Có một người "đỡ đầu văn chương"

 


Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ký họa Trịnh Bá Ninh trên đĩa gốm sứ Bát Tràng

@@@

Người ấy là nhà báo Trịnh Bá Ninh, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam.

          Tôi từng có bài viết về ông, bài“P16 Thụy Khê có một căn phòng” in trong tập bút ký, ký sự “Nơi tận cùng xứ sở” (NXB Hội Nhà văn, 2018). Ở bài viết đó, tôi đã kể tên hàng loạt nhà văn, nhà thơ, cây bút, có cả những người rất nổi tiếng, một thời  bao cấp khốn khó từng lui tới, ta túc tại căn phòng rộng 9 m2 của nhà báo Trịnh Bá Ninh tại khu tập thể Bộ Nông nghiệp ở P16 phố Thụy Khuê, Hà Nội. Giờ xin phép không nhắc lại chuyện cũ đó, tuy nhiên, theo thiển nghĩ của tôi, việc đó chứng tỏ một điều, nhà báo Trịnh Bá Ninh và vợ ông (bà Trần Thị Mai) không khác gì việc đỡ đầu cho nhiều tác phẩm văn học của các nhà ấy thai nghén và ra đời,...

          Thực ra, cách ví này chưa chuẩn. Khi ấy, nhà báo TRịnh Bá Ninh chỉ là phóng viên đơn thuần, mà đời sống xã hội lại cực kỳ thiếu thốn, làm được  như vậy cũng  thật đáng nể trọng bởi không dễ mấy ai làm nổi. Về sau, khi nhà báo Trịnh Bá Ninh giữ cượng vị Phó Tổng biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam chuyên trách mảng nội dunng, ông đã làm  người thúc đẩy và  có thể nói là đỡ đầu cho nhiều tác phẩm văn học có giá trị của một số nhà văn ra đời,  đến với công chúng . ...

          Trước hết, với nhà thơ Trần Đăng Khoa. Với thần đồng thơ nổi tiếng này, lại là bạn học cùng trường phổ thông ở quê, sau cùng đội tuyển học sinh giỏi văn tỉnh Hải Hưng, ở thời điểm đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, gia tài văn chương, ngoài tập thơ Góc sân và khoảng trời, cùng một số bài thơ sáng tác thời tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam và bộ đội Hải quân ra Trường Sa, thì Trần Đăng Khoa vẫn chưa có gì nhiều đẻ làm dày dặn thêm gia  tài của mình. Chỉ đến khi, xuất bản tập phê bình văn học, Chân dung và đối thoại, thêm làn nừa nữa tên tuổi Trần Đăng Khoa nổi như cồn. Tập sách này, cùng một số chân dung văn học được Trần Đăng Khoa viết khi làm việc ở Tạp chí Văn Nghệ quân đội, giữ chuyên mục Đối thoại tháng, thì nhiều bài viết khác do Trịnh Bá Ninh gợi ý và đặt hàng, chẳng hạn như những bài viết về các nhà văn Phù Thăng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường...  Đây thực sự là những chân dung văn học hay, trước hết là về người được khắc họa, tính cách và sự đóng góp của người đó cho văn học. Thứ đến, là bút pháp, phong cách, giọng điệu “rất Trần Đăng Khoa” về thể loại chân dung văn học. Theo tôi, những chân dung văn học của Trần Đăng Khoa mà Trịnh Bá Ninh gợi ý đặt hàng là những bài viết hay, góp phần làm nên thành công cho tập Chân dung và đối thoại,  tiêu biểu về thể loại chân dung văn học trong tiến trình phát riển văn học Việt Nam  hiện đại.

          Riêng với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, trước hết, nhà báo Trịnh Bá Ninh biết đến với tư cách là một đọc giả yêu thích truyện ngắn của tác giả này. Tôi nhớ, hồi Nguuyễn Huy Thiệp mới nổi sau những truyện ngắn xuất sắc đăng trên Báo Văn Nghệ, đã có lần, Trịnh Bá Ninh rủ tôi tìm đến nhà ông này ở Khương Hạ, Thanh Trì, Hà Nội. Hôm ấy, Nguyễn Huy THiệp vắng nhà nên chúng tôi chỉ ngó nghiêng quanh quất khu nhà vườn tuềnh toàng và chuyện xã giao dăm ba câu với người vợ của ông. Quan trọng là, từ sự yêu thích văn chương và ngưỡng mộ con người nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sau này, khi có cơ hội, Trịnh Bá Ninh đã dám làm và có công trong việc đăng các truyện ngắn của ông.

          Ngày Nguyễn Huy Thiệp  mất (tháng 4.2021), trong một bài viết ngắn vĩnh biệt nhà văn đăng trên trang cá nhân, nhà báo Trịnh Bá Ninh đã kể lại  chuyện ông và các đồng nghiệp ở Báo Nông nghiệp Việt Nam tìm cách cho xuất hiện lại truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Số là sau khi đăng hàng loạt truyện ngắn lấy đề tài lịch sử, người ta cho rằng ông “hạ bệ thần tượng”, rồi cơ quan quản lý sờ đến, cho ý kiến nọ kia,... Thế là, các tờ bao9s ngán ngẩm, engaij, thậm chí từ chối đăng truyện của ông. Cứ thế, mấy năm liền văn đài vắng bóng truyện Nguyễn Hu Thiệp, như ông “mất tích” đâu đó.

          Rồi đến một mùa xuân, trong vô vàn báo tết báo xuân, bạn đọc bỗng thấy truyện ngắn Thiên văn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên số tết báo Nông nghiệp Việt Nam. Chuyện là, trước tết năm ấy, Trịnh Bá Ninh với cương vị Phó Tổng biên tập, cùng phong viên-nhà văn Văn Chinh tìm đến tận nhà ông đặt bài xin truyện.  Chính Nguyễn Huy Thiệp cũng không tin cũng không tin là tờ báo này dám phợt lờ lệnh trên mà đăng truyện của mình. Trịnh Bá Ninh kể rằng, ông và đồng nghiệp cũng dè chừng, rất có thể sẽ có chuyện chẳng lành và nghĩ cách phòng thủ, bóc bài khi cần thiết.  Ấy là việc in  truyện của Nguyễn Huy Thiệp thành một tay báo riêng, để khi có biến là gỡ bỏ thày truyện khác vào vẫn kịp phát hành trước tết. May mà, mọi sự êm xuôi, lãnh đạo Bộ chủ quản còn khen báo tết  hay, truyện cảu Nguyễn Huy Thiệp hay. Nghe ngóng dư luaajun chung, cũng không thấy ban này bộ kia nhắc nhở  chuyện ấy. Tòa soạn thở phào, nhưng có lẽ mừng nhất, chẳng kém gì tác giả truyện, là Trịnh Bá Ninh, người đề xuất và sẵn sàng nhận trách nhiệm  nếu bị cho là sai sót từ việc ấy. Kể từ đấy, nhiều tờ báo khác bắt đầu cho đăng các sáng tác mới của Nguyễn Huy Thiệp. Đương nhiên, hầu như tết nào, Nguyễn Huy Thiệp cũng dành riêng một tryện ngắn cho báo Nông nghiệp Việt Nam., tờ báo ông  quý trọng từ nội dung đến nhân cách người làm báo. Cũng  vì thế, lúc còn sống, nhiều lúc Nguyễn Huy Thiệp cà phê Hàng Hành hay bát phố cổ thi thoảng ghé Tòa soạn báo Nông nghiệp Việt Nam uống trà chuyện phiếm cùng Trịnh Bá Ninh...

          Nâng niu, chăm nhà cây bút  thượng thặng là Trần Đăng Khoa và Nguyễn Huy Thiệp, Trịnh Bá Ninh cùng các đồng nghiệp của mình ở báo Nông nghiệp Việt Nạ cũng rất biết cách chiêu dung nhân tài, vì thế mà nhiều cây bút nổi tiêng xứ ta như Mà Văn Kháng, Bảo Ninh, hay những cây bút nổi tiếng gai góc như Tạ Duy Anh, Trần Huy Quang, Dạ Ngân ... đều góp mặt ở đây. Thời kỳ Trinhju Bá Ninh quản lý nội dung tờ báo cùng là thời kỳ có nhiều nhà văn đầu quân làm phong viên bản báo như Văn Chinh, Đỗ Bảo Châu, Vũ Hữu Sự, Thái Sinh,...

Báo  Nông nghiệp Việt Nam là một tờ nhật báo chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp, nội dung chính chủ yếu các vấn đề về Tam nông (Nông nghiệp, nông thôn, nông dân) nên Trịnh Bá Ninh và ban biên tập tờ báo chủ trương bám sát các vấn đề thời sự về Tam  nông, lấy tiêu chí phục vụ cho các lợi ích của nông dân la hàng đầu, tuy nhiên, khi ra các số báo nhân dịp lễ te4ets, kỷ niệm này nọ, có điều kiện làm văn thì hàm lượng và chất lượng văn chương ở đây không kém một số tờ báo chuyên về văn chương, thậm chí chất lượng bài còn cao hơn, theo đánh giá của bạn đọc, bởi có nhiều bài viết hay, rất hay của các cây bút và nhà văn hàng đầu của Việt Nam. Có một điều quan trọng nữa là, phong cách làm báo của ông, tôi tạm gọi là là “phong cách báo Trịnh Bá Ninh” làn truyền sang thế hệ đàn em và để lại dấu ấn đậm nét đến giờ, kể cả  thái độ ứng xử, sự tôn trọng và độ tinh tế văn chương.

Là dân làm báo với nhau, biết nhau, hiểu nhau cả, Làm được như Trịnh Bá Ninh không dễ chút nào. Giờ nghỉ hưu, ông vẫn được một  số kênh truyền thông mời tham gia tư vấn trực tiếp về tam nông và nhiều vấn đề văn hóa xã hội khác.

Riêng về văn chương, không còn  là những khát khao cháy bỏng thuở nào, mà là độ đằm sâu đầy trách nhiệm.

Cùng với những bút ký đoạt giải các cuộc thi bút ký văn hijc từ những năm 80-90 thế kỷ trước, nhà báo Trịnh Bá Ninh còa hàng trăm bài thơ. Song đưa thơ mình ra với công chúng thế nào, là quyền của riêng ông ,..../.

 



      Nguyễn Chu Nhạc, Trần Đăng Khoa, Trịnh Bá Ninh, Nguyễn Việt An

( tháng 7.2022 tại nhà Viêt An ở  Kinh Môn, Hải Dương )

Nhận xét