Những ký sư nông nghiệp Miền Bắc ở Tri Tôn, An Giang năm 1982
@@@
Sáng ra, trời mát trong,
dìu dịu hơi thu với chút hanh heo. Nắng nhẹ nhàng lan tỏa. Lập Thu đã hơn nửa
tháng nay mà trời vẫn nồng oi khó chịu. Vẫn biết là thời tiết lúc chuyển mùa là
thế, nhưng lòng vẫn thắc thỏm đợi thu về. Và rồi, sau những ngày hòa vào sự ồn
ào bận rộn với lễ kỷ niệm ngày thành lập cơ quan mình từng có hơn ba chục năm
công tác, giờ là chút lắng lại. Đợt gió mùa đầu tiên đã tràn về, thoạt đầu là
cơm mưa giông chiều hôm trước với ì oàng tiếng sấm và mưa xối xả, trắng trời
trắng đất...
Ngày mới lên, bên ly cà phê
đen, chầm chậm nhấp môi, theo dõi một phóng sự hình về mùa nước nổi miền Tây
Ai cùng biết, phương
Tôi đã sống như thế trong
nhiều mùa mưa nắng miệt châu thổ Mê-kông. Mỗi mùa khô, sáng ra, vầng mặt trời
đỏ ối lên cao, cả châu thổ mênh mông ngàn ngạt bầu không khí khô nóng khô, như
chiếc chảo rang khổng lồ úp xuống đồng bằng, chút hơi ẩm sương đêm trên cây lá
nhanh chóng bay hơi tan biến vào thinh không nắng gió. Những con đường lớn nhỏ,
mỗi lần xe qua bốc theo làn bụi đỏ như những cơn giông bụi vần vụ lên cao mãi
không tan nổi. Người ta giải khát mình bằng những ly nước trà, cà phê loãng
toẹt đầy những đá lạnh. Một khi người ta khát khao chờ đợi thì thời gian lại
như ngừng trôi. Mùa khô nhích từng bước chậm chạp tựa rùa bò để đi nốt quãng
ngày cuối cùng cùa mình. Nó làm người ta sốt ruột đến mức mỗi chiều muộn, cảm
nhận, mặt trời dùng dằng, nấn ná mãi chẳng buồn lặn... Thèm cả chút hơi đêm dịu
bớt len vào giấc ngủ trằn trọc vì nóng bức.
Những tháng này này, phải
lang trên đường xuyên qua những làn bụi, hoặc ngồi trên những chiếc xuồng tam
bản, võ lãi, bo bo chạy trên kinh rạch cạn nước sục những váng phèn đỏ, lại
càng thèm mùa con nước mênh mông. Lâu lâu, nghe tin đâu đó, cháy rừng tràm rừng
đước do nắng nóng và sự bất cẩn của những người gác kèo đốt ong, mà lòng người
như có lửa đốt...
Tôi sống những tháng ngày
như thế. Cùng đã bước đi trên mặt đồng khô hạn nứt nẻ, đất nhiễm phèn, toác ra
cứng như sắt, theo chân những người dân Khmer Nam bộ từ các phum sóc đi lấy
nước về dùng. Những giếng nước ngoài đồng, cạn tận đáy, dẫu liên tục rịn ra thì
vẫn không xuể, làm mọi người xúm đông, chờ đến lượt mình, vục từng ca nước mát chắt
vào thùng chứa mang về nhà. Mạnh nước ngầm chảy ri rỉ sốt ruột, ngày đêm như
vắt kiệt lòng đất để mang lại chút nước mát cho con người. Có cảm giác, nước
ngọt đường lấy từ ngọn cây thốt-nốt trên cao kia còn nhiều hơn cả nước giếng
đất ngầm ... Mùa khô là thế đấy.
Tôi cứ tự hỏi, những kẻ
không may lạc lối trên sa mạc hay trôi dạt giữa đại dương mênh mông, thì cơ cực
khổ sở thế nào, và nỗi thèm khát nước ngọt khiếp nhược ra sao, chứ nỗi khát sa
mưa của dân Miền Tây ngày ấy thì tôi từng chứng kiến và cảm nhận được ...
Và sự kiên nhẫn chờ đợi,
nỗi khát sa mưa của con người và cỏ cây rồi cũng được đền bù, khi mùa mưa đến
với những cơn giông đầu mùa xuất hiện thưa thớt, và mỗi dầy thêm...
Mùa mưa, mùa nước nổi, đến sớm bao
nhiêu, thi nỗi lo càng bớt... Khác miền Bắc, mưa lũ đột ngột, xối xả, tràn lấp
và xô đổ tất cả, rồi cuốn phăng đi, những đồi núi, cầu đường, nhà cửa, tài sản,
con người, mà nhiều khi, chỉ chốc lát, là mất tất... lũ miền Tây dù có lên
nhanh thì cùng vẫn là nhẹ nhàng, như an ủi, vỗ về con người ta. Vậy nên, dân
miền Tây mới khát sa mưa và nặng lòng mùa nước nổi. Nước lên đến đâu, nhà cửa và con
người nổi lên theo đó. Chỉ có trong kinh rạch, sông ngòi, đồng ruộng mênh mông
nước ấy, là nguồn tài sản vô kể do thiên nhiên ban tặng.
Sau vài năm lũ muộn và nhỏ,
năm nay Mậu Tuất, lũ sớm trước cả tháng trời. Hễ cứ được mùa nhãn là mưa nhiều
nước to, người xưa truyền vậy, cấm có sai. Mưa nhiều, cả Bắc chí
Cá linh, loài cá tự nhiên
cho đến nay, vẫn không thể nuôi được. Nguồn gốc loài cá này là từ Biển Hồ bên
xứ Cao Mên (Campuchia). Đến mùa, cá mẹ đẻ trứng, rồi trứng cá nở thành cá bột,
gặp đúng mùa sa mưa, cứ thế, cá bột theo dòng nước trôi xuôi, vừa đi vừa ăn phù
du mùa mưa lũ mà lớn dần. Khi về đến sông Cửu Long xứ ta, thì cá linh đã lớn
bằng đầu đũa rồi, ấy là cá linh non. Cỡ này, cá linh ngon nhất. Người ta dánh
bắt, chế biến thành các món ăn, và món nào cũng tuyệt cả. Phổ biến là cá linh
tẩm bột chiên ròn, ăn nhai cả xương, ngon lắm. Rồi đó, đem nấu canh chua, hoặc
bỏ vào lẩu, lâu dài hơn thì chế mắm cá linh. Cá linh để lớn to bằng ngón tay
cái, chân cái là già rồi, khi ấy chỉ đem kho tiêu hoặc làm mắm là ngon.
Ngày tôi còn ở An Giang, ấy
là từ hơn ba chục năm trước, mỗi mùa nước nổi, cá linh nhiều cơ man, các chợ
lớn nhỏ từ Long Xuyên về Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, đâu đâu người
ta bán cá linh, nhiều vô kể. Cá linh nhiều đến nỗi rẻ lắm, ê hề, vãn chợ, không
ai mua, nên mới có câu vi von “rẻ như cá linh”. Nhưng rẻ thế cũng đâu có hè hấn
gì. Người đánh bắt, bán cứ bán thế thôi, bán không xuể, vui lòng mang vể đổ vào
chum vại làm mắm, bán dần. Ngày nào, bữa nào, cũng cá linh, ăn diết sinh chán.
Chẳng bù cho bây giờ, cá linh là đặc sản quý hiếm. Hiếm là bởi, lũ nhiều năm
nhỏ và muộn vì thủy điện đầu nguồn chặn nước, và nữa, nhiều diện tích bị ngăn
bằng đê bao để gieo trồng lúa, làm diện tích đồng bằng ngập nước hẹp lại, giảm
môi trường thủy sinh. Lạm dụng thuốc trừ sâu, hủy diệt môi sinh, cũng là một
nguyên nhân. Con người đông lên gấp bội, nên ngoài khai thác cho nhu cầu dân
sinh tại chỗ, cá linh và một số sản vật khác còn bị săn lùng, khai thác triệt
để cho mục đích thương mại, phục vụ thú ăn của dân đô thị ... Thế nên, cái gì
thuộc về tự nhiên đều dần nên hiếm cả... Nghĩ mà buồn!...
Biết là vậy, nhưng để
chuyển biến tư duy bảo vệ môi sinh thành việc làm cụ thể, thật khó lắm thay.
Nói vậy, để trở lại một quan điểm mang tính chiến lược, ấy là, hãy trả lại miền
sông nước Tây
Vẫn đang mùa nước nổi,
trong khi chờ đợi sự chuyển biến thuộc tầm quốc kế dân sinh, thì hãy biết chia
vui cùng bà con miệt vườn miền Tây sông nước, với tràn trề sản vật đặc trưng
mùa nước nổi !...
Nhận xét
Đăng nhận xét