi sẽ nói thêm về bản sắc văn chương Lưu Quốc Hòa sau, vì con người ông mới là điều đáng nói,...



        Nói Lưu Quốc Hòa “thũng thẵng”, đúng với ông về cách xứng xử với văn chương và với cả cuộc đời. Chí ít,  kể từ khi tôi biếết ông cho đến lúc ông từ giã cồi đời theo cõi hạc, Lưu Quốc Hòa vẫn thũng thẵng như vậy.  Sống thũng thẵng và viết cũng thũng thẵng. Chẳng hiểu trước đây Lưu Quốc Hòa làm nghề gì, nhưng khi tôi biết ông thì Lưu Quốc Hòa làm nghề tự do. Chỉ thấy vợ con ông tần tảo làm lụng gì đó, còn bản thân ông thì chỉ viết lách là chính. Thi thoảng tham gia nhóm văn nghẹ đàn ca sáo nhị í a hát chèo, vui là chính chứ có ra tiền bạc không thì tôi chẳng rõ. Cứ nhìn giaa cảnh, bảo Lưu Quốc Hòa dư dả, không phải, song cho là túng thiếu thì không hẳn. Chắc tùng tiệm đủ ăn thôi. Ấy vậy mà, căn nhà tuềnh toàng của Lưu Quốc Hoa trên mảnh đất vườn khá rộng có ao chuôm lũy tre nằm rìa thị xã Phủ Lý (Hà Nam) luôn rộng mở vỡi bạn bè văn chương xa gần.  Chẳng thế mà, trong vòng mấy năm liền, cánh bạn văn chương thi họa Hà Nội chúng tôi mỗi lần về Phủ Lý theo lời nhắn mời của Lưu Quốc Hòa đến nhà ông dùng bữa, khi ít cũng mươi người con khi  đông cả huyện người. Vợ chồng con cái căng ra lo chuyện cơm nước mệt bã mà mặt vẫn tươi tỉnh, đủ biết Luu Quốc Hòa khéo và cái uy của ông với vợ con như thế nào rồi.

                Có một dạo, đâu khoảng năm 2011 đến 2014, nhóm văn nghệ sĩ, báo chí Hà Nội tham gia Blog Tiếng Việt hay tổ chức giao lưu, thưởng là vào mỗi xuân, dự lễ Tịch Điền ở Duy Tiên, mồng bảy tháng giêng, rồi men theo bờ sông Châu về Phủ Lý, chơi nhà Lưu Quốc Hòa. Kế đến, hội thơ Nguyên Tiêu Văn Miếu, cả nhóm lại hội quân ở Văn Miếu. Những ngày tháng đó, tháp thoáng bóng dáng Lưu Quốc Hòa, ăn diện bảnh bao, sơ mi veston, quân âu giày bóng lộn, nụ  cười thường trực tươi rói. Tôi nghĩ, có lẽ những năm tháng đó là những ngày hạnh phúc, vui tười nhất cuộc đời văn chương Lưu Quốc Hòa. Những ngày tháng ấy, chí ít Lưu Quốc Hòa  được tắm mình trong bầu không khí bạn bè thương mến, thi nhau viết đặng để khoe ra các sáng tác mjới hất của mình, chờ đón những lời bình phảm khen chê của bạn đọc. Đương nhiên, khên chê chẳng màng và cũng cẳng ra tiền bạc gì đâu song con người ta như được do-ping, cảm thấy hứng khởi, thăng hoa và luôn được tôn trọng. Đành rằng, Lưu Quốc Hòa là người viết tự do, không sống bám vào một cơ quan đơn vị nào để lấy lương kiếm sống, những các tác phẩm của ông thời ấy cũng đã góp phần làm nên tên tuổi Lưu Quốc Hòa, để từ đó, ông nương minh mà theo đuổi cái nghề cầm bút bạc bẽo, khắc nghiệt này với đời,...Song thực lòng mà nói, chỉ khi sống cô đơn, thoát khỏi trạng thái đám dông bày đàn, thấm nỗi khốn khó của việc mưu sinh, dồng tiền bát gạo, manh áo, của căn nhà tuềnh toàng, mảnh vườn xác xơ, Lưu Quốc Hòa viết mới thật hay, mới thấm nỗi đau mình, đau đời..

        Về tác phẩm văn học, báo chí, chủ yếu văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, ký ự, có thể kể tên các tác phẩm chính của Lưu Quốc Hoa như:  Cung đàn xưa ngân mãi, Câu đồng dao làng Vòi, Vĩnh biệt làng Ô HợpNgười thức với mùa đông,  tuyển truyện ngắn và bút ký, tản văn, và trường ca Những vì sao không tắt,...



        Sở dĩ, tôi phác thảo chân dung con người Lưu Quốc Hòa  trước, đơn giản bởi với ông, điển hình đời sao văn vậy. Với Lưu Quốc Hòa, dáng dấp, điệu bộ ra anh chàng văn chương tỉnh lẻ, khôn dại –dại khôn, chút ma lanh láu cá đấy nhưng mà cũng dại khờ ngay đấy. Thế nên, các nhân vật trọng câu chuyện của Lưu Quốc Hòa, dù ở truyện ngắn, hoặc trong tiểu thuyết hay ký sự thì cũng ná ná con người Lưu  Quốc Hòa, bởi ông lấy mình ra làm nhân nhân, hoặc tính cách hành xử theo hệ qiu chiếu Lưu  Quốc Hòa. Trong một đôi lần đàm đạo văn chương với nhà nhà văn Nguyễn Hiếu, người từng dự trai viết và chuyện trò với Lưu Quốc Hòa, ông khen văn Hòa này nọ, nhưng có ý chê rặng truyện của Hòa yếu về kết cấu. Tôi thì không nghĩ vậy. Tôi cho rằng, Lưu Quốc Hòa ikhoong có khả năng hư cấu chăng? Truyện của Hòa thật như cuộc sống vậy. Hay phải chăng, Hòa viết bịa mà như thật. Vậy thì tài tình chứ ao? Gì thì gì, chứ văn Hòa có giọng điệu riêng, hóm hỉnh, hài hước, láu cá, tung tảy, nghĩ sao viết vậy, không câu nệ, chất văn nói, nhiều chi tiết, dễ đánh lạc hướng bạn đọc... Nói chung, có gì đó tự nhiên chủ nghĩa,, Có lẽ thế mà Nguyễn Hiếu có ý chê Lưu Quốc Hòa yếu về kết cáu sao?

Tôi vân không nghi thế,... Và tôi thử đi tìm một cách láy giải khác.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, Lưu Quốc Hòa dôc gan ruột. Ông thổ lộ một cách hình tượng là muốn được “đổ bóng buồn vui” qua những trang viết vào những thất thái thân phận của người dân, mà  mỗi thân phận con người ấy làm nên thân phận làng quê, và thân phận làng quê ra số  phận vùng đất. qua đó thấy bóng dáng thân phận đất nước... Có vẻ gì to tát nhỉ? Không. Tôi nghĩ vậy. Lưu ý ở đây, Lưu Quốc Hòa dùng từ ”thất thái”  để chỉ thân phận con người,  Mặc du không giải thích, song tôi hiểu hmaf ý, ông muốn nhân mạnh, hay ám chỉ những cíái mất của con người (hơn là cái được) trong qua trình chuyển đổi này,... Với quan niệm, hay mong muốn vậy, nên Lưu Quốc Hoa chẳng quan tâm đên thể loại hay kết cấu mà làm gì, ông chỉ muốn viết ra, viết ngay những cái ông thấy, ông nghĩ, ông nhắm tới và ông ám chỉ, gửi gắm thông điệp, triết lý về cuoojuc sống. Thế nên, kết cấu chẳng là gì với Lưu Quốc Hòa. Quan trọng, là chi tiết và giọng điệu thì điều này ông có thừa,... thậm chí còn là thế mạnh của Lưu Quốc Hòa,... Thú thật, mỗi khi đọc tác phẩm của  Lưu Quốc Hòa, dù ngắn dài, du truyện ngắn, bút ký, phóng sự hay mẩu chuyện thôi, tôi đều tủm tỉm cười vì thích thú vì sự dí dỏm, giàu chất uy-mua, và cả sự tinh quái, láu cá của tác giả. Đọc rồi mường tượng khuôn mặt tỉnh bơ, cái cười nhẹ trên khóe miệng của Lưu Quốc Hòa mà them phần thú vị. Ấy là cái tài của Lưu Quốc Hòa và cũng là sự thành công của ông. Song có lẽ, sự khiêm nhường, vẻ rụt rè tỉnh lẻ của ông đã phần nào hạn chế sự vươn lên, lớn dậy để trở thành một cây bút thành danh, thậm chí nổi tiếng,...? Với Lưu Quốc Hòa thì cũng chẳng sao, nhưng là tôi cứ  cả nghĩ vậy?... Lưu Quốc Hòa đã chọn làng quê, chọn nông thôn để viết sau khi đã cớ ngót hai chục năm từng trải đây đó khắp đất nước.  Chỉ có ở quê, mảnh đất thân quen mà ông hăng yêu mến, chỉ những con người mà ông thấy thân thuộc, chỉ công việc nhà nông mà ông thông thao, hiểu biết, Luu Quốc Hòa tháy tự tin mà viết, mà tung tẩy ý tưởng, mà bông lơn hay sắc lẻm câu chữ. Ông đã tìm thấy  ở đấy vùng sáng tác của mình sau khi đã mất già nuwatr đời người đi tìm kiếm ở đảu đâu,...

Tuy không lớn, chẳng nổi danh này nọ, nhưng dường như, trong con người và văn chương của Lưu Quốc Hòa có chút dấu vết, bóng dáng của những cây bút tiền bối nổi tiếng vùng Sơn Nan xưa cũ như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nam Cao,... Nhặt nhạnh chuyện nhân tình thế thái, cũng thấm nỗi đâu đời mà nên châm biếm, chua  chát, sâu cay,...



Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, có những huyền thoại về sự hy sinh của nữ nhân như Nga Ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) với nữ thanh niên xung phong, Hang Tám Cô (Bố Trạch, Quảng Bình), thì đất Hà Nam quê của Lưu Quốc Hòa có chuyện 10 nữ pháo thủ Lam Hạ Phủ Lý). Có thể nói, Lưu Quốc Hòa góp chút phần nhỏ bé công sức của mình, thông qu các bài báo, câu chuyện, vận động này nọ,... để sự hy sinh oanh liết của 10 nữ pháo thủ Lam Hạ (trong đó có cô giáo dạy Lưu Quốc Hòa hồi cấp 1) không bị chìm vào quên lãng,... Đương nhiên, để mộ sự kiện lịch sử và sự hy sinh của con người cho độc lập dân tộc trở thanh huyện thoại, thành di tích lịch sử là công sức của biết bao người, của nhiều cấp chính quyền, của ngành văn hóa,... Song không vì thế mà không kể đến công sức của riêng Lưu Quốc Hòa. Tôi đã đôi ba lần  cùng đám bạn bè văn nghệ sĩ, báo chí về thăm nhà Lưu Quóc Hòa và được nghe ông kể chuyện, đưa đến viếng ngôi thờ tự (sau thành đền thờ, thành cụm di tích) 10 nữ pháo thủ Lam Hạ,... Ấy là chút công sức bé nhỏ của Lưu Quốc Hòa cho quê hương, là sự tri ân của ông với những nữ anh hùng đã khuất, song hành cùng những trang văn thơ của mình,...

Bằng đi mày năm, cuộc sống xã hội có những bước chuyển mới, bạn bè văn chương mootju thời ít gặp nhau. Vẫn thấy đâu đó bóng dang của nhau qua từng tác phẩm in ấn, trên báo, mạng xã hội. Lưu Quốc  Hòa vẫn thung thẵng như vậy.  Thi thoảng có bạn bè gặp ông ở đâu đó, hoặc về Phủ Lý đáo nhà Lưu Quốc Hòa thăm ông. Thị xã Phủ Lý phát triển lên thành phố, cái làng ngoại ô quê ông cũng mở mang đường sá phong quang, Nghe đâu, người ta mở đường ngang qua mảnh vườn nhà ông, láy đát đền bù, có tiền ông xây nhà mới khang trang lắm, Khi không thiếu thốn thì lại buòn vì thưa bạn bè. Chỉ mong có bạn đến chơi nhà để to nhỏ, dốc bầu tâm sự, để khoe nhau những tác phẩm mới. Ngắm cái ảnh chụp Lưu Quốc Hòa ngôi tựa của ngôi nhà mới khang trang, hút thuốc lào vặt, như ngóng khách với gương mặt thất thần mà buồn đến nao lòng. Phải chăng đây là thất thái của riêng ông?

Mấy năm dịch Covid 19 mờ mit nên chẳng ai đến thăm ai được. Bạn bè đã xa lai càng xa. Rồi một ngày đọc tin buồn gia đình và bạn be thông báo Lưu Quốc Hòa  rời cõi tạm. Mọi người hỏi nhau Lưu Quốc Hòa mất vì bệnh gì. Thực ra, Lưu Quốc Hòa bệnh trọng nhiều năm nay, nhưng ông cứ gắng gỏi, cứ vui bạn bầu đẻ sống và viết. Còn vì gia đình ông nữa, nơi có người vợ hiền thục tảo tần, những đứa con ngoan, nơi ông có thể yên tâm, lấy làm chỗ dựa đặng cầm bút ngaqo du với đời,...

        Giờ bạn bè mới giật mình, tự hỏi, những năm chơi với nhau,  mình có làm điều gì thất thố, có làm buồn lòng bạn văn Lưu Quốc Hòa của mình không nhỉ? Và nếu có, Lưu Quốc Hòa sẽ mỉm cười độ lương. Tôi tin là thế. Khi mà, tôi và bạn cảm thấy trống vắng nơi Lưu Quốc Hòa bỏ lại!...

        Chợt nhớ, lúc trà dư tửu hậu, một nhà văn đàn anh vui miệng bảo “Lưu Quốc Hòa có tài nhưng mà vẫn chưa lớn lên được...” Tôi nghĩ, Lưu Quốc Hòa chẳng quan xiêm chuyện lớn nhỏ. Ông cứ tủm tỉm thẵng thẵng với đời,  cùng văn chương vậy thôi. Chỉ biết, giờ đây đọc những trang văn của ông, thấy đau, muốn bật cười mà lại ứa nước mắt !...


 

Nhận xét