Trết lý “đèn vàng,” trong "không gian Nguyễn Huy Thiệp"

 


@@@

Đọc lại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, với tôi là một sự ngẫu nhiên. Số là, đầu hè năm nay (2022) tôi tham gia chuyến lên Sa-pa với cha con, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền và nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Trước chuyến tôi  đến ngủ đêm tại nhà họ để sáng hôm sau lên đường sớm. Tối ấy, chuyện vãn mỏi miệng, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền bảo tôi “Nghe nói chú thích văn Nguyễn Huy Thiệp,... có muốn nghe lại  không? ... Dạo này, tôi hay mất ngủ, những lúc như thế, tôi cứ vào mạng, Youtube ấy, nghe đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, ... Hay lắm,  mà lại dễ ngủ. Ngủ lúc nào không biết...Cứ như Nguyễn Huy Thiệp ru mình vào một giấc mộng khác ấy...”. Rồi nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền cho nghe truyện “Phẩm Ttết, và “Vàng lửa”,... Và rồi chũng tôi thiếp đi trong mộng mị,

Sáng hôm sau, ngồi xe với cha con nhà thơ, nhạc sĩ, Nguyễn Vĩnh Tiến bật cho ca các ca khúc của anh chàng. Tôi nghe nhạc đấy mà đâu óc cứ váng vất các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ông đã thức dậy trong tôi cảm xúc, tâm trạng những ngày xưa còn chưa xa, khi hóng từng truyện ngắn của ông xuất hiện trên báo chí,...Nguyễn Huy Thiệp mất vào cuối xuân năm 2021,  thoáng chốc đã qua giỗ đầu ông rồi,...

Sau chuyến đi ấy, bẵng đi vài tháng, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền gắn thẻ sang trang Facebook của tôi đường link Youtube truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, như muốn nhắc nhở tôi, hãy nghe lại đi, Tôi nghe lại truyện  ‘Sống dễ lắm”, rồi cứ thế, liền mấy ngày, tôi lần lượt nghe đọc lại truyện Không có vua, Những bài học nông thôn, Bài học tiếng Việt, Tội ác và trưng phạt, Huyền thoại phố phường Chảy đi sông ơi, Muối của rừng, Quan âm chỉ lộ, Sang sông, Mưa Nhã Nam, Ông Móng,  Giọt máu, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Như sương như khói bay .. hững truyện ngày trước tôi rất thích, đọc đi đọc lại nhiều lần gần như thuộc, vậy mà giờ nghe lại thấy quen mà lạ. Có lẽ, sau nhiều năm, đời sống xã hội thay đổi... nên cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống của tôi cũng khác. Với lại, tâm trạng đọc cũng khác trước. Nếu ngày trước, tôi háo hức đọc như nuối từng chữ từng câu rồi bị cuốn theo ma mặc cho Nguyễn Huy Thiệp dẫn dắt, thì nay, tôi nghe người dọc diễn cảm với tâm trạng muốn thẩm định lại,...Thấy quen thì rõ rồi, còn lạ là bởi chợt phát hiện ra điều này điều kia,  hám ý này hàm ý nọ trong câu chuyện cũ mà ngay trước mình chưa từng ngộ ra....

Tôi đặc biết thích cái triết lý “đèn vàng” được Nguyễn Huy Thiệp nêu ra rồi kiến giải trong truyện ngắn “Bài học tiếng Việt”  mà ông lấy nguyên mẫu từ cố nhà văn Vũ Trọng Phụng, một tiểu thuyết gia nổi tiếng và xem như hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Song trước khi bàn về cái triết lý “đèn vàng” này, tôi  muốn nói đến một phương thức đặc sắc làm nên bản sắc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là nghệ thuật không gian truyện, mà ở đây, tôi gọi là không gian Nguyễn Huy Thiệp.

Trong những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thì không gian truyện thật đặc biệt, dù chỉ là không gian hẹp trong một chuyến đò ngang với thời gian mười phút (như Sang sông), hay không gian hiu quạnh trong túp nhà tuềnh toàng, xác xơ ven sông Đà mờ  mịt khói sương (trong Như sương như khói bay) , hay không gian rộng lớn quốc gia, dân tộc, triều đại (như Kiếm sắcVàng lửu, Phẩm tiết)  hoặc không gian xuyên suốt hàng trăm năm qua bốn đời của gia tộc họ Phạm (như Giọt máu),... Và trong không gian nào thì cũng đủ để chứa câu chuyện, lớp lang với hàng tá khái niệm, hàng mớ lý thuyết, hàng đống minh chúng mà tác giả cố tính nhét vào. Đó là cái tài của riêng Nguyễn Huy Thiệp, bởi ở đấy, luôn chứ dựng những cập khái niệm đối lập, như  đao đức-vô luân, sáng tỏ-vô minh, văn minh-mông muội,ý thức-vô thức, cao cả-hèn hạ, phúc thiện-tội ác,, tinh yêu-hận thù,... Cũng ở ái không gian hỗn độn thực hư lẫn lộn ấy, cái có lý và sự vô lý đều có chỗ trong một trật tự lo-gic theo khuôn phép của tác giả. Đó  chính là giọng điệu kể chuyện ma mị, ngôn ngữ hội thoại quỷ ám. Tôi nghĩ, bắng ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự  lám bạn đọc bị ám ảnh,...

Giờ thì tôi nói về triết lý “đèn vàng” của ông. Trong truyện “Bài học tiếng Việt”, sau khi đưa ra các trạng huống đền xanhđền đỏ, đấy là những tín hiệu dứt  khoát một chiều, Nguyễn Huy Thiệp đi sâu phân tích trạng thái đèn vàng, Đây là trạng thái lưỡng lự. Ở trạng thái này, mỗi con người có sự lựa chọn khác nhau theo tính toán của riêng mình, hoặc dấn tới vượt thật nhanh, hoặc dứt khoát  dựng lại chờ đợi, lại cũng có thể lưỡng lự giữa đi hay dừng, và như thế, mỗi sự lựa chọn sẽ có những kết quả tương ứng, thuận lợi  hay bất trắc tùy mayu rủi,... Trở lại các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, hâu như các truyện, đều giăng mắc những ngã tư đền vàng, ông đưa đẩy và dẫn dắt các nhân vật của mình đến trạng thái đền vàng, để cho họ tự lựa chọn theo mạch  chuyện, tâm lý nhân vật  và lo-gic tình tiết,... rồi  cứ thế, tác giả tiện nước đẩy thuyền, tha hồ đưa hàng lô triết luận của mình,...

Trạng thái đên vàng được được trong không gian truyện ma mị hư ảo mà ở đấy có cả thiên thần và ác quỷ, hiên  đường và dịa ngục thì đương nhiên, cả nhân vật và bạn đọc chúng ta dễ bị ám thị,...và khi ấy, mặc sức thuân theo ý đồ c ủa nhà phù thủy,...

Một điểm nữa, nhìn chung, không gian Nguyễn Huy Thiệp thường đượm buồn, các cũng bậc và tâm trạng đem đến nỗi buồn, rồi  lây lan sang người khác như  một thứ bệnh truyền nhiễm. Nhưng mà nó đẹp, đầy tính thẩm mỹ. Còn nó có nguy hiểm hay không thì tùy mức thẩm thấu của mỗi người?...

Nguyễn Huy Thiệp cũng hay nói đến tín ngưỡng, tôn giáo. Dường như, ông luôn đi tìm nó, thú tín ngưỡng của riêng ông., m ở đấy, đánh thức được Lòng trắc ẩn- qua đó giáo dục, giáo hóa đùng hơn, sự khai hóa lại thì phải?

Thêm nữa, Nguyễn Huy Thiệp cũng hay tự mâu thuẫn với chính mình, Song  có lẽ vậy, khi đọc truyện của ông, đến đâu thích thú đến đó, rồi cứ thế sa vào bẫy của ông lúc bào không biết,  đến hết truyện  thấy mờ mịt  chẳng có lối  ra  và bỗng không hiểu ông nói gì. Lối viết ấy là điểm mạnh của Nguyễn Huy Thiệp, nó gây ảnh hưởng, chi phối nhiều cây bút văn xuôi khác., mà sau này, tôi nhận ra dấu vết ấy ở truyện ngắn này truyện ngắn nọ ở cây bút nọ cây bút kia. Kể cả tác giả bài viết này, cũng từng bị ảnh hưởng lối viết của Nguyễn Huy Thiệp. 

Sau này, đọc thêm  diễn văn của Nguyễn Huy Thiệp khi ông nhận giải thưởng văn học quốc tế ở Italia, giải  Premio Nonino (2008) , tôi càng thám những điều đó!... 


Nhận xét